PHẦN II: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DLST Ở VQG XUÂN THỦY NAM ĐỊNH

Một phần của tài liệu BÀI TẬP MÔN DU LỊCH SINH THÁI pps (Trang 47 - 53)

PHẨM DLST Ở VQG XUÂN THỦY- NAM ĐỊNH

Nếu ở nơi khác, "lên rừng" và "xuống biển" là hai khái niệm tách biệt, thì ở VQG Xuân Thủy, hai yếu tố đó hoà quyện vào với nhau làm một. Đặc biệt hơn đây là vùng nông thôn đậm nét đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ với hệ sinh thái rừng ngập mặn rộng hàng ngàn hec-ta, hình ảnh cánh cò, đồng ruộng và phong cảnh thiên nhiên vô cùng hoang sơ. Những nét chấm phá về Xuân Thủy khiến nhóm sinh viên có một ấn tượng rất thú vị về VQG có một không hai của Việt Nam. Vì vậy trong phần tìm hiểu của mình, chúng em

sẽ chỉ ra những điều kiện để phát triển du lịch sinh thái tại điểm đến này.

1. Tổng quan về VQG Xuân Thủy:

Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ thuộc huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định (trước đây là huyện Xuân Thuỷ, tỉnh Hà Nam Ninh). Ngày 6/8/1988, theo công văn số 1302/KG của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Chính phủ đã đề cử khu đất ngập nước Xuân Thuỷ là khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam (Anon. 1993). Ngày 20/9/1988, Văn phòng Công ước về các vùng đất ngập

nước có tầm quan trọng quốc tế (Công ước Ramsar) đã chính thức công nhận Xuân Thuỷ là một khu Ramsar với diện tích 12.000 ha (Ramsar 2000). Ngày 20/1/1989, Việt Nam trở thành thành viên của Công ước Ramsar (Anon. 1993).

Đây là điểm Ramsar thứ 50 của thế giới, đầu tiên của Đông Nam Á, độc nhất của Việt Nam suốt 16 năm (Tới năm 2005, Việt Nam mới có khu Ramsar thứ 2 là khu Bàu Sấu của VQG Cát Tiên ở tỉnh Đồng Nai).

Năm 1992, UBND huyện Xuân Thuỷ thành lập trung tâm tài nguyên môi trường nhằm giúp Chính phủ thực hiện tốt cam kết quốc tế về quản lý bảo tồn khu Ramsar Xuân Thuỷ.

Ngày 19/01/1995, được sự uỷ quyền của Chính phủ, Bộ Lâm nghiệp (Nay là Bộ Nông nghiệp & PTNT) phê duyệt Luận chứng kinh tế kỹ thuật Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thuỷ, trực thuộc chi cục Kiểm Lâm Nam Hà, nằm trong hệ thống các VQG và khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam. Ngày 02/01/2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 01/QĐ-TTg V/v Chuyển hạng khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thuỷ thành VQG

Xuân Thuỷ (VQG là cấp bảo tồn thiên nhiên cao nhất trong hệ thống bảo tồn thiên nhiên của nước ta hiện nay).

Tháng 12/2004, UNESCO lại tiếp tục công nhận Khu dự trữ sinh quyển đồng ven biển châu thổ sông Hồng, trong đó VQG Xuân Thuỷ là vùng lõi có tầm quan trọng đặc biệt của khu dự trữ sinh quyển thế giới này.

Trải qua khoảng thời gian gần 20 năm là khu Ramsar, 5 năm là VQG, Xuân Thuỷ đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Từ một đơn vị nhỏ bé do UBND huyện thành lập mang tính kiêm nghiệm, cơ sở vật chẩt nghèo nàn lạc hậu, lực lượng cán bộ viên chức mỏng... đến nay đã trở thành VQG phát triển tương đối toàn diện, cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ viên chức được tăng cường từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tài nguyên môi trường quan trọng được bảo vệ.

2. Các điều kiện thuận lợi để phát triển DLST:

Dựa trên lý thuyết về các điều kiện phát triển du lịch nói chung, theo em để phát triển du lịch sinh thái, cần có những điều kiện đặc trưng sau:

- Các giá trị tài nguyên du lịch bao gồm: Sự đa dạng sinh học cao của hệ sinh thái và tài nguyên nhân văn. - Nguồn nhân lực du lịch và ý thức tham gia của người dân địa phương.

- Các điều kiện sẵn sàng phục vụ du lịch như các điều kiện về tổ chức, các nguyên tắc quản lý- nguyên tắc “sức chứa”, cơ sở vật chất kỹ thuật: nhà ở, đường xá, các phương tiện đi lại đặc trưng của vùng, miền.v.

Với vị thế 20 năm là khu RAMSAR và 5 năm là VQG đồng thời là Vùng lõi khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng, do UNESCO công nhận, Xuân Thủy có thế mạnh rất lớn về điều kiện tự nhiên và văn hóa, được giới chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá rất cao về các giá trị tài nguyên thiên nhiên, sự đa dạng sinh cảnh ở đây có giá trị nghiên cứu, bảo tồn vô cùng lớn

Xuân Thuỷ có 14 kiểu sinh cảnh, bao gồm các sinh cảnh tự nhiên và sinh cảnh nhân tạo (Pedersen

và Nguyễn Huy Thắng 1996). Sinh cảnh có giá trị đa dạng sinh học cao nhất là các bãi bồi và rừng ngập mặn tự nhiên ít bị tác động. Thực vật ưu thế trong rằng ngập mặn thuộc về loài Trang Kandelia candel.Trong khu vực có trồng một ít cây Bần Sonneratia caseolaris. Ngoài ra còn có loài Tra

Aegiceras corniculatum và loài Ô rô Acanthus ilicifolius mọc tự nhiên rải rác trong toàn khu vực (Pedersen và Nguyễn Huy Thắng 1996).

Thuỷ sản phong phú (trên 500 loài thuỷ sinh), thuận lợi cho phát triển du lịch ẩm thực.

Nơi đây có 16 loài động vật đặc hữu, không tìm thấy ở đâu khác.

Do sự đa dạng và tình trạng tương đối nguyên vẹn của các sinh cảnh, VQG là nơi dừng chân và trú

đông quan trọng của các loài chim nước di cư.

Xuân Thủy có trên 200 loài chim, trong đó có 100 loài chim di trú, 50 loài chim nước, vô cùng thích hợp cho thể loại du lịch xem chim.

Số lượng loài chim nước ghi được trong mùa chim di cư lên tới 30.000 - 40.000 loài. Tổng số loài chim ở đây là 219 loài, thuộc 41 họ và 13 bộ. Trong số 33 loài chim được bảo vệ toàn cầu xuất hiện ở Việt Nam, VQG Xuân Thủy có tới 11 loài.

Đây là điểm dừng chân và chỗ trú ẩn quan trọng cho nhiều loài chim di cư. Vào mùa đông (tháng 11, 12) chúng bay từ phía Bắc (Siberi, Hàn Quốc) xuống phía Nam (Úc, Malaysia, Indonesia) để tránh rét. Vào

mùa xuân, khi thời tiết trở lên ấm áp hơn (tháng 3- 4) chúng bay trở lại nơi sinh sản. Gần đây, hai đài quan sát chim đã được xây dựng.

Như vậy mùa chim di cư là từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau, nếu khách muốn xem chim thì phải đặc biệt chú ý điều này. Xuất phát từ văn phòng VQG du khách đi dọc theo sông Vọp đến cuối Cồn Lu, Cồn Ngạn – Đây là vùng chim quan trọng của VQG – là nơi cư ngụ của các loài chim nước quý hiếm. Đây cũng là khu vực người dân địa phương vây nuôi Ngao quảng canh khá hùng vĩ. Du khách có thể tiếp tục đi bộ dọc theo các giồng cát ở má ngoài Cồn Lu để quan sát rừng phi lao, xem các loài chim rừng và chim ven biển.

VQG là nơi thường xuyên ghi nhận 8 loài chim

bị đe doạ và sắp bị đe doạ ở mức toàn cầu, đó là:

Cò thìa Platalea minor, Cò trắng Trung Quốc Egretta eulophotes, Choắt lớn mỏ vàng Tringa guttifer, Mòng bể mỏ ngắn Larus saudersi, Bồ nông chân xám Pelecanus philippensis, Rẽ mỏ thìaCalidris pygmeus, Giang sen Mycteria leucocephala, Choắt chân màng lớnLimnodromus semipalmatus (Tordoff 2002). Ghi nhận đáng chú ý nhất ở Xuân Thuỷ là tồn tại quần

thể loài Cò thìa lớn nhất tại Việt Nam, trong một

vài năm gần đây, số lượng lớn nhất được chính thức

ghi nhận tại khu vực là 65 cá thể (Nguyễn Đức Tú pers.comm. 2003). Ngoài ra, Xuân Thuỷ là nơi tập hợp, trú chân quan trọng của nhiều loài chim nước phổ biến di cư trong mùa đông như Choắt mỏ thẳng đuôi đen Limosa limosa, Choắt chân đỏ Tringa erythropus và Choắt mỏ cong lớn Numenius arquata. Do có tầm quan trọng quốc tế trong công tác bảo tồn các loài chim, Xuân Thuỷ đã được công nhận là

một trong số các vùng chim quan trọng tại Việt Nam (Tordoff 2002).

Cùng với sự phong phú của tài nguyên du lịch tự nhiên, khu vực phụ cận của VQG Xuân Thuỷ có rất nhiều tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị có thể kết hợp trong các Tour du lịch.

- Vùng nông thôn đậm nét đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ rất phù hợp với những du khách muốn trải nghiệm và hoà mình vào đời sống thôn dã.

- Phủ Dầy: là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng truyền thống của người Việt tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, gần quốc lộ 10 từ thành phố Nam Định đithành phố Ninh Bình. Trong đó, kiến trúc quan trọng nhất là đền thờ bà chúa Liễu Hạnh, ngay sát chợ Viềng. Các kiến trúc còn lại là phủ Tiên Hương, phủ Vân Các, Công Đồng từ, đền thờ Lý Nam

Đế, chùa Linh Sơn, lăng bà chúa Liễu Hạnh. Hội Phủ Dầy được tổ chức hàng năm vào tháng 3 âm lịch. Lễ hội nhằm tổ chức nghi lễ, thắp hương biết ơn bà chúa Liễu Hạnh. Cùng thời điểm này, bà Chúa Liễu Hạnh cũng được thờ tại nhiều lễ hội khác trên Việt Nam, nhưng hội Phủ Dầy thuộc vào loại long trọng nhất, với sự tham gia của đông đảo dân chúng.

- Đền Trần, Chùa Tháp, Đền Bảo Lộc - là nơi lưu giữ những chứng tích hào hùng về một triều đại hưng thịnh vào loại bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Du khách cũng có thể ghé thăm tượng đồng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn uy nghi bên hồ Vị Xuyên

- Làng trồng hoa cây cảnh Vị Khê, Nam Điền, ở ngoại thành thành phố Nam Định: Vị Khê là nơi duy nhất còn lưu giữ được giống và nghệ thuật chăm sóc một số loài hoa dân tộc quý hiếm. Đến đây du khách sẽ gặp những bất ngờ hết sức thú vị khi chứng kiến những cỏ cây hoa lá tự nhiên vô tri vô giác, nhưng dưới những bàn tay khéo léo của các nghệ nhân đã trở thành các sinh vật có hồn, đẹp mắt và sống động lạ thường.

- Ngoài ra những vùng phụ cận của khu vực Giao Thủy còn có các giá trị nhân văn, lịch sử như: Nhà

lưu niệm cố tổng bí thư Trường Chinh, tòa thánh Phú Nhai- nhà thờ lớn nhất Đông Nam Á, trường dòng Bùi Chu, kiến trúc Nhà Bổi độc đáo.v. Đây là

những điều kiện cần có để phát triển được loại hình du lịch sinh thái bên cạnh những giá trị về đa dạng sinh cảnh và môi trường tự nhiên.

- Các loại hình nghệ thuật truyền thống: Sắp cổ phong, hát mời trầu, hát giã bạn,v.v. sẽ làm đa dạng thêm các loại hình du lịch ở nơi đây.

Đó là những điều kiện để người ta nghĩ tới việc phát triển du lịch ở Xuân Thủy, nhưng để phát triển được còn cần có những điều kiện vô cùng quan trọng khác nữa mà hiện nay Xuân Thủy đang từng bước tạo ra. - Thứ nhất là điều kiện về giao thông, hiện nay các tuyến đường quốc lộ và tỉnh lộ đã rất phát triển, giao thông đi lại từ Hà Nội đến Nam Định có thể đi qua quốc lộ 1A hoặc quốc lộ 21 một cách thuận lợi. Tuy nhiên giao thông đi lại trong khu vực VQG còn gặp khó khăn, do điều kiện cơ sở hạ tầng chưa phát triển. Có những tuyến du lịch xem chim chỉ có thể đi bằng thuyền- đây đồng thời cũng là một nét đặc trưng của Xuân Thủy.

- Thứ hai là điều kiện về tổ chức, hiện nay VQG Xuân Thủy liên tục có các lớp tập huấn quản lý, có các chuyên gia nước ngoài đến làm việc và tư vấn…Đó là một lợi thế của VQG này.

- Thứ ba các hoạt động tuyên truyền ý thức cho người dân về bảo vệ môi trường và tham gia vào du lịch sinh thái. Hiện nay, Kênh Văn hoá Việt (VTC10)- Đài truyền hình kỹ thuật số đã làm phim về Văn hoá Khu Ramsar Xuân Thuỷ , Kênh VTC16 làm phim về các khu Ramsar tại VQG Xuân Thủy , Kênh VTV2 làm phim về giáo dục môi trường rừng ngập mặn cho học sinh phổ thông tại VQG Xuân Thủy.

3. Hai điều cần làm nếu muốn phát triển du lịch sinh thái tại Xuân Thủy:

3.1.Xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng của các vùng

đệm.

Hệ thống hạ tầng đến VQG và các xã vùng đệm còn khó khăn, đường xá nhỏ hẹp, xuống cấp làm mất nhiều thời gian đi lại ảnh hưởng tới chương trình tour của các hãng lữ hành và du khách chính là một trong những nguyên nhân khiến cho sản phẩm du lịch độc đáo bậc nhất ở nơi đây vẫn chưa phát triển đúng với tiềm năng của nó. Bởi vậy việc cần thiết đầu tiên là

thiết lập hệ thống cơ sở hạ tầng để đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu thiết yếu của khách du lịch. Làm đường dẫn đến khu VQG Xuân Thủy, bến tàu, thuyền, đài quan sát, trạm nghỉ chân để di chuyển trong vùng lõi của khu Ramsar( cung cấp dịch vụ về vận chuyển); Xây dựng và đi hoạt động hệ thống nhà nghỉ, khách sạn trong và lân cận khu vực VQG để cung cấp dịch vụ lưu trú cho du khách. Có kê hoạch đưa vào hoạt động những nhà hàng, hệ thống cung cấp dịch vụ ăn uống dựa trên ẩm thực độc đáo của địa phương, giúp cho du khách cảm nhận được đầy đủ các giá trị cả vè thiên nhiên, văn hóa của khu vực đó.

Hiện nay, Hầu hết khách du lịch có nhu cầu lưu trú qua đêm đều lưu trú tại Văn phòng Ban quản lý VQG và tại một số nhà dân thuộc phạm vi Dự án xây dựng mô hình thí điểm du lịch sinh thái cộng đồng xã Giao Xuân (một xã thuộc vùng đệm VQG Xuân Thủy). Sự hưởng ứng của cộng đồng dân cư, của các nhà đầu tư tham gia phát triển du lịch còn rất hạn chế.

3.2.Định hướng về đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch và thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư vào phát triển du lịch sinh thái.

Một trong những yêu cầu của loại hình du lịch sinh thái là giúp du khách và người dân bản địa có được những kiến thức về môi trường tự nhiên, đa dạng sinh học, đồng thời phải nâng cao được khả năng nhận thức về môi trường và công tác bảo tồn. Bởi vậy, nhu cầu về hướng dẫn viên, đông thời là những tuyên truyền viên là một nhu cầu cần thiết để có thể phát triển hoạt động du lịch ở đây. Cần mời những chuyên gia có kiến thức về sinh thái học về đào tạo cho đội

ngũ hướng dẫn viên sẵn có và người dân địa phương. Đồng thời phải có chính sách đãi ngộ, thu hút nguồn nhân lực qua đào tạo bậc cao( đại học, cao đẳng,v.v.) về du lịch để nâng cao chất lượng phục vụ, nhằm thu hút thêm cả nguồn khách quốc tế, những đối tượng có đam mê khám phá và khả năng tài chính cao. Để phát triển du lịch theo đúng bản chất của du lịch sinh thái thì có thể nói, đội ngũ hướng dẫn viên, chuyên gia đóng vai trò tối quan trọng.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP MÔN DU LỊCH SINH THÁI pps (Trang 47 - 53)