1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Nhận diện rủi ro trong đầu tư chứng khoán pdf

11 682 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 117,5 KB

Nội dung

Thật không may cho nhà đầu tư chứng khoán, khi vì một lý do nào đó, chứng khoán đã mua là của một công ty có tình trạng tài chính thiếu lành mạnh và triển vọng cung cấp các yếu tố đầu và

Trang 1

Nhận diện rủi ro trong đầu tư chứng khoán

Ai nắm được thông tin tốt hơn cả thì sẽ dễ dàng chiến thắng và giảm thiểu được nhiều rủi ro - Ảnh: TP.

14:38 (GMT+7) - Thứ Năm, 14/6/2007

Ngay cả những chứng khoán tốt nhất cũng có thể

không giữ vững được vị thế lâu dài trước sự biến động của thị trường

Bài viết của TS Nguyễn Minh Phong, Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển kinh

tế - xã hội Hà Nội.

Đã qua rồi những cơ hội ngắn ngủi và các ảo tưởng về kinh doanh chứng khoán đơn giản chỉ là mua chứng khoán vào, “đợi giá lên một chiều và khi cần tiền thì bán ra”.

Trong kinh tế thị trường, chẳng có hoạt động đầu tư kinh doanh nào lại không có rủi ro Lợi nhuận càng cao, rủi ro càng lớn Đầu tư chứng khoán cũng chịu tác động của quy luật này, nhưng ở mức sâu đậm và

đa diện hơn

Rủi ro do tính thanh khoản thấp

Tính thanh khoản thấp của chứng khoán mà nhà đầu tư đang sở hữu có thể do chứng khoán đó khó và thậm chí không thể bán được, hoặc không được phép bán hay chuyển nhượng nhằm thu hồi vốn đầu tư Thật không may cho nhà đầu tư chứng khoán, khi vì một lý do nào đó, chứng khoán đã mua là của một công ty có tình trạng tài chính thiếu lành mạnh và triển vọng cung cấp các yếu tố đầu vào, cũng như khả năng tiêu thụ sản phẩm thiếu hiệu quả vững chắc.

Thậm chí, chỉ cần một sự thay đổi nhân sự cấp cao trong công ty cũng có thể khiến giá chứng khoán đó sụt giảm Và rủi ro đối với nhà đầu tư sẽ là tối đa khi công ty phát hành chứng khoán bị phá sản và biến mất trên thương trường

Nhà đầu tư chứng khoán cũng có thể chịu rủi ro do “bỏ hết trứng vào một giỏ” Thậm chí, việc sở hữu thuần túy các cổ phiếu ưu đãi mà không được chuyển nhượng trong thời hạn nhất định (thường từ 3-5 năm) cũng có thể khiến nhà đầu tư gặp rủi ro, nhất là khi cần tiền để trả lãi vay ngân hàng hoặc muốn rút vốn về để đầu tư vào chỗ khác

Ngay cả những chứng khoán tốt nhất cũng có thể không giữ vững được vị thế lâu dài trước sự biến động của thị trường Điều này cũng đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư chứng khoán này có thể phải hứng chịu

cả hai thiệt hại dạng “khấu hao hữu hình” và “khấu hao vô hình” giá trị và tính thanh khoản của các chứng khoán đang nắm giữ

Rủi ro từ thông tin

Thật hiếm có hoạt động kinh doanh nào mà sự thành bại của nhà đầu tư lại đòi hỏi và gắn liền với yêu cầu

về tính đa dạng, tính hệ thống, toàn diện, cập nhật và chính xác của các thông tin có liên quan trực tiếp và gián tiếp như đầu tư chứng khoán

Chân dung nhà đầu tư chứng khoán điển hình là người luôn háo hức trước mọi tin đồn và hăng hái góp phần vào tin đồn; luôn cảnh giác đề phòng và cũng rất nhẹ dạ, cả tin; ranh ma và nhạy cảm; quen biết nhiều, nhưng không kết bạn thân với ai trong làng chứng khoán (!) Và trong số họ, ai nắm được thông tin tốt hơn cả thì sẽ dễ dàng chiến thắng và giảm thiểu được nhiều rủi ro

Nói cách khác, rủi ro trong kinh doanh chứng khoán có nguồn gốc rất sâu đậm từ số lượng và chất lượng

Trang 2

thông tin mà nhà đầu tư cần để làm cơ sở đưa ra các quyết định đầu tư Rủi ro luôn rình rập ở mọi nơi và nhà đầu tư sẽ phải trả giá sớm hay muộn, đắt hay rẻ, khi không nắm được các thông tin chính xác nhất, đầy đủ và kịp thời nhất liên quan đến môi trường đầu tư, chất lượng chứng khoán và tình hình thị

trường

Một báo cáo tài chính hoặc cáo bạch chưa được kiểm toán, thẩm định bởi các tổ chức độc lập, chuyên nghiệp, có uy tín và trình độ chuyên môn cao; một thông tin đến chậm hoặc bị cắt xén, không chính xác

về hoạt động kinh doanh của công ty phát hành cổ phiếu, về môi trường pháp lý và về các nhà đầu tư khác trên cùng “sân chơi”, hoặc đơn giản là về tình hình thời tiết hay dịch bệnh nào đó đều có thể gây ra thiệt hại khôn lường cho nhà đầu tư chứng khoán

Rủi ro từ các quy định và chất lượng dịch vụ của sàn giao dịch

Vì yêu cầu đặc thù đòi hỏi bắt buộc kinh doanh chứng khoán phải thông qua các tổ chức trung gian, môi giới, nên các nhà đầu tư có thể phải chịu nhiều rủi ro liên quan đến các quy định, quy trình nghiệp vụ và chất lượng dịch vụ của các tổ chức trung gian Điển hình là các rủi ro liên quan đến việc tổ chức khớp lệnh và phân lô giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán có tổ chức.

Việc khớp lệnh định kỳ gây rủi ro cho nhà đầu tư vì họ không thể hủy ngang lệnh đã đặt trước khi kết thúc phiên khớp lệnh, bất chấp những biến động mới bất lợi trên thị trường, nếu họ không muốn chịu phạt

về sự thay đổi quyết định này Khớp lệnh định kỳ có thể gây rủi ro cho nhà đầu tư vì dễ gây tình trạng cung - cầu ảo trên thị trường và cả tình trạng nghẽn mạch, quá tải hoặc phân biệt đối xử theo kiểu bỏ rơi nhà đầu tư nhỏ ở các sàn giao dịch

Tuy vậy, việc khớp lệnh định kỳ này cũng có thể tạo cơ hội để nhà đầu tư giảm bớt thiệt hại khi hủy lệnh

đã đặt sau khi khớp lệnh đối với các chứng khoán còn dư chưa xử lý hết trong phiên giao dịch gần nhất

mà họ tham dự

Trong khi đó, việc khớp lệnh liên tục, mặc dù cho phép các nhà đầu tư đặt lệnh thận trọng, chính xác hơn, được giải quyết nhu cầu mua - bán nhiều hơn, nhanh chóng, bình đẳng hơn và giảm thiểu tình trạng cung

- cầu ảo trên thị trường chứng khoán, song có thể gây rủi ro cho nhà đầu tư ở chỗ: khớp lệnh liên tục là giao dịch trên cơ sở khớp liên tục các lệnh mua- bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch, không phải chờ đến thời điểm định kỳ như kiểu khớp lệnh định kỳ

Trong nguyên tắc xử lý khớp lệnh liên tục này thì quyền ưu tiên luôn dành cho các lệnh mua có mức giá cao hơn và các lệnh bán có mức giá thấp hơn Trường hợp các lệnh mua và bán có đồng mức giá thì quyền ưu tiên sẽ dành cho lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước

Đến đây, rủi ro cho nhà đầu tư có thể xuất hiện theo hai cách: hoặc rủi ro vì lệnh mua - bán của họ bị nhập vào hệ thống chậm hơn so với các nhà đầu tư khác có lệnh tương tự nên không thực hiện được sớm hoặc hết các lệnh đã đặt; hoặc rủi ro vì họ buộc phải mua - bán bằng hết các chứng khoán đã đặt lệnh theo mức giá thị trường thời điểm hiện hành cao (khi mua vào) hoặc thấp hơn (khi bán ra) so với mức lệnh đã đặt

Rủi ro từ các chấn động thị trường

Các nhà đầu tư chứng khoán, nhất là các nhà đầu tư nhỏ, có thể phải gánh chịu nhiều rủi ro liên quan đến các chấn động thị trường trong nước hoặc nước ngoài gây ra, bởi:

- Các trào lưu mua, bán chứng khoán theo tâm lý đám đông làm phá vỡ các quy luật vận động bình thường của thị trường

- Các hoạt động đầu cơ, tung tin đồn thất thiệt, gây nhiễu thông tin và tự đánh bóng, thổi giá hoặc thậm chí lừa đảo và thông đồng có tổ chức của các nhà đầu tư chuyên nghiệp đủ sức gây biến động thị trường hòng trục lợi

- Các chấn động thị trường khác từ nước ngoài như cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á hồi năm

Trang 3

1997 là một ví dụ điển hình.

Ngoài ra, các nhà đầu tư còn chịu các rủi ro liên quan đến các chính sách của Chính phủ, như: chính sách hai giá trong phát hành cổ phiếu (giảm giá từ 20-40% cho các nhà đầu tư chiến lược hoặc cán bộ, công nhân viên của công ty cổ phần hóa lần đầu); những thay đổi trong chính sách tỷ giá, lạm phát, tỷ lệ nắm giữ cổ phần trong công ty cổ phần của các nhà đầu tư chiến lược, các nhà đầu tư nước ngoài; chính sách xuất nhập khẩu, độc quyền hoặc các quan hệ quốc tế song phương, đa phương

Cuối cùng, rủi ro lớn nhất và cũng là nguồn cội của mọi rủi ro trong đầu tư chứng khoán chính là rủi ro từ

sự sai lầm do thiếu hiểu biết, thiếu kỹ năng tổng hợp, phân tích và phản ứng thị trường nhạy bén, chính xác của bản thân nhà đầu tư Đã qua rồi những cơ hội ngắn ngủi và các ảo tưởng về kinh doanh chứng khoán đơn giản chỉ là mua chứng khoán vào, “đợi giá lên một chiều và khi cần tiền thì bán ra”.

(Theo TBKTSG)

Trang 4

Rủi ro trong đầu tư chứng khoán

10/01/2010 16:40:36

(ĐTCK-online) Trước khi lựa chọn kênh đầu tư phù hợp, NĐT nên cân nhắc các yếu tố rủi ro nhằm đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả Lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn, NĐT chấp nhận mức rủi ro cao (risk takers) có khả năng thu được lợi nhuận cao hơn NĐT chấp nhận mức

độ rủi ro thấp (risk averse) Tuy nhiên, không phải rủi ro nào NĐT cũng có thể kiểm soát được Rủi ro hệ thống không phân tán được, trong khi rủi ro không hệ thống có thể giảm thiểu bằng cách tái cơ cấu và đa dạng hoá danh mục đầu tư

Rủi ro hệ thống

Rủi ro hệ thống là rủi ro tác động chung đến hoạt động của thị trường và bắt nguồn từ các yếu tố

vĩ mô mà cá nhân NĐT buộc phải chấp nhận

Tiêu biểu cho rủi ro hệ thống là rủi ro chính sách mà NĐT phải đối mặt Chính sách tiền tệ có ảnh hưởng không nhỏ đến sự vận hành và biến động của TTCK Như việc công bố các chính sách tiền tệ từ phía NHNN có thể tạo ra các biến động lớn trên thị trường

Bên cạnh đó, rủi ro thị trường và rủi ro sức mua cũng gây tổn thất cho NĐT Sự sụt giảm trên TTCK thường khiến NĐT rút vốn ra khỏi thị trường ồ ạt, kéo theo những phản ứng dây chuyền làm tăng vọt số lượng bán, giá cả chứng khoán sẽ rơi xuống thấp so với giá trị cơ sở, dẫn đến việc cung cầu của bên mua và bên bán không cân đối NĐT còn phải đối mặt với rủi ro sức mua,

mà trong đó tình trạng lạm phát cao gây nên biến cố về số tiền thu được hiện nay của họ

Rủi ro không hệ thống

Rủi ro không hệ thống là loại rủi ro bắt nguồn từ các yếu tố cá thể trong nội bộ DN mang lại Do vậy, NĐT có thể hạn chế rủi ro cho khoản đầu tư của mình như việc tái cơ cấu và đa dạng hoá danh mục đầu tư Tiêu biểu của rủi ro không hệ thống là rủi ro về tín dụng Rủi ro tín dụng xảy

ra khi NĐT chịu tổn thất do phía DN không có khả năng chi trả các khoản vốn và lãi khi chứng khoán đến kỳ hạn Do vậy, NĐT cần cân nhắc kỹ năng lực kinh doanh, mức độ lợi nhuận, quy

mô của DN trước khi tham gia vào các đợt phát hành

Rủi ro kinh doanh cũng có khả năng xảy ra khi DN có nguy cơ phá sản do làm ăn thua lỗ… Ngoài ra, khi tỷ trọng vốn vay cao so với vốn tự có, vốn lưu động tự có ít hơn so với nhu cầu, kết cấu nợ dài hạn và nợ ngắn hạn bất hợp lý cũng dẫn đến rủi ro tài chính cho DN

Đi vào chi tiết hơn, NĐT kinh doanh chứng khoán thường gặp phải rủi ro về thanh khoản khi thị trường có biến động mạnh hoặc do bản thân cổ phiếu không thể mua hoặc bán Chúng ta đã chứng kiến những phiên giao dịch mà NĐT bán cổ phiếu với giá sàn không ai mua hay chào mua giá trần mà không ai bán

Bên cạnh đó, sự chính xác của thông tin công bố và chất lượng thông tin không đồng đều cũng tác động không nhỏ đến quyết định đầu tư được đưa ra Trong khi thời điểm công bố thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc đầu tư thành công hay thất bại, như việc công bố báo cáo tài chính và bản cáo bạch chậm trễ, thiếu chính xác, minh bạch có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho NĐT

Bộ phận Tư vấn và Phân tích, CTCK Hà Nội - HSSC

Trang 5

Các rủi ro trong đầu tư

Rủi ro là gì? Rủi ro đơn giản là việc xảy ra trong tương lai không được như mong muốn của bạn Rủi ro là một phần của đầu tư và việc hiểu rủi ro là rất quan trọng cho Nhà đầu tư Cũng giống như nhiều người, bạn rất muốn nhận được lợi nhuận tốt nhất từ khoản đầu tư của mình mà không phải mất ngủ hàng đêm vì lo lắng Vậy thì đầu tư cổ phiếu có tốt không? Hay đầu tư vào trái phiếu thì tốt hơn? Điều quan trọng là: bất kể bạn đầu tư vào loại tài sản nào, bao giờ cũng có những rủi ro tiềm ẩn nhất định, và bạn cần phải nghiên cứu, cân nhắc trước khi thực hiện các quyết định đầu tư

Sau đây là một số yếu tố rủi ro chủ yếu mà Nhà đầu tư nên quan tâm khi đầu tư vào Quỹ:

Rủi ro thị trường

Rủi ro này phát sinh khi các thị trường tài sản mà quỹ đầu tư có sự suy giảm từng phần hay toàn

bộ trong một khoảng thời gian Loại rủi ro này dẫn tới sự suy giảm của toàn bộ thị trường Rủi ro này thuộc rủi ro mang tính hệ thống nằm ngoài khả năng kiểm soát của công ty quản lý quỹ

Rủi ro lãi suất

Chứng chỉ Quỹ đầu tư cũng là một công cụ đầu tư nên bị ảnh hưởng bởi yếu tố lãi suất Lãi suất làm chi phí đầu vào các doanh nghiệp tăng, mức lãi suất mong đợi tăng sẽ làm giảm giá trị cổ phiếu, giảm giá chứng chỉ quỹ cũng như giá trị đầu tư vào trái phiếu và ngược lại

Rủi ro lạm phát

Lạm phát làm tăng chi phí đầu vào, tăng lãi suất danh nghĩa do đó ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư Rủi ro về lạm phát ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp mà quỹ đầu tư vào, do vậy sẽ ảnh hưởng kết quả lợi nhuận v.v và ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp và khoản đầu tư vào cổ phiếu của doanh nghiệp

Rủi ro mất khả năng thanh toán của tổ chức phát hành trái phiếu/công cụ nợ

Rủi ro mất khả năng thanh toán có thể xảy ra đối với các tổ chức phát hành trái phiếu hoặc công

cụ nợ khác nếu có các khoản đầu tư của quỹ Rủi ro này phát sinh khi các bên phát hành công cụ

nợ mất khả năng thanh toán lãi suất hoặc tiền gốc đối với các khoản vay

Rủi ro thiếu tính thanh khoản

Một trong những yếu tố quan trọng của Quỹ là dành phần lớn tổng tài sản đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân cổ phần hóa Chính vì vậy, các khoản đầu tư này chỉ có tính thanh khoản cao khi cổ phiếu này có khả năng được giao dịch trên thị trường chứng khoán Phần lớn những doanh nghiệp nhà nước sẽ được nêm yết sau khi cổ phần hóa theo quy định của Nhà nước, tuy nhiên khoảng thời gian giữa việc cổ phần hóa và niêm yết là yếu tố khách quan mà công ty quản lý quỹ khó có thể chủ động được

Rủi ro pháp lý

Từ khi Việt Nam chính thức phát triển nền kinh tế theo hướng thị trường vào đầu thập niên 90, Chính phủ hoàn thiện dần khung pháp lý cho các hoạt động chứng khoán và TTCK Các hoạt động chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán và TTCK được Chính phủ điều chỉnh trong các văn

Trang 6

bản pháp lý ban hành vào năm 1998 Năm 2006, trước sự bùng nổ của thị trường chứng khoán và việc gia nhập WTO của Việt Nam, nhiều văn bản pháp lý về thị trường chứng khoán đã được Chính phủ ban hành như Luật chứng khoán, các nghị định hướng dẫn, quy chế hoạt động Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những rủi ro nhất định liên quan đến yếu tố pháp lý như: sự phù hợp với các cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO, các quy định về thuế đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và chứng khoán, chế độ kế toán quản lý quỹ, các chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực chứng khoán và tài chính chưa đủ mạnh để có thể thu hút nhiều hơn các khoản vốn nhàn rỗi trong công chúng vào nền kinh tế

Rủi ro xung đột lợi ích

Công ty quản lý quỹ cũng sẽ gặp phải những xung đột nhất định về lợi ích giữa các quỹ đầu tư

và các sản phẩm tài chính khác do công ty quản lý quỹ điều hành Rủi ro này thuộc dạng rủi ro không hệ thống, có thể kiểm soát được

Rủi ro về tiến độ giải ngân

Quá trình phân bổ tài sản của quỹ vào các công ty đã nêm yết hoặc chưa nêm yết sẽ phụ thuộc nhiều vào tiến độ thực hiện của cổ phần hóa, quyết định chấp thuận được niêm yết của các công

ty theo chính sách của Chính phủ và Nhà nước Do vậy, nhà đầu tư cũng cần quan tâm đến khả năng xảy ra đối với rủi ro về tiến độ giải ngân của quỹ

Rủi ro giảm sút giá trị tài sản ròng (NAV) của quỹ

Rủi ro này phát sinh chủ yếu do sự giảm giá của các loại cổ phiếu trên thị trường phi tập trung (OTC) và cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán mà Quỹ đầu tư Khi đó, NAV của Quỹ

sẽ bị giảm sút và ảnh hưởng trực tiếp đến thị giá của chứng chỉ quỹ trên thị trường

Nhà đầu tư cần xác định rõ chiến lược đầu tư, mức độ chấp nhận rủi ro, chi phí và những quy định khác được nêu rõ trong Bản cáo bạch & Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ trước khi quyết định đầu tư vào Quỹ được công ty VFM quản lý.

Trang 7

Những rủi ro khi đầu tư chứng khoán

Gửi ngày 21/10/2008 bởi admin | Trong Chứng khoán | 4,988 lượt xem

Kinh tế học rõ là một môn khoa học buồn thảm và có vẻ như các nhà kinh tế chỉ nhăm nhe chỉ cho chúng ta đủ các loại rủi ro

Chẳng hạn nếu ngày nghỉ, mở một cuốn từ điển về tài chính hoặc lượn một vòng các từ điển trực tuyến trong vòng 5 phút thì sơ sơ bạn có thể nhặt được từng này mục từ về rủi ro liên quan đến việc mua cổ phiếu của bạn như dưới đây Nếu bạn thấy hứng thú, hãy coi đây như một sự giải trí nho nhỏ trong ngày nghỉ

Rủi ro phá sản (Bankruptcy risk)

Khi mà một công ty phá sản, mặc nhiên cổ phiếu của công ty đó tụt dốc không phanh và mức thấp nhất có thể là chả còn giá trị gì Một thống kê vui nhân cuộc khủng hoảng tài chính vừa rồi cho thấy, nêu cách đây 1 năm bạn có 1000 USD, mua cổ phiếu của hãng máy bay Delta Airline thì giờ chúng trị giá 49USD, nếu là của hãng bảo hiểm AIG thì giờ chúng có giá 33 USD, nếu là của ngân hàng Lehman Brothers thì giờ chúng trị giá 1USD Còn nếu mua bia uống thì đống vỏ lon bia mang bán đồng nát sẽ được khoảng 200USD

Rủi ro kinh doanh (Business risk)

Cổ phiếu của bạn đương nhiên sẽ tụt mất giá trị nếu tình trạng kinh doanh của công ty không thuận lợi Khi có những thay đổi trong tình trạng này, công ty có thể sẽ bị sút giảm lợi nhuận và

cổ tức

Rủi ro kinh doanh cũng có hai loại cơ bản: bên ngoài và nội tại Rủi ro kinh doanh nội tại phát sinh trong quá trình vận hành hoạt động của công ty Mỗi công ty có một loại rủi ro nội tại riêng

và mức độ thành công của mỗi công ty thể hiện qua hiệu quả hoạt động

Công ty cũng chịu những rủi ro đến từ bên ngoài riêng, phụ thuộc vào các yếu tố môi trường kinh doanh cụ thể, như chi phí tiền vay, sự cắt giảm ngân sách, mức thuế nhập khẩu tăng, sự suy thoái của chu kỳ kinh doanh

Doanh số của một số ngành công nghiệp thép, ô tô có xu hướng bám sát chu kỳ kinh doanh trong khi doanh số của một số ngành khác lại có xu hướng đi ngược lại Các chính sách Nhà nước cũng là một phần của rủi ro bên ngoài, các chính sách tiền tệ và tài khoá có thể làm ảnh hưởng đến thu nhập thông qua tác động về chi phí và nguồn vốn

Rủi ro thị trường (Market risk)

Giá cả cổ phiếu có thể dao động mạnh trong một khoảng thời gian ngắn mặc dù thu nhập của công ty vẫn không thay đổ, chỉ vì cách nhìn nhận của các nhà đầu tư về các loại cổ phiếu nói chung hay về một nhóm cổ phiếu nói riêng

Rủi ro thị trường xuất hiện do có những phản ứng của các nhà đầu tư đối với những sự kiện hữu hình hay vô hình Các nhà đầu tư thường phản ứng dựa trên cơ sở các sự kiện thực, hữu hình như các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, nhưng đôi khi cũng chẳng do gì cả mà chỉ là vấn đề tâm lý

Rủi ro lãi suất (Interest rate risk)

Trang 8

Rủi ro lãi suất là một trong những rủi ro hệ thống, hay còn gọi là rủi ro không phân tán được khi đầu tư vào thị trường chứng khoán Rủi ro lãi suất nói đến sự không ổn định trong giá trị thị trường và số tiền thu nhập trong tương lai, nguyên nhân là dao động trong mức lãi suất chung

Rủi ro cơ sở (Basis risk)

Là rủi ro mà các khoản đầu tư bù đắp vị thế trong một chiến lược phòng ngừa rủi ro không thay đổi theo các hướng đối ngược nhau Mối tương quan không hoàn hảo giữa các khoản đầu tư bù đắp vị thế đã tạo ra các khoản lỗ hoặc lãi tiềm ẩn trong một chiến lược phòng ngừa rủi ro và do

đó đã làm gia tăng thêm rủi ro cho vị thế của nhà đầu tư (nhà phòng ngừa rủi ro)

Rủi ro hối đoái (Transfer risk)

Rủi ro thị trường hối đoái khi người nợ nước ngoài không thể chi trả bằng loại tiền tệ (ngoại tệ) theo yêu cầu của chủ nợ

Rủi ro sức mua (Purchasing power risk)

Rủi ro sức mua đến từ biến động của sức mua của đồng tiền thu được khi đầu tư vào một thị trường chứng khoán Rủi ro sức mua là tác động của lạm phát đối với khoản đầu tư Nếu coi khoản đầu tư là một khoản tiêu dùng ngay, ta có thể thấy rằng khi một người mua cổ phiếu, anh

ta đã bỏ mất một số cơ hội mua hàng hoá hay dịch vụ trong thời gian sở hữu cổ phiếu đó Nếu, trong khoảng thời gian nắm giữ cổ phiếu đó, giá cả hàng hoá dịch vụ tăng, nhà đầu tư đã bị mất một phần sức mua

Rủi ro tài chính (Financial risk)

Liên quan đến những rủi ro từ cấu trúc vốn của một công ty Sự xuất hiện của các khoản nợ trong cấu trúc vốn sẽ tạo ra cho công ty những nghĩa vụ trả lãi phải được thanh toán cho chủ nợ trước khi trả cổ tức cho cổ đông nên nó có tác động lớn đến thu nhập của họ Rủi ro tài chính là rủi ro có thể tránh được trong phạm vi mà các nhà quản lý có toàn quyền quyết định vay hay không vay Một công ty không vay nợ chút nào sẽ không có rủi ro tài chính

Bằng việc đi vay, công ty đã thay đổi dòng thu nhập đối với cổ phiếu thường Cụ thể là, việc sử dụng tỷ lệ vay nợ gây những hệ quả quan trọng đối với những người nắm giữ cổ phiếu thường,

đó là làm tăng mức biến động trong thu nhập của họ, ảnh hưởng đến dự kiến của họ về thu nhập,

và làm tăng rủi ro của họ

Rủi ro thanh khoản (Liquidity risk)

Rủi ro khi ngân hàng phải bán lỗ tài sản để đáp ứng nhu cầu tiền mặt tức thời Thí dụ, người gửi tiền yêu cầu có tiền mặt ngay

Danh sách này có thể còn kéo dài kha khá nữa Và chúng ta có thể tự nhủ là dù sao thị trường vẫn còn may mắn vì các tay chơi đều chả bao giờ xem từ điển khi quyết định Nếu không phải thế thì ai biết được thị trường liệu có còn tồn tại

Trang 9

Quản trị rủi ro trong đầu tư chứng khoán

Monday, 5 March 2007, 14:11

KIẾN THỨC CHỨNG KHÓAN

Rủi ro trong đầu tư CK được định nghĩa là sự dao động của lợi nhuận mong đợi, do vậy

để đạt được tỷ lệ lợi nhuận cao trong đầu tư chứng khoán, vấn đề đặt ra là phải quản lý được mức rủi ro này

Rủi ro là kết quả không mong đợi vì nó luôn đi cùng với những khoản đầu tư chứng khoán (CK) Rủi ro trong đầu tư CK được định nghĩa là sự dao động của lợi nhuận mong đợi, do vậy để đạt được tỷ lệ lợi nhuận cao trong đầu tư chứng khoán, vấn đề đặt ra là phải quản lý được mức rủi ro này

1 Các loại rủi ro trong đầu tư chứng khoán

Rủi ro hệ thống là rủi ro tác động đến toàn bộ hoặc hầu hết các CK Sự bấp bênh của môi trường kinh tế nói chung như sự sụt giảm GDP, biến động lãi suất, tốc độ lạm phát thay đổi là những minh chứng cho rủi ro hệ thống, những biến đổi này tác động đến sự dao động giá cả của các CK trên thị trường

Trong rủi ro hệ thống trước hết phải kể đến rủi ro thị trường Rủi ro thị trường xuất hiện

do phản ứng của các nhà đầu tư đối với các hiện tượng trên thị trường Những sự sút giảm đầu tiên trên thị trường là nguyên nhân gây sợ hãi đối với các nhà đầu tư và họ sẽ

cố gắng rút vốn Phản ứng dây truyền này làm tăng số lượng bán, giá cả CK sẽ rơi xuống thấp so với giá trị cơ sở

Tiếp đến là rủi ro lãi suất Giá cả CK thay đổi do lãi suất thị trường dao động thất thường gọi là rủi ro lãi suất Giữa lãi suất thị trường và giá cả CK có mối quan hệ tỷ lệ nghịch Khi lãi suất thị trường tăng, người đầu tư có xu hướng bán CK để lấy tiền gửi vào ngân hàng dẫn đến giá CK giảm và ngược lại

Ngoài hệ quả trực tiếp đối với giá CK, lãi suất còn ảnh hưởng gián tiếp đến giá cổ phiếu (CP) thường Khi lãi suất tăng làm giá CP giảm vì các nhà đầu cơ vay mua ký quỹ sẽ bị ảnh hưởng Nhiều công ty kinh doanh CK hoạt động chủ yếu bằng vốn đi vay thì với mức lãi suất tăng cũng làm cho chi phí vốn tăng

