1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chương trình đào tạo y học pot

161 254 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 161
Dung lượng 2,91 MB

Nội dung

Sinh viên sẽ được học về các khái niệm cơ bản và thực hành được một số thao tác như: các quy luật, các hiện tượng và quá trình vật lý cơ bản xảy ra trong cơ thể sống, các nguyên lý của c

Trang 1

Chương trình đào tạo y học

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 1

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH 3

BẢNG TỔNG HỢP KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO TRONG TOÀN KHÓA HỌC 5

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHO TỪNG HỌC KỲ 8

NỘI DUNG VẮN TẮT VÀ KHỐI LƯỢNG CÁC HỌC PHẦN 11

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN I 38

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN II 39

ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 41

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 43

TÊN BỘ MÔN CHỊU TRÁCH NHIỆM GIẢNG DẠY: BỘ MÔN MÁC – LÊNIN, TT HỒ CHÍ MINH – KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN 44

TÂM LÝ VÀ ĐẠO ĐỨC Y HỌC 45

3.ANDERSON, J.E (2005), “ THE RELATIVE INEFFICIENCY OF QUOTA, THE CHINESE CASE, AMERICAN ECONOMIC REVIEW, 75(1), PP 178 – 90 46

NGOẠI NGỮ I 47

NGOẠI NGỮ II 49

XÁC SUẤT THỐNG KÊ 51

TIN HỌC CƠ BẢN 52

VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG – LÝ SINH 53

HÓA ĐẠI CƯƠNG - VÔ CƠ 55

HÓA HỮU CƠ 57

Trang 3

TÊN BỘ MÔN CHỊU TRÁCH NHIỆM GIẢNG DẠY: BỘ MÔN HÓA – KHOA KHOA HỌC

CƠ BẢN 57

SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG 58

DI TRUYỀN Y HỌC 60

GIẢI PHẪU I 62

(GIẢI PHẪU ĐẠI CƯƠNG, CHI TRÊN, CHI DƯỚI, ĐẦU MẶT CỔ) 62

GIẢI PHẪU II 64

(GIẢI PHẪU NGỰC, BỤNG VÀ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG) 64

MÔ PHÔI 66

SINH LÝ HỌC 68

TÊN BỘ MÔN CHỊU TRÁCH NHIỆM GIẢNG DẠY: BỘ MÔN SINH LÝ HỌC – KHOA Y 69 HÓA SINH 70

HÓA HỌC LIPID 70

VI SINH 72

KÝ SINH TRÙNG 75

TÊN BỘ MÔN CHỊU TRÁCH NHIỆM GIẢNG DẠY: BỘ MÔN KÝ SINH TRÙNG – KHOA Y 76

GIẢI PHẪU BỆNH 77

SINH LÝ BỆNH MIỄN DỊCH 78

DƯỢC LÝ 80

PHẪU THUẬT THỰC HÀNH 83

CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH 85

Trang 4

ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN 89

SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG / BỆNH NGHỀ NGHIỆP 91

TÊN BỘ MÔN CHỊU TRÁCH NHIỆM GIẢNG DẠY: BM SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG - KHOA YTCC 92

DỊCH TỄ HỌC 93

NỘI DUNG: 93

GIÁO DỤC VÀ NÂNG CAO SỨC KHOẺ .95

NỘI DUNG 97

NỘI CƠ SỞ 99

NGOẠI CƠ SỞ 101

NỘI BỆNH LÝ I 103

NỘI BỆNH LÝ II 105

NGOẠI BỆNH LÝ I 107

NGOẠI BỆNH LÝ II 109

PHỤ SẢN I 111

(SẢN CƠ SỞ VÀ SẢN BỆNH LÝ) 111

PHỤ SẢN II 113

NHI KHOA I 115

NHI KHOA II 117

TRUYỀN NHIỄM 119

Y HỌC CỔ TRUYỀN 121

LAO VÀ BỆNH PHỔI 123

Trang 5

RĂNG HÀM MẶT 125

TAI MŨI HỌNG 127

MẮT 129

DA LIỄU 130

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG 132

THẦN KINH 134

TÂM THẦN 136

PHÁP Y 138

CÁC CHƯƠNG TRÌNH Y TẾ QUỐC GIA 139

CÁC VẤN ĐỀ DÂN SỐ - BẢO VỆ SỨC KHỎE BÀ MẸ TRẺ EM – SỨC KHỎE SINH SẢN 141

TÊN BỘ MÔN CHỊU TRÁCH NHIỆM GIẢNG DẠY: BM QUẢN LÝ Y TẾ – KHOA YTCC 144

TÊN BỘ MÔN CHỊU TRÁCH NHIỆM GIẢNG DẠY: BM QUẢN LÝ Y TẾ – KHOA YTCC 146

HUẤN LUYỆN KỸ NĂNG I 147

HUẤN LUYỆN KỸ NĂNG II 149

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 151

Y HỌC GIA ĐÌNH 153

Y HỌC THẢM HỌA 155

Trang 6

BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

(Ban hành tại Quyết định số ngày… tháng….năm……….của Hiệu trưởng

Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ)

Tên chương trình: Bác sỹ đa khoa (hệ 4 năm) Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Y đa khoa Loại hình đào tạo: hệ 4 năm

1 Mục tiêu đào tạo:

Đào tạo Bác sỹ đa khoa có y đức, có kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức y học cơ

sở vững chắc có kiến thức và kỹ năng cơ bản về y học lâm sàng và cộng đồng, kết hợp được Y học hiện đại với y học cổ truyền, có khả năng tự học vươn lên để đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân

Mục tiêu cụ thể

1.1 Về kiến thức:

Trình bày và áp dụng được:

1.1.1 Những quy luật cơ bản về:

- Cấu tạo, hoạt động và chức năng của cơ thể con người trong trạng thái bình thường và bệnh lý

- Sự tác động qua lại giữa môi trường sống và sức khoẻ con người, các biện pháp duy trì và cải thiện điều kiện sống để bảo vệ và nâng cao sức khoẻ

1.1.2 Những nguyên tắc cơ bản về chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh

1.1.3 Luật pháp, chính sách của Nhà nước về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân

1.1.4 Phương pháp luận khoa học trong công tác phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học

1.2.3 Khiêm tốn học tập vươn lên

1.2.4 Coi trọng việc kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền

1.3 Về kỹ năng:

1.3.1 Thực hiện được công tác tư vấn, giáo dục sức khoẻ, tổ chức chăm sóc bảo vệ

và nâng cao sức khoẻ nhân dân

1.3.2 Đề xuất những biện pháp xử lý thích hợp để chăm sóc, nâng cao sức khoẻ cộng đồng và bảo vệ môi trường sức khoẻ

Trang 7

1.3.3 Chẩn đoán và xử lý các bệnh thông thường và các trường hợp cấp cứu thông thường.

1.3.4 Chẩn đoán định hướng một số bệnh chuyên khoa

1.3.5 Thực hiện được một số xét nghiệm đơn giản tại cộng đồng

1.3.6 Chỉ định đánh giá được một số xét nghiệm và kỹ thuật thăm dò chức năng cơ bản phục vụ cho chẩn đoán các bệnh thông thường

1.3.7 Phát hiện sớm các bệnh dịch tại địa phương công tác

1.3.8 Đề xuất các biện pháp phòng chống dịch phù hợp và tham gia tổ chức phòng chống dịch

1.3.9 Áp dụng y học cổ truyền trong công tác phòng và chữa bệnh

1.3.10 Sử dụng tối thiểu một ngoại ngữ để đọc và hiểu được tài liệu chuyên môn

2 Thời gian đào tạo: 4 năm

3 Khối lượng kiến thức toàn khóa: 215 đơn vị học trình

3.1 Tổng số tuần học và thi : Tối đa 160 tuần

3.2 Tổng số tuần thi: Theo quy chế của Bộ Giáo dục& Đào tạo (Kể cả ôn tập)

Cụ thể:

TS LT TH Tỷ lệ %

(Môn cơ sở và chuyên ngành)

4 Đối tượng tuyển sinh: Có bằng y sĩ và bằng tốt nghiệp phổ thông trung học và có

thâm niên 3 năm trở lên (theo thông tư tuyển sinh của bộ)

5 Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

5.1 Quy trình đào tạo: Theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, và hướng dẫn của Bộ

y tế

5.2 Điều kiện tốt nghiệp: Theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo

5.2.1 Thời gian ôn thi và làm luận văn: Theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo 5.2.2 Thời gian thi: Theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5.2.3 Hình thức thi: Thi tốt nghiệp gồm 2 phần:

- Thi tốt nghiệp môn Khoa học Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh

- Bảo vệ luận văn tốt nghiệp hay thi các môn tổng hợp tốt nghiệp

+ Làm luận văn tốt nghiệp: Sinh viên có điểm trung bình trung học tập trong 3

Trang 8

và được Hiệu Trưởng xem xét cho thực hiện luận văn tốt nghiệp theo quy chế của

Bộ Giáo dục & Đào tạo và quy định của trường

+ Thi lý thuyết các môn tổng hợp tốt nghiệp gồm 3 học phần:

6 Thang điểm: 10 điểm

7 Nội dung chương trình:

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH7.1 Kiến thức giáo dục đại cương:

STT Mã số Tên môn học/học phần TS ĐVHT Phân bố ĐVHT

Các môn học chung: LT TH

7.2 Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp:

STT Mã số Tên môn học/học phần TS ĐVHT Phân bố ĐVHT

Trang 10

7.2 Phần tự chọn:

STT Mã số Tên môn học/học phần TS ĐVHT Phân bố ĐVHT

8 Kế hoạch giảng dạy :

BẢNG TỔNG HỢP KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO TRONG TOÀN KHÓA HỌC

Trang 11

1 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin X X

Trang 13

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHO TỪNG HỌC KỲ

NĂM I Học kỳ I : Số tuần: 20 ; Số ĐVHT: 26 ; Số tiết: TS: 480 ( 300 / 180 )

Trang 14

Học kỳ IV: Số tuần: 21 ; Số ĐVHT: 29 ; Số tiết: TS: 775 ( 225/550)

Trang 15

Học kỳ VI: Số tuần: 21 ; Số ĐVHT: 28; Số tiết: TS: 630 ( 315/315 )

Trang 16

Học kỳ VIII: Số tuần: 21 ; Số ĐVHT: 24; Số tiết: TS: 480 (300/180)

9 Mô tả vắn tắt nội dung và khối lượng các học phần:

NỘI DUNG VẮN TẮT VÀ KHỐI LƯỢNG CÁC HỌC PHẦN

9.1 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin: 8 ĐVHT

Học phần I gồm 3 đơn vị học trình lý thuyết (45 tiết) Nhằm xây dựng cho sinh viên Thế giới quan và Phương pháp luận khoa học biện chứng, từ đó vận dụng vào trong nhận thức và thực tiễn, trên cơ sở đó xây dựng, bồi dưỡng nhân sinh quan cách mạng và

tu dưỡng đạo đức của con người Việt Nam trong thời đại mới nói chung và học viên, sinh viên nói riêng

Học phần II gồm 5 đơn vị học trình lý thuyết (75 tiết) Nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về nội dung của các học thuyết kinh tế chính trị chủ nghĩa Mác – Lênin, trên

cơ sở đó giúp người học hiểu được sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng

xã hội chủ nghĩa trong xã hội Xã hội chủ nghĩa

9.2 Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam: 5 ĐVHT

Môn học này gồm 5 đơn vị học trình lý thuyết (75 tiết) Nhằm cung cấp những nội dung cơ bản đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong Cách Mạng Giải Phóng Dân Tộc và Cách Mạng Xã Hội Chủ Nghĩa, nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức về chính trị, xã hội phục vụ cho cuộc sống và công tác, bồi dưỡng cho sinh viên niềm tự hào dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao ý thức trách nhiệm của sinh viên trước những nhiệm vụ của đất nước, nắm được tình hình kinh tế - xã hội và đường lối phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam

9.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 ĐVHT

Môn học này gồm 3 đơn vị học trình lý thuyết (45 tiết) Nhằm cung cấp những hiểu biết có tính hệ thống về tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hóa, tác phong cao cả của chủ tịch Hồ Chí Minh Từ đó nâng cao ý thức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong cuộc sống và trong học tập

9.4 Tâm lý và đạo đức y học: 2 ĐVHT

Môn học này gồm 2 đơn vị học trình lý thuyết (30 tiết) Sinh viên được học về những kiến thức cơ bản như sau: các kiến thức cơ bản về tâm lý y học, tầm quan trọng của tác động tâm lý tới sức khỏe, những kỹ năng cơ bản trong tiếp xúc với bệnh nhân, với cộng đồng và đồng nghiệp trong thực hành nghề nghiệp, mối liên quan giữa đạo đức chung và đạo đức nghề Y, những khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu y học và y tế

9.5 Anh văn: 10 ĐVHT

Trang 17

Học phần I (5 ĐVHT) gồm 10 chủ điểm nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản ở trình độ sơ cấp (Elementary) Sinh viên có thể thực hiện được các giao tiếp đơn giản trong ngữ cảnh quen thuộc hằng ngày.

