4. Phân loại xạ khuẩn: Trước thế kỷ XIX người ta xếp xạ khuẩn vào nấm. Về sau người ta mới xếp chúng vào vi khuẩn thật vì xạ khuẩn có nhân nguyên thuỷ. Năm 1978 Gibbens và Murray chia các vi khuẩn nhân nguyên thuỷ thành 4 ngành: ngành Gracilicutes (gồm các vi khuẩn G-), ngành Tenericutes (gồm xạ khuẩn và các vi khuẩn G+), ngành Mendosicutes (gồm các vi khuẩn mà thành tế bào không chứa peptidoglican) và ngành Mollicutes (gồm các vi khuẩn chưa có thành tế bào). Năm 1977 và 1980 Woese và cộng sự chia vi khuẩn nhân nguyên thuỷ thành 2 giới: giới Vi khuẩn thật (Eubacteria) tương đương với 3 ngành Gracilicutes, Tenericutes và Mollicutes theo Gibbens và Murray, giới Vi khuẩn cổ (Archaebacteria) tương đương với ngành Mendosicutes. Theo hệ thống phân loại của Bergey (Bergey, s Manual of Systematic Bacteriology, 1994) thì xạ khuẩn có mặt trong tập 2 và tập 4. -Trong tập 2 có chi Mycobacterium (thuộc họ Mycobacteriaceae) và 9 chi thuộc Nocardioform actinomycetes ( Nocardia, Rhodococcus, Nocardioides, Pseudonocardia, Oerskovia, Saccharopolyspora, Micropolyspora, Promicromonospora, Intrasporangium). -Trong tập 4: + Thuộc về Nocardioform còn có Faenia, Actinopolyspora, Saccharomonospora, Amycolatopsis, Amycolata. + Thuộc về các xạ khuẩn có bào tử túi nhiều múi có các chi Geodermatophilus, Dermatophilus, Frankia. + Thuộc về các xạ khuẩn di động có các chi Actinoplanes, Ampullariella, Pilimelia, Dactylosporangium, Micrromonospora. + Thuộc về Streptomycetes và các chi có liên quan gồm các chi Streptomyces, Streptoverticillium, Kineosporia, Micrrobispora, Micrrotetraspora, Planobispora, Planomonospora, Streptosporangium. + Thuộc về xạ khuẩn đơn bào ưa nhiệt và các chi có liên quan gồm các chi Thermonospora, Actinosynnema, Nocardiopsis, Streptoalloteichus. + Thuộc về xạ khuẩn ưa nhiệt có chi Thermoactinomyces. + Thuộc về các chi xạ khuản còn lại có Glycomyces, Kibdelosporangium, Kitasatosporia, Saccharothrix. Ngoài các chi nói trên còn phải kể thêm 2 chi xạ khuẩn do Lechevalier 1986) phát hiện là Amycolata, Amycolatopsis và 4 chi xạ khuẩn do các nhà khoa Trung Quốc (Nguyễn Kế Sinh, 1990) phát hiện là Microstreptospora, Actinoalloteichus, Trichotomospora, Streptomycoides. . 4. Phân loại xạ khuẩn: Trước thế kỷ XIX người ta xếp xạ khuẩn vào nấm. Về sau người ta mới xếp chúng vào vi khuẩn thật vì xạ khuẩn có nhân nguyên thuỷ. Năm. chia các vi khuẩn nhân nguyên thuỷ thành 4 ngành: ngành Gracilicutes (gồm các vi khuẩn G-), ngành Tenericutes (gồm xạ khuẩn và các vi khuẩn G+), ngành Mendosicutes (gồm các vi khuẩn mà thành. Murray, giới Vi khuẩn cổ (Archaebacteria) tương đương với ngành Mendosicutes. Theo hệ thống phân loại của Bergey (Bergey, s Manual of Systematic Bacteriology, 1994) thì xạ khuẩn có mặt trong