1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận "Kế Toán Ngân Hàng" pot

6 181 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 363,94 KB

Nội dung

b Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán: Là các chứng khoán được giữ trong thời gian không ấn định trước, có thể được bán để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, hoặc để ứng phó với trường hợp tha

Trang 1

Sinh viên thực hiện

Trang 2

CHƯƠNG VI

KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ ĐẦU TƯ VÀ

KINH DOANH CHỨNG KHOÁN

I hái quát về nghiệp vụ đầu tư ,kinh doanh chứng khoán:

1 Khái niệm:

Đầu tư Chứng Khoán là hình thức dùng tiền mua và thưc hiện giao dịch chứng khoán phát hành ra công chúng của một hoặc một số doanh nghiệp

Kinh doanh chứng khoán là việc thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự

doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu

ký chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán

2 Phân loại:

Tuỳ theo chính sách của nhà quản trị ngân hàng trong từng thời kỳ mà chứng khoán Ngân hàng mua vào có thể phân loại thành các hình thức chủ yếu sau:

 Chứng khoán kinh doanh

 Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn

 Chứng khoán sẵn sàng đẻ bán

 Vốn góp, mua c phần

a) Chứng khoán kinh doanh:

Chứng khoán kinh doanh là chứng khoán ban đầu được mua và nắm giữ cho mục đích kinh doanh trong ngắn hạn, hoặc nếu ban Giám Đốc quyết định như vậy

Chứng khoán kinh doanh bao gồm những chứng khoán được ngân hàng quản lý trong danh mục tài sản để kinh doanh với dự định bán ra trong thời gian ngắn nhằm mục đích thu lợi từ chênh lệch giữa giá mua và giá bán chứng khoán

Chứng khoán kinh doanh có thể bao gồm chứng khoán nợ và chứng khoán vốn Chứng khoán vốn được hạch toán trên tài khản chứng khoán kinh doanh đựoc ngân hàng mua với chiến lược kinh doanh , mua để bán trong thời gian ngắn nhằm hưởng chênh lệch giá, không có mục đích kiểm soát doanh nghiệp

b) Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán:

Là các chứng khoán được giữ trong thời gian không ấn định trước, có thể được bán để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, hoặc để ứng phó với trường hợp thay đ i lãi suất, tỷ giá hoặc giá trị chứng khoán

Chứng khoán đâù tư sẵn sàng để bán bao gồm những chứng khoán ngân hàng mua vào với mục đích đầu tư và sẵn sàng để bán.Chứng khoán sẵn sàng để có bao gồm chứng khoán nợ và chứng khoán vốn

Trang 3

Chứng khoán vốn chỉ đựơc hạch toán trên tài khoản chứng khoán đầu tư sẵn sàng khi số lượng chứng khoán ngân hàng đầu tư vào daonh nghiệp dưới 20% quyền biểu quyết , các chứng khoán này được niêm yết trên thị trường chứng khoán và ngân hàng đầu tư với mục tiêu dài hạn và có thể bán khi có lợi, không có mục đích kiểm soát doanh nghiệp

c) Chứng khoán đầu tư được nắm giữ đến khi đến hạn:

Là các chứng khoán có kỳ hạn cố định và các khoản thanh toán cố định, có thể xác định được và ban T ng Giám Đốc có ý định và có khả năng giữ đến ngày đáo hạn Chứng khoán thuộc nhóm này bao gồm những chứng khoán mà ngân hàng có chủ ý

và có khả năng nắm giữ các chứng khoán cho đến khi đến hạn (thời hạn cố định) để hưởng lãi suất chứng khoán đầu tư nắm giữ đến hạn chỉ bao gồm chứng khoán nợ Những chứng khoán được phân loại vào nhóm không được bán trước thời điểm đến hạn

d Vốn góp, mua c phần:

Đây là một hình thức đầu tư thường gặp trong thực tiễn hiện nay, nhất là khi các nhà đầu tư nước không muốn vướn nhiều vào các quy trình thủ tục thành lập phức tạp, và bên cạnh đó cũng hạn chế được những bở ngỡ khi tiếp cận một thị trường Đối với các doanh nghiệp Việt Nam với đa phần thuộc thành phần doanh nghiệp nhỏ lẻ, đây cũng

là cơ hội cho việc mở rộng đầu tư kinh doanh và thiết lập một vị trí vững chắc hơn với một nguồn vốn dồi dào từ các nhà đầu tư ngoài nước

3 Phân iệ i h n hoán n h n hoán n:

Chứng khoán nợ  Là những giấy tờ, chứng chỉ điện tử hoặc bút toán ghi s có,

lưu hành trên thị trường, chứng nhận mối quan hệ chủ nợ của người nắm giữ giấy tờ, chứng chỉ đó đối với người phát hành

 Thường tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, như trái phiếu

(bond), chứng khoán dạng nợ (debenture) và giấy tờ (note), các công cụ thị trường tiền (money market instruments), các công cụ tài chính phái sinh (financial derivatives)

 TCTD mua hẳn với mục đích đầu tư để hưởng lãi suất; không có mục đích kiểm soát doanh nghiệp

 Rủi ro có thể coi như bằng 0, thực tế thiệt hại nếu có chủ yếu là thiệt hại về chi phí cơ hội

Chứng khoán

vốn

 Là những giấy tờ, bút toán ghi s hoặc dữ liệu điện tử, lưu hành trên thị trường và chứng nhận quyền sở hữu tài sản của đối tượng nắm giữ giấy tờ

 Chủ yếu là c phiếu của các DN

 TCTD đầu tư với mục đích hưởng lợi trong các trường hợp sau: TCTD là c đông sáng lập; hoặc TCTD là đối tác chiến lược; hoặc Có khả năng chi phối nhất định vào quá trình lập, quyết định các chính sách tài chính và hoạt động của doanh

Trang 4

nghiệp thông qua văn bản thỏa thuận cử nhân sự tham gia Hội đồng quản trị/Ban điều hành

 Tính rủi ro cao phụ thuộc vào thông tin thị trường và tình hình phát triển tài chính của DN

II guyên tắc kế toán đối với nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán

N uyên ắ ế oán:

Ngay tại thời điểm mua chứng khoán, căn cứ vào mục đích mua,ngân hàng phải phân loại chứng khoán là chứng khoán kinh doanh hoặc chứng khoán đầu tư giữ đến hạn hoặc chứng khoán sẵn sàng để bán.Ngân hàng sẽ xác định giá trị khi mua chứng khoán xử lý những thay đ i trong kỳ theo những nguyên tắc sau:

a) Nguyên tắc xác định khi mua chứng khoán:

Các chứng khoán ngân hàng mua vào đều được phản ánh theo giá gốc.giá gốc của chứng khoán bao gồm giá mua chứng khoán cộng với các chi phí mua( nếu có)

b) Nguyên tắc xử lý thay đ i giá trị chứng khoán trong kỳ:

 Đối với chứng khoán kinh doanh và chứng khoán vốn thuộc nhóm chứng khoán sẵn sàng để bán: trong kỳ vẫn luôn được hạch toán theo giá gốc

 Đối với chứng khoán nợ thuộc nhóm sẵn sàng để bán và nhóm chứng khoán đầu tư giữ đến hạn:trong kỳ được phản ánh theo giá trị phân b (chiết khấu ,phụ trội,lãi tính trước hoặc lãi tính sau) thẻo phương pháp đường thẳng cho khoảng thời gian nắm giữ chứng khoán

Trong thời gian nắm giữ những chứng khoán này ,nếu ngân hàng nhận được tiền lãi bao gồm cả lãi đầu tư dồn tích trướ khi mua chứng khoán,ngân hàng phải thực hiện phân b lãi này theo nguyên tắc số tiền lãi dồn tích từ trước khi mua đượ ghi giảm giá của chứng khoán đó,số tiền lãi dồn tích sau thời điểm mua được ghi nhận là thu nhập của ngân hàng theo phương pháp cộng dồn

c) Nguyên tắc dự phòng giảm giá chứng khoán:

NH hạch toán giá trị dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, chứng khoán sẵn sang để bán khi giá trị thị trường của chứng khoán thấp hơn giá trị ghi s NH cũng lập dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư giữ đến hạn khi chứng khoán này có dấu hiệu sụt giảm giá trị một cách lâu dài

Trang 5

d) Nguyên tắc xử lý giá trị taị thời điểm chứng khoán đến hạn hoặc bán chứng khoán:

 Đến ngày đến hạn của chứng khoán nợ của nhóm chứng khoán sẵn sang để

bán và chứng khoán giữ đến hạn, giá trị chiết khấu và phụ trội phải được phân b toàn bộ vào thu lãi đầu tư chứng khoán nợ

 Khi bán chứng khoán nợ của nhóm chứng khoán sẵn sàng để bán trước thời

điểm đến hạn của chứng khoán, NH phải tất toán toàn bộ các tài khoản theo dõi giá trị ghi s của chứng khoán

 Khi bán chứng khoán kinh doanh và chứng khoán sẵn sang để bán, chênh

lệch giữa giá bán và giá trị ghi s của chứng khoán được hạch toán vào tài khoản lãi ( lỗ) kinh doanh chứng khoán thích hợp

