NGUỒN KHÁNG SÂU BỆNH pptx

4 232 1
NGUỒN KHÁNG SÂU BỆNH pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NGUỒN KHÁNG SÂU BỆNH Sau khi xác định mục tiêu, bước đầu tiên trong chương trình chọn giống kháng sâu bệnh là giám định nguồn kháng sâu bệnh thích hợp. Do đó phải nghiên cứu biến dị kiểu gen trong một loài và trong các loài hoang dại thân thuộc. Nếu vấn đề sâu bệnh mới nảy sinh, nơi tốt nhất để tìm kiếm tính đề kháng là trong các giống thích nghi với điều kiện địa phương. Ưu điểm của việc sử dụng giống địa phương là ít có nguy cơ gây ra tính cảm nhiễm với sâu bệnh khác vì chúng đã được thử nghiệm trong điều kiện địa phương. Các giống nhập nội từ các vùng khác trên thế giới thường cung cấp nguồn kháng bệnh rất tốt. Ví dụ lúa mỳ khi Kenia và Ôxtrâylia cung cấp nguồn gen có kháng gỉ sắt giá trị cho các giống hiện hành ở Hoa Kỳ và Canada. Đại mạch của Ethiopia đã cung cấp nguồn kháng virus vàng lùn. Nguồn gen mía đường từ Giava và Ấn Độ cung cấp nguồn kháng hoa lá cho các giống mía ở Hoa Kỳ. Phần lớn các cây trồng có trung tâm đa dạng sơ cấp và thứ cấp, tại đó tính dạng di truyền rất cao. Trung tâm sơ cấp có các loài hoang dại thân thuộc. Cũng như cây trồng, thể gây bệnh cũng có các trung tâm khởi nguyên. Các trung tâm này của cây trồng và thể gây bệnh có thể trùng nhau. Những nơi kí chủ và kí sinh song song tồn tại trong một thời gian dài thường là những nơi tốt để tìm kiếm sự đa dạng của tính kháng bệnh (Leppik, 1970). Tuy nhiên những nơi này cũng là nguồn của thể gây bệnh, nên nhà chọn giống phải hiểu biết và thận trọng khi nhập nguồn kháng bệnh. Các loài họ hàng hoang dại thân thuộc thường có khả năng kháng sâu bệnh hơn các loài trồng trọt, đặc biệt khi ký sinh và ký chủ có mối quan hệ lâu dài. Qua quá trình tiến hoá và chọn lọc các dạng kháng siêu việt sống sót và tồn tại là nguồn kháng có giá trị. Một ví dụ quen thuộc, là khả năng kháng bệnh sương mai và kháng virus Y khoai tây có nguồn gốc tương ứng từ các họ hàng hoang dại là Solanum demissum và S. stoloniferum. Hạn chế trong việc sử dụng các loài họ hàng hoang dại thân thuộc cho quá trình chọn giống là sự bất dục, thiếu sự cặp đôi của nhiễm sắc thể và liên kết của các gen kháng với những tính trạng bất lợi. Tuy nhiên, các loài hoang dại thân thuộc của lúa mỳ, tiểu mạch, mía, thuốc lá, cà chua, khoai tây, và nhiều cây trồng khác đã đóng góp các gen kháng sâu bệnh có giá trị cho các loài cây trồng. . NGUỒN KHÁNG SÂU BỆNH Sau khi xác định mục tiêu, bước đầu tiên trong chương trình chọn giống kháng sâu bệnh là giám định nguồn kháng sâu bệnh thích hợp. Do đó phải. đa dạng của tính kháng bệnh (Leppik, 1970). Tuy nhiên những nơi này cũng là nguồn của thể gây bệnh, nên nhà chọn giống phải hiểu biết và thận trọng khi nhập nguồn kháng bệnh. Các loài họ. năng kháng sâu bệnh hơn các loài trồng trọt, đặc biệt khi ký sinh và ký chủ có mối quan hệ lâu dài. Qua quá trình tiến hoá và chọn lọc các dạng kháng siêu việt sống sót và tồn tại là nguồn kháng

Ngày đăng: 09/08/2014, 05:21

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan