-_ thi va =ßp ßn m(n hanh chinh cong potx

21 163 0
-_ thi va =ßp ßn m(n hanh chinh cong potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Câu 1: Phân tích những đặc điểm của hệ thống chính trị XHCN VN và vị trí của nhà nước VN trong hệ thống chính trị. Trả lời: * Định nghĩa hệ thống chính trị: Hệ thống chính trị là cấu trúc của các quan hệ chính trị trong đó NN và các thiết chế chính trị XH hoạt động trong những mối liên hệ chặt chẽ tạo nên một cơ chế đảm bảo thực hiện có quyền lực nhân dân dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN. * Đặc điểm của hệ thống chính trị XHCNVN: Đó là một hệ thống tổ chức chặt chẽ, khoa học trên cơ sở phân định rõ chức năng nhiệm vụ của mỗi tổ chức. Tính tổ chức cao trong hệ thống chính trị được đảm bảo bởi các nguyên tắc chỉ đạo như: sự lãnh đạo của ĐCS, tập trung dân chủ, pháp chế XHCN. - Hệ thống chính trị XHCNVN có tính thống nhất cao. Tính thống nhất đó bắt nguồn từ sự thống nhất vế KT, chính trị và tư tưởng trong XH nước ta. Các thiết chế của hệ thống chính trị tuy có vị trí, chức năng riêng nhưng đều nhằm phục vu lợi ích của nhân dân lao động. - Hệ thống chính trị XHCNVN có tính dân chủ. DC vừa là mục tiêu vừa là phương tiện để tổ chức vận hành hệ thống chính trị. * Vai trò và vị trí XHCN trong hệ thống chính trị: - Có vị trí vai trò đặc biệt quan trọng, đó là thiết chế biểu hiện tập trung quyền lực ND và là công cụ để thực hiện quyền lực ấy. Nhà nước đứng ở vị trí trung lập đẻ thực hiện quyền lực ấy. Là hệ thống chính trị, là tấm gương hội tụ đời sống chính trị của XH ta. Sở dĩ NNXHCN có vị trí quan trọng như thế vì có một số điều kiện sau: - Là đại diện chính thức cho mọi giai cấp và tầng lớp XH tạo một cơ sở XH rộng rãi để triển khai nhanh chóng và thực hiện tốt những quyết định chính sách của mình. - Là chủ thể của quyền lực chính trị, có một bộ máy đăc biệt chuyên làm chức năng quản lý của NN bao trùm mọi lĩnh vực của XH.Hệ thống các lực lượng vũ trang, nhà tù, tòa án là các phương tiện thong qua đó NN duy trì và ổn định trật tự XH. - Dùng PL để quản lý XH, thong qua bộ máy của mình đảm bảo cho PL được thực hiện. Nhờ có PL mà mọi chủ trương CS của NN được triển khai một cách rộng rãi và thống nhất. - Là tổ chức chính trị XH mang chủ quyền quốc gia. Đó là quyền tối cao của NN để quyết định những vấn dề đối nội đối ngoại của đất nước. - Là sở hữu tối cao với những TLSX quan trong nhất trong XH. KL: Tất cả các điều kiện trên là ưu thế riêng của nhà nước XHCN, so với các tổ chức chính trị XH khác có quy định vi trí trọng tâm của NN trong hệ thống chính trị. Câu 2: Hệ thống các cơ quan trong bộ máy nhà nước CHXHCNVN. Đáp án: * Bộ máy nhà nước XHCN là hệ thống các cơ quan nhà nước từ TW xuống địa phương được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung thống nhất lại thành một cơ chế đồng bộ thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước XHCN. * Cơ quan nhà nước: Là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước gồm một tập thể người hoặc một người thay mặt nhà nước đảm nhận một công việc hoặc tham gia thực hiện 1 chức năng của nhà nước bằng hình thức và phương pháp hoạt động nhất định. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước ta: - Quốc hội: là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là cơ quan quyền lực cao nhất của nước CHXHCNVN. Là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp, quyết định các chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, phát triển KT-XH an ninh quốc phòng trong từng thời kỳ. Tổ chức bộ máy nhà nước trong các cơ quan nhà nước, có quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động nhà nước. - Chủ tịch nước: Là người đứng đầu nhà nước thay mặt cho nhà nước CHXHCNVN về đối và đối ngoại. - Chính phủ: + Là cơ quan chấp hành của QH, là cơ quan hành chính cao nhất của nước CHXHCNVN + Là cơ quan do Quốc hội thành lập + Là cơ quan chấp hành hiến pháp, pháp luật, nghị quyết của QH, pháp lệnh, NQ của UBTVQH. + Là cơ quan thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc, quản lý tất cả lĩnh vực đời sống xã hội, quản lý chủ thể của PL. - Bộ, cơ quan ngang bộ: + Quản lý nhà nước với ngành hay lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước. + Cung cấp dịch vụ công. + Đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn của nhà nước. - Cơ quan chuyên môn: + Tham mưu giúp việc cho UBND cùng cấp thực hiệ quản lý về ngành và lĩnh vực + Quản lý nhà nước các đồi tượng thuộc ngành, lĩnh vực theo sự ủy quyền của UBND. - Cơ quan địa phương: HĐND và UBND các cấp: - HĐND: là cơ quan quyền lực cao nhất ở địa phương, đại diện cho ý chí nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương do nhân dân bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan cấp trên. + Quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương về kinh tế văn hóa, lưu thông, dịch vụ, phân phối. + Bảo đảm thực hiện các quy định và quyết định của cơ quan cấp TW và cấp trên. + Giám sát việc thi hành PL ở địa phương, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước cùng cấp và cấp dưới. +UBND: là cơ quan chấp hành của HĐND do HĐND bầu ra, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, có chức năng quản lý ở đia phương đảm bảo sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước trên phạm vi địa phương. - Tòa án nhân dân - viện kiểm sát ND: - Tòa án ND: Thuộc hệ thống cơ quan tư pháp thực hiện việc bảo vệ PL, thực hiện hoạt động xét xử, tổng kết xét xử, hướng dẫn xét sử, tuyên truyền giáo dục PL… Nhưng xét xử là hoạt động chính được xem là chức năng của Tòa án. - Viện kiềm sát ND: Thực hiện quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp 1 Câu 3: Tại sao nhà nước không ngừng tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật. Trả lời: Pháp luật là quy tác xử sự thể hiện ý chí giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng CS và do nhà nước XHCN ban hành va thực hiện cưỡng chế nhà nước. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật bởi Pháp luật có vai trò quyết định đối với đời sống xã hội cụ thể trên một số lĩnh vực sau: - PL đối với Kinh tế: Pháp luật là phương tiện quy định kinh tế, quản lý kinh tế. Trong nền kinh tế nhiều thành phần (đa dang) cần phải có PL để lập lại trật tự xã hội. - PL đối với ĐSXH: PL ổn định xã hội, là phương tiện để thế hóa quyền và nghĩa vụ của CD, xây dựng xã hội công bằng, bảo vệ tính mang tài sản của mọi CD. - PL đồi với hệ thống CT: + Đối với Đảng: là phương tiện thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. + Đối với nhà nước: là phương tiện tạo ra hiệu quả trong hoạt động của nhà nước. + PL là co sở pháp lý để các tổ chức hoạt động (MTTQ và các thành viên) - Pháp luật đối với đạo đức: Đạo đức là nếp sống không thành văn, PL XHCN đóng vai trò quan trọng cơ sở cho việc hình thành đạo đức XHCN. Các nguyên tắc căn bản của đạo đức mới thể chế hóa thành các quy phạm pháp luật, phap luật luôn luôn bảo vệ cái tốt cái đẹp (đối với tất cả các chế độ), đạo đức PL trong xã hội có sự đan xen nhau. - PL đối với tư tưởng: Trong điều kiện XHCN ở nước ta PL là phương tiện thể hiện thế giới quan khoa học theo chủ nghĩa Mác Lê Nin và tư tưởng HCM, các tư tưởng tiến bộ của loài người vì vậy PL có vai trò quan trọng trong việc củng cố và nâng cao nhận thức con người. Thể hiện nhân đạo ở chỗ: những người tù trở về được nhà nước cho vay vốn lam ăn; xây dựng nhà tình thương cho người nghèo… - PL là cơ sở để giữ vững an ninh chính trị và bảo đảm trật tự an toàn xã hội: là cơ sở để trừng trị tội phạm; giữ vũng ổn định trật tư xã hội; PL có vai trò giáo dục (mọi CBCC làm việc đều hướng về dân) - PL là phương tiện hội nhập môi trương quốc tế. - PL là phương tiện dể hoàn thiện bộ máy nhà nước. Tyy nhiên bên cạnh những những mặt tích cực PL còn thể hiện những nhược điểm cân được khắc phục một số lĩnh vực như: Hoạt động bộ máy còn chồng chéo, kém hiệu quả cần sớm hoàn thiện nhằm tăng cường quản lý nhà nước bằng PL một cách hoàn chỉnh hơn. Câu 4: Trình bày các loại văn bản QPPL và thẩm quyền ban hành các loại văn bản QPPL ở nước ta. Trả lời: Hiến pháp: là luật cơ bản của nhà nước quy định những vấn đề cơ bản của chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đối nội đối ngoại… Hiến pháp la nền tảng PL của nhà nước là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất. - Luật: là văn bản QPPL có hiệu lực sau hiến pháp do QH ban hành để thể chế hóa những nguyên tắc cơ bản và cụ thể hóa một số vấn đề trong HP. - Pháp lệnh: Văn ban do cơ quan thường vụ QH ban hành can cứ vào HP, Luật và Nghị quyết của QH; pháp lệnh co giá trị pháp lý sau Luật. - Lệnh của Chủ tịch nước: là văn bản dung để công bố HP, Luật, Pháp lệnh, thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của CTN. - Nghi quyết là văn bản ghi lại những kết luận của HN về chủ trương, ĐL, CS, KH, hoặc vấn đề biện pháp cụ thể đã được thảo luận và thong qua. Nghị định: Là văn bản chủ đạo quan trọng nhất của CP dùng để: quy định chi tiết Luật, pháp lệnh, NQ của QH và UBTVQH, lệnh, QUY ĐịNH của chủ tích nước. Quy định về các quyền hạn, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của cơ quan nhà nước TW và địa phương. - Quyết định: co 2 loại: QĐ quy phạm và QĐ cá biệt - Chỉ thị: là VB dung dể truyền đạt, hướng dẫn đôn đốc, kiểm tra cấp dưới thực hiện nghị quyết, quyết định của cấp trên, nó kg dề ra CS mới. * Thẩm quyền ban hành: - Quốc hội: ban hành Hiến pháp, pháp lệnh là văn bản cao nhất. - UBTVQH: Hiến pháp luật, pháp lệnh - Chủ tịch nước: Lệnh, QĐ, chỉ thị. - Chính phủ: Nghị quyết, Nghị định. - Thủ tướng CP: QĐ, Chỉ thị - Bộ, cơ quan ngang bộ: QĐ, CT, TT - Tòa án nhân dân tối cao, VKSNDTC: văn bản. - HĐND: Nghị quyềt - UBND: QĐ, Chỉ thị. Câu 5: So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa tội phạm và hành vi vi phạn pháp luật. Cho ví dụ. Trả lời: Giống: đều là hành vi xác định của con người, thể hiện bằng phương thức hành động hao85c không hành động. Là hành vi trái pháp luật, chúng đều là hành vi có tính chất lỗi. Khác: Tội phạm - Tính nguy hiểm xã hội cao hơn so với tất cả vi pham PL khác. 2 Tính nguy hiểm không đáng kể - Phạm vi khách thể xâm hại của hành vi hẹp. Vi phạm pháp luật - Khách thể vi phạm rộng hơn cả - Hậu quả do hành vi gây ra nghiêm trọng hơn. Chỉ vi phạm các quy định từng ngành luật tương ứng khác (phi hình sự) và người vi phạm bị đe dọa xử lý bằng những BP cưỡng chế của nhà nước ít nghiệm khắc. - Chủ thể là cá nhân Chủ thể có thể là cá nhân hay pháp nhân. Ví dụ: Một người phạm tội hiếp dâm TE VD: Vi phạm luật HNGĐ Câu 6: Hình thức của nhà nước qua 4 bản HP. Trả lời: Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước được cấu thành bởi 3 y/t đó là HT Chính thể, HT cấu trúc và chế độ CT. - HT chính thể: là HT tổ chức ra cơ quan tối cao của nhà nước và xác lập MQH của nó, mức độ tham gia của ND trong q/t thành lập cơ quan đó. Có 2 dạng đó là CT quân chủ và CT CH. - Chính thể quân chủ: là HT trong đó quyền lực tối cao của NN tập trung vào toàn bộ hoặc một phần vào người đứng đầu NN theo ngtac thế tập (cha truyền con nối), có 2 biến dạng la QC tuyệt đối và QC tương đối. QC tuyệt đối là toàn bộ quyền lực trong tay Vua; QC tương đối là quyền lực NN một phần trong tay Vua một phần trong tay cơ quan nhà nước khác. - Chính thể CH: là h/t trong đó quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về cơ quan nhà nước được bầu ra trong thời gian nhất định. Có 2 biến dạng là CHDC và CH quý tộc. CHDC là HT trong đó quyền bầu ra cơ quan tối cao NN được quy định cho toàn bộ ND. CH quý tộc được hiểu là HT trong đó bầu ra cơ quan NN cao nhất được dành cho tầng lớp quý tộc. - HT cấu trúc NN là sự cấu tạo NN thành các đơn vi HC lãnh thổ và sự xác lập mqh qua lại giữa cơ quan NN với cơ quan NN địa phương. Có 2 dang đó là: NN đơn nhất và liên bang. + NN đơn nhất có ĐĐ: . NN có lãnh thổ duy nhất và các đơn vị được phân về đơn vị HC như: Tỉnh, TP… . NN có quyền QG . NN có hệ thống cơ quan quyền lực, 1 hệ thống cơ quan quản lý, 1 hệ thống cơ quan tư pháp. NN có 1 hệ thống PL thống nhất với HP đó là 1 đạo luật cơ bản, đạo luật gốc. + NN liên bang là NN có nhiều nước hợp lại, co ĐĐ sau: . NN có nhiều nước (Hoa Kỳ) . NN có 2 hệ thống chính quyền, 1 hệ thống chung cho toàn bộ LB và một HT cho các nước thành viên. . NN có 2 hệ thống PL, 1 hệ thống chung cho LB và một HT cho các nước thành viên. - Chế độ chính trị: là pp, cách thức mà g/c thống trị để thực hiện quyền lực nhà nước. Có 2 pp đó là: pp dân chủ và phản chủ. + PP DC: nhân dân có quyền tham gia vào việc giải quyết CV của NN. Có 4 biểu hiện: . Khả năng người dân được sử dụng rộng rãi quyền tự do dân chủ . Sự tồn tại công khai của Đảng cầm quyền, đảng phái CT và các t/c XH khác. . Có sự tồn tại của cơ quan nhà nước cao I được bầu ra theo nhiệm kỳ. . Ghi nhận quyền bình đẳng CD trước PL. + PP phản dân chủ: thể hiện sự độc tài, cửa quyền của cá nhân, người đứng đầu NN trong việc giải quyết các CV của NN được thể hiện: . Các quyền tự do dân chủ của CD bị hạn chế . Cơ chế thực hiện DC bi lọai bỏ. . Các đảng phái và tổ chức XH tiến bộ bị loại ra khỏi sự đ chỉnh của PL. Qua 4 bản HP thì hthức NN CHXHCNVN được thực hiện thống nhất trong một h/t đó là HT chính thể; h/t cấu trúc NN và chế độ chính trị . - Hình thức chính thể: theo h/t CHDCND được biểu hiện: + cơ quan nhà nước cao nhất được toàn thể nhân dân bầu ra. + cơ quan nhà nước cao nhất thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực NN theo nhiệm kỳ. + Tổ chức và hoạt động của cơ quan quyền lực cao nhất theo ngtắc tập trung DC. - Hình thức cấu trúc NN đó là NN đơn nhất được biểu hiện: + NN tồn tại và ptr trên 1 lãnh thổ duy nhất là VN, lãnh thổ được phận chia thành các đơn vi HC trực thuộc. Nước chia thành Tỉnh, TP trực thuộc TW; tỉnh chia thành huyện, TP thuộc tỉnh và thị xã (TP trực thuộc TW chia thành quận, huyện và thị xã; huyện chia thành xã, thị trấn (TX chia thành phường và xã; quận chia thành phường. + NN có chủ quyền QG + NN có cơ quan quyền lực NN cao I đó là QH, một cơ quan HC cao I là CP, 1 toà án NDTC và VKSND. Có 1 hệ thống PL thống nhất, HP và đạo luật gốc, đạo luật cơ bản thực thi thống nhất trên phạm vi toàn quốc. - Chế độ chính trị: NN ta sử dụng 1 hệ thống và pp DC thực hiện rộng rãi được biểu hiện: + Hình thức DC đó là HT DC gián tiếp và DC trực tiếp. DC gián tiếp là ND thực hiện quyền lực nhà nước thông qua các cơ quan đại diện đó là QH và HĐND. DC trực tiếp được hiểu là ND trực tiếp tham gia vào việc thực hiện quyền lực NN như: quyền bầu cử, ứng cử theo quy định 3 của HP, quyền kiến nghị, thỏa thuận góp ý kiến về những vấn đề thuộc đường lối, CT của Đảng, CS PL của NN, CBCC NN + PP thực hiện quyền lực NN đó là giáo dục, động viên, lôi cuốn thuyết phục vá xử lý nghiệm những hành vi vi phạm PL. câu 1: anh (chị) hãy phân tích những điểm chung và khác biệt giữa quản lý nhà nước với các dạng quản lý xã hội khác để chứng tỏ “qlnn là một dạng quản lý xã hội đặc biệt”. quản lý là một hoạt động phức tạp và có nhiều chức năng. quản lý ở góc độ quản lý học là sự tác động có tổ chức có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm hướng hành vi của đối tượng đạt tới mục tiêu đã địnhtrước. quản lý bao gồm 3 dạng: -quản lý giới vô sinh -quản lý giới sinh vật -quản lý tổ chức con người (quản lý xã hội). quản lý xã hội bao gồm các thực thể có tổ chức, có lý trí kết thành hệ thụng chặt chẽ. đây là dạng quản lý phức tạp nhất nhưg cũng là hoàn thiện nhất vì đối tượng quản lý là con người có lý trí và mối quan hệ nảy sinh liên tục. xã hội càng phát triển thì mối quan hệ giữa họ càng phong phú, đa dạng, phức tạp cả bề rộng lẫn chiều sâu cả hữu hình lẫn vô hình. quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội. chính vì nó là dạng quản lý xã hội nên nó có đặc trưng của quản lý xã hội. quản lý nhà nước cũng như quản lý xã hội bao giờ cũng bao hàm chủ thể và đối tượng. chủ thể quản lý đều là các thực tể có tổ chức có lý trí và đối tượng quản lý là con người với đầy đủ bản chất xã hội của mình. quản lý nhà nước bao giờ cũng có quyền lực. quyền hành là đặc quyền của chủ thể do tổ chức trao cho là phương tiện để chủ thể quản lý nhà nước hay xã hội tác động lên đối tượng quản lý. quản lý nhà nước mang tính tổ chức giống như các hoạt động quản lý xã hội khác. tính tổ chức là nền tảng của hoạt động quản lý. quản lý xã hội quản lý nhà nước bao giờ cũng phải có thông tin. thông tin trong quá trình nhà nước nói riêng trong quản lý xã hội nói chung là cơ sở căn bản của quản lý các tác nghiệp quản lý. quản lý nhà nước phải có mục tiêu nhất định không nằm ngoài các yếu tố cấu thành quá trình quản lý xã hội. quản lý nhà nước mang những đặc điểm chung với của quản lý xã hội nhưng qlnn là một dạng quản lý xã hội đặc biệt. tính chất đặc biệt ấy thể hiện ở sự khác biệt giữa quản lý nhà nước với các hoạt động quản lý xã hội khác. #quản lý nhà nước, chủ thể quản lý là các cơ quan trong bộ máy nhà nước: lập pháp, hành pháp, tư pháp. còn quản lý xã hội chủ thể của nó là các thực thể có lý trí và có tổ chức đảng, đoàn thể, các tổ chức khác v.v. -đối tượng quản lý của quản lý nhà nước bao gồm toàn bộ mọi cá nhân sống và làm việc trên lãnh thổ quốc gia và phạm vi của nó là mang tính toàn diện trên mọi lĩnh vực. cùng đối tượng quản lý của quản lý xã hội nó bao gồm các cá nhân, các nhóm trong phạm vi một tổ chức. -quản lý nhà nước mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật làm cụng cụ chủ yếu để duy trì trật tự xã hội và thúc đẩy xã hội phát triển. quản ý xó hội mang tớnh quyền lực xó hội sử dụng cỏc quy phạm quy chế nội bộđểđiều chỉnh các quan hệ Câu 2: phân tích khái niệm hành chính công từ các góc độ tiếp cận cơ bản. hành chính công là một lĩnh vực phức tạp và đa dạng cho nên nó nhiều quan niệm khác nhau về hcc. ở mỗi góc độ tiếp cận hcc có một nội dung riêng. trên góc độ chính trị hcc được xem là những việc mà chính phủ làm, hcc vừa trực tiếp vừa gián tiếp hcc là thực hiện lợi ích công, hcc là một giai đạon của chu trình chính sách. ở đây hcc được nhìn nhận từ nhiều phương diện: đó là nội dung hoạt động, cách thức hoạt động, tổ chức hoạt động mục tiêu hoạt động, và vai trò thực tế của các hoạt động trong hcc. hcc theo quan điểm ở đây là toàn bộ những việc làm chính phủ thực hiện nghĩa là những gì mà cp đang thực hiện hàng ngày trên các lĩnh vực thể hiện bản chất hcc. nhưng những nộidụng công việc mà chính phủ thực hiện lại quá nhiều chính phủ không thể ôm đồm làm hết. cho nên có những việc cp trực tiếp làm có những công việc gián tiếp làm. từ thực tiễn có thể thấy điều này là phi lý nhất là trong thời đại ngày nay khi nhu cầu của xã hội ngày càng gia tăng. về cả số lượng và chất lượng cp không nên và không thể trực tiếp làm mọi việc. đó là căn nguyên cắt nghĩa hiện tượng phân quyền tải quyền trong thực tiễn hcc ngày nay. mặt khác, cp thực hiện nhiều loại công việc khác nhau trong đó không ít việc là phức tạp, có phạm vi ảnh hưởng lớn. mọi sự sai phạm có thể đưa đến các hậu quả về chính trị kinh tế xã hội nên hcc không thể do một cá nhân tiến hành mà phải do một tập thể đảm trách. đó là cơ sở để có nền hcc hoạt động bền vững là tiền đề để có quyết định đúng. hcc không có mục đích tự thân. hcc hoạt động trong ánh sáng rực rỡ của đời sống dân chúng. mọi quyết định của hcc chịu tác động của áp lực xã hội và hướng đến thoả mãn nhu cầu hợp pháp của công dân. nhưng việc đáp ứng nhu cầu của dân chúng không phải hcc có thể tuỳ tiện thực hiện tổ chức mà trên cơ sở chính sách chính trị. nói hcc là một giai đoạn của chu trình chính sách chính là nói đến tính lệ thuộc của hcc vào chính trị hoạch định ra. chính sách do chính trị hoạch định ra có đi vào cuộc sống hay không chính là phụ thuộc vào hiệu lực hiệu quả hoạt động của hcc. từ góc độ pháp lý mà tiếp cận , hcc được quan niệm là luật trong hành động, hcc là hoạt động tập quy; hcc là “sự ban ơn của vua” và hcc là “kẻ ăn trộm”. do đặc thù pháp lý, hcc đã được nhìn nhận ngay là nơi hiện thực hoá luật. hcc tổ chức quản lý đời sống trên cơ sở luật và để thực hiện luật. các mục tiêu chính sách quốc gia không có hoạt động của hcc không trở thành sản phẩm cụ thể trong đời sống xã hội. hcc đem đến sức sống cho chính sách pháp luật. tuy nhiên, để thực hiện vai trò chức năng của mình hcc không thể bị động chỉ giản đơn thực hiện các luật mà phải tiến hành các hoạt động lập quy ban hành các văn bản dưới luật. hoạt động lập quy vừa nhằm cụ thể hoá luật vừa có thể đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội khi chưa có luật điều chỉnh các vấn đề mới nảy sinh trong đời sống quản lý. một điều đặc biệt trong cách tiếp cận pháp lý về hcc là hcc có nghĩa tương đồng với sự ban ơn của vua và là kẻ ăn trộm. “sự ban ơn của vua” chính là muốn nói đến hcc không có mục đích tự thân chỉ nhằm phục vụ xã hội. sự ban ơn của vua có thể nhìn nhận trên cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực. ở khía cạnh tích cực đó là những phúc lợi công cộng mà hcc đưa lại cho người dân ở khía cạnh tiêu cực điều đó hàm ý thái độ ban ơn bố thí của hcc đối với dân chúng tính thiếu chuẩn mực trong hoạt động của hcc. hcc là “kẻ ăn trộm” cũng là cách nhìn về hoạt động hcc mang nhiều nghĩa tiêu cực. một nền hcc rất có thể đánh cắp cơ hội phát triển của cá nhân, giai cấp cộng đồng và cả quốc gia, đánh cắp quyền, lợi ích của công dân, sử dụng đóng góp của dân chúng không hợp pháp hợp lý không đáp ứng được mong đợi của dân chúng đối với hcc. 4 trên góc độ khoa học quản lý hành chính công là một chuyên ngành quản lý, hcc là chức năng hành pháp của chính phủ; hcc là quan liêu vừa là một khao học vừa là một nghệ thuật. với cách tiếp cận hcc là một chuyên ngành quản lý, người ta muốn khẳng định hcc có thể tổ chức hoạt động theo các nguyên tắc quản lý nói chung. những thành tựu khoa học quản lý có thể áp dụng cho mô hình hcc. đó cũng là lý do người ta muốn sử dụng thuận ngữ quản lý công thay cho hcc. khoa học quản lý cũng xem hcc là chức năng hành pháp của chính phủ như nhiều khoa học khác quan niệm hành pháp là một trong ba bộ phận cấu thành quyền lực nhà nước. chức năng hành pháp là chức năng tổ chức và quản đời sống xã hội trên cơ sở luật. đó chính là bản chất của hcc. khoa học quản lý còn cho rằng hcc là quan liêu. điều này có cơ sở thực tế qua nghiên cứu về thủ tục thực hiện quyền lực nhà nước được quy định nghiệm ngặt chặt chẽ và thái độ phục vụ của những người tham gia hcc. cũng như quản lý hcc vừa là khoa học vừa là nghệ thuật hcc có các nguyên tắc cơ sở khoa học để hoạt động. hcc cũng là nghệ thuật hoàn thành công việc hoàn thành mục tiêu. tính nghệ thuật của hcc tạo ra sự mềm dẻo linh hoạt của hcc trước sự biến động của đời sống, kinh tế xã hội. tính khoa học của hcc bảo đảm tính tổ chức chặt chẽ sự phối hợp và quy trách nhiệm. trên góc độ chuyên môn hcc có một nội hàm rất rộng hcc là một nghề, hcc là viết lách giấy tờ, hcc là hiện thực hoá các ý tưởng, hcc là một lĩnh vực học thuật và hcc là một chuyên nghiệp. hcc ở đây bao hàm nhiều ý nghĩa: công việc cụ thể, nghề nghiệp, chức năng, lĩnh vực khoa học. hcc là một nghề một chuyên nghiệp cho nên hcc có những tiêu chuẩn riêng đối với những ai tham gia vào hcc. hcc là viết lách, giấy tờ dừng lại ở cách tiếp cận bề ngoài các hoạt động của hccc . đi sâu vào bản chất hcc chính là nơi hiện thực hoá các ý tưởng đời sống xã hội. đặc biệt ở cách tiếp cận này, hcc được xem là một lĩnh vực học thuật hay nói cách khác hcc là một lĩnh vực khoa học-khoa học hcc mà người ta quan niệm là hành chính học. góc độc tiếp cận cuối cùng về hcc mà bài viết này muốn đề cập đến là góc độ quản lý nhà nước . trong qlnn, hcc là hoạt động trung tâm, phổ biến và chủ yếu nhất là hoạt động nhân danh quyền lực nhà nước. hcc mang tính quyền lực. quyền lực hcc bắt nguồn từ nhân dân phục vụ nhân dân. hcc là hoạt động thực thi quyền hành pháp của nhà nước do bộ máy hc nhà nước thực hiện. những hoạt động ấy nhằm mục tiêu cơ bản thực thi công vụ giải quyết quyền tự do, lợi ích hợp pháp của nhân dân. từ các góc độ tiếp cận đến đây chúng ta có thể quan niệm hcc là hoạt động thực thi quyền hành pháp của nhà nước, là hoạt động chấp hành và điều hành trong khuôn khổ pháp luật do bộ máy hcnn thực hiện để thực hiện chức năng nhiệm vụ nhà nước duy trì trật tự pháp luật và phát triển cao các mối quan hệ xã hội, nhằm xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng văn minh. câu 3: bằng các ví dụ cụ thể anh (chị ) hãy cho biết sự khác biệt giữa hcc và hc tư (hct). khái niệm hcc xuất hiện và được sử dụng rất phổ biến ở các nước có nenè kinh tế thị trường phát triển mạnh, nơi mà khu vực tư nhân đóng vai trò quan trọng. hcc là một khía niệm để phân biệt với “hành chính tư” sự khác nhau căn bản ở đây nằm ở hai khái niệm “công” và “tư”. nhưng điểm khác nhau căn bản giữa hcc và hct mang tính nguyên tắc . 1.mục tiêu hoạt động. hcc phục vụ lợi ích công cộng với tư cách chủ thể của hct phục vụ lợi ích cá nhân, một nhóm người the đuổi lợi nhuận. ví dụ: quyết định nâng lượng có tác động đối với một số đông người làm công ăn lương trong các cơ quan nhà nước. quyết định tăng lương của một doanh nghiệp chỉ có tác động đến một số nhỏ những người trong doanh nghiệp. hoặc các cơ quan hcnn cung cấp các dịch vụ hcc khác biệt căn bản đối với các sản phẩm dịch vụ mà một doanh nghiệp cung cấp cho thị trường . 2.tính chính trị hcc mang nặng tính chính trị: hct mang tính chính trị ở mức độ thấp. ví dụ: ở tiến trình thành lập một cơ quan hc và hình thành một doanh nghiệp (trong hoạt động cp thực hiện các văn bản luật của cơ quan lập pháp lệ thuộc vào chính phủ. các doanh nghiệp thực hiện hoạt động quản lý theo điều lệ). 3.tính quyền lực: hcc mang tính quyền lực nhà nước, tính mệnh lệnh cưỡng chế rất cao . hct không mang tính quyền lực nhà nước tính cưỡng chế không cao . ví dụ: quyết định của bộ trưởng và gd của người đứng đầu một doanh nghiệp. một được đảm bảo bằng quyền lực nhà nước, một đảm bảo bằng điều lệ doanh nghiệp. 4.cơ sở pháp lý hcc chi phố bởi luật công chặt chữ thiếu độ co giãn hct chi phối bởi luật tư . ví dụ: ở việt nam các cơ quan hcnn hoạt động theo quy định của luật hc, các doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp . 5.quy mô tổ chức hoạt động. bộ máy hcnn rất phức tạp về phạm vi nội dung hoạt động với đông đảo đội ngũ cán bộ, công chức tham gia. hct nhỏ về quy mô và số lượng nhân công ít hơn kể cả các tập đoàn xuyên quốc gia phạm vi hẹp. ví dụ: tập đoàn boeing là tập đoàn xuyên quốc gia tuy nhiên tính toàn bộ các cán bộ quản lý chỉ bằng 1/13 bộ công chức hc của hoa kỳ. 6.tính chất cơ bản trong hoạt động. hcc mang tính quan liêu chậm chạp hiệu quả hoạt động thấp . hct năng động linh hoạt thích ứng với sự thay đổi . ví dụ: thủ tục giải quyết mọi công việc của cơ quan hcnn và các công đoạn trong công việc giao dịch với doanh nghiệp. 7.tài chính hoạt động: hcc sử dụng mặt khối lượng lớn về vật chất và tài chính hoạt động nên sai sót củ nó ảnh hưởng lớn đến kinh tế-xã hội. tài chính hoạt động từ ngân sách nhà nước . hct sử dụng khối lượng nhỏ tài chính vật chất sai sót ảnh hưởng ở phạm vi nhỏ. tài chính hoạt động tự có . ví dụ: trong tác phẩm reinventing government (sáng tạo lại cp) david osborna và tea goeller đã đưa ra số liệu chi phối tài chính của hệ thống hành pháp hoa kỳ gấp 10 lần chi phí tài chính của 5 tập đoàn lớn nhất ở hoa kỳ. 8.yêu cầu đối với đội ngũ những người tham gia hoạt động kỹ năng cần có đối với nhà hành chính lớn hơn rất nhiều so với nhà điều hành doanh nghiệp . ví dụ: trong nền hcc kỹ năng lãnh đạo coi là kỹ năng cốt yếu trong điều hành doanh nghiệp lại là kỹ năng quản lý. 5 Câu 4: anh (chị) hãy phân tích những đặc trưng cơ bản của hcc. liên hệ thực hiện hoạt động hcc của việt nam để làm rõ những đặc trưng trên . 1.hcc mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức cao và tính mệnh lênh đơn phương. hcc thực thi quyền hành pháp của nhà nước phân danh nhà nước thực thi quyền lực đối vứi xã hội . do vậy, hcc mang tính quyền lực nhà nước. tính quyền lực của hcc được quy định trong hiếp pháp, các văn bản dưới luật và đảm bảo bằng hệ thống các công cụ cưỡng chế của nhà nước . với việt nam hcc là một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị, là yếu tố gắn liền và phạm trù cơ bản quyết định với hiệu lực, hiệu quả thực thi quyền lực nhà nước. các cơ quan hcnn thực thi quyền hành pháp tổ chức quản lý xã hội trên cơ sở luật và để thực hiện luật, tạo ra các sản phẩm cụ thể cho xã hội . quyền lực hc được thực hiện bởi hệ thống hcc . hệ thống hcc là hệ thống thứ bậc chặt chẽ thông suốt từ trung ương đến cơ sở. tính tổ chức cao bảo đảm tính kỷ luật cũng như tính mệnh lệnh trong nền hcc. trong quá trình hoạt động, các chủ thể hcc ban hành ra các quyết định hành chính trong đó có quyết định hành chính cá biệt có tính đơn phương và bắt buộc thi hành ngay. 2.hcc có mục tiêu chiến lược có chương trình kế hoạch để thực hiện mục tiêu. hcc có vai trò quyết định hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế xã hội thoả mãn các nhu cầu của quần chúng nhân dân. vì vậy hcc hoạt động phải có mục đích, có chiến lược. đó là cơ sở để hcc hoàn thành được chức năng nhiệm vụ của mình đáp ứng mong đợi của cộng đồng xã hội. để thực hiện các mục tiêu, các cơ quan hc ở các ngành các cấp xây dựng các chương trình kế hoạch hoạt động cho ngành mình, cập mình. từ đó hình thành một hệ thống các chương trình, kế hoạch. mục tiêu của hcc việt nam là “quản lý có hiệu lực và hiệu quả công việc nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh, đúng hướng , phục vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây dựng nếp sống và làmviệc theo pháp luật trong xã hội. mục tiêu chung ấy được đảm bảo bằng các chương trình, kế hoạch của hệ thống các cơ quan hcnn. 3.hcc có tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong việc huy động các nguồn lực để phát triển sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn theo sự phân công, phâncấp đúng thẩm quyền. hành chính công chủ động, linh hoạt bảo đảm đáp ứng những biến động, nhiệm vụ kinh tế, chính trị xã hội đặt ra trong từng thời kỳ . nhà nước là một sản phẩm của xã hội. đời sống kinh tế luôn biến chuyển không ngừng, do đó hoạt động của hành chính nhà nước luôn phải thích ứng với hoàn cảnh thực tế xã hội. sự thích ứng ấy bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hcc . 4.hcc có tính liên tục, ổn định trong tổ chức và hoạt động. nhiệm vụ của hcc là phục vụ nhân dân dưới hình thức công cụ đối với công dân. đây là công việc hàng ngày thường xuyên và liên tục vì các mỗi quan hệ xã hội và hành vi của công dân được pháp luật hành chính diễn ra thường xuyên liên tục. chính vì vậy nền hcnn phải bảo đảm tính liên tục, ổn định để đảm bảo hoạt động không bị gián đoạn trong bấy kỳ tình huống nào. tính ổn định của hcc thể hiện ở 3 phương diện -ổn định trong bấy kỳ tình huống chính trị -“tân quan tâm chính sách” -ổn định về mặt tổchức . 5.hệ thống hcnn là một hệ thống thứ bậc chặt chẽ thống nhất từ trên xuống dưới, cấp dưới nhận chỉ thị và chịu sự kiểm tra của cấp trên. nền hcnn bao gồm hệ thống thứ bậc chặt chẽ và thông suốt từ trung ương tới các địa phương, trong đó, cấp dưới phục tùng cấp trên chịu sự kiểm tra của cấp trên về tổ chức hoạt động. tuy nhiên tính thứ bậc cấy cần có tính linh hoạt cần thiết không biến thành một hệ thống xơ cứng quan liêu . 6.tính không cụ thể: hcnn có nhiệm vụ phục vụ lợi ích công và lợi ích của các công dân. mọi hoạt động trong hệ thống hcnn đều mang tính phục vụ chứ không theo đuổi động cơ lợi nhuận. hcc việt nam mang bản chất của nhà nước “của dân do dân và vì dân” lấy mục đích vì con người để hoạt động . các công chức hcnn được giáo dục phải cần kiệm liên chính chí công vô tư, là công bậc của dân phục dân vô tư công tâm không đòi trả thủ lao phục vụ. 7.tính nhân đạo với bản chất nhà nước dân chủ xhcn tất cả các hoạt động của nền hc đều có mục tiêu phục vụ con người . tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của công dân là xuất phát triển điểm của hệ thống luật, thể chế, quy tắc và thủ tục hc không được độc đoán, gây phiền hà và ức hiếp dân . câu 5: nguyên tắc hoạt động của hcc được thể hiện trong điều kiện cụ thể của việt nam như thế nào? xuất phát từ thực tiễn việt nam, trên cơ sở nghiên cứu, áp dụng nhữngthành tựu của hành chính học và kinh nghiệm hoạt động của nhiều nền hành chính trên thế giới có thể đúc kết được các nguyên tắc chủ yếu của nền hc nhà nước chxhcn việt nam. các nguyên tắc này là những quy tắc, tư tưởng chỉ đạo, những tiêu chuẩn hành vi đòi hỏi các cơ quan tổ chức hc phải tuân thủ trong quá trình tổ chức và hoạt động của hcc. 1.nguyên tắc đảng lãnh đạo nhân dân tham gia giám sát hcc. hệ thống chính trị của việt nam là hệ thống nhất nguyên có duy nhất một đảng lãnh đạo. đảng cs việt nam là đảng cần quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội lãnh đạo toàn dân toàn diện. sự lãnh đạo của đảng cộng sản việt nam là nhân tố quyết định sự tồn tại của chế độ nhà nước ta. nguyên tắc ra đường lối, chủ trương, chính sách định hướng cho quá trình tổ chức và hoạt động của nhà nước và của hcc. đảng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng những người có năng lực phẩm chất, giới thiệu vào cơ quan nhà nước thông qua bầu cử. đảng thực hiện kiểm tra đối với tổ chức và hoạt động của dmhcnn thông qua các đảng viên, các tổ chức đảng. các đảng viên là những người gương mẫu để cho xã hội noi theo trong việc thực hiện chủ trương đường loói pháp luật của nhà nước, kỷ luật của tổ chức. 6 hcnn ta mang bản chất nhà nước của dân do dân và vì dân, nhân dân có quyền tham gia quản lý nhà nước. chính vì vậy trong tổ chức và hoạt động của hcc phải bảo đảm nguyên tắc nhân dân tham gia, giám sát hcc. biểu hiện cụ thể . tăng cường và mở rộng sự tham gia trực tiếp của nhân dân vào công việc của nhà nước và của hcc với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. thông qua các tổ chức xã hội để phát huy tính tích cực về chính trị xã hội của nhân dân đảm bảo sự đặc thù về lợi ích và gắn với lợi ích chung của xã hội. nguyên tắc xây dựng đòi hỏi trong quá trình tổ chức và hoạt động của hcc phải thừa nhận và chịu sự lãnh đạo của đảng. hcc có nhiệm vụ thể chế hoá chủ trương chính xách xã hội và đưa vào thực tiễn xã hội. đồng thưòi chịu sự kiểm tra của đảng trong tổ chức và hoạt động . hcc phải đảm bảo sự tham gia giám sát của công dân phải tạo điều kiện vật chất tài chính, cơ chế hoạt động cho các tổ chức chính trị hoạt động có hiệu quả. 2.tập trung dân chủ. xuất phát từ bản chất của một nhà nước dân chủ xhcn, đặc điểm của một nhà nước đơn nhất và để phù hợp với những nhiệm vụ chính trị của thời đại, nền hcnn ta phải phù hợp với những nhiệm vụ chính trị của thời đại, nền hành chính nhà nước ta phải đảm bảo tăng cường tính thống nhất, tập trung cao, có quyền lực chính trị cũng như quyền lực kinh tế tập trung vững chức vào nhà nước (trung ương) song song với việc mở rộng tính dân chủ mạnh mẽ cho chính quyền địa phương theo tinh thần vận dụng hợp lý các phương thức tập quyền, phân quyền, tản quyền, uỷ quyền, đồng quản lý… trên cơ sở nguyên tắc cơ bản là tập trung dân chủ . mọi biểu hiện của tư tưởng phân tán, vô chính phủ, có màu sắc “cát cứ địa phương” hay “phép vua thua lệ làng” hoặc mọi biểu hiện của lệnh tập trung quan liêu đều không được chấp nhận và phải được chấp nhận và phải được ngăn chặn kịp thời. b.kết hợp quản lý theo ngành và lĩnh vực với quản lý theo lãnh thổ. yêu cầu quản lý thống nhất theo ngành và lĩnh vực nhằm vào yêu cầu phát triển thống nhất về các mặt chiến lược quy hoạch và phân bố đầu tư tạo ngành, chính sách về tiến bộ khoa học-công nghệ, thể chế hoá các chính sách thành pháp luật, đào tạo và quản lý đội ngũ cán bộ công chức khoa học, kỹ thuật và quản lý đào tạo công nhân lành nghề, không phân biệt thành phần kinh tế xã hội, lãnh thổ và cấp quản lý. yêu cầu quản lý thống nhất theo lãnh thổ và bảo đảm sự phát triển tổng thể các ngành, các lĩnh vực, các mặt hoạt động chính trị, khoa học-văn hoá-xã hội trên một đơn vị hành chínhlãnh thổ nhằm thực hiện sự quản lý toàn diện của nhà nước và khai thác có hiệu quả tối đa mọi tiềm năng trên lãnh thổ, không phân biệt ngành thành phần kinh tế-xã hội và cấp quản lý. quản lý theo ngành hay theo lĩnh vực và quản lý theo lnh thổ phải được kết hợp thống nhất theo luật pháp và dưới sự điều hành thống nhất của một hệ thống hcnn thông suốt từ trung ương tới địa phương và cơ sở. 4.phân biệt và kết hợp sự quản lý nhà nước với quản lý kinh doanh. nhà nước nói chung và bộ máy hcnn nói riêng không thực hiện chức năng kinh doanh và không can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh đối với vấn đề thuộc quyền tự quản của các đơn vị sản xuất kinh doanh theo luật định. do trình độ phát triển kinh tế xã hội ngày càng cao, trình độ dân chí ngày càng được mở rộng do xu hướng quốc tế hoá của nenè kinh tế và do chính sách mở cửa của nhà nước ta, các mối quan hệ trong xã hội ngày càng trở nên càng phong phú và phức tạp hơn. sự tham gia của dân vào những công việc mà trước kia là độc quyền của nhà nước ngày càng nhiều thông qua các tổ chức xã hội của quần chúng hết sức đa dạng và phong phú. sự đan xen ngày càng nhiều và phức tạp giữa khu vực công và tư ngày càng tác động tới phương thức điều hành và quản lý của bộ máy hcnn. đó alf quá trình tất yếu của xã hội hoá. mặt khác, tuy bộ máy hcnn không phải là tổ chức kinh doanh song để tăng cường hiệu quả và hiệu năng của bộ máy, việc vận dụng sáng tạo và kết hợp đúng mức những nguyên tắc quản lý doanh nghiệp vào các hoạt động hcnn về dịch vụ công cộng ngày càng đòi hỏi bức xúc. để nâng cáo tính tự quản khuyến khích các đơn vị kinh doanh hoạt động có hiệu quả trong cơ chế thị trường và phát huy sáng tạo của công dân, cộng thêm những đặc thù nhất định của sản xuất kinh doanh việc tách các đơn vị này ra khỏi bộ máy hcnn là hợp lý và cần thiết. 5.nguyên tắc pháp chế xhcn. hoạt động hcnn phải tuân thủ pháp luật nhà nước đã quy định. bản chất của vấn đề này thể hiện hoạt động hcnn là hoạt động thực thi quyền hành pháp. mọi tổ chức, cá nhân trong khuôn khổ các cơ quan hcnn chỉ được phép hoạt động trong khuôn khổ thẩm quyền được trao không vi quyền, không lạm quyền. 6.nguyên tắc công khai. nguyên tắc này là một trong những nguyên tắc được nhiều nước vận dụng. bản chất hoạt động hcnn là đưa pháp luật vào đời sống và phục vụ nhân dân. công khai trong hoạt động hcnn không chỉ là cách thức để mở rộng sự giám sát, tham gia của nhân dân mà còn là cách thức để hcnn hoàn thiện mình. chương ii câu 6: tại sao khoa học hcc là một lĩnh vực khoa học liên ngành có liên hệ chặt chẽ và dựa trên thành tựu của ngành khoa học khác. hành chính học là khoa học lấy quản lý hành chính làm đối tượng nghiên cứu chính. có thể định nghĩa hành chính học là khoa học nghiên cứu các quy luật quản lý có hiệu quả những công việc xã hội của các tổ chức hành chính nhà nước . hành chính học là một khoa học ra đời muộn hơn nhiều ngành khoa học khác và do tính chất đặc biệt của đối tượng nghiên cứu – hoạt động qlhcnn nên hch có sự liên kết chặt chẽ với các ngành khoa học. hành chính học là một khoa học liên ngành và mang tính ứng dụng cao. 1.hành chính học và chính trị học. chính trị học là khoa học nghiên cứu về tổ chức và đời sống chính trị của xã hội, về những đường lối, chính sách đối nội,quan hệ đối ngoại. chính trị học là khoa học nghiên cứu về đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa các tầng lớp xã hội có những quyền lợi khác nhau, là khoa học nghiên cứ về quyền lực chính trị trong xã hội có giai cấp hành chính học là khoa học về những quy luật tổ chức và vận hành bộ máy nhà nước, về hoạt động quản lý của bmnn. hành chính học vận dụng những lý luận cơ bản của chính trị học trong những nghiên cứu về tổ chức hành chính và quản lý hành chính . nếu chính trị học là khoa học mang nặng đặc điểm lý luận thì hành chính học là một khoa học liên ngành mang nặng đặc điểm ứng dụng. 2.hành chính học với luật học. 7 luật học là một môn khoa học xã hội lấy quy tắc pháp lý trong các hiện tượng xã hội làm chất lượng nghiên cứu. quy luật quan trọng của hch là hành chínhdựa vào luật pháp. quản lý hành chính vừa phải chịu sự chỉ đạo và chế ước của luật pháp, vừa vận dụng luật pháp để định ra những pháp quy của nenè hành chính trong việc quản lý nhà nước đối với toàn bộ xã hội. mặt khác hch lại làm sinh động và phong phú thêm những nội dung của luậthọc . vì vậy, giữa luật học và hch tồn tại một mối quan hệ thẩm thấu lẫn nhau và giao thoa với nhau. 3.hành chính học với kinh tế học hành chính học nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến việc quản lý mọi mặt trong xã hội của nhà nước trong đó có kinh tế . kinh tế học là một khoa học nghiên cứu cách thức của con người trong việc sử dụng các nhân tố sản xuất có hiệu qủa để thoả mãn tối đa nhu cầu vô hạn của con người. hch và kinh tế học có mối quan tâm chung về các vấn đề; tài chính công, thuế khoá. hiện nay các nước phát triển kinh tế hỗn hợp với sự điều tiết của nhà nước và bản thân cơ chế thị trường thì kinh tế ngày càng được áp dụng rộng rãi và đóng góp quan trọng vào sự phát triển của hch. 4.hành chính học và xã hội học xã hội học là một môn khoa học nghiên cứu xã hội như một hệ thống toàn vẹ, về những thể chế xã hội khác nhau, về các tiến trình và các nhóm xã hội với các mối quan hệ phức tạp của chung với mục đích tìm ra quy luật vận hành một xã hội tốt đẹp. hch vận dụng những lý luận, phương pháp và nguyên tắc trong xã hội học vào quản lý hành chính, bổ sung thêm vào nội dung của hch . những lý luận, nguyên tắc của hch cũng phải nhờ vào thực tiễn thực thi và nghiệm chứng trong hành chính . 5.hành chính học với tâm lý học. tâm lý học là khoa học về thế giới nội tâm củ con người và động cơ dẫn đến các hành vi của họ. hch trong khi nghiên cứu để tìm ra những quy luật quản lý hcnn có hiệu quả cần dựa vào lý luận và phương pháp của tâm lý học, vì con người với những đặc điểm hành vi của họ cũng là một trong những vấn đề trọng tâm của những nghiên cứu trong hch. 6.hành chính học với quản lý học hch là khoa học nghiên cứu những quy luật quản lý của nền hc . khoa học quản lý nghiên cứu những quy luật quản lý nói chung. quản lý học lấy mọi loại quản lý làm đối tượng nghiên cứu phạm vi của nó rộng còn hch lấy quản lý trong nền hc làm đối tượng nghiên cứu do đó phạm vi của nó hẹp hơn. những nguyên lý nguyên tắc trong khoa học quản lý mang tính chất chủ đạo trong nghiên cứu của hch, ngược lại những nguyên lý của hch thuộc phạm trù của khoa học quản lý, song cụ thể hơn, và chuyên sâu hơn. câu 7: anh ( chị) hãy so sánh mô hình hcc truyền thống với mô hình mới của quản lý công (qlc). một trong những đặc trưng của hch là tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt, thích ứng với các xu hướng của thời đại. vì vậy khi nghiên cứu chức năng hc cũng cần tiếp cận đến sự chuyển đổi của nền hch . một trong những học giả tiêu biểu đã tập hợp và hệ thống hoá hoạt động của tổ chức hc dưới dạng bộ máy thư lại là học thuyết của nhà xã hội học đức marc weben (1864 – 1920). mô hình này được gọi là mô hình hch truyền thống. mô hình hcc truyền thống được tổ chức trên các nguyên tắc. -hợp pháp hoá các lĩnh vực hoạt động thành các nhiệm vụ chính thức. -sắp xếp bộ máy hc theo hệ thống thứ bậc hình tháp cấp dưới phục tùng cấp trên và chịu sự kiểm soát của cấp trên. -tính khách quan: các viên chức nhà nước hành động theo một trận tự khách quan trong mối liên hệ với cá nhân bên trong và các cá nhân bên ngoài. -xây dựng các quy chế văn bản và áp dụng theo thể thức nhất định dựa trên cơ sở pháp luật, phùhợp với pháp luật bảo vệ pháp luật. -tính trung lập: các viên chức được lựa chọn trên cơ sở năng lực chuyên môn không phụ thuộc vào địa vị xã hội sự trung thành hay sự ủng hộ. từ thập kỷ 80 của thế kỷ xx mô hình hcc truyền thống ngày càng bộc lộ những nhược điểm hẫng hụt đối với những nước công nghiệp phát triển, nhất là khi có sự biến đổi lớn lao về tầm nhìn xây dựng lại cơ cấu xã hội, tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghiệp. nói cách khác là thực tiễn đời sống xã hội, bối cảnh bên trong và bên ngoài đòi hỏi có một mô hình hch mới hiện đại xuất hiện. người ta đã nghiên cứu tìm nhiều cách thức khác nhau để tâm cho hcc thích ứng với tình hình mới, đòi hỏi mới. từ đó tư tưởng quản lý công ra đời thay thế cho tư tưởng hcc. #đặc trưng hcc truyền thống -mục tiêu bảo đảm đúng chu trình đúng quy tắc, thủ tục hành chính-coi trọng yếu tố đầu vào đánh giá việc quản lý hc qua việc xem xét mức độ thực thi các quy tác thủ tục hc . -đối với công chức các nhà hc chủ yếu là làm nhiệm vụ thi hành mệnh lệnh và làm theo các quy tác có sẵn. những quy định điều kiện để công chức thực hiện khi công vụ theo một hệ thống thứ bậc rất chặt chẽ, cứng nhắc theo quy định. các nhà hc chủ yếu là làm nhiệm vụ thi hành mệnh lệnh và làm theo các quy tác có sẵn. những quy định điều kiện để công chức thực hiện khi công vụ theo một hệ thống thứ bậc rất chặtchẽ, cứng nhắc theo quy định. chế độ công vụ suốt đời: thời gian làm việc của công chức theo quy định chặt chẽ, có thời gian công (thời gian làm việc ở cơ quan và thời gian tư (thời gian không làm việc ở cơ quan). công chức mang tính trung lập, không tham gia chính trị thực hiện một cách trung lập các chính sách do nhà chính trị đề ra -chính phủ tất thảy các công vụ được cp thực thi giải quyết theo pháp luật quy định. chức năng của hc thuần tuý mang tính hc không trực tiếp liên hệ đến thị trường -tính xã hội vấn đề xã hội hoá hầu như không được đặt ra trong nền hành chính công truyền thống -tính chất cơ bản mang nặng tính chất cai trị, người dân thụ động cầu xin dịch vụ của nhà nước. #đặc trưng mô hình của qlc -mục tiêu bảo đảm kết quả tốt nhất, hiệu quả nhất-coi trọng yếu tố đầu ra không quan tâm nhiều đến chu trình. đúng các tiêu chí cụ thể để đánh giá kết quả quản lý hc . -đối với công chức các hc với tư cách là nhà quản lý họ phải tính toán, dự đoán, sáng tạo, để đạt được mục tiêu . những quy định điều kiện để công chức thực thi nhiệm vụ có hình thức linh hoạt mềm dẻo dễ thích nghi với tình hình kinh tế chính trị, xã hội mới. 8 thời gian làm việc linh hoạt hơn . người công chức không nhất thiết phải làm công ăn lương suốt đời, mà họ có thể làm hợp đồng toàn phần hoặc một phần thời gian . công chức cam kết về mặt chính trị cao hơn trong các hoạt động của mình; các hoạt động hc mang tính chính trị nhiều hơn . -chính phủ đẩy mạnh sự hân quyền chính phủ củng cố vai trò trung tâm trong việc tạo ra những chính sách và phương pháp quản lý năng động thích ứng với môi trường biến động . chức năng của cp đối mặt với những thách thức của thị trường . -tính xã hội đẩy mạnh quá trình tự nhân háo, xã hội hoá mở rộng sự tham gia của công chúng vào quản lý hcnn. -tính chất cơ bản mang tính phục vụ người dân trở thành khách hàng sử dụng dịch vụ có quyền đòi hỏi phục vụ . chương iii câu 8: phân biệt thể chế nhà nước, thể chế tư và thể chế hc. thể chế nhà nước là toàn bộ các văn kiện pháp luật, hiến pháp, luật, bọ luật, văn bản dưới luật để tạo thành khuôn khổ pháp luật để bộ máy nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với toàn xã hội để cá nhân tổ chức sống và làm việc theo pháp luật. thể chế tư là toàn bộ các quy định mang tính quy phạm của các thực thể ngoài nhà nước để thực hiện chức năng quản lý trong phạm vi các thực thể được duy trì tính kỷ luật trong tổ chức và hoạt động. thể chế hcnn là toàn bộ các văn kiện pháp luật bao gồm hiến pháp, luật bộ luật và các văn bản dưới luật tạo khuôn khổ pháp lý để bộ máy hcnn thực hiện chức năng hành pháp đối với xã hội để cá nhân tổ chức sống và làm việc theo pháp luật. #thể chế nhà nước -chủ thể ban hành: do nhà nước ban hành (cơ quan nhà nước có thẩm quyền) . mang tính pháp lý , mức độ cưỡng chế cao được đảm bảo bằng hệ thống cưỡng chế đặc biệt. khuôn khổ quản lý xã hội . nói chung là phức tạp và đa dạng #thể chế tư : -chủ thể ban hành: không phải do nhà nước ban hành. mang tính quy phạm. tính cưỡng chế thấp chủ yếu, bằng kỷ luật của tổ chức. khuôn khổ quản lý một tổ chức. số lượng và đơn giản hơn. #thể chế hcnn và thể chế nhà nước có mối liên hệ chặt chẽ với nhau . thể chế hcnn là một bộ phận của thể chế nhà nước. thể chế nhà nước bao trùm toàn bộ các loại thể chế hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước. chính vì vậy thể chế hcnn phải mang cái đặc trưng cơ bản của thể chế nhà nước được xây dựng dựa trên các nguyên tắc cơ bản của thể chế nhà nước . tuy có mối liên hệ mật thiết nhưng thể chế hcnn có những điểm khác biệt với thể chế nhà nước: #thể chế nhà nước: giới hạn trong hoạt động chấp hành và điều hành liên quan đến các cơ quan thực thi quyền hành pháp. số lượng ít hơn nội dung, kém phức tạp hơn. #thể chế nhà nước: bao trùm hoạt động quản lý nhà nước liên quan đến tất cả các cơ quan trong bmnn. số lượng lớn nội dung phức tạp. câu 9: thể chế hcnn có vai trò như thế nào trong hoạt động qlnn? để thực hiện đúng vai trò đó có vấn đề chính gì cần quan tâm hoàn thiện đối với thể chế hcnn ở nước ta hiện nay. vai trò của thể chế hcnn. 1.cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý của nền hcnn. hcnn có một đặc trưng cơ bản là tính công quyền. tính công quyền của hcnn đòi hỏi các cơ quan hcnn trong quá trình thực thi công vụ phải tuân theo pháp luật. mặt khác các cơ quan hcnn, các cá nhân có thẩm quyền phải nắm vững và sử dụng đúng quyền lực, chức năng nhiệm vụ được trao. các vấn đề này được qui định trong thể chế hcnn . do vậy thể chế hcnn là cơ sở pháp lý cho hoạt động qlnn. 2.thể chế hcnn là cơ sở cho việc xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước. các cơ quan hcnn được thành lập theo hiến pháp, luật, các văn bản dưới luật. hiến pháp, luật các văn bản dưới luật cũng qui định chức năng, nhiệm vụ cho mỗi loại cơ quan, các cơ quan hcnn cần có ở tw và địa phương mỗi loại quan hệ công tác giữa các cơ quan hcnn . từ đó có thể thấy rằng thể chế hcnn là cơ sở cho việc xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy qlnn. 3.thể chế hcnn là cơ sở để quản lý nguồn nhân lực. trong các yếu tố cấu thành thể chế hcnn thể chế có một yếu tố quan trọng là hệ thống văn bản qui định về chế độ công vụ và quy chế công chức. hệ thống văn bản này quy định việc quản lý các cán bộ công chức trong hệ thống hcnn trên các nội dung tuyển dụng sử dụng, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo bồi dưỡng cbcc… 4.thể chế hcnn là cơ sở để các chủ thể hcnn huy động, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của xã hội. để thực hiện chức quản lý hcnn trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội các cơ quan hcnn phải có nguồn lực cần thiết. việc xây dựng các nguồn lực xã hội như thế nào? phân bố sử dụng ra sao các mục đích gì. tất cả được qui định t rong hệ thống thể chế hcnn . 5.thể chế hcnn là cơ sở để các chủ thể hcnn giải quyết mối quan hệ với dân. thể chế hcnn có hệ thống các quy định về quyền nghĩa vụ của cá nhân công dân các tổ chức xã hội, về quyền nghĩa vụ này là cơ sở giải quyết mối quan hệ giữa cơ quan hcnn với công dân, tổ chức xã hội. để thể chế hcnn, phát huy được vai trò của mình trong hoạt động qlnn thì việc cải cách thể chế hcnn là việc làm hết sức cần thiết. vấn đề đặt ra là cải cách thể chế hcnn thì cải cách trên các phương tiện nào, tập trung vào mặt nào, hội nghị lần thứ tám (khoá vii) bch trungương đảng đã khẳng định cải cách thể chế hcnn ở nước ta tập trung vào 5 vấn đề cơ bản. -cải cách một bước cơ bản hệ thống thủ tục hc nhằm góp phần giải quyết tốt mối quan hệ giữa công dân, các tổ chức xã hội đối với nhà nước. -cải cách việc giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân với cán bộ, công chức trong bộ máy hcnn và các tổ chức của bộ máy hcnn. -tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế mới đặc biệt là các thể chế về tài chính. -đối mưói quy trình lập pháp lập quy ban hành các văn bản pháp luật nhà nước. -nâng cao kỷ luật và hiệu lực thi hành pháp luật 9 cải cách hệ thống thể chế của nền hành chính là một công việc khó khăn, phức tạp vì nó động chạm đến hệ thống thể chế hc cũ, tức là động chạmd dến lợi ích cục bộ, bản vị của cá nhân, của cơ quan qlhcnn vốn quan với cung cách quản lý điều hành của cơ chế bao cấp, thiếu kỷ luật, kỷ cương. nhưng công cuộc đổi mới của đất nước ta đang đặt ra những đòi hỏi phải cải cách hệ thống hcnn trong đó cải cách thể chế là một bộ phận cơ bản nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội của sự phát triển nền kinh tế thị trường, của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, của sự hoàn thiện nền dân chủ xhcn, của đòi hỏi về sự hội nhập khu vực và quốc tế. câu 10: khi xây dựng thể chế hcnn cần phải tính đến các yếu tố cơ bản nào? cho các ví dụ minh hoạ thể chế hcnn có tính bao quát các mặt chính trị kinh tế, xã hội…. bản thân hệ thống hcnn là một bộ phận của thể chế nhà nước. xét trên quan điểm triết học thể chế hcnn là một bộ thành tố của kiến thức thượng tầng. và như vậy, thể chế hcnn tất yếu chịu sự chi phối, quyết định của thể chế cơ sở hạ tầng và có mối liên hệ tác động qua lại đối với các thành tố khác của kiến trúc thượng tầng. trong điều kiện việt nam xây dựng thể chế hcnn cần quan tâm đến các yếu tố cơ bản . 1.chế độ chính trị trong xã hội hiện đại không một nhà nước nào không dưới sự lãnh đạo của một đảng chính trị. quan điểm các quyết sách của đảng cầm quyền có ý nghĩa quyết định trong tổ chức bộ máy nhà nước và bản chất của hệ thống pháp luật. chế độ chính trị được thể hiện trong hệ thống chính trị xhcn . do đó việc xây dựng thể chế hcnn phải thể hiện đầy đủ vai trò của các yếu tố cấu thành hệ thống chính trị . 2.trình độ phát triển của xã hội thể chế hcnn là cơ sở pháp lý của hoạt động qlnn . thể chế hcnn hoàn thiện có vai trò quan trọng đối với hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước . nhưng muốn có thể chế hcnn hoàn thiện thì trong quá trình xây dựng thể chế hcnn phải lượng hoá được các quan hệ xã hội cần điều chỉnh, dự báo định hướng các quan hệ xã hội trong tương lai. thể chế hcnn phải phù hợp với xu thế vận động và phát triển của xã hội . chỉ có như vậy thể chế hcnn mới thực sự có ý nghĩa cho đời sống qlnn đới với xã hội. 3.nền kinh tế và vai trò của qlnn đói với nenè kinh tế trong thể chế hcnn có một bộ phận vô cùng quan trọng là thể chế hcnn về kinh tế. trong điều kiện nền kinh tế hỗn hợp về kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của cp. chính vì vậy, để quản lý nenè kinh tế nhà nước cần xây dựng mộthệ thống thể chế hc về kinh tế tạo điều kiện khuyến khích hỗ trợ cao ổn định và bền vững. trong điều kiện của việt nam thể chế hcnn về kinh tế không chỉ hỗ trợ, thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội và mục tiêu con người. 4.nền văn hoá dân tộc theo quan điểm xã hội học văn hoá là yếu tố có tính bền vững . nó tồn tại và tác động vào đời sống xã hội một cách tinh vi và sâu xa. sự hiện diện của nó nhiều khi như là một yếu tố tự nhiên và vô thức trong hành vi và cộng đồng. các giá trị văn hoá truyền thống có thể là cơ sở để xây dựng thể chế hcnn có hiệu quả phù hợp với thời đại . nhiều nenè văn minh của lịch sử đã được xây dựng từ các yếu tố văn hoá truyền thống . chính vì vậy khi xây dựng thể chế hcnn cần phải có sự quan tâm đến yếu tố văn hoá truyền thống . 5.môi trường quốc tế. trong thời đại ngày nay hợp tác quốc tế đã trở thành xu thể tất yếu để tồn tại và phát triển . các quốc gia muốn phát triển không thể ở tình trạng “bế quang toả cảng” không hợp tác, không quanhệ quốc tế. sự giao lưu hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng trên các lĩnh vực đời sống xã hội thì kéo theo các quốc gia càng phải tăng cường sự điều chỉnh để thích ứng. một trong những sự điều chỉnh ấy là điều chỉnh thể chế kinh tế đối ngoại. mặt khác khi xây dựng các thể chế các quốc gia cũng phải tính đến xu thế phát triển của thời đại trào lưu quốc tế để định hướng cho sự phát triển của dân tộc. câu 11: qlhcnn về giáo dục, y tế được dựa trên những cơ sở pháp lý nào? giáo dục đào tạo là cơ sở phát triển nguồn nhân lực, là con đường cơ bản để phát huy nguồn lực con người. nếu như trước đây sự thiếu vốn và nghèo nàn về cơ sở vật chất là nguyên nhân chủyêú ngăn cản tốc độ phát triển kinh tế, thì thời đại ngày nay phần quan trọng của tăng trưởng gắn liền với chất lượng của lực lượng lao động. kỷ nguyên phát triển mới có đầu tư phát triển nguồn nhân lực là quan trọng hơn các loại đầu tư khác. các quốc gia trên thế giới đều có sự thay đổi trong chiến lược phát triển của mình theo hướng chú trọng nhiều hơn đến giáo dục đào tạo. để giáo dục, đào tạo phát triển đúng hướng nhất thiết phải có sự quản lý của nhà nước. sự quản lý nhà nước nói chung có cơ sở pháplý là thể chế hcnn. sự quản lý về giáo dục đào tạo vì vậy mà có cơ sở pháp lý là thể chế hcnn về giáo dục, đào tạo . trong thực tiễn, quản lý giáo dục ở nước ta dựa trên hệ thống thể chế bao gồm: -các thể chế liên quan đến các ngành học, bậc học. -những hệ thống thể chế quy định về hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục. -các thể chế liên quan đến việc thành lập các cơ sở. -hệ thống thể chế qui định chương trình, nội dung đào tạo chuẩn. -hệ thống thể chế về các vấn đề liên quan đến đội ngũ làm công tác giảng dạy. -hệ thống thể chế liên quan đến sử dụng ngân sách nhà nước cho phát triển hệ thống giáo dục. cũng là đầu tư cho phát triển nguồn gốc con người, y tế có một vai trò, ý nghĩa khác với giáo dục chữa bệnh và bảo vệ sức khoẻ cho con người . mỗi quốc gia trên thế giới đều coi là y tế là một bộ phận không thể thiếu được trong cơ cấu của nền kinh tế quốc dân. y tế là lĩnh vực có vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia . do vậy với tính chất quản lý toàn diện nhà nước nào cũng phải quản lý về y tế . hoạt động quản lý đó ở việt nam dựa trên nền tảng của thể chế hcnn về quản lý y tế . thể chế hành chính để quản lý nhà nước các hoạt động y tế là một hệ thống . -hệ thống pháp luật về hoạt động cung cấp dịch vụ y tế và các hoạt động có liên quan. -chính sách phát triển y tế công ty y tế cộng đồng thông qua các chương trình bảo vệ sức khoẻ nhân dân. -chính sách, pháp luật về đầu tư cho y tế từ ngân sách nhà nước . -hệ thống các qui định về hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về chăm sóc sức khoẻ nhân dân. 10 [...]... dân; -tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, thuyên chuyển công tác người đang công tác với tổ chức thanh tra hoặc đang là đối tượng thanh tra, nếu xét thấy việc thi hành quyết định gây trở ngại cho việc thanh tra: -cảnh cáo , tạm đình chỉ công tác nhân viên nhà nước cố ý cản trở việc thanh tra hoặc không thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định của tổ chức thanh tra hoặc thanh tra viên; -kết luận,... thanh tra đơn vị hành chính Nhà Nước hệ thống này bao gồm : -thanh tra nn của chính phủ, tỉnh thành phố trực thuộc trung ương ,ubnd cùng cấp ,thanh tra huyện ,quận ,thị xã -thanh tra của bộ ,cơ quan ngang bộ ,cơ quan trực thuộc chính phủ có chức năng thanh tra thuộc giám đốc sở thanh tra nnlà cơ quan thuộc hệ thống hiến pháp ,có nhiệmvụ ,quyền hạn để tiến hanhf quyền kiểm soát đơn vị hành chính +thanh... quan, đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin cần thi t phục vụ cho việc thanh tra, yêu cầu cơ quan, đơn vị hữu quan cử người tham gia hoạt động thanh tra; -trưng cầu giám định; -yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp tài liệu báo cáo bằng văn bản, trả lời những chất vấn của tổ chức thanh tra hoặc thanh tra viên; khi cần thi t tiến hành kiểm tra tài sản; -quyết định niệm phong tài liệu, kê biên tài... tài liệu 3.thanh tra đối với hành chính nhà nước hệ thống tổ chức than tra của nhà nước bao gồm: *thứ nhất, thanh tra nhà nước của chính phủ, thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của uỷ ban nhân dân cùng cấp; thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh của uỷ ban nhân dân cùng cấp *thứ hai, thanh tra của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ có chức năng và thanh tra thuộc... thanh tra nhà nước, chánh thanh tra tỉnh, huyện còn có quyền tạm chỉ quyết định xử lý tương ứng của bộ trưởng, giám đốc sở, trưởng phòng, ban cấp huyện và chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp nếu quyết định đó đang bị khiếu nại, tố cáo để xem xét giải quyết trong thời hạn tương ứng với từng cấp (90,60 và 30 ngày) +thanh tra nhà nước, thanh tra bộ, thanh tra tỉnh còn có quyền đình chỉ việc thi. .. năng và thanh tra thuộc giám đốc sở hệ thống thanh tra bộ, sở có hai loại: thanh tra chức năng và thanh tra thuộc nội bộ cơ quan chức năng +thanh tra nhà nước xã, phường, thị trấn, do uỷ ban nhân dân cung capá trực tiếp đảm nhiệm thanh tra nhà nước là cơ quan thuộc hệ thống hành pháp, cơ nhiệm vụ, quyền hạn để thực hiện quyền kiểm soát đối với hành chính: -thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật,... vốn thực thi pháp luật và kỷ luật tài chính chương IV câu 13: chức năng hcnn là gì? phân loại các chức năng của hcnn chức năng hcnn là loại hoạt động hành chính nhà nước được tách ra trong quá trình phân công lao động quyền lực nhà nước về chuyên môn hoá lao động của các cơ quan hcnn được thực thi từng thời kỳ nhất định thông qua các chức năng hc phản ánh vai trò hoạt động của các cơ quan thực thi quyền... đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ kiến nghị, quyết định sai trái của tổ chức thanh tra nhà nước cấp dưới, đối với thanh tra bộ của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của bộ trưởng +thanh tra viên khi thực hiện nhiệm vụ của mình có các quyền quy định tại các khoản 1,2,3,4 và khoản 8 điều 9 pháp lệnhthanh tra, ngoài ra còn có quyền: tạm đình chỉ việc làm xét thấy đang hoặc sẽ gây tác... quan cơ thẩm quyền giải quyết +hoạt động thanh tra là hoạt động chuyên trách bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý nhà nước phải tiến hành dựa trên các nguyên tắc: pháp chế xã hội chủ nghĩa chính xác, khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời +đổi mới tổ chức thanh tra nhà nước theo chế độ thủ trưởng, tăng cường quyền hạn cho thanh tra, quy định thủ tục thanh tra đã góp phần quan trọng tăng cường... hành doanh nghiệp lại là kỹ năng quản lý Câu 27 Trình bày hiểu biết của Anh( chị ) Về hoạt động kiểm soát, thanh tra các cơ quan nội bộ Hoạt động kiểm tra thanh tra của cơ quan có thẩm quyền chung hoạt động ktra ,thanh tra của công pháp ,UBND các cấp được đặc trưng bởi sự trực thuộc hoạt động thanh tra ktra cơ quan đố chính phủ ,UBND có thể kiểm tra bất kỳ 1 loại hoạt động nào của đối tượng bị qlý có . pháp cần thi t để tối thi u hoá những sai lệch so với tiêu chuẩn . các phương tiện kiểm soát -các chính sách -ngân sách -sơ đồ tổ chức -báo cáo -các kế hoạch -kế toán -các thủ tục -kiểm. hoạt động thanh tra; -trưng cầu giám định; -yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp tài liệu báo cáo bằng văn bản, trả lời những chất vấn của tổ chức thanh tra hoặc thanh tra viên; khi cần thi t tiến. nội dung của quá trình thực hiện chức năng. -chức năng kế hoạch hoá -chức năng tổ chức -chức năng lãnh đạo -chức năng báo cáo -chức năng dự toán ns -chức năng kiểm tra, đánh giá 5.phân loại

Ngày đăng: 08/08/2014, 09:22

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan