1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

BÀI TẬP MÔN DU LỊCH SINH THÁI pps

53 622 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 546,5 KB

Nội dung

BÀI TẬP MÔN DU LỊCH SINH THÁI PHẦN I: LIỆT KÊ CÁC VƯỜN QUỐC GIA-KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CỦA VIỆT NAM Trước những ảnh hưởng nghiêm trọng của công nghiệp hóa đến môi trường làm ô nhiễm nước, không khí, đe dọa tới sinh thái và đời sống con người, phát triển bền vững – sự phát triển nhằm thỏa mãn các yêu cầu hiện tại nhưng không tổn hại cho khả năng của các thế hệ tương lai để đáp ứng yêu cầu của chính họ (Commission mondiale sur l’Environnement et le développement- 1987) đã trở thành mục tiêu không thể bỏ qua của tất cả các quốc gia trên thế giới. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có ảnh hướng rất lớn tới môi trường – kinh tế - văn hóa xã hội ở cộng đồng dân cư tại điểm đến du lịch. Vì vậy cũng như các ngành kinh tế khác, quan điểm phát triển du lịch bền vững cũng ngày càng được coi trọng. Trong các loại hình du lịch hiện nay đang được khai thác, du lịch sinh thái là loại hình nổi lên với mục đích và phương thức quản lý giống với du lịch bền vững và là loại hình hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, cân bằng lợi ích về kinh tế - môi trường – cộng đồng. Chính vì vậy, Du lịch sinh thái là loại hình rất cần được quan tâm phát triển. Phần trình bày sau đây của nhóm sinh viên sẽ đề cập tới một trong những điều cận cần thiết nhất để phát triển du lịch sinh thái, đó là sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh học cao. Điều kiện này được thể hiện một cách rõ nét qua bảng tổng hợp các Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn ở Việt Nam và đặc điểm nổi bật của chúng. Trước hệt, cần hiểu được “Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) là một khu vực trên đất liền hoặc trên biển được khoanh vùng để bảo vệ đa dạng sinh học, các tài nguyên thiên nhiên và văn hoá đi kèm, được quản lý bằng các công cụ pháp luật hoặc các hình thức quản lý có hiệu quả khác” (IUCN 1994). Các khu BTTN được xây dựng, phục hồi với các mục đích sau: - Nghiên cứu khoa học - Bảo vệ các vùng hoang dã - Bảo vệ sự đa dạng loài và gen. - Duy trì các lợi ích về môi trường từ thiên nhiên. - Bảo vệ các cảnh quan đặc biệt về thiên nhiên và văn hoá. - Sử dụng cho du lịch và giải trí. - Giáo dục. - Sử dụng hợp lí các tài nguyên từ các hệ sinh thái tự nhiên. - Duy trì các biểu trưng văn hoá và truyền thống. Các tiêu chí để được công nhận là một Khu BTTN được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đưa ra nhằm triển khai hiệu quả chiến lược quản lý hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam giai đoạn 2005-2010 như sau: - Có các loài động thực vật hoặc các loài sống ở rạn san hô, có cảnh quan địa lý có giá trị về khoa học, giáo dục và có ít nhất 1 loài động thực vật đặc hữu hoặc trên 5 