Phần A: Đề cương bài giảngMôn công nghệ 11 Bài 28 : Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêzen I Nhiệm vụ của hệ thống và đặc điểm của sự hình thành hòa khí ở động cơ
Trang 1Phần A: Đề cương bài giảng
Môn công nghệ 11 Bài 28 : Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêzen
I) Nhiệm vụ của hệ thống và đặc điểm của sự hình thành hòa khí ở
động cơ điêzen
1 Nhiệm vụ:
Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí ( còn gọi là hệ thống nhiên liệu ) trong động cơ điêzen có nhiệm vụ cung cấp nhiên liệu
và không khí sạch và xilanh phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ
2 Đặc điểm của sự hình thành hòa khí
Sự hình thành hòa khí ở động cơ điêzen có những đặc điểm sau:
- Nhiên liệu được phun vào động cơ ở cuối kỳ nén Áp suất của nhiên liệu phun vào trong xilanh do bơm cao áp tạo ra rất lớn để đảm bảo sự phun tơi và hòa trộn tốt
- Các chế độ làm việc của động cơ tùy thuộc vào lượng nhiên liệu cấp vào xilanh trong mỗi chu trình Việc điều chỉnh lượng nhiên liệu cấp vào xilanh do bơm cao áp đảm nhận Vì vậy, bơm cao áp được coi là bộ phận quam trong nhất của hệ thống
II) Cấu tạo và nguyên lý làm việc của một số bộ phận
1 Bơm cao áp
a) Nhiệm vụ
Bơm cao áp co nhiệm vụ cung cấp nhiên liệu với áp suất cao, đúng thời điểm và lượng phù hợp với chế độ làm việc của động cơ tới vòi phun để phun vào xilanh động cơ
b) Cấu tạo
Đầu piston có một rãnh xoắn, rãnh này ăn thông với lỗ khoan ở giữa đỉnh piston Trên đầu của piston có một lỗ hut và một lỗ xả
Trang 2Hình 28.1 Bơm cao áp.
Hình 28.2 cấu tạo bơm cao áp.
c) Nguyên lý hoạt động
Khi piston đi xuống nhiên liệu qua lỗ hút 4 vào trong xianh Khi piston
đi lên đóng lỗ hút ép nhiên liệu phía trên đẩy mở van một chiều 5 đưa nhiên liệu tới vòi phun Đến khi rãnh xoắn mở lỗ xả 7, nhiên liệu phía trên piston trở về bơm nhiên liệu lò xo 5 đóng vam một chiều áp suất nhiên liệu tụt nhanh vòi phun ngừng hoạt động
2 Vòi phun
a) Nhiệm vụ
Vòi phun có nhiệm vụ là phun tơi nhiên liệu vào trong xilanh để quá trình hình thành hòa khí diến ra hoàn hảo, tạo điều kiện tốt cho quá trinhg cháy dãn nở
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Vũ Thị Thanh Bình
Sinh viên thực hiện: Hoàng Văn Thắng
Trang 3b) Cấu tạo
Hình 28.3 Sơ đồ cấu tạo vòi phun
Điều chỉnh vít 2 để thay đổi lực đẩy của lò xo Lò xo 4 thông qua đũa đẩy 8 ép kim 11 tì lên đế bịt kín lỗ phun
c) Nguyên lý hoạt động
- Nhiên liệu từ đường cao áp đi qua cửa 9 vào khôn gian 15 Áp suất nhiên liệu đẩy vào mặt côn của kim 11 đẩy kim đi lên( lực này thắng lực lò xo 4), kim phun bị đảy lên dường thông, phun nhiên liệu vào xilanh
- Khi bơm cao áp không cung cấp nhiên liệu , áp suất trong không gian 15 giảm , lò xo 3 nảy kim 11 tì lên đế đóng kín đường thông
3 Các bộ phận khác
- Bầu lọc khí cpos nhiệm vụ lọc sạch không khí trước khi đưa vào xilanh
- Bầu lọc thô có nhiệm vụ loc thô dầu trước khi đưa tới bơm chuyển nhiên liệu
- Do khe hở giữa piston và xilanh của bơm cao áp, giữa kim phun và than của vòi phun rất nhỏ nên các căn bẩn có kích thước nhỏ dễ gây kẹt và làm mòn các chi tiết Bầu lọc tinh có nhiệm vụ lọc sạch các cặn bẩn có kích thước rấ nhỏ có lẫn trong nhiên liệu để đảm bảo chất lượng làm việc, độ bền của bơm cao áp và vòi phun
Trang 4- Do cấu tạo và nguyên lý làm việc của bơm cao áp và vòi phun, vẫn còn một lượng nhiên liệu bị rò qua khe hở giữa các chi tiết ( dù đã được chết tạo với độ chính xác cao ) nên trong hệ thống có đường hồi nhiên liệu từ bơm cao áp và vòi phun vào thùng chứa
4 Những hư hỏng thường gặp đối với hệ thống
Rò nhiên liệu, bẩn và tắc bình lọc
Bơm cao áp bị tắc, không khí lẫn vào trong nhiên liệu
Góc phun sớm, tia nhiên liệu không tới
Tụt công suất bỏ nổ, khói đen, hỏng đầu phun
III) Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống
1 Cấu tạo
Hình 28.4 Sơ đồ cấu tạo động cơ điêzen.
Hình 28.5 Buồng đốt động cơ.
1 Thùng chứa 5 Bầu lọc dầu 11 Van hồi dầu
2 Bơm cao áp 6 9 10 Đường hồi dầu 12 Bơm tay
3 Bộ điều chỉnh phun sớm 7 Đường cao áp 13 Cần ga
4 Đường thấp áp 8 Vòi phun 14 Bộ điều tốc
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Vũ Thị Thanh Bình
Sinh viên thực hiện: Hoàng Văn Thắng
Trang 5Hình 28.6 Sơ đồ cấu tạo hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí động cơ
điêzen.
1 Bình dầu 2 Bầu lọc thô
3 Bơm chuyển nhiên liệu
4 Bơm tay 6 bầu lọc thô
7 Bơm cao áp
8 Vòi phun
Hình 28.7 Sơ đồ nguyên lý
hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí động cơ điêzen.
Hình 28.8
Sơ đồ khối
hệ thống cung cấp nhiên liệu
và không khí động cơ điêzen.
2 Nguyên lý hoạt động
Khi động cơ làm việc, ở kỳ nạp , không khí được hút qua bầu lọc khí, đường ống nạp và cửa nạp đi vào xilanh ; ở kì nén, chỉ có khí ở trong xilanh bị nén
Trang 6Nhiên liệu được hút từ thùng nhiên liệu, được lọc qua bầu lọc thô và tinh rồi đưa tới khoang chứa của bơm cao áp Cuối kì nén, bơm cao áp bơm một lượng nhiên liệu nhất định với áp suất cao vào vòi phun vào xi lanh dộng cơ Nhiên liệu hòa trộn với khí nén tạo thành hòa khí rồi tự bốc cháy
Phần B: Nội dung
I) Tên bài:
Bài 28: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêzen
II) Vị trí bài học:
Bài hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêzen thuộc khối kiến thức động cơ đốt trong của phân môn công nghệ 11
Trước khi học bài này học sinh phải có kiến thức về:
Khái quát về động cơ đốt trong
Nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong
Cơ cấu phân phối khí
Đặc biệt phải hiểu rõ về hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong đông cơ xăng (học ở bài 27)
III) Mục tiêu bài học:
Biết được nhiệm vụ của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêzen
Biết và hiểu được cấu tạo hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêzen
Hiểu được nguyên lý làm việc của hệ thống
Đọc được sơ đồ khối của hệ thống
Nhận dạng một số chi tiết quan trọng của hệ thống
Có ý thức học tập và xây dựng bài
IV) Phân tích nội dung
1 Sơ đồ hóa
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Vũ Thị Thanh Bình
Sinh viên thực hiện: Hoàng Văn Thắng
Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêzen
làm việc
CC
nhiên
liệu
CC không khí
Thời điểm phun
Chế
độ làm việc
Các bộ phận chính của hệ thống:
Thùng nhiên liệu; Bầu lọc thô; Bơm chuyển nhiên liệu; Bầu lọc tinh; Bơm cao áp; Vòi phun; Bầu lọc khí; Xilanh
Trang 72 Phân tích các thành phần kiến thức
• Kiến thức cụ thể: Cấu tạo các bộ phận trong hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêzen
• Kiến thức trừu tượng:sự hình thành hòa khí và sự tự bốc cháy của nhiên liệu khi bị nén dưới áp suất cao
• Kiến thức trọng tâm: làm rõ cấu tạo và tác dụng của bơm cao áp
• Kỹ năng:
- Phân tích được đường đi của nhiên liệu, không khí
- Sự hình thành hỗn hợp hòa khí
- Mối liên hệ giữa các bộ phận
- Hiểu và phân tích được tác dụng của từng bộ phận
• Mở rộng kiến thức và liên hệ thực tế:
- Đi sâu thêm về cấu tạo của bơm cao áp và các loại bơm cao áp
- Các loại máy sử dụng động cơ điêzen và dấu hiệu nhận biết chúng
- Trước khi khởi động thì hệ thống làm việc như thế nào
V) Điều kiện dạy học
1 Điều kiện cho người dạy:
Nghiên cứu kỹ nội dung bài 28 hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêzen sách giáo khoa cong nghệ 11, sách giáo viên
Soạn đề cương bài giảng, giáo án lý thuyết
Nghiên cứu phần bổ xung
Chuẩn bị bản vẽ
2 Điều kiện cho người học:
Tài liệu SGK
Kiến thức liên quan bài học trước ( bài 27 hệ thống cung cấp nhiên liệu
và không khí trong động cơ xăng )
VI) Hướng dẫn phương pháp dạy học cho bài điển hình
Trang 8Nội dung bài học
Hướng dẫn phương pháp Hoạt động dạy Hoạt động học
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Vũ Thị Thanh Bình
Sinh viên thực hiện: Hoàng Văn Thắng
Trang 9I Giới thiệu chung - Khái quát về hệ thống
cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêzen
• học sinh chú ý lắng nghe
II Nhiệm vụ và đặc
điểm
1) Nhiệm vụ - Nêu rõ nhiệm vụ của hệ
thống
• Chú ý lắng nghe và ghi chép
2) Đặc điểm
- Vấn đáp: Nhiên liệu được phun vào thời điểm nào?
Bơm cao áp có tác dụng gì?
• Lắng nghe
• Học sinh suy nghĩ trả lời câu hỏi
III Cấu tạo và nguyên
lý làm việc
1) Cấu tạo
Các bộ phận chính: - Hướng dẫn quan sát hình
vẽ treo trên bảng kết hợp SGK(h28.1)
• Quan sát và lắng nghe
- Bơm cao áp
- Hướng dẫn quan sát hình vẽ
- Vấn đáp: nêu nhiệm vụ của bơm cao áp?
Cấu tạo của bơm cao áp có
gì đặc biệt?
• Suy nghĩ và trả lới câu hỏi
• Học sinh ghi chép
Trang 10- Vòi phun - Hướng dẫn quan sát hình
vẽ
- Vấn đáp: Nêu nhiệm vụ của vòi phun?
Vòi phun có cấu tạo đặc biệt gì?
• Suy nghĩ trả lời câu hỏi
• Học sinh ghi chép và chú ý lắng nghe
- Đường hồi dầu - Hướng dẫn quan sát hình
vẽ
Vấn đáp: nhiệm vụ của đường hồi dầu
• Suy nghĩ trả lời câu hỏi
• Học sinh ghi chép và chú ý lắng nghe
- Các bộ phận
khác
- Hướng dẫn quan sát hình vẽ
- Chỉ dẫn từng bộ phận
- Vấn đáp: nêu cấu tạo và nhiệm vụ
• Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi
• Ghi chép
2) Nguyên lý làm việc Phân tích bản chất, khái
quát hóa
Đưa ra một phần sơ đồ
• Lắng nghe
• Suy nghĩ đưa ra sơ
đồ đầy đủ
VII) Các câu hỏi đánh giá, kiểm tra
Câu 1: Nhiên liệu được phun vào thời kỳ nào?
a) Cuối kỳ nén b) cuối kỳ thải c) đầu kỳ nén d) giữa kỳ nén Câu 2: Nhiên liệu được bơm vào động cơ do bộ phận nào đảm nhiệm?
a) Vòi phun b) Xi lanh c) Bơm chuyển nhiên liệu d) Bơm cao áp Câu 3: Trong hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêzen thì bộ phận nào quan trọng nhất?
a) Vòi phun b) Xi lanh c) Bầu lọc khí d) Bơm cao áp Câu 4: Vòi phun có nhiệm vụ gì?
a) Cung cấp nhiên liệu c) Xé tơi nhiên liệu
b) Cung cấp không khí d) Tăng áp suất
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Vũ Thị Thanh Bình
Sinh viên thực hiện: Hoàng Văn Thắng
Trang 11Câu 5: Bầu lọc tinh có nhiện vụ gì?
a) Lọc sạch nhiên liệu c) Lọc sạch không khí
b) Lọc sạch khí thải d) Lọc sạch bụi bẩn
Câu 6: Trong hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khì trong động cơ điêzen có mấy
bộ phận chính?
VIII) Giáo án
Trường THPT Giáo án số :
Bộ môn: Công nghệ 11 Số tiết :
GIÁO ÁN LÝ THUYẾT
Bài số: 28
Tên bài: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêzen
1 Mục tiêu
Sau khi học xong bài nay học sinh có khả năng:
Biết được nhiệm vụ của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêzen
Biết và hiểu được cấu tạo hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêzen
Hiểu được nguyên lý làm việc của hệ thống
Đọc được sơ đồ khối của hệ thống
Nhận dạng một số chi tiết quan trọng của hệ thống
Có ý thức học tập và xây dựng bài
2 Chuẩn bị giảng dạy
a) Chuẩn bị của giáo viên:
Nôi dung:
Trang 12 Nghiên cứu SGK, tham khảo các tài liệu về động cơ điêzen.
