CHƯƠNG VII : CHẤT RẮN và CHẤT LỎNG – SỰ CHUYỂN THỂ NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG - Khảo sát đặc tính, cấu trúc, chuyển động nhiệt và một số tính chất vĩ mô của chất rắn và chất lỏng. - Sự chuyển thể. Độ ẩm của không khí. Bài 50 : CHẤT RẮN A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Phân biệt được chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình dựa vào hình dạng bên ngoài, hiện tượng nóng chảy và cấu trúc vi mô của chúng. - Biết được thế nào vật rắn đơn tinh thể và đa tinh thể. - Hiểu được chuyển động nhiệt ở chất rắn kết tinh và vô định hình. - Có khái niệm tính dị hướng và đẳng hướng của tinh thể và chất vô định hình. 2. Kỹ năng - Nhận biết và phân biệt chất rắn kết tinh và vô định hình; đơn tinh thể và đa tinh thể. - Giải thích được tính dị hướng và đẳng hướng của các vật rắn. B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Biên soạn câu 1- 6 SGK dưới dạng trắc nghiệm. - Mô hình một số tinh thể muối ăn, đồng, kim cương, than chì. - Tranh vẽ các tinh thể trên (nếu không có mô hình). 2. Học sinh - Ôn lại kiến thức về thuyết động học phân tử chất khí. C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1 (………phút) : CHẤT RẮN KẾT TINH VÀ CHẤT RẮN VÔ ĐỊNH HÌNH. Hoạt động của GV Hoạt động dự kiến của HS Nội dung chính của bài © Thế nào là chất rắn? - chất rắn là chất ở - Chất rắn được chia thành 2 loại : Vật rắn? - Hướng dẫn HS xem tranh vẽ của các chất rắn. © Có thể chia chất rắn thành mấy loại? © Hãy cho ví dụ trạng thái rắn (thể rắn). - vật rắn là vật được cấu tạo từ chất rắn. - Quan sát hình ảnh và nhận xét về hình dạng bên ngoài của các vật rắn. - 2 loại : Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình - cho ví dụ (dựa vào SGK) chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình. 1. Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình - Chất rắn kết tinh được cấu tạo từ các tinh thể, có dạng hình học. Ví dụ : muối ăn, thạch anh, kim cương, … - Chất vô định hình không có cấu trúc tinh thể nên không có dạng hình học. Ví dụ : nhựa thông, hắc ín, thủy tinh, … Hoạt động 2 (………phút) : TINH THỂ VÀ MẠNG TINH THỂ. Hoạt động của GV Hoạt động dự kiến của HS Nội dung chính của bài © Tinh thể là gì? - Hãy mô tả tinh thể muối ăn ở hình 50.1 a) và 50.2. - Với sự sắp xếp có trật tự như vậy chúng đã tạo thành mạng tinh thể. - Quan sát thêm cấu tạo của tinh thể kim cương, than chì hình 50.3, 50.4. - có dạng hình khối lập phương hoặc khối hộp. Tại mỗi đỉnh của hình hộp có các ion (Na + và Cl – ) định vị và sắp xếp có trật tự. 2. Tinh thể và mạng tinh thể - Tinh thể là những kết cấu rắn có dạng hình học xác định. - Mạng tinh thể Tinh thể là cấu trúc tạo bởi các hạt (nguyên tử, phân tử, ion) liên kết chặt chẽ với nhau bằng những lực tương tác và sắp xếp theo một trật tự hình học trong không gian xác định gọi là mạng tinh thể. Hoạt động 3 (………phút) : VẬT RẮN ĐƠN TINH THỂ VÀ VẬT RẮN ĐA TINH THỂ. Hoạt động của GV Hoạt động dự kiến của HS Nội dung chính của bài – Thông báo cho HS biết vật rắn kết tinh có thể là đơn tinh thể hoặc đa tinh thể, – Cho HS phân biệt và nêu ví dụ về cấu trúc đơn tinh thể với cấu trúc đa tinh thể của các vật rắn. - Tham gia phát biểu để tìm các từ thích hợp điền vào những chỗ trống trong bản thống kê phân loại các vật rắn 3. Vật rắn đơn tinh thể và vật rắn đa tinh thể - Vật rắn được cấu tạo chỉ từ một tinh thể gọi là vật rắn đơn tinh thể. Ví dụ : hạt muối, viên kim cương, viên đá thạch anh, … - Vật rắn được cấu tạo từ nhiều tinh thể con gắn kết hỗn độn với nhau gọi là vật rắn đa tinh thể. Ví dụ : tấm kim loại. Hoạt động 4 (………phút) : CHUYỂN ĐỘNG NHIỆT Ở CHẤT RẮN KẾT TINH VÀ CHẤT RẮN VÔ ĐỊNH HÌNH. Hoạt động của GV Hoạt động dự kiến của HS Nội dung chính của bài - Mỗi hạt cấu tạo tinh thể có đứng yên hay không? - Không. Chúng luôn dao động quanh một vị trí xác định. 4. Chuyển động nhiệt ở chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình. - Còn ở chất vô định hình? - Các hạt cũng dao động quanh vị trí cân bằng. - Mỗi hạt cấu tạo nên tinh thể không đứng yên mà luôn dao động quanh một vị trí cân bằng xác định trong mạng tinh thể. Chuyển động này được gọi là chuyển động nhiệt (ở chất kết tinh). - Chuyển động nhiệt ở chất rắn vô định hình là dao động của các hạt quanh vị trí cân bằng. - Khi nhiệt độ tăng thì dao động mạnh. Hoạt động 5 (………phút) : TÍNH DỊ HƯỚNG Hoạt động của GV Hoạt động dự kiến của HS Nội dung chính của bài - Nguyên nhân làm vật có tính dị hướng? - Hãy phân tích tính dị hướng ở than chì. - Đọc định nghĩa tính dị hướng. - Xuất phát từ sự dị hướng của cấu trúc mạng tinh thể. - Đọc phần giải thích trong SGK và phân tích lại. 5. Tính dị hướng - Tính dị hướng ở một vật thể hiện ở chỗ tính chất vật lý theo các phương khác nhau ở vật đó là không như nhau. - Trái với tính di hướng là tính đẳng hướng. - Vật rắn đơn tinh thể có tính dị hướng. - Vật rắn đa tinh thể và vật rắn vô định hình có tính đẳng hướng. D. CỦNG CỐ : - Trả lời các câu hỏi từ 1 – 6 trong SGK trang 249. - Yêu cầu HS đọc thêm bài giới thiệu về ống nano cacbon ở trang 250. Bảng so sánh chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình Chất kết tinh Đơn tinh thể Đa tinh thể Chất vô định hình Có cấu tạo tinh thể Không có cấu tạo tinh thể Có nhiệt độ nóng chảy xác định Không có nhiệt độ nóng chảy xác định Có tính dị hướng Có tính đẳng hướng Có tính đẳng hướng . CHƯƠNG VII : CHẤT RẮN và CHẤT LỎNG – SỰ CHUYỂN THỂ NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG - Khảo sát đặc tính, cấu trúc, chuyển động nhiệt và một số tính chất vĩ mô của chất rắn và chất lỏng. - Sự chuyển thể. . chất rắn. - Quan sát hình ảnh và nhận xét về hình dạng bên ngoài của các vật rắn. - 2 loại : Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình - cho ví dụ (dựa vào SGK) chất rắn kết tinh và chất. 1 (………phút) : CHẤT RẮN KẾT TINH VÀ CHẤT RẮN VÔ ĐỊNH HÌNH. Hoạt động của GV Hoạt động dự kiến của HS Nội dung chính của bài © Thế nào là chất rắn? - chất rắn là chất ở - Chất rắn được chia