Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây: a Không có di chúc b Di chúc không hợp pháp c Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời đi
Trang 1LUẬT DÂN SỰ PHẦN THỪA KẾ
Trang 2I Lý thuyết
1 Khái niệm thừa kế:
Thừa kế là quan hệ xã hội về việc chuyển giao di sản của người chết cho những người còn sống.
2 Các trường hợp thừa kế theo pháp luật:
Theo Bộ Luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng
06 năm 2005, Chương XXIV, Điều 675:
Trang 3Điều 675 Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường
hợp sau đây:
a) Không có di chúc
b) Di chúc không hợp pháp
c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng
thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà
không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần
di sản sau đây:
Trang 4a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có
hiệu lực pháp luật
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di
chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế
Điều 675 Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
Trang 53 Nguyên tắc phân chia di sản thừa kế:
Trong trường hợp có di chúc:
• Việc phân chia di sản sẽ được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc.
• Nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều
cho những người được chỉ định trong di chúc trừ trường hợp thỏa thuận khác.
• Nếu người được hưởng di chúc không đồng ý hay có tranh chấp giữa các đồng thừa kế
về nội dung trong bản di chúc thì cần đến sự can thiệp của pháp luật.
Trường hợp người chết không để lại di chúc thì di sản thừa kế sẽ được chia theo quy định của pháp luật
• Theo nguyên tắc các đồng thừa kế sẽ được hưởng các phần như nhau nếu không có
thỏa thuận khác (cụ thể được quy định tại chương XXV/ Bộ Luật Dân sự 2005)
• Khi tiến hành phân chia di sản các đồng thừa kế có nghĩa vụ về tài sản của người chết
để lại theo quy định của Điều 683 Bộ Luật Dân sự 2005 về thứ tự ưu tiên thanh toán
Trang 6II BÀI TẬP
Vợ chồng anh A kết hôn năm 2006, chưa có con Bữa
nọ vợ và cha vợ anh A bị tai nạn Vợ anh A chết trước, vài ngày sau cha vợ anh A chết theo Họ đều không để lại di chúc.
Tang lễ xong, B là em vợ đến đòi A chia gia tài A từ chối, không chịu chia.
Hỏi ai đúng, ai sai??
Trang 7A Vợ Bố EmBố Em
Trang 8 A từ chối không chịu chia gia tài là sai.
B chỉ đúng trong trường hợp yêu cầu được hưởng phần tài sản của bố.
Trang 10Năm 1980 ông Hùng kết hôn với bà Bé sinh được 4 người con: Hân (1983), Hiếu (1987), Hoàng (1991) và Hương (1994) Trong quá trình chung sống ông bà tạo lập được khối tài sản bao gồm: 1 căn nhà ( 1 trệt, 2 lầu) ở Quận 3 Tp HCM trị giá 10 tỷ đồng, quyền sử dụng đất (3.000m2) tại Huyện
Dĩ An – Bình Dương trị giá 3 tỷ đồng 1 chiếc xe ô tô 4 chổ trị giá 700 triệu đồng.
Sau khi kết hôn, năm 1994 ông Hùng có gặp gỡ với bà Hồng là đối tác kinh doanh (2 người không đăng ký kết hôn) và có một đứa con gái tên Hạnh (1996).
Đầu năm 2005, vì bị bệnh nan y Ông hùng đã qua đời Sau khi ông chết,
bà Hồng có xuất trình được bản di chúc ông Hùng lập từ năm 2004 khi mới phát hiện mình bị bệnh, theo nội dung di chúc thì ông Hùng để lại toàn bộ tài sản của mình cho mẹ con bà Hồng.
Không chấp nhận bản di chúc này bà Bé cùng các con đã khởi kiện nhờ tòa án phân xử.
Cách xử lý của các bạn?
Trang 11Tài Ông Bà
6
1 ≈
3
2 5
85 ,
6 tr × ≈
3 2
Trang 12 Ông Hiền và bà Hậu kết hôn từ năm 1982 (hai ông bà không đăng ký kết hôn) và có với nhau 2 đứa con: Nhân (1985) và Đức (1987) Tài sản ông bà cùng tạo lập được tính đến năm 2008 là: 1 căn nhà trị giá 3 tỷ đồng, 1 sổ tiết kiệm đứng tên ông Hiền có giá trị 1 tỷ đồng, 2 xe gắn máy trị giá 50 triệu đồng, và các vật dụng khác trong gia đình trị giá
100 triệu đồng Đầu năm 2009 ông Hiền bị tai nạn giao thông qua đời, sau khi lo mai táng cho ông Hiền (chi phí hết 30 triệu Đồng) bà hậu tiếp tục thừa hưởng và quản lý, sử dụng khối tài sản nêu trên (vì
2 con đã lập gia đình ra ở riêng) Ngày 19/8/2009 anh B (1989) đến nhà bà Hậu nhận ông Hiền làm cha và yêu cầu được chia tài sản thừa kế
Cách thức giải quyết của các bạn
Trang 13Tài sản ông Hiền và bà Hậu cùng tạo lập trong thời gian chung
sống: 4 tỷ 150 triệu
NếuBà
Tài
Nếu
Trang 14Trả lời câu hỏi của cô cho nhóm thuyết trình:
1) Trong trường hợp người lập di chúc hoàn toàn minh mẫn,
sáng suốt và đã có giấy xác nhận của bệnh viện thì việc người đó trong lúc lập di chúc vẫn không ảnh hưởng đến hiệu lực pháp lý của bản di chúc bởi pháp luật sẽ căn cứ theo giấy xác nhận của bệnh viện và những người thừa kế vẫn tiến hành thực hiện di chúc Nhưng theo nhóm, thường những người lập di chúc sẽ xem xét kỹ lưỡng bản
di chúc từ lúc lập di chúc cũng như sau lập di chúc hoặc bất cứ lúc nào để sửa đổi bổ sung cho hợp với ý chí nguyện vọng của bản thân Và phần bổ sung sau cùng của bản di chúc sẽ có hiệu lực pháp luật
Trang 152) Tình huống người chết chỉ để lại di chúc miệng cho
người thân thì theo điều 654/ Bộ Luật Dân sự năm
2005, di chúc miệng đó xem như không hợp pháp, tài sản của người chết được phân chia như trường hợp không có di chúc và áp dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật
Trang 16Cảm ơn cô và các bạn
đã theo dõi phần
thuyết trình
của nhóm
Trang 17Danh sách thành viên
Trần Vũ Diễm Trang
Huỳnh Thu An
Đặng Lê Cẩm Nhung
Mai Khánh Vy
Nguyễn Thị Ngọc Hường
Nguyễn Thị Mỹ Tiên
Ngô Trần Lệ Xuân