Học phần II - tiếng Anh chuyên ngành (5 ĐVHT) gồm các chủ điểm về Hệ và chức năng của hệ Tài liệu nhằm cung cấp cho sinh viên vốn từ vựng khái quát chung về chuyên ngành Y khoa Sau học phần này, sinh viên có khả năng đọc, dịch, viết và phân tích các tài liệu có liên quan đến chuyên ngành Sinh viên có thể nghiên cứu tài liệu chuyên môn bằng tiếng Anh nhằm phục vụ tốt cho các môn chuyên ngành trong khi học tại trường cũng như tự nghiên cứu trong công việc hay nâng cao trình độ sau này

9.6 Xác suất thống kê: 2 ĐVHT

Môn học này gồm 2 đơn vị học trình lý thuyết (30 tiết) Sinh viên sẽ được học các kiến thức cơ bản về xác suất, về thống kê, về tương quan để sinh viên có thể tiếp tục học các học phần thống kê chuyên ngành

9.7 Tin học cơ bản: 4 ĐVHT

Môn học này gồm 4 đơn vị học trình, 2 lý thuyết (30 tiết) và 2 thực hành (60 tiết) Sinh viên sẽ được học về các khái niệm cơ bản và thực hành được một số thao tác như: các khái niệm cơ bản có liên quan đến tin học, nhận biết và hiểu được nguyên tắc làm việc của các thành phần phần cứng cơ bản trong một hệ thống máy tính, thực hiện được các thao tác sử dụng cơ bản hệ điều hành Windows, soạn thảo được các văn bản theo mẫu bằng phần mềm Microsoft Word, sử dụng được phần mềm ứng dụng bảng tính điện tử Excel phục vụ đời sống, học tập và nghiệp vụ, thiết kế được các mẫu trình chiếu bằng phần mềm Microsoft PowerPoint

9.8 Vật lý đại cương – lý sinh: 4 ĐVHT

Môn học này gồm 4 đơn vị học trình, 2 lý thuyết (30 tiết) và 2 thực hành (60 tiết) Sinh viên sẽ được học về các khái niệm cơ bản và thực hành được một số thao tác như: các quy luật, các hiện tượng và quá trình vật lý cơ bản xảy ra trong cơ thể sống, các nguyên lý của các ứng dụng kỹ thuật vật lý chính trong chẩn đoán và điều trị, phân tích được các tác dụng của các tác nhân vật lý lên cơ thể sống, hiểu và áp dụng các quy luật vật lý vận động vào các quá trình hóa học, sinh học cũng như trong y dược học, chứng minh được một số quy luật và hiện tượng vật lý xảy ra trong cơ thể sống, một số phương pháp và cách sử dụng một số thiết bị của phòng thí nghiệm Lý Sinh để xác định các thông

số liên quan, khai thác kết quả thực nghiệm (mô tả hiện tượng, thống kê và xử lý số liệu, biểu diễn đồ thị, trình bày kết quả)

9.9 Hoá đại cương – vô cơ: 4 ĐVHT

Môn học này gồm 4 đơn vị học trình, 2 lý thuyết (30 tiết) và 2 thực hành (60 tiết) Sinh viên sẽ được học về các khái niệm cơ bản và thực hành được một số thao tác như: thành phần cấu tạo nên vật chất: nguyên tử, phân tử, cấu trúc, thành phần các hợp chất và các kiểu liên kết hóa học, quá trình nhiệt động lực học, động hóa học xảy ra trong phản ứng hóa học, khảo sát dung dịch, nồng độ dung dịch và phép chuẩn độ, giải thích các hiện tượng hóa học xảy ra trong tự nhiên đặc biệt các vấn đề liên quan đến ngành Y, Nha

9.10 Hóa hữu cơ: 2 ĐVHT

Môn học này gồm 2 đơn vị học trình, 1 lý thuyết (15 tiết), 1 thực hành (30 tiết) Sinh viên sẽ được học về các khái niệm như: kiến thức cơ bản về hợp chất hữu cơ: cấu tạo, tính chất, phương pháp điều chế, những ứng dụng và ý nghĩa y học của một số hợp chất hữu cơ, giải thích các quá trình hóa học xảy ra trong cơ thể sống

Trang 18

9.11 Sinh học đại cương: 4 ĐVHT

Môn học này gồm 4 đơn vị học trình, 3 lý thuyết (45 tiết) và 1 thực hành (30 tiết) Nhằm cung cấp những kiến thức về cấu trúc, hoạt động của tế bào sơ hạch và chân hạch cũng như cơ sở vật chất di truyền cấp độ phân tử, cơ chế sự tự nhân đôi, phiên mã, tổng hợp prôtêin, cơ chế điều chỉnh, đột biến gen và hậu quả

9.12 Di truyền y học: 3 ĐVHT

Môn học này gồm 3 đơn vị học trình lý thuyết (45 tiết) Sinh viên sẽ được học về các vấn đề cơ bản về phương pháp nghiên cứu các kỹ thuật sinh học phân tử ứng dụng trong di truyền y học, các quy luật di truyền đơn, đa gen và đa nhân tố Đồng thời mô tả các bệnh học nhiễm sắc thể phổ biến và các cách tư vấn di truyền cho bệnh nhân

9.13 Giải Phẫu I, II:

Giải phẫu I: gồm 3 đơn vị học trình, 2 lý thuyết (30 tiết) và 1 thực hành (30 tiết) Sinh viên được học lý thuyết về cấu tạo tứ chi của cơ thể bình thường và thực hành trên

mô hình để mô tả vị trí, hình thể ngoài, hình thể trong và mối liên của xương, cơ, mạch máu và thần kinh của tứ chi và đầu mặt cổ

Giải phẫu II: gồm 3 đơn vị học trình, 2 lý thuyết (30 tiết) và 1 thực hành (30 tiết) Sinh viên được học lý thuyết về cấu tạo của hệ cơ quan vùng ngực bụng của cơ thể người bình thường và thực hành trên mô hình để vị trí, hình thể ngoài, hình thể trong, cấu tạo và mối liên quan trong lồng ngực và ổ bụng và thần kinh

9.14 Mô phôi: 3 ĐVHT

Môn học gồm 3 đơn vị học trình, 2 lý thuyết (30 tiết), 1 thực hành (30 tiết), sinh viên sẽ được học các kiến thức về cấu tạo Mô học, hình ảnh vi thể, siêu vi của các tế bào, các mô và các bộ phận chủ yếu, của các cơ quan trong cơ thể bình thường, tính phù hợp giữa cấu tạo – chức năng của tế bào và mô của cơ thể và thực hành nhận biết được các tế bào, các mô và cơ quan dưới kính hiển vi hoặc ảnh vi thể và lập sơ đồ cấu tạo một số tế bào, mô, cơ quan ở mức độ vi thể

9.15 Sinh lý: 6 ĐVHT

Sinh lý gồm 6 đơn vị học trình, 5 lý thuyết (75 tiết) và 1 thực hành (30 tiết) Sinh viên sẽ được học về các quy luật hoạt động cơ bản ở mức tế bào, cơ chế điều hòa chức năng của cơ thể: cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch, nguồn gốc, thành phần, chức năng

và điều hòa các dịch cơ thể và thực hiện một số kỹ năng xét nghiệm và thăm dò chức năng đơn giản ứng dụng trong lâm sàng và các chức năng và sự điều hòa chức năng của

cơ quan và hệ thống cơ quan trong cơ thể bình thường, mối liên quan giữa các hoạt động chức năng và các yếu tố bên ngoài

9.16 Hóa Sinh: 5 ĐVHT

Môn học này gồm 5 đơn vị học trình, 4 lý thuyết (60 tiết) và 1 thực hành (30 tiết) Sinh viên sẽ được học về các kiến thức cơ bản về cấu trúc, phân loại, vai trò của Glucid, Lipid, Protid, Enzym, Vitamin, hormon trong cơ thể, ý nghĩa của các chu trình thoái hóa

và tổng hợp các chất, nguyên nhân và hậu quả của những rối loạn chuyển hóa, mối liên quan giữa các con đường chuyển hóa và các cơ chế điều hòa chuyển hóa

9.17 Vi sinh Y học: 3 ĐVHT

Môn học này gồm 3 đơn vị học trình, 2 lý thuyết (30 tiết) và 1 thực hành (30 tiết) Sinh viên sẽ được học về các khái niệm cơ bản và thực hành được một số thao tác như: các đặc điểm vi sinh học và mối tương quan giữa vi sinh vật – cơ thể - môi trường chi phối sự gây bệnh, nguyên tắc chẩn đoán và phòng chống vi sinh vật gây bệnh, thực hành

Trang 19

được các phương pháp vô trùng và tiệt trùng, cách lấy được các bệnh phẩm, cách làm các tiêu bản xét nghiệm vi sinh trực tiếp, vận dụng được các kết quả xét nghiệm vi sinh vào chẩn đoán bệnh.

9.18 Ký sinh trùng Y học: 3 ĐVHT

Môn học này gồm 3 đơn vị học trình, 2 lý thuyết (30 tiết) và 1 thực hành (30 tiết) Sinh viên sẽ được học về các khái niệm cơ bản và thực hành được một số thao tác như: những đặc điểm sinh học, hình thể, sinh lý, sinh thái và chu kỳ phát triển của các loài ký sinh trùng chủ yếu ở Việt Nam, các đặc điểm dịch tễ các bệnh KST ở Việt Nam, đặc điểm bệnh học và tác hại do KST, các phương pháp chẩn đoán bệnh KST, các nguyên tắc điều trị cá thể, điều trị cộng đồng và kể một số thuốc thường dùng trong điều trị bệnh KST, các nguyên tắc và biện pháp phòng chống nhiễm KST, thực hành chẩn đoán định hướng một số bệnh KST, những chỉ định và phân tích được các xét nghiệm chẩn đoán KST, thực hành lấy, bảo quản và vận chuyển đúng nguyên tắc một số bệnh phẩm thông thường, thực hành một số xét nghiệm thường qui chẩn đoán KST, tư vấn cho cá nhân và cộng đồng phòng chống KST

9.19 Giải phẫu bệnh: 3 ĐVHT

Môn học này gồm 3 đơn vị học trình, 2 lý thuyết (30 tiết) và 1 thực hành (30 tiết) Sinh viên sẽ được học về các khái niệm, các kiến thức cơ bản về những hình thái của tế bào và mô trong quá trình bệnh lý, các mối quan hệ giữa hình thái học và chức năng trong việc phân tích những biểu hiện lâm sàng của bệnh, và thực hành xem một số tiêu bản bệnh lý điển hình về hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu, hệ sinh dục, hệ cơ xương khớp,

hệ máu và bạch huyết, hệ thống da và hệ nội tiết

9.20 Sinh lý bệnh và miễn dịch học: 5 ĐVHT

Môn học này gồm 5 đơn vị học trình, gồm 3 lý thuyết và 2 thực hành Sinh viên sẽ được học về những khái niệm cơ bản về các quy luật hoạt động, các rối loạn chức năng của cơ thể bệnh trong từng bệnh lý cụ thể, trong các quá trình bệnh lý điển hình và trong bệnh lý nói chung, thực hành vận dụng kiến thức sinh lý bệnh học để giải thích về cơ chế bệnh sinh của từng triệu chứng bệnh, của từng bệnh lý cụ thể, từ đó đưa ra được phát đồ điều trị thích hợp đối với từng triệu chứng, bệnh lý và thực hành về rối loạn chuyển hóa muối nước, rối loạn cấu tạo máu và thí nghiệm về quá trình viêm và về sinh lý bệnh tuần hoàn, hô hấp, gan mật, tiêu hóa, tiết niệu, nội tiết và thần kinh và thực hành thí nghiệm về các rối loạn tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa và tiết niệu cũng như những kiến thức về miễn dịch học đại cương, hệ thống cơ quan miễn dịch, kháng nguyên và các phân tử nhận biết kháng nguyên (KN), kháng thể (KT), hệ thống bổ thể, sự kết hợp KN – KT và ứng dụng,

sự kiểm soát và điều hòa miễn dịch, thực hành thí nghiệm về kiểm soát và điều hòa miễn dịch

9.21 Dược lý: 4 ĐVHT

Môn học này gồm 4 đơn vị học trình, 3 lý thuyết (45 tiết) và 1 thực hành (30 tiết) Sinh viên sẽ được học lý thuyết về dược lý học đại cương - ý nghĩa và diễn biến của quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ của thuốc, cơ chế, các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc và sự tương tác thuốc trong cơ thể, lý thuyết về tác dụng và cơ chế tác động, dược động học, những chỉ định, chống chỉ định, tương tác thuốc, tác dụng phụ, liều lượng và cách dùng của các thuốc điển hình trong mỗi nhóm như: thuốc tác động trên

hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh thực vật, thuốc kháng histamin, thuốc kháng viêm không steroid, thuốc tác động trên hệ tim mạch, hormon thực hành thử nghiệm về các

Trang 20

đường đưa thuốc vào cơ thể, phát hiện tác động kích ứng da, tác động đối kháng giữa 2 dược phẩm, sự tương tác giữa 2 dược phẩm, sự tác động của một số thuốc.