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (ngoại trừ các khu bảo tồn biển, do Sách Đỏ Việt Nam không liệt kê các loài sống ở rạn san hô). - Diện tích tối thiểu là 5.000ha nếu ở trên đất liền, 3.000ha nếu ở trên biển và 1.000ha nếu là đất ngập nước, có diện tích các hệ sinh thái tự nhiên có đa dạng sinh học chiếm ít nhất 70% và tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp cùng đất thổ cư so với diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên dưới 5%. - Có điều kiện phát triển giáo dục môi trường và du lịch sinh thái mà không ảnh hưởng đến các mục tiêu bảo tồn. Như vậy mỗi KBTTN có giá trị về các mặt: quy mô diện tích, tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, khí hậu…), đa dạng sinh học (hệ động vật, hệ thực vật), cảnh quan thiên nhiên và văn hóa đi kèm. Đó cũng là những đặc trưng sẽ được phản ánh trong phần trình bày sau đây. BẢNG 1: KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN (KBTTN) STT Tên (NămTL) Diện tích (ha) Vị trí Đặc điểm tự nhiên thuận lợi phát triển DLST Cơ quan quản lý 1 Đồng Sơn-Kỳ Thượng (2003) 14.851 Quảng Ninh Hệ thực vật: Có 485 loài thực vật bậc cao, có mạch thuộc 280 chi và 101 họ của các ngành thực vật. Trong đó có 5 loài được xếp trong Sách đỏ Việt Nam: Trầm hương Trung hoa, Vù hương, Lát hoa, Đại hải, Ba kích….là những loài có giá trị cao trên thị trường trong nước và Thế giới. Hệ động vật rừng: đã giám định thống kê được trong phạm vi khu rừng bảo tồn có 249 loài thuộc 79 họ và 28 bộ của 4 lớp động vật là thú, chim, bò sát và ếch nhái. Đã phát hiện 30 loài quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam, đặc biệt như các loài: Khỉ vàng, Báo gấm, Chó sói, Tê tê vàng, Công Trĩ….có giá trị bảo tồn gen rất cao đang được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong nước và trên thế giới. Chi cục kiểm lâm tỉnh Quảng Ninh 2 Tây Yên Tử (2002) 13.023 Bắc Giang Hệ thực vật: rừng Tây Yên Tử có tới 728 loài thực vật thuộc 189 chi của 86 họ. Trong đó có hàng chục loài thực vật đặc hữu, quý hiếm như: Pơ mu, Thông tre, Đinh, Lim, Sến mật, Gụ, Lát hoa, Trầm hương, Ba kích, Sa nhân Hệ động vật: 226 loài động vật rừng, thuộc 81 họ của 24 bộ. Trong đó có hàng chục loài động vật đặc hữu, quý hiếm được xếp trong sách đỏ Việt Nam đang có nguy cơ tuyệt chủng, như: Cu li nhỏ, Voọc đen má trắng, Sói lửa, Gấu ngựa, Khỉ vàng, Hươu vàng, Gà tiền mặt vàng, Gà lôi trắng, Rùa vàng, Rắn hổ mang chúa. Gần đây qua nghiên cứu mới phát hiện thêm các loài động vật đặc biệt quý hiếm như: Cá cóc sần Việt Nam, Ếch Yên Tử. Chi cục kiểm lâm Bắc Giang 3 Hữu Liên 8.293 Lạng Sơn Đây là vùng đất tự nhiên có dự trữ tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học cao, có nhiều giá trị về khoa học và du lịch, được coi như là lá phổi của vùng Đông Bắc. Hệ thực vật: Rừng nguyên sinh Hữu Liên có nhiều loài cây nguyên sinh quí hiếm hàng trăm năm tuổi như Hoàng đàn, Nghiến, Trai lý, Cây một