Hệ thống tài khoản kế toán các t chức tín dụng Việt Nam đã vận dụng IAS 39 các công cụ tài chính: ghi nhận và định giá (financial instruments: Recognition and Measurement) trong phân chia các chứng khoán NH mua vào thành các tài khoản tương ứng theo từng nhóm So sánh với nội dung của IAS 39, sự ra đời và các quy định liên quan đến việc ghi nhận và định giá chứng khoán ở các tài khoản trên đây là

có sự vận dụng Hệ thống tài khoản đã phân chia chứng khoán ngân NH mua vào thành chứng khoán đầu tư, chứng khoán kinh doanh vào chứng khoán sẵn sang để bán Trong đó những quy định liên quan đến nhóm chứng khoán kinh doanh là khá sát hợp so với chuẩn mực kế toán quốc tế

III Kế toán nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán

Kế oán h n hoán đầu ư i đến hạn

Chứng khoán NH mua và giữ đến hạn thuộc loaị chứng khoán NH sẽ theo dõi và hạch toán chứng khoán loại này kể từ khi mua chứng khoán, tiền lãi phát sinh liên quan và khi chứng khoán đến hạn được thanh toán

 Kế toán mua chứng khoán nợ giữ đến hạn:

Tại thời điểm mua chứng khoán nợ giữ đến hạn, NH xác nhận giá gốc của chứng khoáng và hạch toán vào các tài khoản liên quan ở các trường hợp NH mua chứng khoán có thỏa thuận tính lãi trước, tính lãi sau, có chiết khấu hoặc có phụ trội

 Trường hợp NH mua chứng khoán nợ phát hành theo mệnh giá tính lãi sau: Căn cứ vào chi phí mua chứng khoán, hạch toán:

: TK Chứng khoán đầu tư giữ đến hạn (16): Mệnh giá

: TK Lãi phải thu (3923): lãi dồn tích từ trước khi mua chứng khoán (nếu

có)

Có: TK Thích hợp (tiền mặt 1011, tiền gửi 4211):số tiền thực tế chi ra

 Trường hợp NH mua chứng khoán nợ phát hành theo mệnh giá lãi tính

trước:

Căn cứ vào chi phí thực tế mua chứng khoán, hạch toán:

: TK Chứng khoán đầu tư giữ đến hạn (16): mệnh giá

: TK Doanh thu chờ phân b (488): lãi trả trước

Có:TK Thích hợp (tiền mặt 1011, tiền gửi 4211…): số tiền thực tế chi ra

Trang 6

 Trường hợp NH mua chứng khoán nợ phát hành theo mệnh giá có chiết khấu:

Căn cứ vào chi phí thực tế mua chứng khoán, hạch toán:

: TK chứng khoán giữ đến hạn (16): Mệnh giá

Có: TK giá trị chiết khấu : Chiết khấu

Có: TK Thích hợp(tiền mặt,tiền gửi…): Số tiền thực tế chi ra

 Kế toán trong thời gian nắm giữ chứng khoán nợ đến khi đến hạn:

Định kỳ, NH sẽ phân b lãi, giá trị chiết khấu hoặc phụ trội vào thu nhập lãi đầu tư chứng khoán nợ

 Đối với chứng khoán chứng khoán nợ tính lãi sau: Định kỳ,NH tính lãi dự thu vào thu nhập

: TK lãi phải thu(3923) Có: TK thu lãi đầu tư chứng khoán (703)

 Đối với chứng khoán nợ tính lãi trước: Định kỳ, NH sẽ phân b doanh thu chờ phân b vào thu nhập

: TK doanh thu chờ phân b (488)

Có: TK thu lãi đầu tư chứng khoán (703)

 Đối với chứng khoán nợ có chiết khâú: Định kì, NH phân b giá trị chiết khấu vào thu nhập

: TK Giá trị chiết khấu (16)

Có: TK Thu lãi đầu tư chứng khoán (703)

 Đối với chứng khoán nợ có phụ trội: Định kì, NH phân b giá trị phụ trội vào thu nhập

: TK Thu lãi đầu tư chứng khoán (703) Có: TK Giá trị phụ trội (16)

 Kế toán khi chứng khoán đầu tư giữ đến hạn được thanh toán:

Khi t chức phát hành thanh toán chứng khoán nợ đến hạn, NH hạch toán:

: TK Thích hợp (tiền mặt 1011, tiền gửi 4211…): số tiền nhận được

Có: TK Lãi phải thu (3923): lãi thanh toán (nếu có) Có: TK Thu lãi đầu tư chứng khoán (703): lãi (nêú có) Có: TK Đầu tư chứng khoán giữ đến hạn (16): mệnh giá

Ngày đăng: 08/08/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w