khảo sát tình hình bệnh viêm đường hô hấp mãn tính (CRD) do mycoplasma gallisepticum trên giống gà mía nuôi trong các nông hộ tại xã phượng tiến – huyện định hoá – tỉnh thái nguyên

61 2.1K 13
khảo sát tình hình bệnh viêm đường hô hấp mãn tính (CRD) do mycoplasma gallisepticum trên giống gà mía nuôi trong các nông hộ tại xã phượng tiến – huyện định hoá – tỉnh thái nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp Đinh Thị Yên – TYC51 Phần I MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong chăn nuôi, vấn đề dịch bệnh luôn luôn được quan tâm hàng đầu. Dịch bệnh là vấn đề quyết định sự thành công hay thất bại trong chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi theo phương thức công nghiệp và bán công nghiệp. Trong những năm gần đây có nhiều bệnh xảy ra gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi gia cầm như cúm gia cầm, Gumboro, Newcatle, viêm đường hô hấp mãn tính (CRD). Để hạn chế được dịch bệnh cần phải có những nghiên cứu sâu rộng về đặc điểm của bệnh cũng như cách phòng chống. Đồng thời phải có sự phối hợp giải quyết nhiều khâu, từ những người chăn nuôi đến những người làm công tác thú y… mở rộng các chương trình phòng chống dịch và phát triển hệ thống theo dõi, báo cáo về dịch bệnh. Tại xã Phượng Tiến, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên chăn nuôi ngày càng phát triển mạnh, phương thức chăn nuôi cũng có bước chuyển biến từ chăn nuôi chăn thả sang chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp. Nhiều giống gà được đưa vào chăn nuôi như gà Mía, Lương Phượng, Đông Cảo, Sacso Cùng với sự phát triển của chăn nuôi, nguy cơ xảy ra dịch bệnh kể trên càng nhiều trong đó có bệnh viêm đường hô hấp mãn tính (CRD) do Mycoplasma gallisepticum, tuy tỷ lệ chết không cao nhưng gà thường chậm lớn gây thiệt hại kinh tế trong chăn nuôi. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát tình hình bệnh viêm đường hô hấp mãn tính (CRD) do Mycoplasma gallisepticum trên giống gà Mía nuôi trong các nông hộ tại xã Phượng Tiến – huyện Định Hoá – tỉnh Thái Nguyên và đề xuất biện pháp điều trị”. Khoa thú y 1 Khóa luận tốt nghiệp Đinh Thị Yên – TYC51 1.2. MỤC ĐÍCH - Chẩn đoán nhanh, chính xác bệnh CRD do Mycoplasma gallisepticum trên gà Mía - Đề ra biện pháp điều trị bệnh Khoa thú y 2 Khóa luận tốt nghiệp Đinh Thị Yên – TYC51 Phần II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA GIỐNG GÀ MÍA Ngoại hình gà Mía hơi thô: Mình ngắn, đùi to và thô, mắt sâu, mào đơn, chân có 3 hàng vảy, da đỏ sắc lông gà trống màu tía, gà mái màu nâu xám hoặc vàng. Nói chung màu lông gà Mía tương đối thuần nhất. Tốc độ mọc lông chậm, đến 15 tuần tuổi mới phủ kín lông ở gà trống. Khối lượng cơ thể lúc mới sinh là 32g (Sử An Ninh và cộng sự, 2003). Lúc 4 tháng tuổi (giết thịt) bình quân con trống đạt 2,32kg, con mái 1,9kg, Gà 6 tháng tuổi con trống đạt 3,1kg, con mái 2,4kg (Tài liệu quỹ gen, 2001). Khi trưởng thành gà nặng 3 - 3,5kg; gà trống đạt tới 5kg (Lê Hồng Mận, Hoàng Hoa Cương , 1994). Theo hội chăn nuôi Việt nam khối lượng gà mái trưởng thành 2,5 - 3kg; trống 3,5 - 4kg. Tuổi đẻ muộn 7 - 8 tháng, sản lượng trứng 50 - 55 quả/mái/năm, khối lượng trứng 50 - 55 g (Hội chăn nuôi Việt Nam, 2002). Tỷ lệ trứng có phôi 88%; tỷ lệ ấp nở 83%, tỷ lệ nuôi sống đến 8 tuần 98% (Sử An Ninh và cộng sự, 2003). Gà Mía có sản lượng trứng trung bình 70 quả/mái/năm, tỷ lệ trứng có phôi và ấp nở đạt 70 - 75% (Bùi Đức Dũng, Lê Hồng Mận, 2003). Gà Mía có chất lượng thịt thơm, da giòn, mỡ dưới da ít, sức khoẻ tốt, thích hợp trong điều kiện chăn nuôi thả vườn nhưng tuổi đẻ muộn, sản lượng trứng thấp nên hiện nay gà Mía được nuôi theo hướng thịt và ở một số vùng như Thành Phố Hồ Chí Minh, Bình Định, chủ yếu để lai với một số giống gà nội và nhập nội khác tạo gà lai nuôi thịt. Khoa thú y 3 Khóa luận tốt nghiệp Đinh Thị Yên – TYC51 Hình ảnh 2.1. Giống gà Mía nuôi tại Định Hoá – Thái Nguyên 2.2. NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GIA CẦM DO MYCOPLASMA GALLISEPTICUM Mycoplasmosis còn là tên gọi khác của bệnh. Đây là một bệnh truyền nhiễm của nhiều loại gia cầm, nhưng phổ biến hơn cả là gà và gà tây. Bệnh thường xảy ra ở mọi lứa tuổi, gà con dưới 2 tháng tuổi bệnh xảy ra ở thể cấp tính, gà trưởng thành bệnh xảy ra ở thể mạn tính, tỷ lệ mắc bệnh trong đàn gà cao, tỷ lệ chết không cao. 2.2.1. Căn bệnh Bệnh do nhiều nguyên nhân tổng hợp gây ra song căn bệnh chủ yếu do Mycoplasma gallisepticum với đặc tính gây ngưng kết hồng cầu gà. Đặc biệt là M. Gallisepticum có nhiều biến chủng nhưng có đặc tính kháng nguyên đồng nhất. -Hình thái: Mycoplasma là loại đa hình thái có thể hình thoi, hình cầu hay hình sợi… , đây là loại vi khuẩn cực nhỏ có thể đi qua màng lọc và có thể tái sinh trong môi trường nuôi cấy (Nguyễn Như Thanh và cộng sự, 1990) Khoa thú y 4 Khóa luận tốt nghiệp Đinh Thị Yên – TYC51 Theo Nguyễn Bá Hiên và cộng sự, 2009, do Mycoplasma có cấu tạo tế bào chưa hoàn chỉnh, chỉ có màng nguyên sinh chất và thể nhân, không có màng tế bào nên chúng có hình thái dễ biến đổi như hình hạt nhỏ riêng lẻ hoặc kết thành đôi, hình chuỗi ngắn có thể hình vòng khuyên, hình ô van, hình ngôi sao. -Đặc tính nuôi cấy: Mycoplasma gallisepticum có thể sống hiếu khí hoặc yếm khí tuyệt đối hoặc tùy tiện, có thể phát triển trong môi trường phôi thai gà. Mycoplasma gallisepticum cũng có khả năng nhân lên trong môi trường nhân tạo nhưng đòi hỏi độ dinh dưỡng cao cụ thể là phải có nước chiết tim bê, có 15 – 20% huyết thanh. Mycoplasma gallisepticum phát triển thành những khuẩn lạc rất đặc trưng, bề mặt nổi vồng lên. Có thể cấy căn bệnh vào túi lòng đỏ phôi gà ấp 6 – 7 ngày tuổi, sau khi tiêm từ 4 – 8 ngày Mycoplasma gallisepticum giết chết phôi, mổ khám thấy các bệnh tích rõ cụ thể là tích tụ máu, viêm gan, sưng lách và viêm ngoại tâm mạc (Nguyễn Bá Hiên và cộng sự, 2009) -Sức đề kháng: Mycoplasma gallisepticum có sức đề kháng yếu, ngoài thiên nhiên căn bệnh bị giết chết rất nhanh, các chất sát trùng thông thường đều diệt dễ dàng căn bệnh, có thể dùng kháng sinh để tiêu diệt Mycoplasma gallisepticum. Nhưng căn bệnh không mẫn cảm với