Đái tháo đường - Khi nào cần đến sự can thiệp của bác sĩ potx

7 240 0
Đái tháo đường - Khi nào cần đến sự can thiệp của bác sĩ potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đái tháo đường - Khi nào cần đến sự can thiệp của bác sĩ Nếu bạn hoặc người quen tuy chưa biết mình có bị đái tháo đường hay không nhưng lại có bất kỳ một triệu chứng nghi ngờ nào của đái tháo đường, hãy đến gặp bác sĩ ngay khi có thể. Khi đến khám, bạn nên nói cho bác sĩ biết mối lo lắng của bạn về đái tháo đường để ông/cô ta có thể cho bạn đi làm những xét nghiệm cần thiết về đường huyết. Nếu một bệnh nhân đã biết mình đang bị đái tháo đường, hãy đến khám ngay lập tức nếu như có những triệu chứng sau:  Xuất hiện những triệu chứng của đái tháo đường. Điều này có nghĩa là mức đường huyết của bạn đang không được kiểm soát dù đang điều trị.  Nồng độ đường huyết cao hơn 200 mg/dL. Nồng độ đường huyết cao kéo dài là nguồn gốc của tất cả những biến chứng do đái tháo đường.  Nồng độ đường huyết của bệnh nhân thấp (dưới 60 mg/dL). Điều này có nghĩa là bệnh nhân đã được điều trị quá mức cần thiết. Nó cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc những stress khác của hệ thống như suy thận, suy gan, suy tuyến thượng thận, hoặc do tác dụng của những loại thuốc khác đang được sử dụng cùng lúc.  Bệnh nhân bị vết thương ở bàn hay cẳng chân, dù nhỏ. Ngay cả một vết cắt nhỏ nhất hay một vết bỏng cũng có thể trở nên rất nghiêm trọng ở những bệnh nhân đái tháo đường. Chẩn đoán và điều trị sớm cùng với chăm sóc chân tốt là yêu cầu cần thiết để bảo tồn chức năng của chân và tránh cho bệnh nhân khỏi phải bị cắt cụt chân.  Bệnh nhân bị sốt nhẹ (thấp hơn 38.5°C). Sốt là dấu hiệu của nhiễm trùng. Ở những bệnh nhân đái tháo đường, những nhiễm trùng thông thường có thể sẽ trở nên nguy hiểm hơn so với những người bình thường. Lưu ý đến bất kỳ triệu chứng nào, chẳng hạn như tiểu rát, đỏ hay sưng phồng da, đau bụng, đau ngực, hay ho, đó có thể là những dấu hiệu chỉ điểm vị trí của nhiễm trùng.  Bệnh nhân bị nôn, hoặc buồn nôn nhưng cố gượng lại được. Nôn ói kéo dài có thể là dấu hiệu của nhiễm ceton acid, một tình trạng đe dọa đến tính mạng, cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh nặng nề khác.  Bệnh nhân có một vết loét ở bàn hay cẳng chân. Bất kỳ một vết loét nào ở bàn hay cẳng chân của người bị đái tháo đường cũng cần phải được đưa đến khám ngay lập tức. Một vết loét ngắn hơn 2.5 cm, không chảy mủ và không để lộ những mô bên dưới hoặc xương ra ngoài có thể được đánh giá một cách an toàn bởi bác sĩ nếu bệnh nhân không bị sốt và đường huyết vẫn được kiểm soát tốt. Khi đến khám bệnh, hãy nói với bác sĩ rằng bạn đang bị đái tháo đường hoặc đang nghi ngờ về điều đó.  Có thể bạn sẽ được đưa đến chỗ một y tá và người này sẽ hỏi bạn một số câu hỏi và cho bạn một số lời khuyên về những việc nên làm.  Hãy chuẩn bị tốt cho cuộc trao đổi này. Lập ra một danh sách những loại thuốc bạn đang uống, những vấn đề về sức khỏe mà bạn gặp phải, những loại thuốc bạn bị dị ứng, và nồng độ đường huyết bạn đo được hằng ngày.  Y tá có thể sẽ cần một số hoặc tất cả những thông tin trên để quyết định xem mức độ nguy cấp của bệnh và cách giải quyết tốt nhất cho vấn đề của bạn. Những tình trạng cấp cứu  Bệnh nhân bị biến chứng nặng do đái tháo đường cần phải được đưa đến phòng cấp cứu ngay lập tức.  Nên để một người đi theo để trao đổi với bác sĩ nếu bệnh nhân không thể nói được.  Mang kèm một danh sách những loại thuốc đang uống, những vấn đề về sức khỏe gặp phải, những loại thuốc bị dị ứng, và nồng độ đường huyết đo được hằng ngày của người bệnh theo đến phòng cấp cứu. Những thông tin này sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán được bệnh và điều trị đúng. Dưới đây là những tình trạng cần phải đến phòng cấp cứu ngay lập tức:  Thay đổi trạng thái tâm thần: ngủ mê, lo âu, hay quên, hoặc là những hành động lạ cũng có thể là biểu hiện của mức đường huyết xuống quá thấp hay lên quá cao. o Nếu đã biết người bệnh bị đái tháo đường, thử cho người bệnh ăn trái cây (khoảng 170 gr) hoặc bánh nếu bệnh nhân đủ tính táo để nuốt thức ăn bình thường mà không bị nghẹn. Tránh cho bệnh nhân ăn những thức ăn cứng như kẹo do nó có thể nằm lại bên trong cổ họng. Bác sĩ có thể sẽ cho ăn những loại bánh đường có thể tan được dưới lưỡi. o Nếu bệnh nhân không thể tỉnh dậy và có ý thức bình thường được trong vòng 15 phút, hãy gọi cấp cứu. o Nếu không biết người bệnh có bị đái tháo đường hay không, những triệu chứng trên có thể là dấu hiệu của đột quỵ, ngộ độc thuốc, ngộ độc rượu, thiếu oxy và một số tình trạng nguy hiểm khác, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.  Buồn nôn hoặc nôn: nếu bệnh nhân không thể nuốt thức ăn, thuốc, các chất lỏng xuống dạ dày, có thể đây là dấu hiệu của nhiễm ceton acid, hội chứng tăng áp lực thẩm thấu, hoặc những biến chứng khác của đái tháo đường. o Nếu bệnh nhân đã được dùng liều insulin hoặc thuốc điều trị đái tháo đường đủ, không nên cho thêm mà không có ý kiến của bác sĩ. o Nếu bệnh nhân bị hạ đường huyết, cho thêm liều insulin hoặc thuốc đái tháo đường sẽ chỉ làm cho mức đường huyết hạ xuống thấp hơn nữa, có thể là xuống đến mức nguy hiểm.  Sốt cao hơn 38.5°C: đưa bệnh nhân đái tháo đường đến phòng cấp cứu nếu bị sốt cao. Lưu ý bất kỳ một triệu chứng nào khác, chẳng hạn như ho, tiểu rát, đau bụng hoặc đau ngực.  Mức đường huyết tăng cao: khi mức đường huyết tăng lên cao quá 400 mg/dL. Mức đường huyết tăng quá cao có thể là dấu hiệu của nhiễm ceton acid do đái tháo đường hoặc hội chứng tăng áp lực thẩm thấu, tùy thuộc vào type đái tháo đường nào mà bạn bị. Cả hai tình trạng trên đều có thể gây tử vong nếu không được điều trị đúng cách.  Vết loét lớn ở bàn chân hay cẳng chân: nếu bệnh nhân bị đái tháo đường có vết loét với đường kính lớn hơn 2.5 cm có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng chi dưới. o Những dấu hiệu và triệu chứng khác cần phải được cấp cứu là những vết thương lộ xương và mô bên dưới, một khu vực lớn xung quanh bị đỏ tấy, nóng, sưng và đau nhiều ở bàn hay cẳng chân. o Nếu không điều trị thì có thể sẽ buộc phải cắt cụt chi dưới.  Vết cắt hay vết đứt: bất kỳ một vết cắt nào làm xuyên thủng tất cả các lớp da, đặc biệt là ở cẳng chân đều có khả năng gây nguy hiểm cho bệnh nhân đái tháo đường. Chăm sóc vết thương tốt đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân bị đái tháo đường để bảo đảm vết thương có thể lành tốt.  Đau ngực: nếu bệnh nhân đái tháo đường bị đau ngực nặng nề, đặc biệt là ở giữa hoặc ở ngực trái, hãy đến khám bệnh ngay lập tức. o Bệnh nhân bị đái tháo đường dễ bị cơn suy tim cấp hơn là những người bình thường, có thể có đau ngực hoặc không. o Nhịp tim bất thường hoặc nhịp thở ngắn không rõ nguyên nhân cũng có thể là dấu hiệu của cơn suy tim cấp.  