CƠ CHẾ TỰ VỆ CỦA CÂY - Cơ chế kháng sâu bệnh pps

5 760 5
CƠ CHẾ TỰ VỆ CỦA CÂY - Cơ chế kháng sâu bệnh pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CƠ CHẾ TỰ VỆ CỦA CÂY - Cơ chế kháng sâu bệnh: Kháng là khả năng của cây làm giảm sự sinh trưởng và phát triển của kí sinh sau khi sự tiếp xúc với kí chủ được khởi phát hay thiết lập. Đối với sâu hại tính kháng thể hiện qua tỷ lệ chết cao hay giảm khả năng sinh sản còn gọi là kháng sinh. Painter (1951) định nghĩa kháng sinh là ảnh hưởng có hại của mô hoặc cây tới phát triển và sinh sản của sâu hại khi sâu hại dùng cây làm thức ăn. Khi sâu hại tấn công cây có cơ chế kháng này chúng có thể bị chết, đẻ ít trứng hơn, tạo ra ít sâu non, kéo dài thời gian đến thành thục, hay có tốc độ sinh trưởng chậm. Một số nhà nghiên cứu cho rằng kháng sinh là dạng kháng sâu thực sự duy nhất ở thực vật. Một ví dụ về cơ sở sinh hoá của kháng sinh là ngô kháng sâu đục thân châu Âu. Chất hoá học phân lập và xác định là 6-methoxybenzoxazolinone (6-MBOA) và 2,4-đihydroxy-7 methyoxy-1- benzoxanine-3 one (DIMBOA) có mặt trong các dòng tự phối kháng sâu. Chất hoá học này ức chế sinh trưởng của sâu non. Một ví dụ khác là 2,3,4-TriO-acylglucose do lông của cà chua dại Lycopersicon pennellii tiết ra có khả năng làm giảm sự sinh trưởng và sống sót của sâu xanh Helicoverpa zea và sâu khoang Spodoptera exigua (Juvik et la, 1994) hay rệp Macrosiphum euphorbiae (Goffreda et al. 1989). Gen mã hoá sự tổng hợp đường acyl này đã được chuyển vào các giống cà chua. Tính kháng có thể hoàn toàn nếu sinh trưởng và phát triển của kí sinh cản trở hoàn toàn. Tính kháng cũng có thể là tính trạng số lượng. Tương tự như các cơ chế tránh, cơ chế kháng cũng rất đa dạng. Cơ chế kháng có thể chủ động và thụ động. Trong cả hai trường hợp tính kháng có thể mang bản chất sinh hoá học, sinh lý, hay giải phẫu. Ví dụ kháng thụ động có bản chất sinh hoá là sự có mặt của catechol và axit protocatechuic ở lớp vỏ ngoài củ hành có tác dụng chống lại bệnh thán đen, Colletotrichum circinans. Việc tạo ra phytoalexin trong các tế bào xung quanh điểm sâu hay bệnh hại là một ví dụ kháng chủ động có bản chất sinh hoá. Phytoalexin chủ yếu là những hợp chất phenol trọng lượng phân tử thấp có khả năng kháng vi sinh vật, ít nhiều đặc thù với cây tạo ra nó. Phần lớn các loài thực vật đều có khả năng sản sinh ra phytoalexin. Tuy nhiên, ở cây cảm nhiễm hợp chất này hoặc không được tạo ra khi nhiễm bệnh hoặc được sản sinh với lượng thấp hơn so với cây kháng. Siêu cảm là một dạng kháng chủ động rất phổ biến đối với virus, vi khuẩn, nấm, tuyến trùng và một số loài sâu hại. Các tế bào xung quanh vùng bị hại chết nhanh loại trừ phát triển tiếp của thể gây bệnh. Siêu cảm thường gắn liền với những thay đổi sinh lý trong mô như sản sinh phytoalexin và lignin. Tính chủ động cũng có thể mang bản chất giải phẫu. Tăng bề dày của thành tế bào là một ví dụ. Tế bào cây tạo ra vết lồi tại điểm tiếp xúc với sợi nấm ở những nơi thể gây bệnh tìm cách xâm nhập qua thành tế bào. . CƠ CHẾ TỰ VỆ CỦA CÂY - Cơ chế kháng sâu bệnh: Kháng là khả năng của cây làm giảm sự sinh trưởng và phát triển của kí sinh sau khi sự tiếp xúc với kí. (6-MBOA) và 2, 4- ihydroxy-7 methyoxy- 1- benzoxanine-3 one (DIMBOA) có mặt trong các dòng tự phối kháng sâu. Chất hoá học này ức chế sinh trưởng của sâu non. Một ví dụ khác là 2,3,4-TriO-acylglucose. phát triển và sinh sản của sâu hại khi sâu hại dùng cây làm thức ăn. Khi sâu hại tấn công cây có cơ chế kháng này chúng có thể bị chết, đẻ ít trứng hơn, tạo ra ít sâu non, kéo dài thời gian

Ngày đăng: 09/08/2014, 05:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan