CƠ CHẾ TỰ VỆ CỦA CÂY 1.2.1. Các loại cơ chế tự vệ 1.2.1.1. Cơ chế không ưa: Ký chủ đã tạo ra sự không hấp dẫn cho sâu và côn trùng, chính là sự không thích ứng cho việc tạo vòng sống và đẻ trứng. Kiểu kháng này cũng chính là sự hạn chế sự tấn công của sâu hại hoặc sự không chấp nhận tấn công. Sự không chấp chấp nhận xuất hiện khi côn trùng không dùng thức ăn của ký chủ hoặc ký chủ không có thức ăn phù hợp cho côn trùng. Cơ chế không ưa này có liên quan đến nhiều thuộc tính tính hình thái sinh lý hoặc sinh hóa của cây chủ. 1.2.1.2. Cơ chế tránh sâu bệnh: 2 Cơ chế tránh làm giảm xác suất tiếp xúc giữa cây và sâu bệnh hại. Cơ chế này hoạt động trước khi thiết lập sự tiếp xúc gần gũi giữa kí chủ và kí sinh. Cơ chế tránh hoạt động chủ yếu chống lại động vật gây hại, đặc biệt là côn trùng, nhện và động vật có xương sống. Nhóm gây hại này kết hợp các cơ quan cảm giác và khả năng di truyền chủ động để tìm nguồn thức ăn. Chúng biểu hiện tập tính rất phức tạp thông qua thị giác và kích thích hoá học. Vì thế hình dáng bên ngoài và mùi vị của cây phải không hấp dẫn. Như vậy cơ chế tránh có bản chất hình thái (màu sắc lá, lông, dạng lá), hay hoá học (chất xua đuổi). Trong các tài liệu cơ chế tránh sâu hại còn gọi là tính không ưa thích. Tránh bệnh tương đối khó vì thể gây bệnh không có cơ quan cảm giác. Một ví dụ điển hình là lá đứng ở một số cây cốc làm giảm sự bám đậu của nguồn bào tử gỉ sắt so với các giống có lá nằm ngang. Nhiều loài xâm nhập vào lá qua khí khổng. Nấm tìm khí khổng dựa vào đặc điểm của lớp biểu bì. Cấu trúc biểu bì thay đổi làm cho thể gây bệnh không phát hiện và tìm thấy được khí khổng. . CƠ CHẾ TỰ VỆ CỦA CÂY 1.2.1. Các loại cơ chế tự vệ 1.2.1.1. Cơ chế không ưa: Ký chủ đã tạo ra sự không hấp dẫn cho sâu và côn. trùng. Cơ chế không ưa này có liên quan đến nhiều thuộc tính tính hình thái sinh lý hoặc sinh hóa của cây chủ. 1.2.1.2. Cơ chế tránh sâu bệnh: 2 Cơ chế tránh làm giảm xác suất tiếp xúc giữa cây. bên ngoài và mùi vị của cây phải không hấp dẫn. Như vậy cơ chế tránh có bản chất hình thái (màu sắc lá, lông, dạng lá), hay hoá học (chất xua đuổi). Trong các tài liệu cơ chế tránh sâu hại