Đau bụng nặng nề: tùy thuộc vào vị trí đau, đây có thể là dấu hiệu của cơn suy tim cấp, phình động mạch chủ bụng, nhiễm ceton acid, máu không đến được ruột. o Tất cả những tình trạng trên thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường hơn ở người bình thường và có khả năng đe dọa mạng sống. o Những người bị đái tháo đường cũng có thể bị đau bụng do những nguyên nhân hay gặp khác như viêm ruột thừa, loét thủng, viêm và nhiễm trùng túi mật, sỏi niệu, tắc ruột. o Đau nặng ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể cũng đều là dấu hiệu báo động cần phải đi khám bệnh. LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG Bác sĩ có thể cho những xét nghiệm đặc hiệu trong chẩn đoán đái tháo đường và cũng có thể kiểm tra mức độ kiểm soát đường huyết ở những bệnh nhân đái tháo đường. Nếu bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ nhưng chưa được chẩn đoán là đái tháo đường lần nào thì luôn cần phải đánh giá một cách đầy đủ bằng cách hỏi bệnh sử và thăm khám lâm sàng. Bác sĩ sẽ đánh giá bệnh nhân về những triệu chứng, yếu tố nguy cơ đối với đái tháo đường, những bệnh đã bị trước đây, những loại thuốc hiện đang dùng, các thuốc bị dị ứng, gia đình có ai bị đái tháo đường hay không và những vấn đề về sức khỏe khác chẳng hạn như cholesterol cao hoặc bệnh tim mạch, và thói quen cá nhân cùng với lối sống. Một số xét nghiệm có thể được sử dụng để xác định chẩn đoán. Thử đường huyết trên ngón tay: đây là một xét nghiệm dùng để tầm soát nhanh và có thể thực hiện được ở bất kỳ đâu.  Xét nghiệm này không cho kết quả chính xác bằng cách thử máu bệnh nhân ở phòng xét nghiệm nhưng dễ thực hiện và cho kết quả ngay lập tức.  Xét nghiệm được thực hiện bằng cách đâm vào ngón tay của bệnh nhân để lấy mẫu máu, sau đó đặt vào một que thử, đưa que thử vào máy để đọc kết quả đường huyết. Máy thử chỉ cho kết quả chính xác trong khoảng 10% so với giá trị thực được đo ở phòng xét nghiệm.  Xét nghiệm này có thể cho kết quả thiếu chính xác hoặc quá cao hoặc quá thấp, do đó nó chỉ được dùng trong những nghiên cứu tầm soát sơ bộ. Đây là cách mà hầu hết những bệnh nhân bị đái tháo đường dùng để theo dõi đường huyết tại nhà. Thử đường huyết lúc đói: bệnh nhân được yêu cầu không được ăn uống bất kỳ thứ gì trong vòng 8 giờ trước khi lấy máu (thường là vào đầu buổi sáng). Nếu nồng độ đường huyết bằng hoặc cao hơn 126 mg/dL mà không ăn uống gì, có thể bệnh nhân đã bị đái tháo đường.  Nếu kết quả bất thường, xét nghiệm này sẽ được thực hiện lại vào một ngày khác để khẳng định lại kết quả, hoặc bệnh nhân sẽ được cho thử test dung nạp glucose qua đường uống hoặc cho đo glycosylated hemoglobin (còn được gọi là hemoglobin A1c) để xác định chẩn đoán.  Nếu kết quả đường huyết cao hơn 100 nhưng thấp hơn 126 mg/dL, bệnh nhân được chẩn đoán là rối loạn đường huyết lúc đói (IFG - impaired fasting glucose). Đây được xem là giai đoạn tiền đái tháo đường. Bệnh nhân không bị đái tháo đường nhưng có nguy cơ cao tiến triển thành đái tháo đường trong một tương lai gần. Test dung nạp glucose qua đường uống: cách thực hiện bao gồm: lấy máu để thử đường huyết lúc đói, sau đó lấy máu lần thứ hai 2 giờ sau khi uống nước có chứa 75 gr đường.  Nếu đường huyết sau khi uống nước đường cao hơn hoặc bằng 200 mg/dL thì có thể kết luận bệnh nhân bị đái tháo đường.  Nếu đường huyết nằm trong khoảng 140 - 199, thì bệnh nhân được chẩn đoán là giảm dung nạp glucose (IGT - Impaired glucose tolerance), đây cũng được xem là giai đoạn tiền đái tháo đường. Glycosylated hemoglobin hoặc hemoglobin A1c: đây là xét nghiệm đo nồng độ đường trong máu trong vòng 120 ngày trước đó (dựa vào đời sống trung bình của hồng cầu).  Glucose thừa trong máu bị gắn vào hemoglobin trong hồng cầu và nằm ở đó trong suốt giai đoạn sống của hồng cầu.  Người ta có thể đo được tỷ lệ hemoglobin có gắn glucose thừa trong máu. Xét nghiệm này cũng cần phải lấy một ít máu làm mẫu thử.  Xét nghiệm hemoglobin A1c (HbA1c) là phương pháp tốt nhất để kiểm tra mức độ kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân bị đái tháo đường. HbA1c cho kết quả bằng hoặc thấp hơn 7% có nghĩa là đường huyết được kiểm soát tốt. Nếu kết quả bằng hoặc cao hơn 8% cho biết đường huyết đã tăng quá cao trong thời gian dài.  HbA1c có ích trong theo dõi bệnh hơn là trong chẩn đoán bệnh. Mặc dù vậy, HbA1c cho kết quả cao hơn 6.1% gợi ý nhiều đến đái tháo đường. Thông thường thì trong trường hợp đó cần phải thực hiện một xét nghiệm khác có tính xác nhận trước khi có thể chẩn đoán là bệnh nhân đã bị đái tháo đường.  Thường xét nghiệm này sẽ được thực hiện mỗi 3 đến 6 tháng ở những bệnh nhân đái tháo đường và nó được thực hiện thường xuyên hơn đối với những người gặp khó khăn trong kiểm soát đường huyết.  Xét nghiệm này không được dùng cho những người không bị đái tháo đường hoặc không bị gia tăng nguy cơ đái tháo đường.  Giá trị bình thường của xét nghiệm này thay đổi tùy theo các phòng xét nghiệm mặc dù đã có sự nỗ lực để chuẩn hóa các phương thức thực hiện. Chẩn đoán các biến chứng của đái tháo đường Bệnh nhân bị đái tháo đường cần phải được kiểm tra thường xuyên để phát hiện ra những dấu hiệu sớm của biến chứng và đôi khi cũng cần phải có sự tham gia của các bác sĩ chuyên khoa.  Bệnh nhân nên được khám mắt định kỳ ít nhất 1 lần mỗi năm bởi bác sĩ nhãn khoa để tầm soát bệnh lý võng mạc do đái tháo đường có thể dẫn đến mù.  Cần phải thử nước tiểu để tìm protein (microalbumin) ít nhất một hoặc 2 lần mỗi năm. Sự xuất hiện của protein trong nước tiểu là dấu hiệu sớm của bệnh lý về thận của đái tháo đường, có thể gây ra suy thận.  Cũng cần nên kiểm tra cảm giác chân thường xuyên bằng âm thoa hoặc bằng một dây đơn. Bệnh lý thần kinh do đái tháo đường có thể gây loét ở chi dưới và thường dẫn đến việc phải cắt cụt bàn hoặc cẳng chân.  Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra bàn chân, phần dưới cẳng chân để phát hiện ra những vết đứt, vết xước, vết phỏng hoặc những tổn thương khác có thể bị nhiễm trùng.  Bệnh nhân cũng sẽ được tầm soát thường xuyên những tình trạng có thể dẫn đến bệnh lý tim mạch như cao huyết áp, tăng cholesterol. . Đái tháo đường - Khi nào cần đến sự can thiệp của bác sĩ Nếu bạn hoặc người quen tuy chưa biết mình có bị đái tháo đường hay không nhưng lại có bất kỳ một triệu chứng nghi ngờ nào của đái. đái tháo đường, hãy đến gặp bác sĩ ngay khi có thể. Khi đến khám, bạn nên nói cho bác sĩ biết mối lo lắng của bạn về đái tháo đường để ông/cô ta có thể cho bạn đi làm những xét nghiệm cần thiết. chứng của đái tháo đường Bệnh nhân bị đái tháo đường cần phải được kiểm tra thường xuyên để phát hiện ra những dấu hiệu sớm của biến chứng và đôi khi cũng cần phải có sự tham gia của các bác sĩ

Ngày đăng: 08/08/2014, 17:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan