III. Chi phí lao động
1. Tổng giá trị sản xuất (GO) 1000đ 5427,65 6279,5 6367,8 6024,98 Giá trị sản phẩm chính1000đ4900540056005266,
2.4.1. Định hướng chung về phát triển chăn nuôi lợn thịt của xã
Căn cứ vào thực trạng phát triển của đàn lợn xã Ngọc lũ , mục tiêu phát triển đàn lợn theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội từ nay đến năm 2015 của xã. Trên cơ sở định hướng và mục tiêu phát triển chăn nuôi lợn của cả nước, của tỉnh, của huyện Binh Lục và xã Ngọc lũ và căn cứ vào điều kiện thực tế (khả năng đất đai, lao động, khả năng đầu tư, nhịp độ phát triển nông nghịêp và phát triển chăn nuôi lợn, nhu cầu thị trường và xu thế tiêu dùng trong tương lai).
2.4.2.1. Mục tiêu chung
- Mục tiêu chung là phát triển chăn nuôi lợn, đặc biệt là chăn nuôi lợn thịt đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu sản phẩm thịt của thị trường với sản lượng và chất lượng ngày càng cao, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
- Đưa chăn nuôi lợn của xã lên là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp, gắn sản xuất với tập trung lưu thông và chế biến.
- Mở rộng quy mô chăn nuôi với con giống chủ lực là lợn thịt hướng nạc, tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quy trình chăn nuôi.
2.4.2.2. Các căn cứ trong phát triển chăn nuôi lợn thịt
Căn cứ theo phương hướng phát triển của ngành chăn nuôi giai đoạn 2011 -2015: Tiếp tục đầu tư, phát triển ngành chăn nuôi hàng hoá công nghệ tiên tiến chất lượng và hiệu quả, đảm bảo sự phát triển bền vững. Xây dựng các khu chăn nuôi ra xa khu dân cư, gắn với việc xây dựng vùng an toàn dịch bệnh và xây dựng hệ thống giết mổ, tiêu thụ sản phẩm đảm bảo vệ sinh môi trường sinh thái, an toàn vệ sinh thực phẩm và sức khoẻ cộng đồng.
* Căn cứ vào yêu cầu nâng cao thu nhập cho hộ nông dân
Qua nghiên cứu, cho thấy để nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt cần phát triển phương thức chăn nuôi công nghiệp với quy mô lớn. * Căn cứ vào sự cạnh tranh gay gắt trong quá trình hội nhập
Việt Nam gia nhập WTO, bên cạnh những thuận lợi người chăn nuôi sẽ đối mặt với bao khó khăn thách thức. Chúng ta có thể tiếp cận thị trường thế giới, được lợi từ việc tiếp thu công nghệ nhằm tăng năng suất nhưng cũng đồng nghĩa với những khó khăn như yêu cầu về chất lượng thịt (tỷ lệ nạc, không dịch bệnh, không dư chất độc hại), đồng thời phải hạ giá thành. Với mục đích sớm hạ giá thành thức ăn chăn nuôi, Chính phủ đã có kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu ngô, đậu tương để đáp ứng nhu cầu sản xuất thức ăn chăn nuôi. Sẽ đầu tư nghiên cứu công nghệ sản xuất hoá dược, khoáng vi lượng, vi sinh, công nghệ sinh học, tạo nguồn nguyên liệu thức ăn bổ sung trong nước.
2.4.3 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt
* Giải pháp về vốn
Hầu hết các hộ nông dân được điều tra đều khẳng định rằng vốn là khâu quan trọng và là tiền đề cho việc quyết định mở rộng quy mô chăn nuôi theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp. Thực tế, hiện nay việc cho vay vốn của các ngân hàng không còn khó khăn, các thủ tục vay đơn giản hơn rất nhiều nhưng số tiền ngân hàng cho vay còn rất ít và với thời gian vay ngắn. Cộng thêm khó khăn là các hộ có tài sản thế chấp rất nhỏ so với nhu cầu vay của ngân hàng. Nên hầu hết các hộ chăn nuôi lợn thịt theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp với quy mô lớn đều phải mua chịu giống và thức ăn với lãi suất cao.Vì vậy, để tạo điều kiện tốt cho các hộ mở rộng quy mô chăn nuôi, chúng tôi có đề nghị một số giải pháp sau:
- Thực hiện tốt chính sách cho vay vốn, cho hộ nông dân vay với số lượng phù hợp với phương án kinh doanh của hộ và thời gian vay dài hơn (nhiều hơn 1 năm), tài sản thế chấp của các hộ vay chăn nuôi bằng1/3 lượng vốn xin vay để đầu tư vào sản xuất.
- Tiếp tục phát huy vai trò của các đoàn thể như quỹ hội phụ nữ, quỹ hội nông dân…tại địa phương để góp vốn sản xuất.
- Tổ chức thành lập các hiệp hội chăn nuôi nhằm hỗ trợ vốn cho nhau cùng phát triển sản xuất.
- Tăng cường mối liên kết giữa người chăn nuôi với các thành phần có liên quan đến sản phẩm của ngành chăn nuôi như xin ký hợp đồng bao tiêu nguyên liệu chăn nuôi của các công ty thức ăn gia súc hoặc hợp đồng cung cấp sản phẩm cho các tổ chức cá nhân có nhu cầu (hộ có nhu cầu giết mổ, nhà máy chế biến,…) nhằm huy động vốn vào sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao đồng thời đảm bảo được đầu ra của sản phẩm.
* Giải pháp về giống
Hiện nay, thị trường cung cấp giống rất phong phú với các giống lợn như lợn thịt hướng nạc, lợn lai kinh tế,…có nguồn gốc xuất xứ khác nhau từ các trang trại chăn nuôi trong vùng, do các thương nhân buôn bán trong và ngoài huyện, giống từ công ty giống Trung Ương, từ trung tâm giống của huyện… tuy nhiên việc lựa chọn xác định giống lợn nuôi rất khó khăn với người chăn nuôi. Để khắc phục vấn đề này, chúng tôi đề ra một số giải pháp nhằm cung cấp giống chất lượng và có nguồn gốc rõ ràng, theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 4.2 Nguồn cung cấp giống
- Đối với các trung tâm giống, viện nghiên cứu: cần đưa các giống có chất lượng cao, có cơ sở khoa học, tạo điều kiện tốt cho việc hỗ trợ mua bán của các tổ chức cá nhân.
- Đối với cấp huyện, xã là nơi trung gian tiếp cận cho cán bộ, tạo điều kiện tốt cho các hộ lựa chọn giống tốt có hiệu quả kinh tế cao.
- Với các hộ nông dân: phải nhạy bén, năng động, học hỏi, thông tin cho nhau, mua giống tốt rõ nguồn gốc trên thị trường tạo điều kiện khuyến khích chăn nuôi phát triển .
* Giải pháp về thức ăn
Công ty giống, trung tâm giống Trung Ương
Trung tâm giống cơ sở
Trung tâm giống địa phương
Hộ nuôi lợn
thịt Hộ nuôi lợn nái Hộ nuôi lợn thịt
Thức ăn là yếu tố quan trọng trong chăn nuôi lợn thịt. Chi phí thức ăn chiếm khoảng trên 60 % tổng chi phí. Vì vậy, giảm chi phí thức ăn, bình ổn giá thức ăn chăn nuôi là biện pháp chủ yếu nhằm giảm giá thành sản phẩm, làm tăng hiệu quả chăn nuôi. Giải pháp tốt về thức ăn nhằm đáp ứng nhu cầu thức ăn chăn nuôi đảm bảo chất lượng tốt với giá thành hạ, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.
* Giải pháp về thú y và phòng dịch bệnh
- Tiêm phòng các loại bệnh thường gặp theo độ tuổi của vật nuôi thông qua sự vận động của cán bộ khuyến nông cơ sở và ý thức của chính hộ chăn nuôi, nhất là các loại bệnh nguy hiểm: lở mồm long móng, dịch lợn tai xanh…
- Tăng cường công tác bồi dưỡng, nâng cao hiểu biết cho hộ chăn nuôi đảm bảo chăn nuôi có hiệu quả.
* Giải pháp về thông tin
Để các hộ nông dân phát triển sản xuất, vấn đề thông tin về giá cả đầu vào, đầu ra, khoa học kỹ thuật, vấn đề dịch bệnh nhằm giúp các hộ có thêm thông tin về thị trường và định hướng trong sản xuất.
- Tổ chức thành lập các nhóm hộ nông dân sản xuất giỏi cho đi tham quan, giới thiệu mô hình chăn nuôi tiên tiến để các hộ học hỏi kinh nghiệm và tích luỹ kiến thức phục vụ cho chăn nuôi của gia đình.
* Giải pháp về xây dựng tổ hợp tác trong chăn nuôi
Để chống ép giá giải quyết vấn đề về vốn, kỹ thuật cho chăn nuôi cũng như vấn đề về tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi chúng ta có thể xây dựng các tổ hợp tác chăn nuôi như sau:
Tổ hợp tác chăn nuôi lợn nái, lợn thịt, lợn con cũng như giữa công ty thức ăn với hộ chăn nuôi lợn thịt.
Tổ hợp tác giữa công ty chế biến thực phẩm hoặc các công ty thực hiện xuất khẩu thịt lợn với các hộ nông dân.
Từ các tổ hợp tác này chúng ta có thể hỗ trợ nhau về vốn, giống, kỹ thuật chăn nuôi, đặc biệt thông qua các hình thức hợp tác này chúng ta có thể hình thành lên các hình thức tiêu thụ sản phẩm với quy mô lớn hơn và đem lại lợi nhuận cao hơn cho người chăn nuôi.