Chính phủ đã có nhiều nghị quyết chỉ đạo cho hoạt động phòng chống hút thuốc lá nơi công cộng, trong nhà trường và nơi làm việc một số ban ngành chức năng được thành lập và tiến hành nhữ
Trang 1PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1.1 Ở nước ta hiện nay số lượng người hút thuốc lá chiếm tỉ lệ rất cao Hút
thuốc lá trở thành một trong những mói quan tâm lớn trong xã hội ngày càng phát triển Hút thuốc lá đã trở thành thói quen, tỉ lệ nghiện nặng chiếm đa số Không những những người lớn tuổi hút thuốc lá mà giới trẻ hiện nay cũng hút thuốc lá rất nhiều Nó trở thành một mối lo ngại cho toàn xã hội về tình trạng sức khỏe của giới trẻ và một số tiền lớn bỏ ra vô ích … Diễn biến phức tạp của tình trạng hút thuốc lá đặt ra cho xã hội những nhiệm vụ cấp bách Chính phủ đã có nhiều nghị quyết chỉ đạo cho hoạt động phòng chống hút thuốc lá nơi công cộng, trong nhà trường và nơi làm việc một số ban ngành chức năng được thành lập và tiến hành những biện pháp phòng chống hút thuốc lá một cách tích cực tuy nhiên dù nhiều biện pháp được thực thi nhưng số người nghiện thuốc lá vẫn không hề giảm mà có chiều hướng gia tăng Số người nghiện thuốc lá không chỉ ở những người lớn tuổi
mà cả giới học sinh, sinh viên nghiện thuốc lá cũng ngày càng chiếm tỉ lệ cao
1.2 Nghiện thuốc lá là mối hiểm họa lớn cho toàn xã hội nó gây tác hại cho
sức khỏe làm suy thoái nòi giống, tốn tiền tốn của gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của những người xung quanh làm cho những người không hút thuốc cũng trở nên hút thuốc thụ động Hút thuốc lá là nguyên nhân gây
ra nhiều bệnh ở đường hô hấp và các bệnh ung thư vì trong thuốc lá có rất nhiều chất độc hại cho sức khỏe có thể gây vô sinh ở nam giới trong thuốc lá có chất Nicotin là chất gây nghiện nên những người hút thuốc lá sẽ bị nghiện lâu dài rất khó cai nghiện vì vậy những người đã cai nghiện tỉ lệ nghiện lại rất cao
Trong xã hội ngày càng phát triển thuốc lá rất dề dàng tiếp xúc với sinh viên, học sinh với sự tò mò và thích đua đòi Lúc đầu chỉ hút thử cho vui từ đó trở nên nghiện rất khó vức bỏ thuốc lá đã vô tình đi vào cuộc sống của giới sinh viên, học sinh mặc dù biết ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe bản thân sau này và cho những người xung quanh nhưng do ỷ lại và thiếu trách nhiệm nên người hút thuốc
lá cứ vô tư Lúc đàu chỉ vài ba điếu trong ngày sau đó số lượng cứ tăng lên theo thời gian
Trang 21.3 Thanh niên là một lực lượng rất quan trọng trong mọi hoạt động xã hội,
là một bộ phận lao động chính, sau này là lực lượng thúc đẩy sự tiến bộ xã hội Trong số những người mắc nghiện thì thanh niên chiếm tỉ lệ khá lớn
Hiện nay, với hàng loạt giải pháp của Chính phủ, các Bộ, các đoàn thể đang từng bước ngăn chặn nghiện thuốc lá, tệ nạn nghiện thuốc lá trong sinh viên
đã giảm, song chưa cơ bản, chưa vững chắc, một số trường vẫn chưa thực sự quan tâm đúng mức, chưa kiên trì , thương xuyên và liên tục
Từ những lý do trên, đề tài “ Thực trạng và giải pháp phòng chống nạn hút thuốc lá trong Trường Cao Đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Từ vấn đề về những thực tiễn nhân cách và toàn cảnh xã hội của sinh viên Trên cơ sở khảo sát thực trạng công tác quản lý của Hiệu Trưởng Trường Cao Đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long nhằm ngăn chặn tình trạng hút thuốc lá xâm nhập nhà trường, từ đó đề ra nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp có tính khả thi giúp Hiệu Trưởng quản lý hiệu quả hơn đối với công tác này
3 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
3.1 Khách thể nghiên cứu:
- Các ý kiến của giáo viên, học sinh về công tác phòng chống hút thuốc lá trong nhà trường