Chuẩn bị giáo án, đề cương bài giảng
Chuẩn bị phương tiện:
Hình vẽ trong SGK
Hình vẽ bên ngoài
Máy chiếu
b) Chuẩn bị của học sinh:
Chuẩn bị bài cũ
Tìm hiểu thêm về các bộ phận của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêzen
3 Tiến trình bài dạy
a) Ổn định lớp: Phát vấn lớp trưởng, kiển tra sĩ số Thời gian: 2 phút
b) Kiểm tra bài cũ Thời gian : 8 phút
• Câu hỏi 1:Trình bày sơ đồ nguyên lý và cấu tạo động cơ xăng dùng bộ
chế hòa khí?
• Câu hỏi 2: Hệ thống phun xăng có gì giống và khác hệ thống dùng chế
hòa khí?
c) Đặt vấn đề vào bài mới
Bài trước chúng ta đã học bài hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí của động cơ xăng Động cơ xăng có công suất vừa và nhỏ còn các loại động cơ có công suất lớn như ôtô tải, máy kéo, tàu thuyền… thì chúng ta thấy chúng dùng
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Vũ Thị Thanh Bình
Sinh viên thực hiện: Hoàng Văn Thắng
Trang 13dầu điêzen Vậy hôm nay chúng ta đi tìm hiểu bài hệ thống cung cấp nhiên liệu
và không khí trong động cơ điêzen xem có gì giống và khác nhau
d) Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệm vụ và đặc điểm của sự hình thành hòa khí
Bài 28 : Hệ thống cung
cấp nhiên liệu và không
khí trong động cơ điêzen
Giới thiệu mở đầu
Nêu mục tiêu
Lắng nghe 1 phút
I) Nhiệm vụ của hệ
thống và đặc điểm
của sự hình thành
hòa khí
1) Nhiệm vụ Phân tích bản chất
Khái quát hóa
Đặt câu hỏi
Nhận xét, đánh giá
Chú ý quan sát hình vẽ
Tự khái quát hóa
Trả lời câu hỏi
5 phút
2) Đặc điểm của sự
hình thành hòa
khí
Phân tích bản chất
Đàm thoại , giảng giải
Sử dụng phương pháp quy nạp
Lắng nghe
Tự tái hiện
Ghi chép và sử dụng tài liệu
5 phút
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống.
II) Cấu tạo và nguyên
lý làm việc
1) Cấu tạo Sử dụng hình vẽ SGK
và bên ngoài
Sử dụng thuyết trình, đàm thoại tái hiện, nêu
Quan sát hinh vẽ
Phân tích theo sự hướng dẫn của giáo viên
10 phút
Trang 14vấn đề, giảng giải và
so sánh với cấu tạo động cơ xăng
Đặt các câu hỏi Nhận xét ,đánh giá ,kết luận
Nhấn mạnh nội dung trọng tâm
Mở rộng kiến thức trong thực tế
Trả lời các câu hỏi của giáo viên
Ghi chép
2) Nguyên lý làm
việc
Sử dụng hình vẽ
Thuyết trình , nêu vấn
đề, giảng giải
Sử dụng phương pháp đàm thoại
Đưa ra sơ đồ nguyên lý
Đặt câu hỏi
Nhận xét, kết luận
Lắng nghe, quan sát hình vẽ
Tự khái quát hóa sơ đồ
Trả lời câu hỏi
Ghi chép
8 phút
Hoạt động 3: Củng cố và tổng kết bài học
1 Củng cố Đàm thoại tái hiện
Nhấn mạnh nội dung trọng tâm
Lắng nghe
Tái hiện lại nội dung
3 phút
2 Tổng kết đánh giá Tổng kết nội dung
Trả lời một số câu hỏi sách giáo khoa
Nhận xét giờ học
Lắng nghe và ghi chép
3 phút
e) Giao bài tập về nhà
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Vũ Thị Thanh Bình
Sinh viên thực hiện: Hoàng Văn Thắng
Trang 15 Hướng dẫn cho học sinh làm các bài tập trong sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi SGK
Giao cho học sinh chuẩn bị một số hình vẽ cho bài học kế tiếp
4 Nhận xét và rút kinh nghiệm bài giảng
Thông qua bộ môn Ngày tháng năm Người soạn: