-Theo dõi tình hình chăn nuôi, công tác thú y, vệ sinh thú y tại các hộ nuôi gà xã Phượng Tiến, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
-Tỷ lệ nhiễm/mắc bệnh viêm đường hô hấp mãn tính (CRD) trên giống gà Mía
-Theo dõi triệu chứng lâm sàng sau khi có kết luận chính xác bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà do Mycoplasma gallisepticum (CRD) thông qua phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính tại phòng thí nghiệm
-Những tổn thương đại thể của bệnh khi mổ khám
-Thử nghiệm điều trị bệnh CRD do Mycoplasma gallisepticum bằng một số thuốc kháng sinh
3.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ NGUYÊN LIỆU
3.2.1. Đối tượng
Giống gà Mía tại các hộ chăn nuôi xã Phượng Tiến, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
3.2.2. Nguyên liệu
-Kháng nguyên chuẩn Mycoplasma gallisepticum, hãng Bio – rad nhập của nước Pháp
-Dụng cụ thí nghiệm tại phòng thí nghiệm công ty Asvelis (Công ty cổ phần dịch vụ Thú y Châu Á)
-Sổ ghi chép
-Một số thuốc kháng sinh trong phòng trị bệnh: Tylosin, Genta – Tylo, Tylo – Dox extra.
* Tylosin
- Thành phần: Mỗi gam chứa Tylosin Tatrate……….667mg (dược lực).
- Công dụng:
Trị bệnh lỵ trên heo.
Ngăn ngừa và điều trị bệnh CRD trên gia cầm do Mycoplasma galisepticum và các bệnh đường hô hấp với các vi khuẩn nhạy cảm với Tylosin gây ra.
Trị bệnh viêm phổi trên heo và trâu bò.
Trị bệnh viêm vú trên trâu bò do Mycoplasma gây ra.
- Liều lượng và cách sử dụng: Hòa tan 150g trong 200 lít nước, sử dụng liên tục 2 – 5 ngày.
* Genta – Tylo (dung dịch thuốc tiêm) - Thành phần: Trong 100ml có
Tylosin tartrate……… 2g Gentamycin sulfate………….. 1,6g Dung môi vừa đủ ………. 100ml - Chỉ định:
Trị bệnh viêm phổi, suyễn heo do Mycoplasma, viêm vú…
Chứng CRD ở gà, viêm xoang mũi vịt, tụ huyết trùng gà, vịt, heo, trâu bò. Chứng viêm khớp ở trâu, bò, gà, vịt, lợn. Chứng kiết lỵ ở heo và nhiều bệnh nhiễm trùng khác.
- Cách dùng: Tiêm bắp - Liều dùng:
Trâu, bò, lợn: 1ml/8 – 10kgP/ngày Gà, vịt: 1ml/ 6 – 8kgP/ngày
* Tylo – Dox extra
- Thành phần: Trong mỗi gam chứa
Tylosin tartrate ………. 100mg Doxycycline Hyclate ... 200mg
- Chỉ định: dùng trên heo, bê nghé, gia cầm, thủy cầm
Heo: Viêm phổi do Mycoplasma, tụ huyết trùng, viêm màng phổi, viêm phổi có mủ, viêm ruột tiêu chảy do E. coli, phó thương hàn.
Bê nghé: Viêm phổi do tụ huyết trùng, viêm phổi do Staphylococcus. Gia cầm và thủy cầm: Bệnh CRD, viêm túi khí do E. coli, tiêu chảy phân trắng do E. coli, thương hàn…
- Liều dùng và cách dùng: Heo: 1kg/tấn thức ăn Bê nghé: 1g/40kgP
Gia cầm và thủy cầm: 1g/ 2 – 4 lít nước.
Trộn với thức ăn hay pha với nước uống. Dùng liên tục 3 – 5 ngày
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Điều tra phỏng vấn
Hỏi trực tiếp các hộ chăn nuôi về tình hình chăn nuôi, vệ sinh phòng bệnh, việc thực hiện tiêm phòng vacxin cho đàn gia cầm; các biểu hiện của đàn gia cầm khi bị bệnh và các biện pháp phòng và điều trị mà các hộ chăn nuôi đã sử dụng.
3.3.2. Quan sát
Quan sát trực tiếp các triệu chứng của đàn gia cầm bị bệnh đặc biệt là những triệu chứng điển hình.
Quan sát điều kiện thời tiết, mật độ chăn thả, chế độ nuôi dưỡng chăm sóc.
Quan sát theo dõi diễn biến bệnh và hiệu quả phòng và trị bằng các loại hóa dược trị liệu.
Theo dõi thường xuyên các triệu chứng lâm sàng của bệnh đặc biệt là triệu chứng điển hình.
Theo dõi những biểu hiện của bệnh khi thời tiết thay đổi hoặc có những yếu tố stress.
3.3.3. Mổ khám bệnh tích
Gà ốm yếu quá và gà chết được mổ khám để kiểm tra bệnh tích. Mô tả các tổn thương đại thể có thể quan sát được sau khi mổ khám.
3.3.4. Phương pháp chẩn đoán huyết thanh học bằng phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính
Mẫu huyết thanh cần chẩn đoán được lấy ngẫu nhiên trên đàn gà ở các độ tuổi với tỷ lệ 10% tổng đàn.
Phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính: Gà mắc CRD thường ở thể
mạn tính khi phát hiện thấy kháng thể chống Mycoplasma gallisepticum có thể nói con vật đang mắc CRD. Trong giới hạn cho phép về mặt thời gian, kinh phí chúng tôi chọn phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính với kháng nguyên chuẩn để phát hiện kháng thể chống Mycoplasma gallisepticum trong huyết thanh gà nghi bệnh.
Nguyên lý: Khi kháng nguyên gặp kháng thể tương ứng mà nó kích thích
cơ thể sinh ra, chúng sẽ kết hợp với nhau. Phản ứng thể hiện bằng sự tập trung vi khuẩn thành từng đám lấm tấm hay từng hạt lổn nhổn trên phiến kính. Kháng nguyên chuẩn tham gia vào phản ứng là loại kháng nguyên hữu hình, đó chính là tế bào vi khuẩn.
Chuẩn bị
-Các phiến kính sạch tiệt trùng
-Kháng nguyên chuẩn chính là tế bào vi khuẩn
-Lấy mẫu: Dùng bơm tiêm hút 1 – 1,5 ml máu ở tĩnh mạch cánh của gà để nghiêng khoảng 2 giờ chờ cho máu đông lại, chắt lấy huyết thanh là phần
về phòng thí nghiệm trong ngày, hoặc để vào tủ lạnh ngày hôm sau cho vào phích đá mang về phòng thí nghiệm.
Tiến hành phản ứng
Dùng ống hút nhỏ có định lượng chuẩn sẵn, hút huyết thanh nhỏ lên phiến kính 1 giọt. Nhỏ 1 giọt kháng nguyên lên giọt huyết thanh bằng một ống hút khác với lượng tương đương. Trộn đều huyết thanh với kháng nguyên chuẩn đã được nhuộm tím kết tinh sau đó dàn mỏng thành một hình tròn đường kính khoảng 1,5cm. Nghiêng nhẹ phiến kính để kích thích sự ngưng kết. Để yên trong 5 phút, đọc kết quả. Phản ứng dương tính vi khuẩn tập trung thành những hạt lấm tấm, phản ứng âm tính hỗn dịch đục đều. Phản ứng được thực hiện ở nhiệt độ từ 20 – 25 0C. Huyết thanh dùng trong phản ứng phải tươi, không bị vỡ hồng cầu và không được bảo quản ở nhiệt độ đông lạnh vì kháng thể bị phá hủy làm cho phản ứng không thực hiện được.
3.3.5. Điều trị thực nghiệm
Được sự đồng ý và giúp đỡ của Công ty cổ phần dịch vụ Thú y Châu Á và của các hộ chăn nuôi tại xã Phượng Tiến, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Chúng tôi đã sử dụng đàn gà của các hộ chăn nuôi tại xã Phượng Tiến để làm thí nghiệm kiểm tra hiệu lực điều trị bệnh CRD do Mycoplasma gallisepticum
của một số loại thuốc kháng sinh đang được dùng tại công ty.
Thí nghiệm kiểm tra tác dụng điều trị bệnh CRD của một số loại thuốc
Cùng với chủ trang trại chúng tôi tiến hành theo dõi, quan sát đàn gà. Khi phát hiện những con có biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh chúng tôi đã nhốt riêng và phân thành 3 lô để làm thí nghiệm kiểm tra tác dụng điều trị của một số thuốc kháng sinh sử dụng tại trại gà.
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm điều trị bệnh CRD do Mycoplasma
gallisepticum bằng một số loại thuốc kháng sinh
Lô thí nghiệm Loại thuốc Liều lượng Liệu trình (ngày) Đường đưa thuốc I Tylosin 150g/200 lít nước 5 Uống
II Genta - Tylo 1ml/8kgP 5 Tiêm
III Tylo – Dox extra
1g/2 – 4 lít nước
5 Uống
Sau thời gian điều trị tiến hành so sánh tỷ lệ khỏi bệnh của từng lô. Từ đó đánh giá hiệu lực điều trị của từng thuốc.
Các chỉ tiêu theo dõi:
Tổng số mẫu dương tính
+ Tỷ lệ nhiễm bệnh (%) = x 100 Tổng số mẫu kiểm tra
Số con khỏi
+ Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = x 100 Số con điều trị
Tổng số mẫu âm tính
+ Tỷ lệ phòng bệnh (%) = x 100 Tổng số mẫu kiểm tra
* Phương pháp xử lý số liệu: Tất cả số liệu thu được chúng tôi xử lý
Phần IV
KẾT QUẢ - THẢO LUẬN