- Các biện pháp quản lý của Hiệu Trưởng Trường Cao Đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long về phòng chống hút thuốc lá xâm nhập vào nhà trường
3.2 Đối tượng nghiên cứu:
- Đề tài tiến hành khảo sát các khách thể là Hiệu Trưởng, Giáo Viên, Sinh Viên Trường Cao Đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long
4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:
- Nếu nhà trường và các nhà giáo dục quan tâm trong việc giáo dục phòng ngừa và ngăn chặn thì thuốc lá ít có nguy cơ gây hại cho sinh viên, học sinh
Trang 35 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
5.1 Nghiên cứu những vấn đề lý luận về dặc điểm nhân cách của sinh viên,
hoàn cảnh xã hội, vai trò của gia đình, nhà trường trong việc giáo dục và phòng chống hút thuốc lá xâm nhập nhà trường
5.2 Thực trạng việc thực hiện các biện pháp phòng chống hút thuốc lá xâm
nhập vào Trưởng Trường Cao Đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long
5.3 Đề xuất một số giải pháp phòng chống hút thuốc lá xâm nhập vào nhà
trường
6 PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
6.1 Giới hạn về nội dung:
- Nhân cách con người bao trùm cả một phạm vi rộng lớn mà nghiên cứu này không thể bao quát hết nên chúng tôi chỉ đề cập đến một số đặc điểm nhân cách chính của sinh viên và thực trạng các biện pháp phòng chống hút thuốc lá thường thực hiện
6.2 Giới hạn về không gian:
- Nghiên cứu chỉ tiến hành ở Trường Cao Đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long
7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
7.1 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:
7.1.1 Phương pháp nghiên cứu và phân tích số liệu:
Các nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn về vấn đề nghiện thuốc lá trong nhà trường hiện nay được công bố trên các ấn phẩm các logo ở nhiều nơi như trong nhà trường, bệnh viện, nơi làm việc, nơi công cộng, v.v , cũng như báo cáo tổng kết về vấn đề phòng chống hút thuốc lá trong nhà trường chưa được in ấn sẽ được nghiên cứu một cách có hệ thống và được phân tích tổng hợp
Ngoài ra những sự kiện, số liệu được công bố trên báo chí, trên mạng cũng được thu thập và phân tích
Trang 47.1.2 Các phương pháp điều tra thực tiễn:
- Phương pháp điề tra bằng bảng hỏi cá nhân học sinh, sinh viên
- Phương pháp phỏng vấn, đàm thoại trực tiêp
- Quan sát
7.1.3 Các phương pháp phân tích số liệu:
- Các phương pháp phân tích định tính: phân tích nội dung, phân tích câu chuyện đối thoại
- Các phương pháp phân tích định lượng: sử dụng phương pháp thống kê toán học
7.2 Xây dựng công cụ khảo sát thực trạng.
7.2.1 Nguyên tắc xây dựng phiếu khảo sát, điều tra:
- Đảm bảo tính khoa học
- Phù hợp với nội dung phòng, chống hút thuốc lá để giải quyết nhiệm vụ
và mục đích đề tài
+ Xây dựng phiếu điều tra sinh viên: chủ yếu điều tra, tìm hiểu đời sống tình cảm, gia đình và các nhận thức về thuốc lá của các sinh viên
+ Xây dựng phiếu điều tra giáo viên: tìm hiểu về nhận thức hiểu biết về thuốc lá kết quả giáo dục của nhà trường Từ đó, tìm hiểu đề xuất các giải pháp phòng, chống thuốc lá từ phía giáo viên
+ Đối với Hiệu trưởng, Công đoàn, Chi đoàn, Cha mẹ sinh viên, tôi tiến hành phỏng vấn, trò chuyện, trao đổi về hoạt động phòng, chống thuốc lá
7.2.2 Chọn mẫu nghiên cứu:
Tôi có định hướng chọn sinh viên khóa 32 Trường Cao Đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long để thực hiện nghiên cứu
7.2.3 Tổ chức nghiên cứu:
Phát phiếu khảo sát: 200 phiếu cho sinh viên
Tổng số phiếu thăm dò phát ra là 200 phiếu
Thu trở lại là: 195 phiếu
Trang 5Tần suất theo công thức: ni
F N
ni: là tần suất của câu
N: là tổng số mẫu điều tra
8 DỰ KIẾN DÀN Ý ĐỀ TÀI:
Đề tài gồm 3 phần chính : mở đầu, nội dung, kết luận và khuyến nghị
- Phần một: mở đầu
- Phần hai: nội dung gồm có 3 chương
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN.
