Vi sinh vật trong sông ngòi. Sông ngòi là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển vì có nhiều chất dinh dưỡng, độ thoáng khí tốt do sự lưu chuyển liên tục của nước. Đặc biệt những sông ngòi nhiều phù sa có rất nhiều vi sinh vật. Độ đục của nước cũng phản ánh tương đối chính xác số lượng vi sinh vật, nước càng trong càng ít vi sinh vật. Số lượng vi sinh vật trong sông ngòi thay đổi theo vị trí của sông ngòi. Ở khúc sông chảy qua thành phố số lượng vi sinh vật tăng lên rất nhiều, còn ở khúc sông chảy qua vùng rừng núi, thưa thớt dân cư thì số lượng vi sinh vật ít. Ngoài ra, tốc độ dòng chảy cũng ảnh hưởng lớn đến số lượng vi sinh vật trong nước. Ví dụ: 1gam bùn ở đoạn sông có dòng chảy chậm có 2.250 triệu vi khuẩn, còn ở đoạn chảy nhanh là 470 triệu vi khuẩn. Số lượng vi sinh vật còn phụ thuộc vào thời tiết khí hậu, độ sâu cột nước, khoảng cách gần, xa bờ như nước ao hồ. c. Vi sinh vật trong nước mạch, nước giếng. Khác với nước ao hồ, sông ngòi, trong nước mạch, nước giếng, số lượng vi sinh vật rất hạn chế vì ở loại nước này hàm lượng chất hữu cơ thấp, các thành phần chất khoáng không nhiều, cho nên điều kiện sống của vi sinh vật không được thuận lợi lắm. - Đối với nước mạch khi thấm qua tầng đất dày bị đất giữ lại các chất hữu cơ và một phần vi sinh vật nên số lượng vi sinh vật còn lại ít, thường có khoảng 100.000 tế bào vi sinh vật trong 1 lít nước. - Đối với nước giếng cũng lấy từ nguồn nước ngầm, nhưng do được phun thấm và giữ lại trong giếng nên số lượng vi sinh vật trong nước giếng phụ thuộc chặt chẽ vào vị trí giếng, kỹ thuật xây và cách sử dụng nước. Có thể có hàng chục vạn đến hàng triệu vi sinh vật trong 1 lít nước giếng. Riêng trong nước máy, do con người chủ động khử trùng nên số lượng vi sinh vật hầu như rất ít, có thể đảm bảo tốt về mặt vệ sinh. d. Vi sinh vật trong nước biển. Biển chiếm ¾ diện tích trái đất, mặc dù nước biển có hàm lượng muối cao do đó áp suất thẩm thấu lớn, nhiệt độ nói chung thấp nhưng vẫn có hệ vi sinh vật với số lượng tương đối lớn. Đó là do chúng thích nghi với môi trường sống ở đó, hơn nữa dinh dưỡng trong nguồn nước biển cũng thoả mãn cho nhu cầu của chúng. Số lượng và thành phần vi sinh vật trong nước biển cũng thay đổi theo chiều sâu, khoảng cách so với bờ, vị trí, thời tiết, khí hậu. Đặc điểm của vi sinh vật ở biển: trong nước biển có nhiều vi khuẩn Gram âm (80%); 75 – 85% là vi khuẩn có tiên mao di động được. Phần lớn vi sinh vật ở biển không hình thành bào tử, thích ứng với môi trường có pH kiềm, có áp lực thẩm thấu cao. Điều đặc biệt là kích thước của các vi sinh vật ở biển thường nhỏ hơn các vi sinh vật trong đất và vi sinh vật nước ngọt. Đa số các vi sinh vật ở biển có khả năng 93 sinh sắc tố (khoảng 69,4%). Vi sinh vật ở biển phát triển tốt ở nồng độ muối 3,5%, có loài sống quen thì có thể phát triển mạnh nhất ở nồng độ 20%. Mặt khác các vi sinh vật ở biển chịu lạnh tốt hơn vi sinh vật ở đất và kém chịu nóng hơn; nhiệt độ thích hợp cho chúng là 20 – 25oC, rất nhiều loài có thể phát triển ở 0 – 4oC. . sông ngòi nhiều phù sa có rất nhiều vi sinh vật. Độ đục của nước cũng phản ánh tương đối chính xác số lượng vi sinh vật, nước càng trong càng ít vi sinh vật. Số lượng vi sinh vật trong sông. của các vi sinh vật ở biển thường nhỏ hơn các vi sinh vật trong đất và vi sinh vật nước ngọt. Đa số các vi sinh vật ở biển có khả năng 93 sinh sắc tố (khoảng 69,4%). Vi sinh vật ở biển phát. triệu vi sinh vật trong 1 lít nước giếng. Riêng trong nước máy, do con người chủ động khử trùng nên số lượng vi sinh vật hầu như rất ít, có thể đảm bảo tốt về mặt vệ sinh. d. Vi sinh vật trong