các chất kháng sinh có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp thành tế bào như Penicillin, Cephalosporin, Baxitraxin… Các chất kháng sinh có tác dụng ngăn cản quá trình tổng hợp protein có tác dụng ức chế Mycoplasma như Erythromycin, Tetracycline (Nguyễn Như Thanh và cộng sự, 2004). Theo Nguyễn Bá Hiên và cộng sự, 2009, trong tự nhiên Mycoplasma có sức đề kháng kém, bị tiêu diệt ở nhiệt độ 45 – 50 0 C trong vòng 15 phút. Trong phân ở 37 0 C tồn tại trong 3 ngày. Trên vỏ trứng chúng giữ được khả năng lây nhiễm 5 ngày trong nhiệt độ của máy ấp. Nếu trong lòng đỏ có thể sống suốt Khoa thú y 5 Khóa luận tốt nghiệp Đinh Thị Yên – TYC51 trong quá trình ấp vì thế bệnh có thể lây truyền được qua phôi. Các chất sát trùng thông thường có thể diệt được Mycoplasma nhanh chóng. CRD thường là bệnh kế phát khi sức đề kháng cơ thể giảm xuống, do tác dụng của các yếu tố stress bất lợi, khi đã mắc các bệnh do virus thường hay gặp là bệnh viêm phế quản truyền nhiễm, bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm, đậu gà, Newcatle, Marek. Các bệnh do vi khuẩn thường gây kế phát với CRD là bệnh do E. coli, Salmonella và Pasteurella. Khi tiêm phòng vi khuẩn nhược độc cũng dễ dàng làm trỗi dậy bệnh CRD. Song các yếu tố về dinh dưỡng không đảm bảo như thiếu đạm, vitamin hay chuồng trại không đảm bảo vệ sinh cũng góp phần làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể tạo điều kiện cho bệnh xảy ra (Theo Nguyễn Xuân Bính, 2009) 2.2.2. Truyền nhiễm học Loài mắc bệnh: Trong thiên nhiên gà, gà tây, gà sao là dễ mắc bệnh. Bồ câu, vịt, ngan, ngỗng ít cảm thụ. Ở gà tây bệnh này được mô tả dưới tên viêm xoang mũi truyền nhiễm (Infectious Sinustis in – Turky). Theo Davison và cộng sự, 1982 đã phân lập được bệnh từ gà tây. Theo Bosman và cộng sự, 1983 Mycoplasma đã được phân lập từ vẹt gáy vàng. Ở gà chăn nuôi theo phương thức công nghiệp bệnh phổ biến hơn gà chăn nuôi theo phương thức tự nhiên. Do chăn nuôi tập trung mật độ gia cầm cao rất nhiều thuận tiện cho mầm bệnh lan truyền theo đường hô hấp, hơn nữa sức đề kháng tự nhiên của gà công nghiệp kém hơn gà địa phương. Mặt khác các yếu tố dinh dưỡng, điều kiện nuôi dưỡng đối với gà công nghiệp hầu hết có tính nhân tạo cho nên sức đề kháng của gà công nghiệp thường thấp hơn nhất là khi điều kiện khí hậu, thời tiết thay đổi đột ngột. Gà bắt đầu đẻ dễ mắc hơn gà con với triệu chứng bệnh tích điển hình hơn. Ở gà đẻ khả năng mang trùng rất cao nên đây cũng là nguyên nhân để bệnh lưu hành rộng rãi. So với các giống gà địa phương thì các giống gà nhập nội có khả năng và tỷ lệ nhiễm Khoa thú y 6 Khóa luận tốt nghiệp Đinh Thị Yên – TYC51 bệnh cao hơn. Khả năng nhiễm bệnh của con vật liên quan chặt chẽ tới sức đề kháng của cơ thể nên người ta coi bệnh này như một bệnh “chỉ thị” thông báo về sức đề kháng của gia cầm (Lin và cộng sự, 1987) Trong một ổ dịch, tỷ lệ gia cầm mắc bệnh rất cao, nhưng tỷ lệ chết rất thấp, chủ yếu bệnh làm giảm tốc độ tăng trọng, làm giảm tỷ lệ đẻ, gây kế phát các bệnh khác. Theo Hinz, 1980 và Malloson, 