MỤC TIÊU - Học sinh ôn lại bài hát “Vui bước trên đường xa”, hoàn chỉnh cách hát và tập biểu diễn động tác minh họa.. - Học sinh đọc đúng nhạc và hát đúng lời bài “Mùa xuân trong rừng”.
Trang 1THIẾT KẾ BÀI GIẢNG MÔN: ÂM NHẠC
(Tuần 6: Từ ngày / đến / /2006)
- Trường : THCS Bông Sao A
- Khối : 6
- GVBM : Trần Thị Thanh Thủy
- Tiết 6 : - Ôn tập bài hát “Vui bước trên đường xa”
- Nhạc lí: Nhịp và phách – Nhịp
4 2
- Tập đọc nhạc số 2
I MỤC TIÊU
- Học sinh ôn lại bài hát “Vui bước trên đường xa”, hoàn chỉnh cách hát và tập biểu diễn động tác minh họa
- HS có hiểu biết ban đầu về những khái niệm nhịp, phách và số chỉ nhịp
4
2
- Học sinh đọc đúng nhạc và hát đúng lời bài “Mùa xuân trong rừng”
II GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ
- Nhạc cụ (đàn organ), bảng kẻ phụ bài TĐN số 2 “Mùa xuân trong rừng”
- Hát chuẩn xác, đúng sắc thái bài “Vui bước trên đường xa” và bài TĐN số 2 “Mùa xuân trong rừng”
- Chuẩn bị một vài động tác minh họa cho bài hát “Vui bước trên đường xa”
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1- Ổn định
2- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra xen kẽ trong quá trình dạy học
3- Bài mới
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
Nội dung 1:
Ôn hát
“Vui bước
trên đường
xa”
- Đàn giai điệu cho HS nghe và đoán tên, xuất xứ của bài hát
- Cho HS hát lại bài hát một lần
- Đặt câu hỏi củng cố lại về nội dung bài hát
- Hướng dẫn động tác vận động minh họa:
+ GV làm mẫu, HS làm theo
+ Chia nhóm thi đua
+ Gọi cá nhân thực hiện
-> Nhận xét đánh giá
- Nghe nhạc và trả lời câu hỏi
- Tập thể hát
- Trả lời câu hỏi
- Luyện tập động tác theo hướng dẫn của giáo viên (tập thể, cá nhân điều khiển)
Trang 2Nội dung 2:
Nhạc lí:
* Nhịp và
phách
* Nhịp
4
2
- Giới thiệu về nhịp và cách vạch nhịp, khái niệm
về phách (SGK)
- Giới thiệu định nghĩa nhịp
4
2
và ý nghĩa của số chỉ nhịp:
+ Nhịp
4
2
là nhịp có 2 phách trong một ô nhip, mỗi phách tương ứng với 1 nốt đen, phách 1 mạnh
và phách 2 nhẹ Đây là loại nhịp thông dụng, thường được dùng cho các bài hát tập thể, hành khúc, bài hát trẻ em, nhạc múa và các làn điệu dân
ca
+ Số chỉ nhịp: Số ở trên cho ta biết nhịp có bao
nhiệu phách, số ở dưới cho biết mội phách co giá trị trường độ là hình nốt nào
- Quan sát và theo dõi SKG
- Lắng nghe và nhắc lại định nghĩa nhịp 4
2
- Ghi bài
Nội dung 3:
TĐN số 2:
“Mùa xuân
trong rừng”
- GV giới thiệu bài TĐN
- Đặt câu hỏi phân tích bài TĐN + Số chỉ nhịp và định nghĩa nhịp? (
4
2 ) + Về trường độ, bài hát sử dụng các hình nốt nào? (hình nốt đen, trắng) Giá trị trường độ của từng hình nốt đó?
+ Về cao độ, sử dụng cao độ của những nốt nhạc nào? (Đồ, Rê, Mi, Sol, La, Si, Đố) Nốt thấp nhất?
(Đồ), nốt cao nhất (Đố)
- Bài TĐN viết ở giọng C_dur, nhịp điệu vừa phải
- Cho HS đọc tên nốt nhạc (2 – 3 lần)
- Giới thiệu âm hình tiết tấu của bài TĐN
- Cho HS nghe mẫu toàn bài TĐN số 2
- Luyện thanh theo thang âm giọng C_dur
- Tập xướng âm từng câu (theo lối móc xích):
+ Chia bài TĐN thành 4 câu hát, câu 1 và câu 3 giống nhau
+ Giáo viên đàn giai điệu câu 1 -> học sinh hát nốt (Tương tự cho các câu sau)
+ Ráp câu 1 – 2, câu 3 – 4
+ Cho HS nghe lại giai điệu của cả bài lại 1 lần -> Lớp hát ráp với đàn (cao độ)
+ Chia nhóm, cá nhân thực hiện
-> Nhận xét, sửa sai
+ Cho HS hát ráp lời cùng đàn (Chú ý nhắc nhở những chỗ có hình nốt trắng)
+ Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp, phách
- Lắng nghe
- Quan sát và trả lời câu hỏi của GV
- Đọc tên nốt nhạc
- Quan sát
- Lắng nghe
- Luyện thanh
- Tập xướng âm theo hướng dẫn của GV
- Nhóm,cá nhân thực hiện
- Hát ráp lời
- Hát + vỗ tay theo nhịp phách
Trang 3+ Chia nhóm, cá nhân luyện tập (hát nối đuôi)
-> Nhận xét, đánh giá
- Nhóm, cá nhân thực hiện
4- Củng cố lại nội dung tiết học
- Cho HS nhắc lại định nghĩa nhịp
4
2 5- Dặn dò, kết thúc
- Chia nhóm tập hát và vận động minh họa cho bài hát “Vui bước trên đường xa”
- Học thuộc định nghĩa nhịp
4
2
và âm hình tiết tấu và cách hát bài TĐN số 2
- Chép bài TĐN số 2 vào tập chép nhạc, xem trước bài tiết 7
IV RÚT KINH NGHIỆM
Trần Thị Thanh Thủy