1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài 4 VĂN BẢN KHOA HỌC ppt

20 5,2K 63

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 118,5 KB

Nội dung

Ví dụ: tóm tắt summary để giới thiệu nội dung cơ bản của một công trình, hay bài báo; tóm tắt một luận văn, luận án để trình trước hội đồng khoa học.. Bài báo, tham luận khoa học Là loại

Trang 1

Bài 4

VĂN BẢN KHOA HỌC

1 Các loại văn bản nghiên cứu khoa học

- Nghiên cứu khoa học là hoạt động đặc biệt của con người nhằm khám phá bản chất, quy luật của thể giới tự nhiên, của xã hội, các lĩnh vực thuộc đời sống con người

- Người ta chia các kết quả, các sản phẩm nghiên cứu khoa học thành nhiều loại và gọi bằng những thuật ngữ như:

1.1 Bản tóm lược, tổng thuật, tổng luận công trình…

Là nhưng công trình được trình bày dưới một hình thức rút gọn lại so với toàn văn, đồng thời tác giả có nêu lên ý kiến nhận xét, đánh giá

+ Bản tóm lược, tóm tắt: là loại công trình có chức năng rút gọn dung lượng, quy mô của một bài báo, một cuốn sách, một công trình nghiên cứu Ví dụ: tóm tắt (summary) để giới thiệu nội dung cơ bản của một công trình, hay bài báo; tóm tắt một luận văn, luận án để trình trước hội đồng khoa học Yêu cầu của việc tóm tắt cần phải chính xác, đầy đủ những thông tin cần thiết Tùy theo yêu cầu và mục đích sủ dụng, văn bản loại này có nội dung và cách trình bày khác nhau

+ Tổng thuật: giới thiệu bao quát một (hoặc một nhóm) công trình, một hoạt động khoa học nào đó Tổng thuật có nhiều dạng: Tổng thuật một Hội thảo khoa học, tổng thuật nhóm công trình, tổng thuật một cuộc thảo luận trên báo chí…

+ Tổng luận: Trong một số trường hợp, tổng thuật và tổng luận có thể dùng giống nhau Tuy nhiên khi dùng thuật ngữ tổng luận thì ngoài phần thuật cần có thêm phần bình luận, chú giải, đánh giá về vấn đề mình vừa nêu

1.2 Bản nhận xét, đánh giá

Trang 2

Là loại văn bản dùng để nhận xét, đánh giá hoặc nghiệm thu một công trình khoa học, một kết quả nghiên cứu nào đó nhằm giúp cho tác giả rút ra bài học kinh nghiệm, giúp người đọc hiểu rõ hơn công trình hoặc giúp cho Hội đồng, tập thể có

cơ sở đánh giá chính xác công trình nghiên cứu

1.3 Bài báo khoa học

Là những bài viết, những công trình đăng tải trên báo, tạp chí, tập san nhằm

để xã hội hóa một kết quả nghiên cứu Bài báo có nhiều loại, thường gặp nhất là bài báo công bố một phát hiện mới; thông báo, giới thiệu một kết quả nghiên cứu; bài trao đổi, tranh luận một vấn đề có tính chất học thuật

1.4 Bài báo, tham luận khoa học

Là loại văn bản trình bày kết quả một quá trình nghiên cứu, ý kiến cá nhân (hoặc một nhóm) trong các trường hợp như: trình bày trước một hội đồng nghiệm thu, đánh giá; trình bày trong một seminar, hội thảo…

Khác với báo cáo, tham luận là loại văn bản thường chỉ dùng trong các hội nghị, hội thảo, seminar… Đặc điểm của nó là gắn với một chủ đề được ấn định và tác giả thường dùng để trình bày trước một cử tọa hoặc để in thành sách

1.5 Niên luận

Là bài nghiên cứu của sinh viên nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể trong chương trình bậc đại học Thực chất đây chỉ là một dạng bài tập Giá trị của nó không nằm ở nội dung khoa học mà chủ yếu để rèn luyện kỹ năng, thao tác nghiên cứu

Yêu cầu đối với người làm niên luận là nắm được kiến thức môn học, biết cách làm việc với giáo viên hướng dẫn, biết cách trình bày một vấn đề theo yêu cầu của giáo viên

1.6 Khóa luận (tiểu luận)

Khóa luận (cũng có khi gọi là tiểu luận) nhưng chưa có sự thống nhất trong cách dùng ở các trường đại học của nước ta hiện nay

Khóa luận (tiểu luận) là một công trình nghiên cứu có quy mô nhỏ của sinh viên về một môn học cụ thể Đây là một hoạt động tập sự nghiên cứu do vậy cách

Trang 3

tiến hành cần đảm bảo đầy đủ các bước Nội dung khoa học không yêu cầu phải có đóng góp mới hay sáng tạo nhưng cần phải chính xác và trình bày đúng qui cách một công trình khoa học.Việc xác định vấn đề nghiên cứu có thể do sinh viên đề xuất hoặc giáo viên gợi ý

1.7 Luận văn

Là một công trình nghiên cứu nhằm giải quyết một vấn đề khoa học có qui

mô phù hợp với bậc đại học Luận văn có yêu cầu cao hơn so với tiểu luận, khóa luận về nhiều mặt Nội dung khoa học phải có điểm mới, phải bao quát được một phạm vi tài liệu, phạm vi kiến thức khá rộng Luận văn cần được bảo vệ trước hội đồng

1.8 Luận án

Là một loại công trình nghiên cứu dành cho nghiên cứu sinh thực hiện để nhận học vị Tiến sĩ Yêu cầu đối với luận án Tiến sĩ phải là một công trình khoa học độc đáo, chứa đựng những kiến giải mới, đóng góp mới, có giá trị trong lĩnh vực chuyên ngành

Các bước triển khai, quy cách luận án, thủ tục bảo vệ được thực hiện theo quy chế riêng về đào tạo sau đại học

1.9 Chuyên luận, chuyên khảo

2 Cách thức xây dựng một số loại văn bản nghiên cứu khoa học

Là loại công trình nghiên cứu về một lĩnh vực chuyên môn do một (hoặc một nhóm) tác giả thực hiện Chuyên luận, chuyên khảo là tác phẩm khoa học của các học giả có kiến thức uyên bác, có kinh nghiệm nghiên cứu lâu năm Thông thường nó chứa đựng những phát hiện, những đánh giá mới mẻ có giá trị vè chuyên môn

2.1 Tóm tắt một tài liệu khoa học

2.1.1 Mục đích Việc tóm tắt tài liệu khoa học có nhiều mục đích khác nhau như:

- Lưu trữ tài liệu ở dạng ngắn gọn nhất dùng để trích dẫn khi cần thiết

Trang 4

- Giới thiệu một công trình khoa học trên báo chí, từ điển hoặc báo cáo lại cho người khác

- Tóm tắt một phần, một luận điểm nào đó của văn bản để phục vụ cho một

ý kiến nào đó

- Trong học tập, nghiên cứu, việc tóm tắt giúp hệ thống hóa được kiến thức

đã học và góp phần rèn luyện các thao tác tư duy khoa học

2.2.2 Yêu cầu: Khi tóm tắt không được xuyên tác văn bản, phải phản ánh trung thành quan niệm, cách giải thích và chứng minh trong nguyên bản Bài tóm tắt càng ngắn gọn mà vẫn thỏa mãn được mục đích đề ra thì càng tốt

2.2.3 Cách thức

a Tóm tắt thành đề cương

- Tóm tắt thành đề cương là quá trình đi ngược lại với quá trình viết văn bản Khi xây dựng đề cương, ta xác định cái khung của văn bản đề rồi sau đó làm đầy đủ thành văn bản; khi tóm tắt thành đề cương, lại đi từ văn bản mà tóm tắt lại, chỉ giữ lại khung của văn bản

Những nội dung cần tóm tắt là:

+ Tên tài liệu: Tài liệu khoa học thường có đầu đề Đầu đề cấn được viết

giữa dòng, với khổ to hơn, kiểu chữ khác để phân biệt với phần của văn bản Sau

đó ghi tên tác giả, xuất xứ của văn bản (trích ở đâu, nếu là quyển thì tên tác sách là

gì, nhà xuất bản, nơi xuất bản và năm xiaats bản)

+ Phần mở đầu: thường có các nội dung

* Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Lí do và mục đích nghiên cứu

* Tình hình nghiên cứu (Lịch sử vấn đề)

* Nhiệm vụ nghiên cứu

* Cấu trúc Tuy nhiên, không phải mọi tài liệu đều có đầy đủ các nội dung trên, khi tóm tắt, cần căn cứ vào văn bản cụ thể mà lựa chọn một trong những nội dung trên

+ Phần triển khai

Trang 5

Văn bản khoa học chuyên sâu triển khai hệ thống luận điểm, luận cứ bằng một hệ thống các đề mục ở nhiều tầng bậc khác nhau Người tóm tắt chỉ cần ghi lại các đề mục đó theo một hệ thống là có thể khôi phục các luận điển và luận cứ chính của tài liệu của tài liệu cần tóm tắt

Nếu văn bản không có hệ thống đề mục thì người tóm tắt phải tự tìm ra đề mục bằng cách tìm trong hệ thống các câu chủ đề của đoạn văn

Trường hợp một ý diễn đạt bằng nhiều đoạn thì phải tóm tắt các đoạn đó bằng một câu khái quát, hoặc một ngữ nêu được vấn đề được trình bày

Trong đề cương tóm tắt, cần sử dụng các ký hiệu số La mã (I, II ), chữ số

Ả Rập (1, 2, 3) các con chữ hoa, con chữ thường, các dấu gạch đầu dòng một cách hợp lý và thống nhất để chia các ý thành các cấp bậc thể hiện hệ thống các luận điểm, luận cứ của văn bản Cũng có thể sử dụng một hệ thống ký hiệu khác bằng cách ghép các chữ số Ả Rập lại với nhau theo kiểu:

1

1.1 1.2

1.2.1 1.2.2 2

2.1

Để ghi lại hệ thống lập luận của văn bản

+ Phần kết luận:

Tóm tắt những kết quả tìm tòi nghiên cứu, những đóng góp đáng kể, nêu phương hướng ứng dụng cũng như phương hướng triển khai tiếp tục đề tài nghiên cứu

Có thể căn cứ vào những nội dung này để khái quát thành nội dung tóm tắt (tuy nhiên chỉ nêu những nội dung được trình bày trong tài liệu khoa học)

Mỗi nội dung kết luận được trình bày thành một đoạn hoặc một câu

b Tóm tắt thành văn bản hoàn chỉnh:

Trang 6

Cũng bám sát vào ba phần chính trong bố cục của tài liệu Lời tóm tắt phần đầu và phần kết luận có thể lấy từ các câu chủ đề của các đoạn trong hai phần đó ròi rút bớt hoặc thêm vào một số từ ngữ thích hợp Nếu các phần đó không có câu chủ dề thì bắt buộc phải tìm cách diễn đạt ý khái quát đó bằng một vài câu khác

Đối với phần triển khai, nên lần lượt tóm tắt theo các luận điểm và luận cứ được thể hiện ở hệ thống các đề mục trong tài liệu tóm tắt

Nếu các đoạn văn có câu chủ đề thì ta có thể bám sát hệ thống câu chủ đề

để tóm tắt các ý Trường hợp không có câu chủ đề, hoặc nhiều đoạn văn thể hiện một ý, cần khái quát các ý của các đoạn thành một hoặc vài câu ngắn gọn

* Lưu ý: Ngoài những vấn đề nêu trên, khi tóm tắt văn bản cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:

(1) Sử dụng đúng các thuật ngữ chuyên ngành được sử dụng trong tài liệu (2) Để đảm bảo tính khách quan và chính xác, nhiều lúc trong văn bản tóm tắt phải trích dẫn nguyên văn

(3) Các câu kết luận chương, phần hoặc toàn bộ văn bản, các câu hoặc đoạn thể hiện những phát hiện mới, đặc sắc của tác giả nên được trích dẫn nguyên văn vào văn bản tóm tắt

2.2 Tổng thuật các văn bản khoa học

2.2.1 Mục đích: Tóm tắt lại nội dung, những thông tin cơ bản nhất rút ra được từ một vài công trình khoa học nhằm giới thiệu với người đọc, đặc biệt

là các nhà khoa ọc một cách khái quát nhất những thành tựu khoa học, những vấn

đề đang được đặt ra, những khuynh hướng nghiên cứu… trong lĩnh vực khoa học được bài tổng thuật đề cập đến

2.2.2 Yêu cầu: Việc tổng thuật văn bản khoa học cần phải đạt được những yêu cầu chủ yếu sau:

- Nêu được những nội dung cơ bản, những tư tưởng chính của các văn bản gốc Có những cách tổng thuật như:

Trang 7

+ Tổng thuật theo vấn đề: Là tổng thuật theo cách quy nội dung của văn bản thành những vấn đề tách biệt để trình bày Với cách này có thể một văn bản sẽ được nhắc đi nhắc lại nhều lần trong đề mục khác nhau của bài tổng thuật

+ Tổng thuật theo cách điểm lần lượt từng văn bản: Điểm lại lần lượt từng văn bản gốc mà chúng ta đang có Mỗi văn bản gốc chỉ được nhắc tới một lần nhưng sâu hơn, kĩ hơn so với tổng thuật theo vấn đề

- Bảo đảm tính trung thực, khách quan khi trình bày lại với các thông tin có trong văn bản gốc Nghĩa là bản tổng thuật tuyệt đối không được làm sai lạc nội dung thông tin trong cách văn bản gốc khiến người đọc hiểu sai về tác giả và công trình đó

- Cho bạn đọc rõ tên tác giả, tên công trình khoa học, nơi xuất bản, năm xuất bản, trang trích dẫn; Cung cấp thêm cho bạn đọc nững thông tin bổ sung về cuộc đời, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, hoặc những thông tin khác để giúp bạn đọc hiểu sâu hơn, đầy đủ hơn về nội dung tổng thuật

2.2.3 Các bước tiến hành và cách thức viết một văn bản tổng thuật Dưới đây là những bước chung nhất của việc tổng thuật văn bản khoa học:

(a) Định hướng tổng thuật Trong bước này cần phải thực hiện những yêu cầu sau:

+ Xác định mục đích và nội dung tổng thuật + Chọn cách tổng thuật: theo vấn đề hay theo cách điểm lần lượt từng công trình

+ Xác định công trình lựa chọn sẽ tổng thuật + Dự kiến số trang định viết

(b) Lập đề cương tổng thuật Bước này bao gồm các công việc sau:

+ Sắp xếp các ý lớn thành đề cương khái quát + Bổ sung, sắp xếp các ý nhỏ vào mục trong đề cương khái quát để

có được đề cương chi tiết

(c) Viết văn bản tổng thuật

Trang 8

Đây là bước dùng các từ ngữ, câu văn, đoạn văn để diễn đạt các ý, lấp đầy những đề mục có trong đề cương để hoàn thành văn bản tổng thuật Ở bước này cần lưu ý đến việc dùng từ ngữ sao cho chính xác (đặc biệt là hệ thống thuật ngữ), đặt câu cho đúng ngữ pháp và tách đoạn cho phù hợp

Một văn bản tổng thuật thường được viết theo bố cục 3 phần:

+ Phần mở bài: Giới thiệu chung về vấn đề tổng thuật + Phần thân bài:

* Nêu lần lượt các vấn đề, hoặc điểm lần lượt các công trình cần tổng thuật

* Khi lựa chọn những gì đáng chú ý nhất, cốt tủy nhất trong tư tưởng của tác giả, trong nội dung các tác phẩm để đưa vào bản tóm tắt, tránh tổng thuật tràn lan, dàn trải

* Đưa ra những nhận định, những ý kiến bàn bạc của mình Để

làm được điều này, người viết tổng thuật phải có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực được tổng thuật và phải có năng lực đánh giá, nhận xét khoa học khi đưa những ý kiến riêng

+ Phần kết bài:

* Tóm tắt lại những nội dung đã trình bày, đưa ra những đánh giá chung hoặc những đề xuất, những lưu ý cần thiết

* Cuối bảng tổng thuật lập bản danh mục tất cả các tài liệu đã được tổng thuật với đầy đủ: tên tác giả, tên tác phẩm, nơi xuất bản, năm xuất bản, trang trích dẫn

(d) Kiểm tra lại bài tổng thuật

Ở bước này cần kiểm tra lại xem bài tổng thuật:

* có phù hợp với mục đích đặt ra không?

* Có sai sót gì về nội dung không?

* Có bản danh mục tài liệu tham khảo không?

* Có sơ suất gì về cách diễn đạt không?

Và nếu khâu nào chưa được phải điều chỉnh cho phù hợp

Trang 9

2.3 Luận văn

Gồm 2 cuốn: cuốn toàn văn và cuốn tóm tắt

2.3.1 Cuốn toàn văn Cuốn toàn văn được trình bày từ 80 – 100 trang, đối với lĩnh vực khoa học

xã hội có thể nhiều hơn nhưng không được quá 120 trang, gồm các phần chính sắp

xếp theo trình tự sau: mở đầu, các chương, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo

và phụ lục (nếu có)

Luận văn phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không

được tẩy xóa, in trên giấy A4 (210 x 297mm) Luận văn đóng bìa cứng màu xanh

đậm, in chữ nhũ vàng đủ dấu tiếng Việt, có trang phụ bìa đặt ngay sau trang bìa

Xem mẫu dưới đây:

BỘ GIÁO DỤC

• Cầu trúc luận văn

* Cấu trúc luận văn

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG…

HỌ TÊN TÁC GIẢ LUẬN VĂN

TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ:

……….

(Ghi ngành của học vị được công

nhận)

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG…

HỌ TÊN TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Chuyên ngành: ………

Mã số: ……….

TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ:

……… (Ghi ngành của học vị được công

nhận)

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

Trang 10

Cấu trúc luận văn được thể hiện qua mẫu trang Mục lục dưới đây (các phấn cấu thành nên cuốn luận văn phải được sắp xếp theo đúng trình tự):

MỤC LỤC

T rang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các ký hiệu, các chữ viêt tắt (nếu có)

Danh mục các bảng (nếu có)

Danh mục các hình vẽ, đồ thị (nếu có)

MỞ ĐẦU

Chương 1 – TỔNG QUAN

1.1

1.2

Chương 2 – NHỮNG NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

2.1

2.1.1 2.1.2

2.2

2.2.1 2.2.2

Chương 3 – KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

PHỤ LỤC

Trang 11

* Cách thức tiến hành cụ thể từng mục như sau

+ Lời cam đoan: mẫu lời cam đoan có thể viết như sau:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác

+ Về phần các loại danh mục:

Dòng trên của mỗi danh mục (ví dụ: Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt) được đặt ở đầu và giữa trang đầu tiên của danh mục Cách trình bày các danh mục như sau:

a Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

- Không lạm dụng việc viết tắt trong luận văn

- Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong luận văn - Không viết tắt những cụm từ dài, những mệnh đề

- Không viết tắt những cụm từ ít xuất hiện trong luận văn

- Nếu cần viết tắt các từ, thuật ngữ, tên cơ quan, tổ chức thì được viết tắt sau lần viết thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn, ví dụ: Bộ Giáo dục

và Đào tạo (BGD&ĐT)

- Nếu luận văn có nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục các chữ viết tắt (xếp theo thứ tự A,B,C) ở phần đầu luận văn

Ví dụ về cách trình bày danh mục các chữ viết tắt, các ký hiệu:

Các ký hiệu: f: tần số của dòng điện và điện áp (Hz)

P: mật độ điện tích khối Các chữ viết tắt: CSTD: Công suất tác dụng

TTHCM: tư tưởng Hồ Chí Minh

b Danh mục các bảng

1.1 GDP của một số nước ở Châu Á 3

1.2 GDP của Việt Nam từ 1975 đến nay 5

Ngày đăng: 08/08/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w