9.22 Phẫu thuật thực hành: 2 ĐVHT

Môn học này gồm 2 đơn vị học trình, 1 lý thuyết (15 tiết) và 1 thực hành (30 tiết) Sinh viên sẽ được học lý thuyết về các kỹ thuật phẫu thuật cơ bản trong điều trị ngoại khoa, thực hành các thao tác trong phẫu thuật và các thủ thuật cơ bản như: cầm máu, mở khí quản, dẫn lưu màng phổi, mở thông dạ dày, bộc lộ tĩnh mạch

9.23 Chẩn đoán hình ảnh: 3 ĐVHT

Môn học này gồm 3 đơn vị học trình, 2 lý thuyết (30 tiết) và 1 thực hành (45 tiết) Sinh viên sẽ được học lý thuyết về những nguyên lý và kỹ thuật tạo hình của các kỹ thuật tạo hình y học: x - quang, siêu âm, cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ, y học hạt nhân, những ứng dụng, thuận lợi và hạn chế của từng chuyên ngành chẩn đoán hình ảnh trong y học, thực hành lâm sàng chẩn đoán các bệnh phổ biến, thường gặp và điển hình trên x - quang, siêu âm, cắt lớp vi tính

9.24 Dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm: 2 ĐVHT

Môn học này gồm 2 đơn vị học trình lý thuyết (30 tiết) Sinh viên sẽ được học về khoa học dinh dưỡng và khoa học thực phẩm để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho các đối tượng ở cộng đồng Sinh viên sẽ vận dụng được các kiến thức đánh giá và giám sát dinh dưỡng trong theo dõi và phát hiện những vấn đề dinh dưỡng ở cộng đồng và các kiến thức

về vệ sinh an toàn thực phẩm trong việc tổ chức quản lý vệ sinh thực phẩm, ăn uống công cộng và phòng chống ngộ độc thực phẩm

9.25 Điều dưỡng cơ bản: 2 ĐVHT

Môn học này gồm 2 đơn vị học trình, 1 lý thuyết (15 tiết) và 1 thực hành (45 tiết) Sinh viên sẽ được học lý thuyết về những chức năng, nhiệm vụ và quy trình điều dưỡng, những nhu cầu người bệnh và cách lập kế hoạch chăm sóc, thực hiện các thao tác cơ bản trong chăm sóc và điều trị người bệnh

9.26 Sức khỏe môi trường/ bệnh nghề nghiệp: 3 ĐVHT

Môn học này gồm 3 đơn vị học trình, 3 lý thuyết (45 tiết) Sinh viên sẽ được học các định nghĩa và khái niệm về các yếu tố môi trường ảnh hưởng lên sức khoẻ, các vấn đề sức khoẻ môi trường tại một số cơ sở đặc biệt như trường học, bệnh viện, môi trường đô thị, và các biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường Giới thiệu về các yếu tố nguy cơ trong sản xuất, trình bày được ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ có trong lao động tới sức khoẻ người lao động và các giải pháp cải thiện điều kiện lao động và phòng chống tai nạn lao động

9.27 Dịch tễ học: 4 ĐVHT

Môn học này gồm 4 đơn vị học trình, 4 lý thuyết (60 tiết) Sinh viên sẽ được học

về các khái niệm và nguyên lý cơ bản của dịch tễ học, cách tính toán được các chỉ số sức khoẻ chủ yếu của cộng đồng, các thiết kế nghiên cứu dịch tễ học, cách xác định yếu tố nguy cơ phát triển của bệnh và trình bầy được cách đánh giá một chương trình can thiệp

9.28 Giáo dục và nâng cao sức khỏe: 2 ĐVHT

Môn học này gồm 2 đơn vị học trình lý thuyết (30 tiết) Sinh viên sẽ được học các khái niệm về truyền thông giáo dục sức khoẻ, khái niệm nâng cao sức khoẻ, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe và quá trình thay đổi hành vi sức khỏe, các phương pháp, phương tiện truyền thông giáo dục sức khoẻ Phân tích được vai trò của truyền

Trang 21

thông giáo dục sức khoẻ và nâng cao sức khỏe trong công tác chăm sóc sức khỏe, và lập được kế hoạch truyền thông GDSK cho một chương trình TT- GDSK cụ thể.

9.30 Nội cơ sở: 3 ĐVHT

Nội cơ sở I: gồm 3 đơn vị học trình, 2 lý thuyết (30 tiết) và 1 thực hành (45 tiết) Sinh viên sẽ được học và thực tập tại bệnh viện để nhận biết các triệu chứng lâm sàng thường gặp của bệnh lý hệ tim mạch, nội tiết, vận động, tiêu hóa, hệ hô hấp, huyết học, khám một cách hệ thống bệnh các cơ quan khám một cách hệ thống bệnh các cơ quan, chỉ định và phân tích được những cận lâm sàng cơ bản

9.31 Ngoại cơ sở : 3 ĐVHT

Ngoại cơ sở I gồm 3 đơn vị học trình, 2 lý thuyết (30 tiết) và 1 thực hành (45 tiết) Sinh viên sẽ được học về những kiến thức và thực hành làm bệnh án ngoại khoa, nhận biết các triệu chứng lâm sàng ngoại khoa thường gặp, thực hành khám ngoại khoa các cơ quan, tập hợp các triệu chứng thành hội chứng, thực hành vô khuẩn và tiệt khuẩn trong ngoại khoa, làm một số thủ thuật và tiểu phẫu thuật đơn giản

9.32 Nội bệnh lý I, II: 10 ĐVHT

Nội bệnh lý I gồm 5 đơn vị học trình, 3 lý thuyết (45 tiết) và 2 thực hành (90 tiết) Sinh viên sẽ được học và thực hành lâm sàng về cơ chế bệnh sinh, triệu chứng lâm sàng của bệnh, chỉ định những cận lâm sàng cơ bản để chẩn đoán một số bệnh lý hệ tim mạch, vận động, nội tiết, huyết học, hệ thận – tiết niệu, tiêu hóa, hô hấp

Nội bệnh lý II gồm 5 đơn vị học trình, 3 lý thuyết (45 tiết) và 2 thực hành (90 tiết) Sinh viên sẽ được học và thực hành lâm sàng về cơ chế bệnh sinh, triệu chứng lâm sàng của bệnh, chỉ định những cận lâm sàng cơ bản để chẩn đoán một số bệnh bệnh cấp cứu trong nội khoa và nguyên tắc cơ bản điều trị bệnh nội khoa thường gặp, ra y lệnh điều trị

cơ bản cho từng bệnh cụ thể, cách phòng bệnh và dự phòng biến chứng

9.33 Ngoại bệnh lý I, II: 9 ĐVHT

Ngoại bệnh lý I gồm 5 đơn vị học trình, 3 lý thuyết (45 tiết) và 2 thực hành (90 tiết) Sinh viên sẽ được học và thực hành lâm sàng về các đặc điểm dịch tễ, tổn thương giải phẫu bệnh lý, các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán một số cấp cứu ngoại khoa và bệnh lý thường gặp về bụng ngoại khoa, bệnh lý ngoại khoa về gan mật và ngoại mạch máu và lồng ngực, ngoại niệu và ngoại thần kinh, sơ cứu một số cấp cứu ngoại khoa, đề xuất chuyển sớm và đúng tuyến điều trị, thực hành một số thủ thuật và tiểu phẩu đơn giản, thực hiện một số vấn đề truyền thông giáo dục phòng bệnh ngoại khoa

Ngoại bệnh lý II gồm 4 đơn vị học trình, 2 lý thuyết (30 tiết) và 2 thực hành (90 tiết) Sinh viên sẽ được học và thực hành lâm sàng về các đặc điểm dịch tễ, tổn thương giải phẫu bệnh lý, các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán một số cấp cứu ngoại khoa và bệnh lý thường gặp về chuyên ngành, sơ cứu một số cấp cứu ngoại khoa và ngoại chấn thương và chuyên ngành bỏng, sơ cứu một số cấp cứu ngoại khoa, đề xuất chuyển sớm và đúng tuyến điều trị, thực hành một số thủ thuật và tiểu phẩu đơn giản, thực hiện một số vấn đề truyền thông giáo dục phòng bệnh ngoại khoa

Trang 22

9.34 Phụ sản I, II: 9 ĐVHT

Phụ sản I gồm 5 đơn vị học trình, 3 lý thuyết (45 tiết) và 2 thực hành (90 tiết) Sinh viên sẽ được học và thực hành lâm sàng về những vấn đề cơ bản của sản phụ khoa cơ sở, các bước khám thai và chăm sóc thai nghén, thực hành những kỹ năng cơ bản trong khám

và phát hiện các triệu chứng học sản phụ khoa

Phụ sản II gồm 4 đơn vị học trình, 2 lý thuyết (30 tiết) và 2 thực hành (90 tiết) Sinh viên sẽ được học và thực hành lâm sàng về chẩn đoán và xử trí được các trường hợp sinh đẻ khó khăn, chẩn đoán và xử trí được các cấp cứu chảy máu trong sản khoa, thực hành một số thăm dò sản khoa cơ bản, kế hoạch hóa gia đình

9.35 Nhi khoa I, II: 9 ĐVHT

Nhi khoa I gồm 5 đơn vị học trình, 3 lý thuyết (45 tiết) và 2 thực hành (90 tiết) Sinh viên sẽ được học những vấn đề về chăm sóc sức khỏe trẻ em hiện nay, các giai đoạn phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ em, thực hành chẩn đoán, xử trí và dự phòng các bệnh thông thường của trẻ em như: bệnh suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A, D, tiêu chảy cấp và bệnh lý đường hô hấp, tư vấn về chăm sóc sức khỏe trẻ em, nhi xã hội

Nhi khoa II gồm 4 đơn vị học trình, 2 lý thuyết (30 tiết) và 2 thực hành (90 tiết) Sinh viên sẽ được học những vấn đề về thực hành chẩn đoán, xử trí và dự phòng các bệnh

ở trẻ em như bệnh lý tim mạch, tiết niệu và các bệnh lý ở trẻ sơ sinh IMCI, thực hành chẩn đoán, xử trí và dự phòng các bệnh lý nhiễm, ngộ độc và các bệnh lý về huyết học

9.36 Truyền nhiễm: 4 ĐVHT

Môn học này gồm 4 đơn vị học trình, 3 lý thuyết (45 tiết) và 1 thực hành (45 tiết) Sinh viên sẽ được học lý thuyết và thực hành lâm sàng về chẩn đoán và xử trí một số bệnh truyền nhiễm thông thường, phát hiện các thể nặng trong các bệnh truyền nhiễm để chuyển lên tuyến trên kịp thời, hướng dẫn cách phòng các bệnh truyền nhiễm gây dịch cho cộng đồng

9.37 Y học cổ truyền: 4 ĐVHT

Môn học này gồm 4 đơn vị học trình, 2 lý thuyết (30 tiết) và 2 thực hành (90 tiết) Sinh viên sẽ được học những nội dung cơ bản của một số học thuyết YHCT, những nguyên tắc cơ bản về chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh theo YHCT, thực hành chẩn đoán

và chữa một số bệnh thông thường bằng YHCT tại tuyến y tế cơ sở, làm các thủ thuật xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu

9.38 Lao và bệnh phổi: 3 ĐVHT

Môn học này gồm 3 đơn vị học trình, 2 lý thuyết (30 tiết) và 1 thực hành (45 tiết) Sinh viên sẽ được học về nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh bệnh lao, thực hành chẩn đoán được các thể bệnh lao thông thường, xử trí được các cấp cứu trong bệnh lao, điều trị các thể bệnh lao thông thường, tư vấn các biện pháp phòng bệnh lao, thực hành phân tích hình ảnh x-quang phổi, phân tích kết quả sinh học, tế bào của dịch màng phổi, phân tích một xét nghiệm vi trùng học, tham gia vào các hoạt động của chương trình chống lao quốc gia

9.39 Răng hàm mặt: 3 ĐVHT

Môn học này gồm 3 đơn vị học trình, 2 lý thuyết (30 tiết) và 1 thực hành (45 tiết)

Sinh viên sẽ được học về tình trạng sinh lý và bệnh lý vùng miệng, thực hiện các khâu của

quá trình khám vùng miệng – hàm mặt, chẩn đoán các bệnh viêm nhiễm và các nang thông thường vùng miệng, phát hiện sớm các tổn thương tiền ung thư, ung thư để có hướng xử trí thích hợp, nhận diện các biểu hiện của bệnh hệ thống có ảnh hưởng trên vùng miệng

Trang 23

9.40 Tai mũi họng: 3 ĐVHT

Môn học này gồm 3 đơn vị học trình, 2 lý thuyết (30 tiết) và 1 thực hành (45 tiết)

Sinh viên sẽ được học về vai trò và mối quan hệ TMH với bệnh học chung, thực hành sử

dụng các phương tiện thông thường đề thăm khám và điều trị bệnh TMH, chẩn đoán và

xử trí một số bệnh TMH thông thường, chẩn đoán định hướng và xử trí bước đầu một số bệnh TMH để gởi đến tuyến chuyên khoa kịp thời, tư vấn cho cộng đồng các biện pháp bảo vệ và phòng tránh bệnh TMH

9.41 Mắt: 3 ĐVHT

Môn học này gồm 3 đơn vị học trình, 2 lý thuyết (30 tiết) và 1 thực hành (45 tiết) Sinh viên sẽ được học và thực hành khám chẩn đoán một số bệnh thường gặp về mắt, chẩn đoán và xử trí bước đầu một số cấp cứu nhãn khoa, và kịp thời chuyển đến tuyến chuyên khoa, tư vấn và giáo dục cộng đồng các biện pháp bảo vệ và phòng bệnh mắt

9.42 Da liễu: 3 ĐVHT

Môn học này gồm 3 đơn vị học trình, 2 lý thuyết (30 tiết) và 1 thực tập lâm sàng (45 tiết) Sinh viên được học về những kiến thức cơ bản của chuyên ngành da liễu như: các tổn thương cơ bản, triệu chứng học, cách chẩn đoán và điều trị ban đầu, cũng như các phương pháp phòng chóng và tư vấn về các bệnh lý da thường gặp, bệnh lý lây lan qua đường tình dục và bệnh phong

9.43 Phục hồi chức năng: 3 ĐVHT

Môn học này gồm 3 đơn vị học trình, 2 lý thuyết (30 tiết) và 1 thực hành (45 tiết) Sinh viên sẽ được học về quá trình tàn tật và các biện pháp phòng ngừa, áp dụng các phương thức VLTL – PHCN thông thường trong công tác chăm sóc người bệnh, người khuyết tật, tư vấn cho người bệnh và người khuyết tật cách tập luyện và phục hồi chức năng, tư vấn cho cộng đồng về thái độ ứng xử với người khuyết tật, thực hành khám và lượng giá được những khuyết tật trên bệnh nhân, sử dụng một số phương thức VLTL – PHCN thông dụng để chăm sóc bệnh nhân

9.46 Ung thư đại cương: 2 ĐVHT

Môn học này gồm 2 đơn vị học trình, 1 lý thuyết (15 tiết) và 1 thực hành lâm sàng (45 tiết) Sinh viên được học về các yếu tố nguy cơ gây ung thư và biện pháp dự phòng, các phương pháp chẩn đoán và điều trị ung thư, các phương pháp phát hiện sớm ung thư thường gặp, thực hành khám phát hiện các triệu chứng và chẩn đoán lâm sàng một số ung thư thường gặp

9.47 Pháp y: 2 ĐVHT

Môn học này gồm 2 đơn vị học trình, 1 lý thuyết (15 tiết) và 1 thực hành (45 tiết) Sinh viên được học về định nghĩa, khái niệm môn học, mối quan hệ giữa y học và pháp

Trang 24

luật, bước đầu hình thành ý thức tuân thủ pháp luật trong khi hành nghề y, ý nghĩa phục vụ công dân, phục vụ xã hội của môn học.

9.48 Chương trình y tế quốc gia: 2 ĐVHT

Môn học này gồm 2 đơn vị học trình lý thuyết (30 tiết) Sinh viên được học khái quát kết quả đạt được các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2001 – 2005 và các chưong trình mục tiêu y tế quốc giai đoạn 2005 – 2010, và nôi dung chiến lược cụ thể của mỗi chương trình y tế quốc gia hiện nay

9.49 Các vấn đề dân số bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em – sức khỏe sinh sản: 2

hệ thống tổ chức, chức năng nhiệm vụ mạng lưới y tế Việt Nam từ trung ương đến địa phương và mối quan hệ giữa ngành y tế với các ngành liên quan trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân Trình bày được các nguyên lý cơ bản về quản lý y tế, lập kế hoạch, tổ chức điều hành, theo dõi, giám sát và đánh giá các hoạt động/ chương trình y học dự phòng

9.52 Y học thảm họa: 1 ĐVHT

Môn học này gồm 1 đơn vị học trình lý thuyết (30 tiết) Môn học này giới thiệu cho sinh viên về một số thảm họa có thể gặp, cách tổ chức, dự phòng, giảm nhẹ và khắc phục thảm họa trong lĩnh vực y tế Trên cơ sở các kiến thực cơ bản về môi trường và tổ chức quản lý sinh viên đã học, hướng dẫn sinh viên cách tổ chức xử trí, can thiệp ban đầu trong các loại thảm họa

9.53 Huấn luyện kỹ năng I, II : 5 ĐVHT

Huấn luyện kỹ năng I gồm 3 đơn vị học trình thực hành (90 tiết)

Huấn luyện kỹ năng II gồm 2 đơn vị học trình thực hành (60 tiết)

Sinh viên sẽ được thực hành thuần thục các kỹ năng điều dưỡng cơ bản, thiết lập mối quan hệ tốt giữa bệnh nhân và thầy thuốc qua sử dụng kỹ năng giao tiếp thích hợp giúp cho việc thu thập thông tin được thuận lợi cũng như tăng cường sự tuân thủ của bệnh nhân, khai thác bệnh sử một cách hệ thống đầy đủ các bệnh tật của từng cá thể khác nhau, thực hiện khám các hệ thống cơ quan với các phương pháp và kỹ thuật chuẩn, đánh giá cấu trúc và chức năng bình thường của cơ thể và phát hiện các bất thường một cách tương đối dễ dàng, phân tích các triệu chứng cơ năng, thực thể và đưa ra giả thiết chẩn đoán

Trang 25

thích hợp, thực hành tthủ thuật chẩn đoán mà một bác sĩ đa khoa phải thực hiện trong cấp cứu trong điều kiện thiếu sự hỗ trợ của các kỹ thuật xét nghiệm.