lá, Đinh, Thiên tuế Hệ động vật: có nhiều loài động vật quí hiếm nằm trong danh mục sách đỏ thế giới như Hươu Xạ, Voọc đen má trắng, Voọc đen tuyền, Gấu ngựa, Trăn đất… Văn hóa: Không chỉ đa dạng về sinh cảnh với khu rừng đặc dụng quí hiếm, những hang động núi đá và thác nước hùng vĩ, Hữu Liên còn là nơi có nhiều giá trị về di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội và các trò chơi dân gian…tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển mô hình du lịch sinh thái cộng đồn Chi cục kiểm lâm Lạng Sơn 4 Núi Pia Oắc 10.261 Cao Bằng Hệ thực vật: thảm thực vật phong phú, có nhiều thực vật quý hiếm như Hà thủ ô đỏ, Tam Thất, các loại rau quả ôn đới…rừng có nhiều sản vật quý hiếm. Trong khu bảo tồn có một nơi mà các nhà khoa học gọi đó là “rừng rêu”, rừng của khí hậu ôn đới. Cây nào cũng mềm mụp rêu, cành lá la đà. Những cây trúc cũng chỉ cao độ hai gang tay mọc kín các đỉnh núi, lác đác có vài cây đen đúa, gầy guộc như vừa móc dưới đáy đại dương đầy rong rêu lên. Hệ động vật: có nhiều loài quý hiếm như Gà Đen, các loại côn trùng dùng cho nghiên cứu khoa học và sưu tập Chi cục kiểm lâm tỉnh Cao Bằng 5 Kim Hỷ (2003) 14.772 Bắc Kạn Thực vật đặc hữu và quý hiếm: 789 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 541 chi và 169 họ, trong đó có 35 loài thực vật quý hiếm được ghi trong SĐVN như: Chò chỉ, Re hương, Sưa bắc, Sam vàng, Lát hoa, Nghiến, Lan kim tuyến, Sến mật, Giổi nhung… Động vật đặc hữu và quý hiếm: có 386 loài, 108 họ thuộc 29 bộ của 4 lớp động vật trong đó có 68 loài thú, 235 loài chim, 51 loài bò sát, 32 loài Ếch nhái, có 47 loài động vật quý hiếm ghi trong Sách Đỏ Việt Nam cần được bảo vệ đặc biệt, tiêu biểu như: Voọc mũi hếch, Hươu sạ, Voọc đen, Sói đỏ, Cáo vàng, Hổ, Rắn lửa, Rùa hộp, Trĩ đỏ Chi cục kiểm lâm tỉnh Bắc Cạn 6 Thần Sa- Phượng Hoàng 18.859 Thái Nguyê n Hệ thực vật: thảm thực vật có 6 kiểu, loại thực vật có 1.069 loài, 162 họ, 645 chi, 5 ngành, 2 lớp, trong đó có 56 loài trong sách đỏ Việt Nam và thế giới thuộc đối tượng phải bảo tồn. Hệ động vật: có 295 loài, 93 họ, 30 bộ, trong đó có 47 loài quý hiếm trong danh sách đỏ Việt Nam cần được bảo tồn. Chi cục kiểm lâm Thái Nguyên Văn hóa: Khu bảo tồn còn có hệ thống hang động, di tích lịch sử - khảo cổ học đặc biệt của Việt Nam, là cái nôi của người Việt cổ. 7 Chạm Chu (2001) 15.902 Tuyên Quang Khu BTTN có khu hệ động, thực vật phong phú, đặc trưng bởi hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi vùng Đông Bắc Việt Nam. Hệ thực vật: thực vật có mạch ở đây lên đến 1.500 – 2.000 loài, trong đó 10 loài đặc hữu, quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam, nhiều loài thực vật có giá trị kinh tế cao như Hoàng Đàn, Pơ Mu, Thông tre, Nghiến và Trai Lý, Chò chỉ, Gù hương Hệ động vật: có 45 loài thú, 127 loài Chim, 38 loài Bò sát và 15 loài lưỡng cư; trong đó 32 loài đặc hữu, quý hiếm có nhiều loài nằm trong Sách đỏ Việt nam và Thế giới, đặc biệt là sự tồn tại của các loài linh trưởng đang đe doạ trên toàn cầu như: Voọc mũi hếch, Voọc đen má trắng, Cu ly lớn, Cu ly nhỏ Chi cục kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang 8 Na Hang 22.402 Tuyên Quang Hệ thực vật: còn khoảng 68% diện tích là rừng ẩm nhiệt đới vẫn còn ở tình trạng nguyên sinh hoặc chỉ thay đổi chút ít bởi sự tác động của con người. Trong đó có khoảng 70% là rừng trên núi đá vôi, tuy nhiên còn có những vùng rừng thường xanh còn lại trên các đai thấp (Cox 1994). Cho đến nay đã xác định được trên 2.000 loài thực vật, trong đó có nhiều loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam (Anon. 1996) như Trai, Mun, Nghiến, Lát Hoa, Đinh, Thông tre, Hoàng đàn, Trầm gió theo Hill và Hallam (1997). Hệ động vật: đã ghi nhận được 90 loài thú, 263 loài Chim, Chi cục kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang 61loài Bò sát và 35 loài Ếch nhái. Trong đó, có 13 loài thú ghi trong Sách đỏ Việt Nam (Anon. 1992). Đây là nơi duy nhất ở Việt Nam có loài Voọc mũi hếch sinh sống với quần thể lớn nhất. Tại đây có 8 loài Khỉ hầu bị đe doạ tuyệt chủng mang tính toàn cầu. Vùng phân bố thế giới của loài Voọc mũi hếch và Voọc đầu trắng đều ở trong hệ sinh thái này, cho nên Quỹ bảo tồn thế giới của Mỹ (WWF-US) đã xác định đây là vùng nằm trong 01 của 223 hệ sinh thái có giá trị ĐDSH cao nhất trên thế giới (Olson & Dinnerstein, 1998) 9 Bắc Mê (1994) 9.043 Hà Giang Theo số liệu được thống kê từ các Dự án đầu tư xây dựng các khu bảo tồn: Hệ thực vật: 290 loài, trong đó có 25 loài quý hiếm được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và Thế giới như: Kim tuyến đá vôi, Mạy châu, Tuế balansae, Hoàng tinh hoa trắng, Nghiến, Đảng sâm… Hệ động vật: có 53 loài thú, 83 loài Chim, 15 loài Bò sát, 10 loài Lưỡng cư. Trong đó 47 loài quý hiếm được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và Thế giới như: Dơi tai sọ cao, Cu li lớn, Khỉ mặt đỏ, Voọc đen má trắng, Cheo cheo, Gà lôi trắng, Rồng đất, Rắn hổ mang chúa… UBND tỉnh Hà Giang 10 Bát Đại Sơn (2000) 4.531 Hà Giang Hệ thực vật: có tới 361 loài thuộc 103 họ và 249 chi. Ngoài ra KBT còn 1 số cây có giá trị dược liệu như Kim Ngân, Cốt toái bổ, Thảo quả, Đỗ trọng, Quế. đặc biệt Bát Đại Sơn còn có 18 loài cây quý hiếm có giá trị bảo tồn cần bảo vệ Hệ động vật: có tới 195 loài động vật có xương sống thuộc 80 họ trong 24 bộ. Trong đó, có tới 18 loài động vật quý hiếm, 4 loài ở nhóm nguy cấp như: Gấu ngựa, Voọc đen má trắng, Vượn đen, Phượng Hoàng đất và một số loài khác đang ở tình trạng hiếm, sẽ nguy cấp. Chi cục kiểm lâm Hà Giang 11 Du Già(1994) 11.540 Hà Giang Hệ thực vật: Thuộc kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và rừng kín thường xanh á nhiệt đới ẩm vùng núi cao. KBT có 289 loài thực vật bậc cao thuộc 83 họ trong đó Thông đất 2 loài; Ngành Quyết 13 loài; Hạt trần 3 loài; Hạt kín 271 loài; lớp lá mầm 2: 232 loài; Lớp lá mầm 1: 39 loài. Đặc biệt sự có mặt của Pơ Mu (loài đặc hữu nổi tiếng của Việt Nam) là cây có giá trị xuất khẩu và là nguồn gen quý hiếm. Ngoài ra còn Hoàng Đàn, Đinh, Hương, Nghiến, Trai lý. Phân bố trên diện tích lớn trữ lượng cao. Hệ động vật: Hệ động vật có xương sống đã thống kê được 171 loài trong 73 họ và 24 bộ. Đặc điểm cơ bản của khu hệ động vật rừng là hệ động vật núi đá vôi, ưu thế là các loài thích nghi với địa hình hiểm trở, sống leo trèo như Sơn Dương, các loài Khỉ, Sóc Động vật khu Du Già đặc trưng cho hệ động vật phía Bắc Việt Nam có ưu thế của nhiều loài vùng Hoa Nam (TQ) như Cáo, Lưng chó, Gấu Ngựa, Sóc bụng đỏ. Những loài động vật quý hiếm trong Sách đỏ Việt Nam tổng số 27 loài: Lớp thú 17 loài, Chim 2 loài, Bò sát 8 loài. Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà giang 12 Phong 7.911 Hà Theo tài liệu từ khi thành lập KBT trong KBT có 55 loài thú, Chi cục Quang (1998) Giang 125 loài chim, 21 loài bò sát, 12 loài lưỡng cư, 377 loài thực vật bậc cao, 32 loài động vật quý hiếm và 11 loài thực vật quý hiếm như: Chim, Bò sát, Lưỡng cu, Linh trưởng, Đinh, Nghiến, Trai kiểm lâm tỉnh Hà Giang 13 Tây Côn Lĩnh (2002) 14.489 Hà Giang Theo tài liệu điều tra nhanh đa dạng sinh học của dự án nâng cao năng lực do VFC tài trợ như sau: Hệ thực vật: Là nơi giao thoa của nhiều luồng thực vật. Các loài đặc hữu có giá trị cần bảo vệ: Cây Vù Hương, Cây Bồ An, Cây Bồ Đề lá bời bời. Có 796 loài thực vật bậc cao và 54 loài thực vật quý hiếm. Hệ động vật:: 58 loài thú, 100 loài Chim, 55 loài bò sát lưỡng cư và 37 loài động vât quý hiếm. Chi cục kiểm lâm tỉnh Hà Giang 14 Văn Bàn 25.173 Lào Cai Hệ thực vật: KBT có 891 loài thực vật thuộc 167 họ và 18 loài thực vật đặc hữu, quý hiếm ( Sách đỏ VN) như: Chò đãi, Trầm, Gù hương, Vù hương, Pơ mu, Hồi núi, Sến mật; loài đặc hữu Bách tán Đài Loan (Cha nâu) Hệ động vật: có 486 loài, trong đó 52 loài đặc hữu, quý hiếm. Chi cục kiểm lâm tỉnh Lào Cai 15 Mường Tè 33.775 Lai Châu Hệ thực vật: 542 loài thực vật, trong đó có 57 loài thực vật quý hiếm đã được ghi trong sách đỏ Việt Nam và 7 trong sách đỏ thế giới, đa số là những loài thuốc quý hiếm; 22 loài đặc hữu hẹp cho vùng Tây Bắc, 7 loài nằm trong Nghị định số 32 của Chính phủ và 6 loài đặc trưng cho vùng Tây Bắc: Trám đen, chò nước, giổi xương, chò nâu, đinh, sến, lát hoa 16 Mường Nhé (1996) 44.940 Điện Biên Hệ thực vật: phân bố trên nhiều sinh cảnh khác nhau tạo nên các kiểu rừng với ưu hợp điển hình như: Ưu hợp Sồi, Dẻ, Giổi, Re, Thích, Pơ Mu, Thông nàng; đến nay đã thống kê được 740 loài thực vật thuộc 500 chi trong 156 họ của 5 ngành thực vật. Trong đó có 35 loài thực vật quí hiếm; 29 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới. Nhiều loài phân bố trong khu vực như: Họ Ba mảnh vỏ, họ Dâu tằm, họ Cà phê, họ Lan, họ Đậu, họ Re. Hệ động vật: Qua thống kê khảo sát tháng 12 năm 2006 do Chuyên gia động vật Viện Điều tra quy hoạch rừng thực hiện đã thống kê có 291 loài động vật thuộc 95 họ của 27 bộ trong các lớp động vật. Trong đó có 55 loài động vật đặc hữu, quý hiếm; 45 loài có tên trong Sách đỏ Việt nam như: Gấu ngựa, Gấu chó, Vượn bạc má, Voọc xám, các loài Khỉ, Công, Niệc cổ hung, Trăn mốc Python, các loài Rái cá,…. Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Điện Biên 17 Copia 11.996 Sơn La Hệ thực vật: Thảm thực vật gồm 5 kiểu: Rừng kín hỗn giao cây lá rộng, lá kim, ẩm á nhiệt đới núi thấp đã bị khai thác (phân bố ở độ cao từ 1700 - 1821 m; rừng kín lá rộng thường xanh mưa mùa á nhiệt đới núi thấp đã bị khai thác (độ cao từ 800-1700 m); rừng thứ sinh; trảng cỏ cây bụi cao và rừng trồng thông. Đã xác định được 609 loài thực vật bậc cao thuộc 406 chi của 149 họ trong 5 ngành thực vật. Trong đó có 21 loài quý hiếm có trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 Hệ động vật: có 65 loài thú thuộc 25 họ, 8 bộ. Trong đó có 17 loài có trong Sách Đỏ Việt Nam 2007; 184 loài chim, thuộc 47 họ, 14 bộ. Trong đó có 20 loài chim quý hiếm có trong Sách Đỏ Chi cục kiểm lâm tỉnh Sơn La [...]... đánh giá nhanh của BirdLife và Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật nhằm xác định các khu đất ngập nước quan trọng đối với bảo tồn đa dạng sinh học ở đồng bằng sông Cửu Long, đó là: xuất hiện số lượng đáng kể các loài bị đe dọa hoặc sẽ bị đe dọa toàn cầu; xuất hiện các loài chỉ thị cho các giá trị của đất ngập nước; và xuất hiện các sinh cảnh có giá trị đa dạng sinh học cao (Buckton et al 1999) 56... đa dạng sinh học cao với rất nhiều loài đặc hữu địa phương hoặc đặc hữu vùng (FFI in prep.) Ngoài ra, các vùng núi đá vôi tại đồng Hà Tiên còn là nơi cư trú của ít nhất hai quần thể voọc độc lập với nhau, định loại sơ bộ xác định loài này là Voọc xám BẢNG 2: VƯỜN QUỐC GIA (VQG) STT Tên vườn (Năm TL) 1 Đặc điểm hành chính - Diện tích: 15.783 ha Bái Tử Long (2001) Đặc điểm hệ sinh thái Hệ sinh thái của... như là Đước, các loài Mắm, A officinalis, Giá và Bần Sonneratia spp Trong đó, rừng Đước Rhizophora apiculata chiếm diện tích lớn nhất Rừng ngập mặn là sinh cảnh quan trọng đối với quần xã sinh vật thuỷ sinh có giá trị kinh tế cao Các bãi ngập triều là sinh cảnh quan trọng đối với các loài chim nước Tuy nhiên, tất cả các loài chim nước ghi nhận ở Thạnh Phú đều là các loài phổ biến và phân bố rộng như... là rừng ít bị tác động, tính nguyên sinh cao và có nhiều động vật quí hiếm sinh sống như: Voi, Bò tót, Hươu nai, Gấu, Hoẵng - Kiểu Rừng kín lá rộng thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi thấp: Thảm thực vật không đồng đều với nhiều họ và nhiều đại diện ưa sáng của các Họ Thầu dầu, Sim, Xoan, Dâu tằm, Cánh bướm, Vang, Thị, Re, Dẻ, Côm Rừng chia 3 tầng, tầng ưu thế sinh thái tạo thành tán rừng với các loài... có hệ sinh thái đất ướt ven biển vừa có thảm rừng nhiệt đới mưa ẩm nguyên sinh Nguồn gen thực vật nhiệt đới của Sơn Trà rất đa dạng, Chi cục phong phú với số lượng cá thể lớn có khả năng cung cấp giống kiểm cây bản địa phục vụ trồng rừng như: Chò chai, Dẻ cau, Dầu lá lâm tỉnh bóng Đà Hệ động vật: có những loài động vật quý hiếm có nguy cơ Nẵng tuyệt chủng, trong đó Voọc vá được xem là loài thú sinh. .. gia Xuân Thuỷ hiện đang lưu giữ những giá trị sinh thái quý hiếm, như rừng ngập mặn rộng hàng ngàn ha Nguồn lợi thuỷ sản phong phú (gần 500 loài thuỷ sinh, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như cua Bể, tôm he, cá tráp, rong câu chỉ vàng ) Ở Xuân Thuỷ đã ghi nhận gần 200 loài chim, trong đó có 100 loài chim di trú, 50 loài chim nước Đa dạng sinh học trong VQG có 16 loài động vật đặc hữu... điểm du lịch nổi tiếng, thu hút khoảng vài trăm nghìn lượt khách hàng năm - Diện tích: 16.634 ha 10 Bến En (1992) - Địa điểm: Thanh Hóa - Quản lý: UBND tỉnh Thanh Hóa Vườn quốc gia Bến En có địa hình nhiều đồi núi, có nhiều sông, suối và hồ Mực trên núi có diện tích 4000 ha có 21 đảo nổi giữa là một trong vườn quốc gia đẹp nhất Việt Nam Hệ thực vật: rừng nguyên sinh chiếm 8.544 ha Có nhiều loài sinh. .. những vùng tiếp giáp, sinh cảnh tự nhiên đã bị chuyển đổi thành đất canh tác nông nghiệp và đầm tôm Thực vật ưu thế ở các trảng cỏ tự nhiên còn lại chủ yếu là các loài Năng Eleocharis dulcis, E ochrostachys và E retroflexa, Hoàng đầu, Đưng , Mua, Lác hến, Cỏ lông bò, Cỏ đuôi voi, Lác Cyperus spp và Cỏ bàng (Buckton et al 1999) - Phần đồng Hà Tiên thuộc thị xã Hà Tiên là một vùng sinh cảnh hỗn hợp gồm... này cho thấy, các khu vực rừng chuyển tiếp có thể được bảo vệ cũng như các hành lang sinh cảnh sẽ được tái thiết lập tại các khu vực rừng đã bị tàn phá Ngọc Sơn là nơi có thể tồn tại các cảnh quan tự nhiên nguyên sơ nhất tại Việt Nam 24 25 26 Phu Canh 5.647 Thượng Tiến Hoà Bình 5.873 Hoà Bình Tiền 3.245 Hải(1994) Thái Bình Hệ thực vật: rất phong phú, đa dạng các loài cây đặc hữu và quý hiếm có 14 loài... (họ Lộc vừng) và một số loài thuộc ngành Dương xỉ và Thông Hệ động vật: đã ghi nhận sự có mặt của bò tót với số lượng không nhiều 35 Đakrông Hệ thực vật: Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông với đặc trưng sinh thái lá rộng, thường xanh trên đất thấp Chi cục Hệ động vật: đã ghi nhận về sự có mặt của loài gà lôi lam mào kiểm trắng có tên khoa học là Lophura edwardsi, một loài đặc hữu có Quảng lâm tỉnh 37.640 . kinh tế khác, quan điểm phát triển du lịch bền vững cũng ngày càng được coi trọng. Trong các loại hình du lịch hiện nay đang được khai thác, du lịch sinh thái là loại hình nổi lên với mục đích. của nhóm sinh viên sẽ đề cập tới một trong những điều cận cần thiết nhất để phát triển du lịch sinh thái, đó là sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh học. BÀI TẬP MÔN DU LỊCH SINH THÁI PHẦN I: LIỆT KÊ CÁC VƯỜN QUỐC GIA-KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CỦA VIỆT NAM Trước

Ngày đăng: 08/08/2014, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w