Một yếu tố rủi ro hệ thống khác không kém phần quan trọng là rủi ro sức mua Rủi ro sức mua là tác động của lạm phát tới các khoản đầu tư Lợi tức thực tế của CK đem lại là kết quả giữa lợi tức danh nghĩa sau khi khấu trừ đi lạm phát Như vậy, khi có tình trạng lạm phát thì lợi tức thực thế giảm Giải thích theo lý thuyết hiện tại hoá, một đồng lợi tức của hôm nay thì trong tương lai không còn giá trị một đồng do tác động của lạm phát

Rủi ro không hệ thống là rủi ro chỉ tác động đến một loại tài sản hoặc một nhóm tài sản, nghĩa là rủi ro này chỉ liên quan đến một loại CK cụ thể nào đó Rủi ro không hệ thống bao gồm rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính Trong quá trình kinh doanh, định mức thực

tế không đạt được như theo kế hoạch gọi là rủi ro kinh doanh, chẳng hạn lợi nhuận trong

Trang 10

năm tài chính thấp hơn mức dự kiến

Rủi ro kinh doanh được cấu thành bởi yếu tố bên ngoài và yếu tố nội tại trong công ty Rủi ro nội tại phát sinh trong quá trình công ty hoạt động Rủi ro bên ngoài bao gồm những tác động nằm ngoài sự kiểm soát của công ty làm ảnh hưởng đến tình trạng hoại động của công ty như chi phí tiền vay, thuế, chu kỳ kinh doanh

Rủi ro tài chính cũng là một loại rủi ro không hệ thống Rủi ro tài chính liên quan đến đòn bẩy tài chính, hay nói cách khác liên quan đến cơ cấu nợ của công ty Sự xuất hiện các khoản nợ trong cấu trúc vốn sẽ tạo ra nghĩa vụ trả nợ trả lãi của công ty Công ty phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ (gồm trả nợ ngân hàng và trả nợ trái phiếu) trước việc thanh toán cổ tức cho cổ đông Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến giá cả CP công ty Rủi ro tài chính có thể tránh được nếu công ty không vay nợ chút nào

2 Xác định mức bù rủi ro

Một trong những phương pháp định lượng rủi ro và xác định doanh lợi yêu cầu là sử dụng mức lãi suất không rủi ro cộng với mức bù của từng loại rủi ro một Đầu tiên, chúng

ta xác định mức lãi suất không rủi ro (thông thường lãi suất tín phiếu Kho bạc được coi là lãi suất không rủi ro), sau đó xác định mức bù rủi ro cho mỗi thị trường Tổng số rủi ro liên quan đến CK bao gồm rủi ro hệ thống và rủi ro không hệ thống Trong đó, rủi ro không hệ thống có thể được loại trừ thông qua việc đa dạng hoá đầu tư, còn rủi ro hệ thống thì không thể loại trừ bằng cách đa dạng hoá

3 Quản lý rủi ro

Việc quan trọng nhất trong quản trị rủi ro là phải xây dựng được quy trình quản lý rủi ro Thông thường, quản lý rủi ro được chia thành 5 bước:

Bước 1: Nhận dạng rủi ro

Đây là bước đầu tiên nhằm tìm hiểu cặn kẽ về bản chất của rủi ro Cách đơn giản và trực tiếp nhất là liệt kê từng nhân tố và các biến cố có thể gây ra rủi ro

Cách làm rõ bản chất của rủi ro là:

- Thứ nhất: Nhận dạng những tác nhân kinh tế có thể gây ra rủi ro, ví dụ yếu tố lãi suất, lạm phát, tỷ giá hối đoái, tăng trưởng kinh tế

- Thứ hai: Tìm hiểu xem chiều hướng có thể gây ra rủi ro, ví dụ việc Ngân hàng Trung ương tăng lãi sẽ suất tác động đến giá cả CK như thế nào?

- Thứ ba: Kiểm tra lại xem biểu hiện rủi ro đang phân tích có phụ thuộc vào biến cố nào khác hay không, chẳng hạn công ty có biểu hiện rủi ro trong trường hợp không được tín nhiệm của khách hàng

Bước 2: Ước tính, định lượng rủi ro

Bước này sẽ đo lường mức độ phản ứng của công ty đối với các nguồn gốc rủi ro đã xác định ở trên Cụ thể, dùng một phương pháp giả định nếu có nhân tố rủi ro thì công ty được gì và mất gì

Ngày đăng: 09/08/2014, 07:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w