9.54 Phương pháp nghiên cứu khoa học: 1 ĐVHT

Môn học này gồm 1 đơn vị học trình lý thuyết (15 tiết) Giới thiệu cho sinh viên khái niệm cơ bản về khoa học và nghiên cứu khoa học trong y tê, các phương pháp nghiên cứu, phưong pháp chọn mẫu và cách tinh cỡ mẫu, xử lý và phân tích số liệu nghiên cứu

Áp dụng các kiến thức về phương pháp nghiên cứ khoa học để xây dựng đề cương nghiên cứu và viêt một báo cáo khoa học

9.55 Nguyên lý y học gia đình: 1 ĐVHT

Môn học này gồm 1 đơn vị học trình lý thuyết (30 tiết) Sinh viên được học về các nguyên tắc cơ bản của y học gia đình trong chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân, các biện pháp căn bản trong chăm sóc ban đầu theo định hướng cộng đồng, ứng dụng các nguyên lý y học gia đình vào công tác điều trị

và quản lý sức khỏe cho nhân dân

10 Danh sách đội ngũ giảng viên thực hiện chương trình:

10.1 Danh sách giảng viên cơ hữu:

Trang 26

27 Phạm Việt Mỹ 1978 Bác sĩ Giải phẫu

Trang 27

70 Lê Thanh Hùng 1961 Chuyên khoa 2 Ngoại

Trang 28

113 Võ Châu Quỳnh Anh 1985 Bác sĩ Sản

Trang 29

156 Trương Bá Nhẫn 1956 Bác sĩ Y học gia đình

Trang 30

10.2 Danh sách giảng viên thỉnh giảng:

Trang 32

32 Nguyễn Thị Minh Thy Huyết học CKI ĐKTW

Trang 34

11 Cơ sở vật chất phục vụ học tập:

11.1 Phòng thí nghiệm và hệ thống thiết bị thí nghiệm chính và các bệnh viện thực hành:

 Phòng thí nghiệm, thực tập: 7 phòng, trong đó Giải Phẫu: 2 phòng, Mô

phôi, Giải phẫu bệnh: 1 phòng, Sinh hóa: 1 phòng, Vi sinh, Ký sinh trùng: 1 phòng, Sinh lý bệnh: 1 phòng, Sinh lý: 1 phòng

 Thiết bị thí nghiệm, giảng dạy:

Bộ môn Vi sinh

Tủ hote vô trùng

Tủ bảo quản mẫu - ET736/EX

Bộ môn Giải phẫu

MH Giải phẩu Ctạo thận,3P

MH gan mật,bàng quang, lách tuỵ

MH tim cơ bản hai phần

MH cấu trúc bên trong của tim

MH Ctạo khung chậu nữ

MH Ctạo khung chậu nam 2P

MH Ctạo khung chậu nữ 5P

Bộ môn Sinh hóa

Máy lắc trộn ống nghiệm - Vortexer

Trang 35

Máy XN sinh hoá HERA

(máy phân tích sinh hoá bán tự động

Kính hiển vi hai thị kính 5 cái

Bộ môn sinh lý

Máy chiếu phim hiệu KODAK M.5020

Kính hiển vi CX31 Olympus 9 cái

Cân phân tích - TE 214S

Máy đông máu bốn kênh

Máy XN Sinh hoá LENA

(máy đo tốc độ lắng máu)

Máy đo điện tim 12 kênh

Máy phân tích huyết học tự động 18

thông số

Máy đo mật độ xương bằng tia X

Bộ môn sinh lý bệnh – miễn dịch

Kính hiển vi Cx31- Olympus 5 cái

Bể điện di ngang nhỏ Code 80-6052-45

Máy cất nước 2 lần A4000D

Bể cách thuỷ WNB 14 + L1

Kính hiển vi 2 thị kính 4 cái

 Các bệnh viện thực hành:

 Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ

 Bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ

 Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ

 Bệnh viện Y học cổ truyền Cần Thơ

 Bệnh viện Mắt - Răng hàm Mặt Cần Thơ

 Bệnh viện Da Liễu Cần Thơ

 Bệnh viện Tai mũi họng Cần Thơ

 Trung tâm Lao và Bệnh phổi Cần Thơ

 Trung tâm Huyết Học và truyền máu Cần Thơ

 Các bệnh viện Đa khoa Tỉnh: Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Tiền Giang, Kiên Giang

 Các phường xã trong địa bàn Thàn phố Cần Thơ

11.2 Thư viện:

Thư viện trường:

- Sách: hiện có hơn 6500 quyển sách giáo khoa cho sinh viên tham khảo về 3000 chuyên đề

- Thư viện đang không ngừng bổ sung nhiều sách chuyên ngành mới để phục vụ cho nhu cầu học tập nghiên cứu ngày cang cao của sinh viên

- Máy vi tính: 04 máy có kết nối internet để sinh viên sử dụng

Khoa hiện chưa có thư viện riêng nhưng mỗi bộ môn đề có tủ sách chuyên khoa riêng

Trang 36

11.3 Giáo trình, tập bài giảng:

*Tài liệu học tập:

STT Tên giáo trình Tên tác giả Nhà xuất bản

sinh hoá

Thơ

dược lâm sàng - khoa dược

Trường ĐH Y Dược Cần Thơ

Trang 37

STT Tên giáo trình, tập bài giảng Tên tác giả Nhà xuất

bản

Năm xuất bản

Hà Nội

2005

& 2

Nguyễn Quang Quyền

2006

Trang 38

Dược Hồ Chí Minh

-Trương Mộc Lợi -

1988

Trang 39

* Tài liệu tham khảo tiếng Anh:

STT Tên giáo trình, tập bài giảng Tên tác giả Nhà xuất bản

Năm xuất bản

University Press

2000

ström

Cambridge University Press

Trang 40

6 AHFS Drug information 1996

Medicine

2000

liver disease, 5th edition

2004

edition , Williams and Wilkins

Kaplan H.I Sadock BJ

1991

Press Boca London – New York

– Wasington D.C

Ngày đăng: 09/08/2014, 12:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG TỔNG HỢP KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO TRONG TOÀN KHÓA HỌC - Chương trình đào tạo y học pot
BẢNG TỔNG HỢP KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO TRONG TOÀN KHÓA HỌC (Trang 10)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w