ĐẶC ĐIỂM VÀ THÀNH PHẦN CỦA THỰC VẬT BẬC CAO 1.. Đặc điểm Thực vật bậc cao có nhiều đặc điểm tiến hoá hơn so với thực vật bậc thấp, thể hiện: - Thực vật bậc cao bắt nguồn từ thực vật bậ
Trang 1ĐẶC ĐIỂM VÀ THÀNH PHẦN CỦA THỰC VẬT BẬC CAO
1 Đặc điểm
Thực vật bậc cao có nhiều đặc điểm tiến hoá hơn so với thực vật bậc thấp, thể hiện:
- Thực vật bậc cao bắt nguồn từ thực vật bậc thấp
- Có cấu tạo đa bào
- Tuyệt đại đa số đều tự dưỡng
- Có vách tế bào rõ rệt
- Trong sinh sản, hình thức noãn giao là chủ yếu
- Túi giao tử và túi bào tử gồm nhiều tế bào
- Hợp tử phát triển thành phôi điển hình
160
-Chuyển từ môi trường nước lên môi trường cạn nên
đã có nhiều biến đổi của
Trang 2cơ thể để thích nghi với môi trường mới phân hoá thành thân, lá và hầu hết có rễ
thật (trừ rêu)
- Có mô dẫn điển hình để dẫn truyền thức ăn Lúc đầu chỉ mới là quản bào, về
sau có mạch thông hoàn thiện dần
- Có biểu bì và khí khổng
- Chiếm ưu thế trong giới thực vật.Di tích hoá thạch
đã tìm thấy cho biết
chúng đã xuất hiện cách đây khoảng 500 triệu năm
2 Thành phần loài
Thành phần loài ở các nhóm của Thực vật bậc cao đã được biết như sau:
- Rêu hơn 20.000 loài
- Quyết khoảng 6.000 đến 10.000 loài
- Thông từ 500 đến 700 loài
- Thực vật có hoa khoảng 300.000 loài
Trang 3Còn nhiều loài khác là những thực vật đã hoá thạch
3 Nguồn gốc phát sinh của thực vật bậc cao
Khi bàn về nguồn gốc của Thực vật bậc cao người ta đều cho rằng: “Thực vật
bậc cao đã phát sinh ra từ một ngành tảo nào đó có sự xen kẽ thế hệ rõ ràng” Các
ngành tảo ấy có thể là Tảo lục, tảo đỏ, hoặc tảo nâu, nhưng chưa khẳng định được là
chúng xuất phát từ ngành nào
Điều cơ bản là dù chúng xuất phát từ ngành tảo nào
đi chăng nữa thì cũng phải
là những dạng tổ tiên xa xưa của tảo chứ không phải
là những tảo hiện đại
Người ta đã căn cứ vào một số đặc điểm sau đây để chứng minh điều đó:
1- Trong lịch sử phát triển của trái đất, thực vật bậc cao xuất hiện sau tảo
Trang 42- Sự giống nhau giữa thực vật bậc cao nguyên thuỷ (Dương xỉ trần) với tảo
thế hiện ở tính chất phân nhánh đôi
3- Có sự giống nhau trong sự xen kẻ thế hệ
4- Sự có mặt của túi giao tử đa bào ở Thực vật bậc cao và ở một số tảo
5- Sự có mặt của tinh trùng ở thực vật bậc cao
6- Có sự giống nhau về cấu tạo và chức phận của diệp lục
Cũng không thể cho rằng tổ tiên của Thực vật bậc cao là những dạng tảo có tổ
chức cơ thể cao và chúng đã thích nghi với môi
trường nước, do chuyển hoá cao
nếu lên cạn sẽ bị tiêu diệt Chính vì vậy, chúng phải bắt nguồn từ những dạng có tổ
chức cơ thể sơ khai, để khi chuyển dần lên cạn, mới
có thể hình thành những cơ
Trang 5quan mới có khả năng nuôi dưỡng và bảo vệ chúng tránh khỏi những điều kiện bất
lợi của môi trường
4 Hệ thống phân loại của thực vật bậc cao
Thực vật bậc cao bao gồm các ngành:
- Ngành Dương xỉ trần -
Rhyniophyta
- Ngành Rêu - Bryophyta
- Ngành Lá thông -
Psilotophyta
- Ngành Thông đất -
Lycopodiophyta
- Ngành Cỏ tháp bút -
Equisetophyta
- Ngành Dương xỉ - Polypodiophyta
Trang 6- Ngành Thông (Pinophyta) = Ngành Hạt trần
(Gymnospermatophyta)
-Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) = Ngành Thực vật
có hoa (Anthophyta) =
Ngành Hạt kín (Angiospermatophyta)