ĐÔI ĐIỀU VỀ THỐNG KÊ NHÂN LỰC KH &CN Các nhà nghiên cứu, quản lý khoa học và công nghệ (KH&CN) khi mổ xẻ, phân tích về vấn đề nhân lực KH&CN của Việt Nam thường băn khoăn: Hiện nay nhân lực KH&CN hay nhân lực nghiên cứu và phát triển (R&D) của ta là bao nhiêu người? Những số liệu thống kê về tổng số nhân lực có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên có phù hợp, tương thích với chuẩn chung của quốc tế hiện nay để so sánh không hay phải sử dụng con số khác? Nếu vậy thì sử dụng con số nào, từ nguồn nào? Tất cả những câu hỏi này phản ánh phần nào vấn đề chung mà không chỉ các nhà nghiên cứu mà cả hệ thống quản lý KH&CN của chúng ta đang phải đương đầu, đó là sự lẫn lộn về khái niệm khi sử dụng số liệu thống kê KH&CN, trong đó số liệu thống kê nhân lực KH&CN là một ví dụ. Thấy gì qua một số số liệu thống kê nhân lực KH&CN Việt Nam Theo Sách KH&CN Việt Nam, số liệu thống kê nhân lực KH&CN trong 10 năm qua (từ 1996-2005) được ghi nhận như sau: • Sách KH&CN Việt Nam 1996-2000 (tr.49) có ghi: Tính tới tháng 12.2000, Việt Nam đã có khoảng 2 triệu công nhân kỹ thuật (CNKT); trên 1,3 triệu người có trình độ đại học và cao đẳng (ĐH-CĐ); trên 10.000 ThS, 12.691 TS và TSKH, trong đó có 610 TSKH. Bình quân có 190 cán bộ KH&CN trên 10.000 dân. • Theo Sách KH&CN Việt Nam 2003 (tr.62): Tính đến cuối năm 2003, đội ngũ cán bộ KH&CN tiềm năng của Việt Nam ước tính khoảng 2 triệu người có trình độ ĐH-CĐ trở lên, trong đó có 14.000 TS và 20.000 ThS. • Sách KH&CN Việt Nam 2001-2005 (tr.58) đã nêu: Hiện nay, nước ta có khoảng trên 2,2 triệu người có trình độ từ ĐH-CĐ trở lên. Tuy nhiên, số người làm việc trong khu vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (R&D) ước tính khoảng 21.000 người. Trên Tạp chí Hoạt động Khoa học số 3.1999, trong bài viết “Nhân lực KH&CN ở nước ta - Vấn đề cần quan tâm”, tác giả đã chỉ ra số lượng nhân lực KH&CN qua các thời điểm như sau: • Tổng điều tra dân số 1.4.1989: Tổng nguồn nhân lực đào tạo ở các cấp trình độ là 2.796.674 người, trong đó trên đại học là 8.487 người; ĐH-CĐ là 561.978 người; CNKT có bằng là 681.030 người và không có bằng là 542.558 người. •Tháng 7.1995, Tổng cục Thống kê tiến hành điều tra các cơ sở kinh tế, hành chính sự nghiệp (không tính an ninh quốc phòng, hợp tác xã nông nghiệp ), kết quả cho thấy: Trình độ ĐH-CĐ trở lên có 646.111 người, trung học chuyên nghiệp (THCN) có 749.520 người, CNKT có bằng là 540.032 người (tổng số nhân lực điều tra đợt này là 6.745.305 người). • Theo một số nguồn tư liệu khác nhau, cho đến nay nước ta có hơn 800.000 lao động có trình độ đại học và tương đương, trong đó có gần 600 TS, hơn 11.000 PTS và hơn 45.000 cán bộ làm trong khu vực R&D, khoảng 20.000 cán bộ khoa học làm việc trong khu vực sản xuất. • Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 1995 nước ta có 3.156.713 lao động được đào tạo ở các trình độ khác nhau. Trong số đó, ĐH- CĐ chiếm 20,2%, THCN chiến 36,3%, CNKT có bằng chiếm 24,5% và không bằng cấp chiếm 19%. • Theo số liệu của Vụ Khoa học, Giáo dục và Môi trường (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), năm 1995 nước ta có 34.530.000 lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân, trong đó, ĐH-CĐ là 759.577 người, THCN có 1.240.730 người, CNKT có 2.769.300 người. Báo cáo “Vietnam at the Crossroads - The Role of Science and Technology” - do nhóm nghiên cứu của Trung tâm IDRC, Canada thực hiện (xuất bản thành sách năm 1999), đã đưa ra con số thống kê về nhân lực KH&CN (S&T Personnel) là 22.313 người1. Theo nguồn thống kê của Văn phòng đăng ký hoạt động KH&CN, năm 1999, tổng số nhân lực R&D trong thời điểm năm 1998 là 29.285 (tham khảo từ công trình “Vietnam’s Research & Development System in the 1990s - Structure and Functional Change” của TS Đặng Duy Thịnh kết hợp với Trung tâm Nghiên cứu WZB của Cộng hoà Liên bang Đức, năm 2000). Qua việc điểm lại những con số thống kê về nhân lực KH&CN, một cách tổng thể cho thấy: • Chưa có sự thống nhất về khái niệm, phương thức và tiêu chí thống kê giữa các tổ chức, cá nhân nghiên cứu về nhân lực KH&CN. Có tài liệu chỉ thống kê tổng số nhân lực có trình độ, có tài liệu đề cập đến nhân lực KH&CN, tài liệu khác lại nêu ra số liệu về nhân lực R&D. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách liên quan đến nhân lực KH&CN vì tính kế thừa và liên hệ giữa các số liệu đưa ra từ các công trình nghiên cứu và các tài liệu chính thức của Nhà nước là rất thấp. • Chưa thấy số liệu thống kê thống nhất do cơ quan có thẩm quyền chính thức công bố, như: Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ KH&CN. Các số liệu thống kê được sử dụng đều mang tính chất tham khảo. Một số khái niệm về nhân lực trong lĩnh vực KH&CN Như trong các nguồn số liệu trích dẫn ở trên, các thống kê về nhân lực KH&CN có sự không thống nhất. Một số nghiên cứu, bài viết trên báo/tạp chí đề cập đến nhân lực KH&CN, trong khi một số khác lại đề cập đến nhân lực R&D hay nhân lực mang tính chất “tiềm năng”. Vậy nên hiểu như thế nào về những thuật ngữ này? Xin được bắt đầu với cách hiểu về nhân lực KH&CN từ các tài liệu chính thức của Bộ KH&CN. Theo Sách KH&CN Việt Nam 2003 (tr.61), định nghĩa được dựa theo cuốn “Cẩm nang về đo lường nguồn nhân lực KH&CN”, xuất bản năm 1995 tại Paris của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) như sau: “Nhân lực KH&CN bao gồm những người đáp ứng được một trong những điều kiện sau đây: • Đã tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng về một lĩnh vực KH&CN; • Tuy chưa đạt được điều kiện nêu trên, nhưng làm việc trong một lĩnh vực KH&CN đòi hỏi phải có trình độ tương đương”. Trên cở sở này, cách hiểu về nhân lực KH&CN được diễn giải gồm những người: 1) Đã tốt nghiệp ĐH-CĐ và làm việc trong một ngành KH&CN; 2) Đã tốt nghiệp ĐH-CĐ, nhưng không làm việc trong một ngành KH&CN nào; 3) Chưa tốt nghiệp ĐH-CĐ, nhưng làm một công việc trong một lĩnh vực KH&CN đòi hỏi trình độ tương đương. Về nhân lực R&D, trong Sách KH&CN Việt Nam qua các năm chưa thấy đề cập đến định nghĩa hay cách hiểu về nhân lực R&D. Riêng Sách KH&CN Việt Nam 2001-2005 có đề cập đến nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực R&D hiện nay khoảng 21.000 người. Tìm kiếm từ các tài liệu của OECD liên quan đến thống kê KH&CN, định nghĩa về nhân lực R&D như sau: Nhân lực R&D là tất cả những người được tuyển dụng cho hoạt động R&D, cũng như những người cung cấp dịch vụ trực tiếp như các nhà quản lý R&D, cán bộ nhân viên hành chính và văn phòng (“Khuyến nghị tiêu chuẩn thực tiễn cho điều tra nghiên cứu và phát triển” - Tài liệu hướng dẫn FRASCATI 2002, OECD, tr.104)2. Từ cách diễn đạt hai thuật ngữ nhân lực KH&CN và nhân lực R&D có thể đi đến nhận định chung là có sự khác nhau về mặt số lượng giữa nhân lực KH&CN và nhân lực R&D. Nhân lực R&D bị giới hạn hơn so với nhân lực KH&CN, bởi vì nó loại trừ tất cả những người ở thời điểm hiện tại không tham gia vào các hoạt động R&D. Hơn nữa, nhân lực R&D loại trừ luôn cả những người có khả năng chuyên môn nhưng làm công việc không dính dáng đến hoạt động R&D và cả những người có khả năng chuyên môn nhưng đã thất nghiệp, nghỉ hưu hoặc không thuộc lực lượng lao động. ở mức độ khái quát hơn, UNESCO cũng đưa ra hai khái niệm liên quan đến nhân lực trong lĩnh vực KH&CN là “Tổng số nhân lực có trình độ” và “Số nhân lực có trình độ hiện đang công tác”. Quan điểm của UNESCO về hai khái niệm này là: “Tổng số nhân lực có trình độ” cần phải được xem xét như một đại lượng đo bởi qua đó có thể biết được tổng số những người được đào tạo để có năng lực trở thành nhà khoa học và kỹ sư bất kể hiện tại họ có làm việc theo năng lực này hay không. Nói một cách khác, đại lượng này thể hiện cho tiềm năng của một quốc gia về nhân lực KH&CN. Trong khi đó, thống kê về “Số nhân lực có trình độ hiện đang công tác” phản ánh số lượng cán bộ thực sự đang làm việc theo năng lực của họ (không chắc là làm trong lĩnh vực KH&CN hay không) và đang đóng góp cho các hoạt động kinh tế của một đất nước. Trên cơ sở phân biệt như vậy, UNESCO đã đưa ra sự phân biệt tương đối giữa các khái niệm nhân lực trong lĩnh vực KH&CN nói chung như sau: Hiểu về nội hàm các khái niệm liên quan đến nhân lực trong lĩnh vực KH&CN là như vậy nhưng để đo lường được thì không chỉ đơn giản là phép tính cộng tổng đầu người. Theo khuyến nghị của OECD và UNESCO (được nhiều nước áp dụng), bên cạnh việc đếm đầu người cần phải tính đến yếu tố khác như: Quy đổi tương đương thời gian làm việc đầy đủ (Full-Time Equivalent, FTE) và các đặc trưng của họ. Việc đưa ra thông số nhân lực theo FTE sẽ giúp các nhà nghiên cứu và phân tích có được cái nhìn xác thực hơn về thực trạng và năng lực KH&CN hay R&D của một quốc gia, một ngành, qua đó có được những tư vấn hay đối sách thích hợp để thúc đẩy phát triển. Ngoài ra, theo tìm hiểu cá nhân, phần đông các quốc gia phát triển và đang phát triển mà Việt Nam đang quan tâm học hỏi kinh nghiệm như các nước thuộc OECD, Thái Lan, Trung Quốc đều chú trọng vào nhân lực R&D theo các tiêu chí cụ thể như: Đếm đầu người (headcount), FTE (điều này có thể được kiểm chứng khi truy cập vào các trang web của OECD, hay các trang web bằng tiếng Anh khác về KH&CN của các quốc gia như: Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc ). Trong khi đó, hệ thống số liệu về nhân lực KH&CN chính thức (theo Sách KH&CN Việt Nam) của ta hiện nay mới chỉ là phương thức “đếm đầu” đơn giản những người có trình độ (ĐH-CĐ trở lên). Số liệu này mới chỉ phản ánh “tổng số nhân lực có trình độ” của một quốc gia. Về lý thuyết, con số này vẫn có giá trị nhưng chắc chắn nó không giúp nhiều cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách phát triển KH&CN của quốc gia. Vấn đề trong thống kê KH&CN hiện nay Xem xét những số liệu về nhân lực KH&CN công bố như hiện nay, về cơ bản chúng ta vẫn dựa vào nguồn từ các bộ/ngành khác hay dựa trên cơ sở điều tra chung của Tổng cục Thống kê. Hiển nhiên rằng, với sự phân biệt chưa rạch ròi về khái niệm nên những số liệu thu được chưa đủ và chưa đáp ứng yêu cầu quản lý. Hiện trạng số liệu thống kê nhân lực KH&CN hiện nay cho thấy, chúng ta nên sớm thống nhất phương pháp thống kê KH&CN. Có như vậy, chúng ta mới thiết chế hoá được công tác thống kê KH&CN trong toàn ngành và với các đơn vị chức năng khác trong cả nước. Đất nước ta đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Để có thể hội nhập thành công và hiệu quả, chúng ta không thể tách mình ra khỏi các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Hội nhập về KH&CN chắc chắn không thể tránh khỏi và cũng không thể có ngoại lệ đối với việc tuân thủ các chuẩn mực và thông lệ quốc tế liên quan đến KH&CN. Tháng 3.2006 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 30/2006/NĐ-CP về Thống kê KH&CN. Đây có thể xem như là bước điều chỉnh quan trọng nhằm tăng cường tính hiệu quả về thống kê KH&CN nói riêng và hệ thống quản lý KH&CN nói chung của ngành. Bài viết này cũng không nằm ngoài mong muốn được chung một tiếng nói góp phần hiện thực hoá được Nghị định 30 một cách hiệu quả. 1 Xem thêm tại: http://www.idrc.ca/en/ev-9399-201-1-DO_TOPIC.html 2 Cuốn Khuyến nghị tiêu chuẩn thực tiễn cho điều tra nghiên cứu và phát triển - Tài liệu hướng dẫn FRASCATI 2002 của OECD, sách do Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN dịch, NXB Lao Động, 2004. Bài viết này chỉ đề cập đến khía cạnh thống kê nhân lực KH&CN hiện nay ở Việt Nam. . ĐÔI ĐIỀU VỀ THỐNG KÊ NHÂN LỰC KH &CN Các nhà nghiên cứu, quản lý khoa học và công nghệ (KH& amp;CN) khi mổ xẻ, phân tích về vấn đề nhân lực KH& amp;CN của Việt Nam thường băn khoăn:. con số thống kê về nhân lực KH& amp;CN, một cách tổng thể cho thấy: • Chưa có sự thống nhất về kh i niệm, phương thức và tiêu chí thống kê giữa các tổ chức, cá nhân nghiên cứu về nhân lực KH& amp;CN các thống kê về nhân lực KH& amp;CN có sự kh ng thống nhất. Một số nghiên cứu, bài viết trên báo/tạp chí đề cập đến nhân lực KH& amp;CN, trong khi một số kh c lại đề cập đến nhân lực R&D hay nhân