1981 gà từ 4 – 8 tuần tuổi dễ mắc bệnh nhất. Ở Việt Nam bệnh xảy ra quanh năm nhưng tập trung nhất vào tháng 3 – 7 (Đào Trọng Đạt 1975 và Nguyễn Vĩnh Phước, 1985). Trong phòng thí nghiệm ta có thể dùng trứng ấp 7 – 10 ngày để gây bệnh trên phôi hoặc dùng gà con trên 30 ngày tuổi để gây bệnh bằng cách tiêm 2ml canh trùng vào phúc mạc hoặc nhỏ trực tiếp vào xoang mũi. Chất chứa mầm bệnh và con đường truyền lây: Trong thiên nhiên nguồn bệnh chủ yếu là gà bệnh, gà đang nung bệnh và gà có bệnh ẩn hay gà mang trùng. Đối với gà bệnh, mầm bệnh có nhiều trong nước mắt, nước mũi, miệng. Cho nên khi gà hắt hơi mầm bệnh được lan truyền vào không khí, gà lành mắc bệnh do hít phải mầm bệnh. Dụng cụ chuồng nuôi bị nhiễm trùng ít có ý nghĩa dịch tễ hơn gà mang trùng, vì sức đề kháng của Mycoplasma ngoài không khí rất yếu. Nhưng trứng gà có nguồn gốc từ những đàn gà mắc bệnh CRD, có ý nghĩa dịch tễ rất quan trọng vì căn bệnh có khả năng truyền lây qua thai trứng, theo Bradbury và cộng sự, 1994 đã khẳng định điều này. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng căn bệnh xâm nhập vào trứng không phải từ buồng trứng gà bệnh mà chủ yếu từ ống dẫn trứng trong quá trình hình thành vỏ trứng. Điều này giải thích lý do tại sao gà con mới nở đã mắc bệnh và bệnh lây lan nhanh từ một cơ sở gà giống ra nhiều cơ sở chăn nuôi khác. Ở Việt Nam theo Đào Trọng Đạt, 1975 kháng thể chống Mycoplasma đã được phát hiện trong lòng đỏ trứng gà. Trên thế giới, theo Vosdos và Heptarel, gà trống mắc bệnh cũng có thể truyền bệnh cho gà mái. Như vậy Khoa thú y 7 Khóa luận tốt nghiệp Đinh Thị Yên – TYC51 ngoài đường hô hấp, đường sinh dục cũng là cửa ngõ truyền bệnh rất nguy hiểm cho đàn gà. 2.2.3. Cơ chế sinh bệnh Sau khi xâm nhập vào cơ thể, Mycoplasma gallisepticum đến ký sinh và làm viêm nhẹ niêm mạc đường hô hấp, niêm mạc mũi và các xoang xung quanh, thành túi khí. Khi đó niêm mạc phù nhẹ, lớp dưới bị thâm nhiễm các tế bào lympho và tế bào đơn nhân tạo nên các hạt nhỏ lấm tấm. Nếu sức đề kháng của cơ thể tốt, trạng thái cân bằng giữa cơ thể và mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể được thiết lập thì bệnh nổ ra rất mạnh, lây lan toàn đàn, toàn trại. Trường hợp này thường thấy khi niêm mạc đường hô hấp bị tổn thương do các virus viêm phế quản, đậu và thanh khí quản. Bệnh càng thể hiện rõ khi niêm mạc đường hô hấp có một số vi khuẩn E. coli ký sinh, con vật thường bị kiệt sức rồi chết (Nguyễn Bá Hiên và cộng sự, 2009). Thông qua đường máu mầm bệnh đi đến các cơ quan trong cơ thể, có thể phân lập được mầm bệnh trong tủy xương là 26,6%, lách 18,3%, hồng cầu 11,5%, gan 33,7% nhưng có một thời gian mầm bệnh khu trú ở phổi, túi khí, buồng trứng, tinh hoàn. Thời gian nung bệnh theo thực nghiệm cho thấy thường là từ 6 – 21 ngày, tuy nhiên thời gian nung bệnh dài hay ngắn phụ thuộc vào mùa vụ, thể trạng con vật và chế độ chăm sóc nuôi dưỡng (Đỗ Tiến Huy và cộng sự, 2008). 2.2.4. Triệu chứng Bệnh có tính chất lây lan chậm trong chuồng nuôi gia cầm, ở giai đoạn gà con 3 – 5 tuần tuổi dễ mắc bệnh, sau đó đến gà mái tơ ở lứa tuổi 5 – 6 tháng, vào thời kỳ đầu đẻ trứng. Thời gian nung bệnh phụ thuộc vào căn nguyên và bản thân sức đề kháng của cơ thể, thời gian ủ bệnh thường từ 6 đến 21 ngày. Bệnh kéo dài từ 20 – 68 ngày và có thể lâu hơn (Hồ Đình Chúc và Trần Vạn Kim, 1988 – 1989). Các dấu hiệu đầu tiên của bệnh là gà bệnh giảm ăn, khó thở, có âm ran khí quản, lúc đầu ở một số ít sau đó ở nhiều gia cầm, triệu chứng này thấy rõ về Khoa thú y 8 Khóa luận tốt nghiệp Đinh Thị Yên – TYC51 đêm và sáng sớm. Do bị viêm đường hô hấp kể cả túi khí nên gia cầm thường hay hắt hơi, ho khan, vảy mỏ, mỏ nửa kín nửa hở. Ho cũng như thở có âm ran và tiếng kêu đột ngột (khẹc) thường xuất hiện vào ban đêm. Gà ăn ít dẫn đến mệt mỏi, lông thô cánh xã, một số ỉa chảy phân xanh, phân trắng, sung huyết và sưng cổ họng, sưng ở ngoài hốc mắt các triệu chứng này thường biểu hiện ở cường độ rất khác nhau, nó kéo dài hàng tháng, mùa hè nặng hơn mùa đông. Đàn gia cầm có tỷ lệ mắc bệnh rất cao, có khi đến 80 – 90%, nhưng tỷ lệ chết lại rất thấp ở gà con tỷ lệ chết từ 10 – 25%, mức chết thường lớn nhất ở tuần lễ đầu sau khi xuất hiện bệnh. Đối với gà trưởng thành, gà mái đẻ thì tỷ lệ chết không lớn lắm, nhưng bệnh làm giảm 10 – 40% sản phẩm, gà gầy sút, chuyển sang thể mãn tính (Nguyễn Bá Hiên và cộng sự, 2009). 2.2.5. Bệnh tích Bệnh tích đại thể: Các biến đổi bệnh tích chủ yếu ở phần trên của khí quản, phế nang phổi, túi khí và các xoang. Mức độ rõ ràng và không rõ ràng còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như sức đề kháng của cơ thể gia cầm và độc lực của Mycoplasma. Nếu gia cầm bị chết hoặc người ta giết chúng ở giai đoạn đầu thì những biến đổi không đặc trưng mà chỉ thấy xác chết gầy, lông xơ xác, thịt nhạt màu do thiếu máu, các xoang mũi, hốc mắt thấy nhiều chất nhày như keo dính chặt vào niêm mạc, các túi khí đục dày lên và bị phủ bởi chất nhày màu trắng sữa. Bệnh nặng hơn người ta quan sát thấy trong lòng khí quản có thanh dịch, phổi có vùng cứng đôi khi lại hình thành các nốt u, thành túi khí dầy thêm và bị viêm, mặt phổi bị phủ fibrin, rải rác có một số vùng bị hoại tử, thành túi khí đục dày lên thủy thũng, xoang túi khí chứa đầy chất dịch màu trắng sữa. Trong các trường hợp bệnh nặng thì các thanh mạc bao bọc phổi, gan, ruột cũng bị tổn thương, bề mặt chúng bị bao phủ lớp màng giả bóc ra rất khó khăn. Theo Martinez thì thanh dịch bị vữa hóa thường dính và bám chặt vào niêm mạc khó bóc. Khoa thú y 9 Khóa luận tốt nghiệp Đinh Thị Yên – TYC51 Quan sát những trường hợp bệnh nặng còn thấy hiện tượng viêm ngoại tâm mạc, mặt ngoài gan có viêm tơ huyết mủ, viêm phúc mạc (La Thạch Sinh, 1963), Mycoplasma gallisepticum còn gây viêm ống dẫn trứng ở gà tây. Theo kết quả nghiên cứu của Vonsekkel và cộng sự, 1962 đã công bố tổn thương ở các tổ chức như sau: Cơ quan Tỷ lệ (%) Phế quản 97 Thanh quản 82 Mũi 40 Xoang 33 Phổi 13 Túi khí 41 Tổn thương vi thể: Theo E. Jolinson, tổn thương do Mycoplasma gallisepticum gây ra ở gia cầm rất điển hình và cần phải coi đó là những biến đổi đặc hiệu nhất, thường thì biểu hiện rõ nhất ở khí quản và phổi. Thông qua xét nghiệm mô học trong các miếng cắt từ khí quản người ta quan sát thấy sự tăng sinh tế bào đơn nhân có tính đặc hiệu ở niêm mạc. Các ổ tăng sinh lympho, các ống tuyến dịch của biểu mô dài ra rõ rệt rất có ý nghĩa chẩn đoán vì với những biến đổi ấy người ta không thấy có trong các bệnh khác (A. V. Akulov và V. A. Subin). Trong mô phổi có tăng các tế bào lympho dạng nang. Đặc biệt trong các phế quản nhỏ có viêm tăng sinh với các tế bào đơn nhân và tế bào khổng lồ mang tính đặc hiệu của bệnh do Mycoplasma. Theo Roekel và Olesink đã nghiên cứu thì thấy tổn thương dạng u hạt này chiếm tỷ lệ đến 22,50% trường hợp bệnh trong tự nhiên, còn ở các trường hợp gà con mắc bệnh thực nghiệm chỉ đạt tỷ lệ 7%. Ở bào thai chết vào ngày thứ 8 – 14 người ta thấy thủy thũng và chảy máu ở đầu, cổ. Ở bào thai chết vào ngày thứ 15 – 21 ngoài hiện tượng xuất huyết và thủy thũng ở đầu và cổ còn thấy màu trắng ở khớp háng – xương chày rất dễ phân biệt với các chi có màu đỏ của máu. Các bào thai bị bệnh quan sát Khoa thú y 10 [...]... CỨU -Theo dõi tình hình chăn nuôi, công tác thú y, vệ sinh thú y tại các hộ nuôi gà xã Phượng Tiến, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên -Tỷ lệ nhiễm/mắc bệnh viêm đường hô hấp mãn tính (CRD) trên giống gà Mía -Theo dõi triệu chứng lâm sàng sau khi có kết luận chính xác bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà do Mycoplasma gallisepticum (CRD) thông qua phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính tại phòng thí... -Những tổn thương đại thể của bệnh khi mổ khám -Thử nghiệm điều trị bệnh CRD do Mycoplasma gallisepticum bằng một số thuốc kháng sinh 3.2 ĐỐI TƯỢNG VÀ NGUYÊN LIỆU 3.2.1 Đối tượng Giống gà Mía tại các hộ chăn nuôi xã Phượng Tiến, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 3.2.2 Nguyên liệu -Kháng nguyên chuẩn Mycoplasma gallisepticum, hãng Bio – rad nhập của nước Pháp -Dụng cụ thí nghiệm tại phòng thí nghiệm công... phản ứng không thực hiện được 3.3.5 Điều trị thực nghiệm Được sự đồng ý và giúp đỡ của Công ty cổ phần dịch vụ Thú y Châu Á và của các hộ chăn nuôi tại xã Phượng Tiến, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên Chúng tôi đã sử dụng đàn gà của các hộ chăn nuôi tại xã Phượng Tiến để làm thí nghiệm kiểm tra hiệu lực điều trị bệnh CRD do Mycoplasma gallisepticum của một số loại thuốc kháng sinh đang được dùng tại công... ở chó 2 – 3 giờ nếu đưa qua đường uống, 3 – 5 giờ nếu tiêm, ở mèo là 3 – 4 giờ… Ứng dụng: dùng điều trị các bệnh do Mycoplasma gây viêm phổi trâu, bò, lợn, gia cầm Bệnh viêm phổi do Pneumoniae, các bệnh viêm đường hô hấp của động vật nuôi do E coli và Salmonella typhymurium Liều dùng: Đối với gà dùng 100mg/ 100lít nước cho uống Thuốc có tác dụng phụ trên chó mèo và ngựa nên trong điều trị không nên... kháng sinh trong phòng trị bệnh: Tylosin, Genta – Tylo, Tylo – Dox extra Khoa thú y 31 Khóa luận tốt nghiệp Đinh Thị Yên – TYC51 * Tylosin - Thành phần: Mỗi gam chứa Tylosin