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.2 NGUỒN GỐC CỦA THUỐC LÁ
1.3 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
1.4 TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ ĐỐI VỚI SỨC KHỎE
1.5 MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA NHÀ TRƯỜNG VỀ PHÒNG CHỐNG HÚT THUỐC LÁ
1.6 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI THUỐC LÁ
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG THUỐC LÁ TRONG TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG.
2.1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
2.2 NHẬN THÚC CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG VỀ THUỐC LÁ
2.3 VIỆC TỔ CHỨC GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG HÚT THUỐC LÁ TRONG TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG
Trang 6CHƯƠNG III : MỘT SỐ BIỆN PHÁP VỀ PHÒNG CHỐNG HÚT THUỐC LÁ TRONG TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG.
3.1 Ý THỨC TRÁCH NHIỆM CỦA CÁN BỘ GIÁO VIÊN, SINH VIÊN VỀ GIÁO DỤC PHÒNG, CHỐNG HÚT THUỐC LÁ
3.2 NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO CỦA HIỆU TRƯỞNG NHÀ TRƯỜNG VỀ PHÒNG CHỐNG HÚT THUỐC LÁ
3.3 XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC LÀNH MẠNH, TRONG SẠCH 3.4 HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
3.5 HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC
3.6 GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
3.7 PHỐI HỢP GIỮA GIA ĐÌNH, NHÀ TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI
3.8 QUẢN LÝ VÀ THƯỜNG XUYÊN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI KHỎE TRONG SINH VIÊN
3.9 QUẢN LÝ CHẶC CHẼ TÌNH HÌNH HÚT THUỐC LÁ TRONG SINH VIÊN
- Phần ba: kết luận và khuyến nghị.
9 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- NGUYỄN SINH HUY - TRẦN TRỌNG THUỶ, Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, ( tài liệu hướng dẫn sinh viên Cao Đẳng làm bài tập nghiên cứu khoa học ), Hà Nội, 1999
- Hệ thống hoá những văn bản về chủ trương chính sách phát triển giáo dục Việt Nam, MINH TIẾN - ĐÀO THANH HẢI
- Phương pháp NCKHGD, Giáo trình Đại học SPKT TP HCM, Thành phố
Hồ Chí Minh – 1998
10 KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:
10.1 Giai đoạn chuẩn bị.
Trang 7- Từ ngày 11/ 10/ 2010 đến 18/ 10/ 2010 xây dựng đề cương chi tiết, bảo vệ đề cương, xây dựng nội dung các phiếu điều tra
10.2 Giai đoạn nghiên cứu cơ bản.
Từ ngày 19/ 10/ 2010 đến 29/ 10/ 2010 tiến hành điều tra, khảo sát, theo dõi, thu thập số liệu, tư liệu, tài liệu có liên quan
10.3 Giai đoạn xác định kết cấu công trình.
Từ ngày 30/ 10/ 2010 đến 10/ 11/ 2010 xử lí số liệu, lập dàn ý, dự kiến kết cấu của báo cáo, kết quả nghiên cứu
10.4 Giai đoạn viết công trình:
Từ ngày 11/11/2010 đến ngày 18/11/2010 viết nháp công trình, trình duyệt nội dung, sửa báo cáo, hoàn thành đề tài nộp cho giáo viên hướng dẫn
Từ ngày 19/11/2010 đến 25/11/2010 hoàn thành thủ tục bảo vệ đề tài nộp cho giáo viên hướng dẫn
10.5 Giai đoạn bảo vệ công bố, nội dung công trình 29/11/2010.
Trang 8MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 2
3 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 2
3.1 Khách thể nghiên cứu: 2
3.2 Đối tượng nghiên cứu: 2
4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC: 2
5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 3
6 PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 3
7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 3
8 DỰ KIẾN DÀN Ý ĐỀ TÀI: 5
9 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 6
10 KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU: 6 PHẦN 2: NỘI DUNG
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ: