1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Hợp đồng liên doanh General Electric và AVIC pptx

3 265 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 46,5 KB

Nội dung

Hợp đồng liên doanh General Electric và AVIC: Cái giá của sự hợp tác (TBKTSG) Trong nỗ lực vươn lên vị trí lãnh đạo các ngành công nghệ tiên tiến, Trung Quốc coi ngành chế tạo máy bay phản lực là ưu tiên hàng đầu. Và không công ty phương Tây nào tích cực giúp đỡ Trung Quốc thực hiện giấc mơ đó hơn là General Electric - GE (Mỹ) - nhà cung cấp lớn nhất động cơ máy bay và công nghệ hàng không. Hợp đồng liên doanh giữa tập đoàn GE với tập đoàn hàng không AVIC (Trung Quốc) ký kết ngày mai 21- 1-2011 nhân chuyến công du Mỹ của Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào là một cột mốc cho thấy sự tính toán của các tập đoàn công nghệ Mỹ trước sức hấp dẫn của thị trường Trung Quốc. Để thâm nhập thị trường này và gặt hái lợi nhuận, dù chỉ trong ngắn hạn, nhiều công ty Mỹ sẵn sàng chuyển giao phần giá trị nhất của họ: bí quyết công nghệ. Theo một chính sách gọi là “sáng tạo bản địa”, Chính phủ Trung Quốc đòi hỏi các tập đoàn đa quốc gia muốn kinh doanh ở thị trường này phải chia sẻ với đối tác địa phương những công nghệ và bí quyết kỹ thuật. Theo hợp đồng với AVIC, GE phải chia sẻ những công nghệ điện tử hàng không tiên tiến nhất đổi lấy cơ hội phát triển hoạt động kinh doanh. Theo giới phân tích, những công nghệ của GE một ngày nào đó sẽ được các công ty Trung Quốc sử dụng để cạnh tranh với chính GE bằng cách tạo ra các sản phẩm tương tự với giá rẻ hơn, thậm chí tốt hơn. Một rủi ro lớn khác là công nghệ phương Tây có thể giúp Trung Quốc đuổi kịp các nước tiên tiến trong lĩnh vực hàng không quân sự. Nhiều nhà quản lý công nghiệp hàng không từng tin rằng, Trung Quốc còn lạc hậu quá xa cả về công nghệ hàng không dân dụng lẫn quân sự nên chưa thể tạo ra mối đe dọa cạnh tranh trong tương lai gần; nhưng niềm tin đó đang lung lay khá nhiều sau khi Trung Quốc phô diễn chiếc máy bay quân sự tàng hình hồi tuần trước, nhân chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates. Và cuối năm ngoái, Trung Quốc cũng đã giới thiệu mô hình chiếc máy bay phản lực thương mại đầu tiên của họ - C919 - như một sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với Boeing và Airbus. Tính toán của GE Tại Trung Quốc, GE đang gặt hái được những thành tựu mỹ mãn qua việc cung cấp cho các hãng hàng không địa phương động cơ máy bay để lắp vào các chiếc máy bay mua của Airbus và Boeing. Theo tính toán của GE, thị trường máy bay thương mại của Trung Quốc có khả năng tạo ra doanh số 400 tỉ đô la Mỹ trong hai thập niên tới và đó là một “bữa tiệc” mà GE không thể đứng ngoài, cho dù tập đoàn này thừa nhận liên doanh với công ty Trung Quốc là một cuộc “khiêu vũ với sói”. Tuy là nhà sản xuất động cơ máy bay hàng đầu thế giới và là nhà cung cấp động cơ chính cho các hãng hàng không Trung Quốc, nhưng về doanh số lĩnh vực thiết bị điện tử hàng không (avionics) GE vẫn chưa đuổi kịp các đối thủ như Honeywell, Rockwell Collins và Thales. Liên doanh GE-AVIC đặt tại Thượng Hải sẽ khắc phục điểm yếu đó bằng cách tập trung vào lĩnh vực điện tử hàng không như cung cấp thiết bị và phần mềm truyền thông, dẫn đường, kiểm soát và hiển thị trong buồng lái máy bay. Theo một nguồn tin thân cận với việc đàm phán giữa hai bên, GE sẽ đóng góp 200 triệu đô la Mỹ và những công nghệ avionics tiên tiến nhất, kể cả hệ thống máy tính được coi là “bộ não điện tử” của loại máy bay Boeing 787 Dreamliner sắp ra mắt, còn phía AVIC sẽ góp 700 triệu đô la Mỹ trong một liên doanh 50-50 có thời hạn 50 năm. Khách hàng đầu tiên của liên doanh GE-AVIC là tập đoàn quốc doanh chuyên chế tạo máy bay thương mại Trung Quốc CACC, đang sản xuất loại máy bay phản lực thương mại C919. Đây là loại máy bay thân hẹp, một lối đi, có khả năng chở 200 hành khách - tương tự như loại B737 của Boeing hoặc A320 của Airbus. Trung Quốc hy vọng sẽ sản xuất hàng loạt máy bay C919 vào năm 2016. Ngoài GE, nhiều tập đoàn công nghệ Mỹ như Rockwell Collins, Honeywell, Hamilton Sundstrand, Parker Aerospace, Eaton Corp. và Kidde Aerospace cũng đang tranh nhau làm nhà cung cấp máy phát điện, bình nhiên liệu, hệ thống kiểm soát thủy lực, vỏ bánh xe và các linh kiện khác cho máy bay C919 của Trung Quốc. Lợi nhuận trên hết Cuộc tranh giành hợp đồng cung cấp linh kiện cho máy bay C919 giữa các công ty Mỹ đang diễn ra “điên cuồng”, ông Mark Howes, Giám đốc châu Á-Thái Bình Dương của tập đoàn Honeywell Aerospace, nhận xét và cho biết thêm rằng, Chính phủ Trung Quốc đã nói rõ với các công ty phương Tây rằng, họ phải “chia sẻ công nghệ và bí quyết”. Theo giới phân tích, cho đến nay, chưa có tập đoàn nào đáp ứng yêu cầu này, trừ tập đoàn GE cam tâm đánh đổi những công nghệ bí mật nhất để giành lợi thế kinh doanh. Đối tác địa phương của GE, tập đoàn AVIC (Aviation Industry Corporation of China) là một tập đoàn quốc doanh thuộc Chính phủ Trung Quốc, chuyên nghiên cứu và sản xuất máy bay phản lực, kể cả máy bay dân dụng và máy bay quân sự cùng nhiều loại vũ khí cho máy bay quân sự. Nhiều tập đoàn phương Tây cho rằng, các công nghệ chuyển giao cho AVIC sớm muộn cũng sẽ được Trung Quốc đưa vào áp dụng trong lĩnh vực quân sự. Để xoa dịu một phần mối quan ngại về an ninh của Chính phủ Mỹ, liên doanh GE-AVIC ở Thượng Hải sẽ có trụ sở riêng, tách biệt với AVIC, được trang bị hệ thống máy tính độc lập mà dữ liệu sẽ không thể chuyển từ đó sang hệ thống máy tính bộ phận máy bay quân sự của AVIC, còn những nhân viên của liên doanh sẽ không được chuyển sang làm việc cho các dự án quân sự của AVIC trong thời gian hai năm kể từ khi nghỉ việc. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng những biện pháp dự phòng này chỉ có tính chất tượng trưng mà chẳng có tác dụng gì trong thực tế. Mối lo ngại của Mỹ GE không phải là công ty công nghệ hàng không duy nhất hợp tác với Trung Quốc. Trong nhiều năm qua, tập đoàn Boeing đã thuê các công ty Trung Quốc gia công một số bộ phận, linh kiện máy bay và đang xúc tiến một liên doanh ở Thiên Tân để sản xuất các linh kiện bằng composite cho một số loại máy bay Boeing. Tập đoàn Airbus của châu Âu cũng đã xây dựng một nhà máy lắp ráp máy bay Airbus A320 tại thành phố này. Boeing “buộc phải chấp nhận thực tế là vừa hợp tác vừa cạnh tranh ở Trung Quốc”, Giám đốc điều hành của Boeing, ông W. James McNerney Jr., nói. Nhưng việc các tập đoàn công nghệ hàng không lớn nhất thế giới nối nhau ký kết liên doanh với các công ty quốc doanh Trung Quốc đã khiến các cơ quan chính phủ Mỹ phải cảnh giác. Ủy ban xem xét kinh tế và an ninh Trung-Mỹ - cơ quan tư vấn lưỡng đảng thuộc Quốc hội Mỹ - trong một báo cáo hồi tháng 11-2010, đưa ra kết luận rằng, chính sách trợ cấp hào phóng mà chính phủ Trung Quốc giành cho một số ngành công nghiệp ưu tiên, chính sách buộc các công ty nước ngoài phải cung cấp công nghệ và bí quyết kỹ thuật để đổi lấy quyền tiếp cận thị trường, cùng với mối quan hệ chặt chẽ giữa các bộ phận hàng không dân dụng và hàng không quân sự đang đặt ra cho Mỹ mối lo ngại sâu sắc và cần phải theo dõi chặt chẽ. Ngay các nhà sản xuất thiết bị hàng không cũng nói rằng họ đang phải vật lộn với vấn đề chuyển giao công nghệ ở Trung Quốc. Ông Kent L. Statler, Phó chủ tịch điều hành tập đoàn Rockwell Collins, cho biết nhân viên thường chất vấn ông, phải chăng công ty sẽ đánh đổi tương lai của mình để lấy doanh số ngắn hạn ở Trung Quốc. Trong thực tế, Trung Quốc đã có nhiều thành tích trong việc tiếp thu, có khi bất hợp pháp, bí quyết công nghệ của phương Tây, rồi cạnh tranh quyết liệt với chính công ty đã chuyển giao công nghệ ấy mà trường hợp tập đoàn Siemens (Đức) với công nghệ tàu lửa cao tốc chạy trên đệm từ là một ví dụ. Nhưng theo ông Statler, cho dù phải quan tâm tới việc đối tác sẽ trở thành đối thủ trong tương lai, cách phòng vệ duy nhất là luôn phải tiến về phía trước. “Công nghệ và quy trình của chúng tôi phải luôn được cải tiến. Mấu chốt của vấn đề là ai có khả năng đổi mới nhanh hơn”, ông Statler nói . Hợp đồng liên doanh General Electric và AVIC: Cái giá của sự hợp tác (TBKTSG) Trong nỗ lực vươn lên vị trí lãnh đạo các ngành. đầu. Và không công ty phương Tây nào tích cực giúp đỡ Trung Quốc thực hiện giấc mơ đó hơn là General Electric - GE (Mỹ) - nhà cung cấp lớn nhất động cơ máy bay và công nghệ hàng không. Hợp đồng. phía AVIC sẽ góp 700 triệu đô la Mỹ trong một liên doanh 50-50 có thời hạn 50 năm. Khách hàng đầu tiên của liên doanh GE -AVIC là tập đoàn quốc doanh chuyên chế tạo máy bay thương mại Trung

Ngày đăng: 08/08/2014, 08:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w