Tatrate……………….667mg (dược lực) - Công dụng: Trị bệnh lỵ trên heo Ngăn ngừa và điều trị bệnh CRD trên gia cầm do Mycoplasma galisepticum và các bệnh đường hô hấp với các vi khuẩn nhạy cảm với Tylosin gây ra Trị bệnh viêm phổi trên heo... và cộng sự đã chứng minh được căn nguyên chính là do Mycoplasma pneumonia Đến năm 1960, Hofstad lần đầu tiên phát hiện bệnh xảy ra ở gà và đặt tên là bệnh do Mycoplasma gallisepticum và Brion gọi là bệnh Mycoplasmosis ở gà Tháng 5 năm 1961, tại Hội nghị Quốc tế về Thú y lần thứ 19 đã thống nhất đổi tên bệnh thành viêm phổi và màng phổi do vi sinh vật đường hô hấp Mycoplasma là vi sinh vật có phương... xảy ra ở gà, gà tây, gà sao, chim bồ câu Vịt, ngan, ngỗng ít cảm thụ với bệnh Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, mùa vụ nhưng thường mắc khi thời tiết thay đổi đột ngột, chủ yếu vào tháng 3, 7 và tháng 11, 12 trong năm Bệnh xảy ra với gà 1 – 3 ngày tuổi hoặc sau 15 – 42 ngày tuổi do bệnh lây qua trứng từ mẹ sang Thời gian ủ bệnh từ 6 – 21 ngày sau đó phát bệnh với những triệu chứng điển hình như gà chảy nhiều... Yên – TYC51 stress, chăm sóc nuôi dưỡng kém, không đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, thời tiết thay đổi đột ngột, các mầm bệnh khác thì bệnh xảy ra cấp tính và nặng hơn 2.4 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH CRD Ở GÀ 2.4.1 Tình hình nghiên cứu trong nước Theo một số tài liệu thu được thì CRD ở gà xuất hiện ở Việt Nam từ lâu, nhưng được nhìn nhận dưới hội chứng hen suyễn, khó thở Cho đến năm 1975 bệnh CRD trên gà. .. truyền nhiễm, viêm mũi truyền Khoa thú y 11 Khóa luận tốt nghiệp Đinh Thị Yên – TYC51 nhiễm, viêm thanh khí quản truyền nhiễm, bệnh đậu gà, bệnh Newcatle, Aspergillosis thiếu vitamin A… Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm: Thường chỉ xảy ra ở những đàn gà con dưới 6 tuần tuổi Nếu gà đẻ bị bệnh sẽ có triệu chứng cấp tính, tỷ lệ mắc bệnh cao Triệu chứng hô hấp của gà bệnh không phải thể hiện ở phần trên mà ở... heo và trâu bò Trị bệnh viêm vú trên trâu bò do Mycoplasma gây ra - Liều lượng và cách sử dụng: Hòa tan 150g trong 200 lít nước, sử dụng liên tục 2 – 5 ngày * Genta – Tylo (dung dịch thuốc tiêm) - Thành phần: Trong 100ml có Tylosin tartrate……………… 2g Gentamycin sulfate………… 1,6g Dung môi vừa đủ …………… 100ml - Chỉ định: Trị bệnh viêm phổi, suyễn heo do Mycoplasma, viêm vú… Chứng CRD ở gà, viêm xoang mũi vịt, . hình bệnh viêm đường hô hấp mãn tính (CRD) do Mycoplasma gallisepticum trên giống gà Mía nuôi trong các nông hộ tại xã Phượng Tiến – huyện Định Hoá – tỉnh Thái Nguyên và đề xuất biện pháp điều. như gà Mía, Lương Phượng, Đông Cảo, Sacso Cùng với sự phát triển của chăn nuôi, nguy cơ xảy ra dịch bệnh kể trên càng nhiều trong đó có bệnh viêm đường hô hấp mãn tính (CRD) do Mycoplasma gallisepticum, . không cao nhưng gà thường chậm lớn gây thiệt hại kinh tế trong chăn nuôi. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Khảo sát tình hình bệnh viêm đường hô hấp

Ngày đăng: 10/08/2014, 06:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan