Giáo án môn sinh lớp 6 - Tiết 47: QUYẾT – CÂY DƯƠNG XỈ I.Mục tiêu: Kiến thức: - Trình bày được đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh sản và cơ quan sinh dưỡng của cây dương xỉ - Biết cách nhận
Trang 1Giáo án môn sinh lớp 6 - Tiết 47: QUYẾT – CÂY
DƯƠNG XỈ I.Mục tiêu:
Kiến thức:
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh sản
và cơ quan sinh dưỡng của cây dương xỉ
- Biết cách nhận dạng một cây thuộc dương xỉ
- Biết được nguồn gốc hình thành của các mỏ than
đá
Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết
Thái độ:
- Yêu và bảo vệ thiên nhiên
II.Phương tiện:
- Mẫu vật: cây dương xỉ
- Tranh vẽ: cây dương xỉ
Trang 2III.Tiến trình:
Kiểm tra bài cũ:(7’)
Trình bày cấu tạo của rêu.Tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ
sống được ở chổ ẩm ướt?
Bài mới
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
HĐ 1(18’): Quan sát cây
dương xỉ
- Giáo viên yêu cầu học sinh
quan sát cây dương xỉ
- Đặt câu hỏi gợi ý:
+ Nơi sống của cây dương xỉ?
+ Ghi lại các đặc điểm bộ
phận của cây?
I.Quan sát cây dương xỉ
Học sinh đặt mẫu vật cây dương xỉ lên bàn quan sát
- Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi gợi ý của giáo viên
- Quan sát cây dương xỉ có những bộ phận nào -> so sánh với tranh
- Lưu ý đặc điểm của lá non
Trang 3- Giáo viên lưu ý: học sinh dễ
nhầm lẫn cuống của lá già là
thân
giúp học sinh phân biệt
a/ Cơ quan sinh dưỡng:
- So sánh đặc điểm CQSD của
dương xỉ so với rêu?
Kết luận: em có nhận xét gì
về cơ quan sinh dưỡng của
cây dương xỉ
b/ Cơ quan sinh sản:
Túi bào tử và sự phát
triển của dương xỉ
- Giáo viên yêu cầu lật mặt
dưới lá già
Tìm túi bào tử
- Yêu cầu học sinh quan sát
- Học sinh phát biểu, các học sinh khác nhận xét bổ sung
- Học sinh quan sát mặt dưới của lá già -> tìm ra túi bào tử
- Học sinh quan sát tranh 39.2
- Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi gợi ý của giáo viên
Trang 4hình 39.2
- Đặt câu hỏi:
+ Vòng cơ có tác dụng gì?
+ CQSS và sự phát triển của
bào tử?
So sánh với cây rêu?
Rút ra kết luận
Rút ra kết luận về cơ quan sinh sản và đặc điểm phát triển của cây dương xỉ
Tiểu kết:
Cơ quan sinh dưỡng gồm: Rễ, thân và lá đã có
mạch dẫn vận chuyển các chất
Cơ quan sinh sản:
- Cơ quan sinh sản là túi bào tử
- Bào tử nguyên tản cây dương xỉ con
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Trang 5HĐ2(7’): Tìm hiểu thêm
một số loài dương xỉ thường
gặp
Yêu cầu học sinh quan sát cây
rau bợ, cây lông culi -> rút ra
được:
+ Đặc điểm chung của nhóm
dương xỉ?
+ Nêu đặc điểm nhận biết một
cây thuộc dương xỉ?
II.Một vài loại dương xỉ thường gặp:
- Học sinh quan sát cây rau
bợ, cây lông culi
- Nhận xét về:
+ Sự đa dạng hình thái
+ Đặc điểm chung
- Tập nhận biết 1 cây thuộc dương xỉ (căn cứ vào lá non)
Các loại dương xỉ thường gặp: Rau bợ sống ở
nước, lông cu li sống ở cạn
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
HĐ3(7’): Tìm hiểu quyết cổ III.Quyết cổ đại và sự hình
Trang 6đại và sự hình thành than đá
- Giáo viên yêu cầu học sinh
đọc thông tin trong sách giáo
khoa -> đặt câu hỏi: Than đá
được hình thành như thế nào?
thành than đá
- Học sinh đọc thông tin trong sách giáo khoa -> nêu được nguồn gốc của than đá từ dương xỉ cổ
Tiểu kết: tham khảo SGK
IV.Kiểm tra đánh giá(5’):
Bài tập điền khuyết:
Chọn các cụm từ thích hợp điền vào chổ trống
trong các câu sau
1/ Dương xỉ là những cây đã có rễ, thân, lá thật sự
2/ Lá non của Dương xỉ bao giờ cũng có đặc điểm
cuộn tròn đầu lá
3/ Dương xỉ sinh sản bằng bào tử như rêu Nhưng
khác ở chổ có nguyên tản do bào tử phát triển
thành
Trang 7V.Hoạt động nối tiếp(1’):
- Làm hoàn tất các bài tập còn lại trong vở bài tập
- Chuẩn bị bài mới“Ôn tập”: xem và nắm lại kiến thức các bài thuộc chương VI,VII,VIII