Chất ức chế men chuyển là những loại thuốc có tác dụng làm chậm lại những tác động của men chuyển, do đó làm giảm sản xuất angiotensin II.. Thuốc ức chế men chuyển được dùng để kiểm soát
Trang 1Thuốc ức chế men
chuyển
Angiotensin II là một chất hóa học có khả năng làm co các cơ bao xung quanh mạch máu do đó làm cho các mạch máu hẹp lại Các mạch máu hẹp lại làm gia tăng áp lực bên trong lòng mạch máu dẫn đến tăng huyết áp Angiotensin II được tạo thành từ angiotensin I có bên trong máu nhờ các men (enzyme) chuyển dạng angiotensin (được gọi tắt là các men chuyển) Chất ức chế men chuyển là những loại thuốc có tác dụng làm chậm lại những tác động của men chuyển, do đó làm giảm sản xuất angiotensin II
Do đó, các mạch máu có thể dãn ra và huyết áp giảm xuống Hiện tượng hạ áp này giúp cho tim bơm máu dễ dàng hơn và có thể cải thiện được chức năng của các quả tim bị suy Ngoài ra, diễn tiến của bệnh thận hoặc bệnh đái tháo đường do tăng huyết áp cũng được làm chậm lại
Những trường hợp nào nên sử dụng thuốc ức chế men chuyển?
Thuốc ức chế men chuyển được dùng để kiểm soát huyết áp, điều trị suy tim, ngăn ngừa đột quỵ và ngăn thận bị tổn thương ở những người bị tăng huyết áp hoặc đái tháo đường Chúng cũng có tác dụng cải thiện khả năng sống sau những cơn đau tim Trong các nghiên cứu, những người bị tăng huyết áp, suy tim, hoặc có những cơn đau tim được điều trị với thuốc ức chế men chuyển có thời gian sống lâu hơn những người không được điều trị bằng loại thuốc này Thuốc ức chế men chuyển là một trong những nhóm thuốc quan trọng Một số người bị tăng huyết áp không đáp ứng với thuốc ức chế men chuyển nếu được sử dụng một mình Trong những trường hợp này cần phải sử dụng thêm những loại thuốc khác phối hợp cùng với thuốc ức chế men chuyển
Trang 2Những sự khác biệt giữa các loại thuốc ức chế men chuyển khác nhau
Các loại thuốc ức chế men chuyển rất giống nhau Tuy nhiên, chúng cũng có những điểm khác nhau ở cách đào thải ra khỏi cơ thể và liều dùng của chúng Một số loại cần phải được biến đổi thành dạng hoạt động bên trong cơ thể trước khi có tác dụng Ngoài
ra, cũng có một số loại thuốc có tác dụng trên các men chuyển tồn tại trong mô nhiều hơn là các men chuyển tồn tại trong máu Người ta vẫn chưa xác định được mức độ quan trọng của sự khác biệt này và chưa biết được loại nào tốt hơn loại nào
Những tác dụng phụ của thuốc ức chế men chuyển
Hầu hết mọi người đều dung nạp tốt với thuốc ức chế men chuyển Tuy nhiên, chúng cũng có các tác dụng phụ và một số bệnh nhân không nên sử dụng loại thuốc này Thuốc ức chế men chuyển không nên dùng cho các sản phụ do chúng có thể gây dị tật bẩm sinh
Những người bị hẹp động mạch thận cả hai bên khi sử dụng thuốc có thể làm cho chức năng thận xấu đi, và những người có phản ứng nặng nề với thuốc cũng cần phải tránh
sử dụng
Những tác dụng phụ thường gặp bao gồm:
Tăng nồng độ kali máu
Hạ huyết áp, chóng mặt
Lơ mơ
Yếu ớt
Thay đổi vị giác (có vị sắt hoặc muối trong miệng)
Nổi mẩn
Có thể cần phải mất đến 1 tháng thì triệu chứng ho mới giảm xuống và nếu bạn bị ho khi sử dụng một loại thuốc ức chế men chuyển bất kỳ thì điều đó cũng có nghĩa là bạn cũng bị ho khi sử dụng các loại ức chế men chuyển khác Những tác dụng phụ nặng nề nhất, nhưng hiếp gặp bao gồm suy thận, phản ứng dị ứng, giảm số lượng bạch cầu, và phù mô (phù mạch)
Ức chế men chuyển tương tác với những loại thuốc nào
Thuốc ức chế men chuyển có một ít tương tác với những loại thuốc khác Do thuốc ức chế men chuyển có thể làm gia tăng nồng độ kali máu nên nếu bệnh nhân sử dụng những loại thuốc cung cấp kali, những loại muối thay thế (có thể có chứa kali), hoặc những loại thuốc có tác dụng tăng kali máu có thể dẫn đến tăng kali máu quá mức Thuốc ức chế men chuyển còn có thể làm gia tăng nồng độ lithium (Eskalith) trong máu
và dẫn đến tăng tác dụng phụ của lithium Có những báo cáo cho thấy aspirin và những loại thuốc kháng viêm không steroid ( NSAIDS) khác như ibuprofen (Advil, Medipren, Motrin, Nuprin v.v ), indomethacin (Indocin, Indocin-SR) và naproxen (Anaprox,
Naprelan, Naprosyn, Aleve) có thể làm giảm tác dụng của thuốc ức chế men chuyển
Một số loại thuốc ức chế men chuyển:
Benazepril (Lotensin)
Captopril (Capoten)
Trang 3 Enalapril (Vasotec)
Fosinopril (Monopril)
Lisinopril(Prinivil, Zestril)
Moexipril (Univasc)
Perindopril(Aceon)
Quinapril (Accupril)
Ramipril (Altace)
Trandolapril (Mavik)