Khi nào cần đến kháng sinh? Nghẹt mũi, ho hay đau họng, nhiều người nghĩ rằng cứ uống kháng sinh là khỏi, nhưng mọi việc không đơn giản như vậy. Dùng kháng sinh hay không phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng Chúng ta đều biết, kháng sinh rất hiệu quả trong việc tiêu diệt vi khuẩn nhưng lại “bó tay” với virus. Trong khi virus, trong đó có virus cúm gây ra đến 90% các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Theo thống kê, chỉ có 2% các bệnh nhiễm trùng xoang do vi khuẩn gây ra cần đến thuốc kháng sinh. Bởi vậy, sử dụng kháng sinh bừa bãi rất nguy hiểm nếu nhìn từ quan điểm y tế cộng đồng (tạo ra vi khuẩn kháng thuốc) và đối với cá nhân (chúng giết chết vi khuẩn khỏe mạnh trong cơ thể và có thể để cho vi trùng độc hại xâm nhập). Tuy nhiên, nếu nước mũi xanh hay ho khùng khục từ trong lồng ngực, có thể bạn cần dùng đến kháng sinh liều cao. Nhưng làm thế nào để biết chúng ta cần đến kháng sinh? Vấn đề này trong khoa học cũng chưa rõ ràng, thật khó phân biệt ca nhiễm trùng nặng do virus với các tình trạng nhiễm khuẩn nếu chỉ dựa trên các triệu chứng. Vì vậy, các bác sĩ thường sử dụng giác quan của họ để kết hợp giữa kinh nghiệm và khoa học khi quyết định kê đơn. Dưới đây là 5 căn cứ mà các bác sỹ thường xem xét khi đưa ra quyết định. Sốt. Nếu bị sốt, run, và ớn lạnh, bạn có thể bị nhiễm trùng do vi khuẩn, đó cũng là những triệu chứng phổ biến với bệnh do virus, như virus cúm chẳng hạn. Tuy nhiên, bác sỹ sẽ tìm hiểu khả năng bạn có thể lây nhiễm dịch cúm hay không. Nếu bạn sốt và cộng đồng xung quanh dịch cúm đang lưu hành, bạn có thể rời phòng khám mà không cần dùng đến kháng sinh. Năm sau nên tiêm vaccine cúm đề phòng. Thời gian ốm. Quá trình nhiễm virus thường mất một khoảng thời gian trước khi nó trở nên rắc rối, ví như một ca nhiễm trùng xoang thường có sự tham gia thêm của vi khuẩn. Vì vậy, nếu các triệu chứng kéo dài nhiều tuần, khả năng phải kê đơn uống kháng sinh tăng lên. Tuy nhiên, dựa vào thời gian xuất hiện triệu chứng không phải là cách tốt nhất để xác định nhu cầu của người bệnh đối với thuốc kháng sinh. Màu nước mũi. Nước mũi mỏng và trong khi bị nhiễm virus, trong khi chất nhầy màu vàng hoặc màu xanh lá cây có thể là một dấu hiệu của vi khuẩn. Một điều oái oăm là nước mũi màu xanh lục cũng là hệ quả của việc nhiễm virus. Nhìn chung, màu sắc của chất nhầy chỉ là thông tin tham khảo về sự cần thiết dùng đến kháng sinh hay không. Đau họng. Mặc dù họng đỏ nhưng các bác sỹ vẫn có thể tìm kiếm những đốm trắng – dấu hiệu của vi khuẩn trước khi xem xét dùng kháng sinh. Những cơn cảm lạnh thông thường bắt đầu với hiện tượng đau họng mà không có triệu chứng nào khác (như chảy nước mũi) có thể là viêm họng liên cầu khuẩn – thực sự cần đến kháng sinh để ngăn chặn vi khuẩn nguy hiểm. Để chắc chắn, cần xét nghiệm thử kháng nguyên, chỉ 20 phút chờ đợi là có kết quả. Xét nghiệm. Đây là phương pháp chính xác nhất để quyết định người bệnh có cần đến kháng sinh hay không. Từ mẫu đờm hay miếng gạc họng, người ta sẽ đưa vào phòng xét nghiệm để theo dõi, nói chung vi khuẩn có thể sinh trưởng trong phòng thí nghiệm ở 1- 2 ngày tiếp theo. Tuy nhiên, cách làm này tốn thời gian và chi phí nên các bác sỹ sẽ đưa ra quyết định tốt nhất dựa trên sự kết hợp các yếu tố ở trên . Khi nào cần đến kháng sinh? Nghẹt mũi, ho hay đau họng, nhiều người nghĩ rằng cứ uống kháng sinh là khỏi, nhưng mọi việc không đơn giản như vậy. Dùng kháng sinh hay không. xanh hay ho khùng khục từ trong lồng ngực, có thể bạn cần dùng đến kháng sinh liều cao. Nhưng làm thế nào để biết chúng ta cần đến kháng sinh? Vấn đề này trong khoa học cũng chưa rõ ràng, thật. có triệu chứng nào khác (như chảy nước mũi) có thể là viêm họng liên cầu khuẩn – thực sự cần đến kháng sinh để ngăn chặn vi khuẩn nguy hiểm. Để chắc chắn, cần xét nghiệm thử kháng nguyên,