Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
115 KB
Nội dung
DUY LỰC NGỮ LỤC QUYỂN THƯỢNG (TỪ NĂM 1983 - 1989) Ban Văn Hóa Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ chí Minh Thực Hiện Nhà Xuất Bản Tôn Giáo Hà Nội P.L.2545 - D.L. 2001 LỜI NÓI ĐẦU Quyển NGỮ LỤC này là tập hợp từ những lời thị chúng của Thiền Sư DUY LỰC trong những kỳ thiền thất tại Việt Nam kể từ năm 1983 cho đến những năm tháng cuối đời. Cứ hằng tháng Ngài cho mở một khóa tu bảy ngày ở mỗi Thiền Đường cho các hành giả tu Thiền, gọi là "đả Thiền Thất" để hướng dẫn đại chúng chuyên sâu trong sự nghiệp tu hành. Những lời dạy trước sau đều được đồ đệ ghi âm lại để làm tài liệu tham khảo. Bởi là những giải đáp từ các câu hỏi trực tiếp nên có tính thực tiễn, giải tỏa được những gút mắc của người tham thiền. Sau khi Ngài thị tịch, nhiều Tăng, Ni, Phật tử yêu cầu, khuyến khích chúng tôi ghi chép lại những lời khai thị trên để in thành sách. Thuở sinh tiền, có người hỏi Thiền Sư : "Sau khi Sư phụ đi vắng , nếu có thắc mắc gì chúng con biết hỏi ai ?: Ngài đáp : " Có thắc mắc thì gom lại viết thư để tôi trả lời; hoặc xem kinh sách, Ngữ Lục tôi đã dịch thuật, hoặc nghe băng rồi ghi lại lời giải đáp mấy năm qua, theo đó mà tu". Nhận thấy đây là những lời di huấn vô cùng quý báu và cần thiết cho những hành giả tham thiền, nên chúng tôi không ngại sự nông cạn của mình, nguyện cố gắng thực hiện Ngữ Lục này hầu làm tài liệu cho người hiện tại và đời sau tham khảo. Trong quá trình sao lục, chúng tôi vẫn trân trọng giữ trung thực những lời dạy của Người, chỉ xin mạn phép lược qua những phần trùng lặp, tránh đi đôi điều không cần thiết. Mặc dù hết sức cố gắng, tuy nhiên chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót. Kính mong chư hành, đọc giả từ bi chỉ giáo. Vì lời dạy của chư Phật, chư Tổ xưa nay vừa nói liền phá, chỉ là phương tiện tạm thời để trị bệnh chấp của chúng sanh, nay đem dây dưa bày ra, mong đọc giả được ý quên lời, nếu chấp lời nghịch ý, thì tội của những người thực hiện đã đáng ba mươi gậy ! Đại diện Nhóm thực hiện MAI THẮNG NGHĨA TIỂU SỬ 1 Thiền Sư Thích Duy Lực Tọa Chủ Từ Ân Thiền Đường Hoa Kỳ THỜI THƠ ẤU Sư hiệu DUY LỰC, tự GIÁC KHAI, thế danh LA DU sanh ngày 05 tháng 05 năm 1923, là người làng Long Yên, huyện Phong Thuận phủ Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Cha tên là La Xương và mẹ tên là Lưu Thị, làm nghề nông. Sau khi tốt nghiệp phổ thông cấp 1, thì Sư phải nghỉ học, theo cha sang Việt Nam sinh sống, lúc đó Sư được 16 tuổi (1938). Trú tại tỉnh Cần Thơ, Sư thường tranh thủ tự học trong lúc rảnh rỗi. Đến năm 26 tuổi (1948), thi đậu bằng giáo viên Hoa Văn và được mời dạy ở các trường tiểu học tỉnh Tà Keo Cao Miên (nay là Campuchia), và trường Khải Trí ở Cần Thơ, Trường Cái Vồn ở Vĩnh Long, Việt Nam trải qua 10 năm. Năm 1958, sau khi lấy bằng Đông Y Sĩ cấp 1, Sư được mời làm đông y sĩ cho tiệm thuốc Tế Ngươn Đường Cà Mâu và Minh Nguyệt Cư Sĩ Lâm tỉnh Cần Thơ để khám bệnh miễn phí cho dân trong thời gian 8 năm. Trong tủ sách của Cư Sĩ Lâm có bộ Kinh Tục Tạng gồm 150 quyển, lúc đầu Sư định đọc hết toàn bộ, nhưng trải qua một năm chỉ xem được 7 quyển, sau quyết định chỉ xem phần Thiền Tông. Lúc đó Sư theo Pháp sư DIỆU DUYÊN tham học Tổ Sư Thiền (Pháp Sư Diệu Duyên đã nhiều năm thân cận Lai Quả Thiền Sư và Hư Vân Thiền Sư, và ngài tịch vào năm 1976 tại Chùa Thảo Đường Việt Nam). THỜI KỲ XUẤT GIA HỌC ĐẠO Vào mùng 08 tháng 02 năm 1973, Sư được Hòa Thượng, thượng Hoằng hạ Tu cho xuất gia tu học tại chùa Từ Aân Quận 11 Chợ Lớn. Tháng 05 năm 1974, Sư thọ giới Tam Đàn Cụ Túc tại Chùa Cực Lạc Malaysia. Từ đó Sư chuyên tham câu thoại đầu "Khi chưa có trời đất ta là cái gì" trải qua nhiều năm, một hôm do đọc quyển "Trung Quán Luận" đến câu "Do có nghĩa KHÔNG nên thành tựu tất cả pháp" đốn ngộ ý chỉ "TỪ KHÔNG HIỂN DỤNG", lại tỏ ngộ câu KHÔNG sanh nơi đại giác, như biển nổi non bọt, vô số nước hữu lậu, đều từ KHÔNG sanh khởi trong Kinh Lăng Nghiêm, với câu "Lấy VÔ TRỤ làm gốc" của Ngài Lục Tổ; "Từ gốc VÔ TRỤ lập tất cả pháp" của Ngài Duy Ma Cật vốn cùng một ý chỉ, VÔ TRỤ tức TÁNH KHÔNG, thể Chơn Như vốn KHÔNG mà tự hiển bày sự dụng; thể và dụng của Chư Phật với chúng sanh vốn chẳng hai chẳng khác, cùng khắp không gian thời gian, nơi thánh chẳng thêm, nơi phàm chẳng bớt, dù là phàm phu mà sức dụng của Phật tánh chẳng kém hơn Phật, cũng chẳng từng gián đoạn, chỉ vì chúng sinh ứng dụng hàng ngày mà chẳng tự biết. THỜI KỲ HOẰNGPHÁP Ngày mùng 2 tháng 4 năm 1977 Sư thừa lệnh ân sư (Hòa Thượng Hoằng Tu) ra hoằng pháp Tổ Sư Thiền tại chùa Từ Aân đường Hùng Vương Quận 11 TP HCM. 2 Hai năm sau, tứ chúng phật tử qui tụ ngày càng đông, Phật tử người Việt theo tu học pháp Tổ Sư Thiền hơn 4000 người, mỗi lần tham dự thiền thất đều vượt trên 300 người. Tháng 02 năm 1989, Sư di cư đến tiểu bang California nước Hoa Kỳ và sáng lập Từ Ân Thiền Đường tại Orange County. Đến thiền đường học đạo có người Tây Phương và người Á Châu, trong đó người Việt Nam đông nhất. Những năm gần đây, Sư thường được thỉnh đến các nước như Chùa Chánh Giác ở Toronto, Canada, Chùa Quan Aâm ở Brisbane Australia, Hồng Kông, Tịnh Xá Đại Bi ở Đài Loan để hoằng pháp và các thiền đường ở Mỹ để giảng dạy pháp Tổ sư Thiền. Riêng ở Việt nam, bất cứ nơi nào mời, Sư đều tùy duyên giảng dạy, như đả Thiền Thất tại chùa Từ Aân Quận 11, chùa Hưng Phước đường Cách Mạng Tháng 8 quận 3, Chùa Pháp Thành Quận 6, Chùa Sùng Đức Quận 6, Chùa Huệ Quang Quận Tân Bình, , Đại Tòng Lâm, Ni Viện Thiện Hòa Bà Rịa Vũng Tầu, và tại các tỉnh Long An, Sóc Trăng, Tây Ninh Khánh Hòa, Bình Định Năm 1996 Sư lập một nông thiền trồng rau sạch không dùng phân bón và thuốc sát trùng tại Củ Chi, Sai Gòn. Đến năm 1998, Sư đã được Ban Hoằng Pháp Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, mời thỉnh vào Ban Hoằng Pháp Trung Ương, với cương vị Uûy Viên Ban Hoằng Pháp Trung Ương, Sư đã được Giáo Hội phân thỉnh giảng tại các Khóa Bồi Dưỡng Hoằng Pháp ngắn hạn cho các tỉnh Miền Trung tổ chức tại Bình định, cho các tỉnh Miền Đông, TP Saigon và Miền Nam tại Văn Phòng 2 Trung Ương Giáo Hội. Đến năm 1999 Sư thành lập phòng khám bệnh và phát thuốc miễn phí tại huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai cũng nhằm tùy duyên hóa độ chúng sinh, trong hoàn cảnh khó khăn của sự phát triển tôn giáo tại Việt Nam. DỊCH THUẬT CÁC KINH SÁCH VÀ TRƯỚC TÁC Ngoài ra Sư còn truớc tác, dịch thuật và chú giải từ tiếng Hán sang tiếng Việt các kinh điển và ngữ lục của Tổ sư hơn 20 loại, lượng sách phát hành tại Việt nam trên mấy mươi ngàn quyển. Các kinh sách tiếng Việt và một số bằng tiếng Hoa được phát hành bao gồm: DỊCH THUẬT và CHÚ GIẢI: o Kinh Lăng Nghiêm o Kinh Lăng Già o Kinh Pháp Bảo Đàn o Kinh Viên Giác o Kinh Duy Ma Cật 3 o Đại Huệ Ngữ Lục o Tham Thiền Cảnh Ngữ (tác giả: Hòa Thượng Bác Sơn) o Thiền Thất Khai Thị Lục (tác giả: Lai Quả Thiền Sư) o Bá Trượng Quảng Lục và Ngữ Lục o Truyền Tâm Pháp Yếu o Trung Phong Pháp Ngữ o Cội Nguồn truyền Thừa o Chư Kinh Tập Yếu o Tín Tâm Minh Tịch Nghĩa Giải TRƯỚC TÁC: o Góp Nhặt Lời Phật Tổ và Thánh Hiền o Công Aùn Của Phật Thích Ca & Tổ Đạt Ma o Phật pháp với Thiền Tông o Đường Lối Tham Tổ Sư Thiền o Danh Từ Thiền Học o Vũ Trụ Quan Thế Kỷ 21 o Yếu Chỉ Trung Quán Luận o Yếu Chỉ Phật Pháp VIÊN TỊCH Sư biện tài vô ngại, tùy duyên hóa độ và tận tụy với hoằng pháp lợi sanh, chẳng kể gian lao, không từ khó nhọc. Người xưa có nói "Bồ Tát dĩ lợi sanh vi bổn hoài", (Bồ Tát luôn luôn vì lợi ích chúng sanh mà cứu giúp) thật khế hợp với Sư biết bao. Hóa duyên kỳ tắc, Sư thị tịch vào lúc 10 giờ 30 phút ngày 07-1-2000 tại California Hoa Kỳ,tức ngày mùng 01 tháng 12 năm Kỷ Mão, nhằm lúc 01 giờ 30 phút giờ Việt Nam ngày 02tháng 12 năm Kỷ Mão (tức ngày 08 tháng Giêng năm 2000). MỤC LỤC Lời nói đầu Tiểu sử của Hòa Thượng Thích Duy Lực Phần thứ nhất : Cuốn 1 - 10 : 4 - Giải thích chơn không và Diệu hữu. - Nghĩa ba câu. - Thị pháp trụ pháp vị, thế gian tướng thường trụ. - Đời mạt pháp nên tu pháp nào thích hợp ? - Trì kinh và tụng kinh. - Niệm Phật và tham thiền khác nhau như thế nào ? - Tham thiền chưa ngộ rồi chết đi về đâu ? - Đuổi theo lời nói. - Phân biệt chơn nghi và hồ nghi. - "Thấy" của Phật và"thấy" của chúng sanh khác nhau như thế nào ? - Hôn trầm. - Tham thiền và Bố tát. - Cách thực hành tham Tổ Sư Thiền. - Mặc chiếu ở trong phái nào ? - Tiểu thừa thiền, Đại thừa thiền và Tối thượng thừa liền. - Tri huyển tức ly, bất tác phương tiện, Ly huyền tức giác, diệc vô tiệm thứ. - Nói về cái "Tri" của ngài Vĩnh Gia. - Thế nào là đại ngộ và tiểu ngộ ? - Công phu thành khối như thế nào ? - Khi tham thiền có xem được kinh không ? - Thoại đầu và Mặc chiếu khác nhau thế nào ? - Tham thiền cần phải tụng kinh, bái sám không ? - Lọt vào vô ký không ? - Vì sao lịch đại Tổ sư, Chư Hộ pháp bận rộn khi phải thiền thất ? - Sao gọi kiến tánh lại tiêu diệt thân tâm thế giới ? - Có phải ba đời chư Phật đều thành Phật do tham thiền không ? - Thế nào là tam quyền tam yếu ? - Thế nào là ngũ vị quân thần ? - Khi công phu đến đầu sào trăm thước. - Phân biệt : Công án và Thoại đầu. - Mở mắt chiêm bao và nhắm mắt chiêm bao. - Tham thiền có chướng ngại việc làm không ? - Làm sao biết mình tinh tấn ? - Phân biệt Tổ Sư thiền và Như Lai thiền. - Tự mình coi sách tham thoại đầu thì sao ? - Ở ngoài tâm không có Phật. - Có phải chi vọng là chánh niệm không ? - Không cho giữ chánh niệm. - Tri vọng. - Cần lấy Giới luật nghi lễ tu để kiến tánh không ? - Thế nào để kiến "Tánh" ? - Tham thiền có bị 50 thứ ngũ ấm ma quấy phá không ? - Ba thứ ngoại đạo theo Tri Giả đại sư nói - Tứ y. - Lượt giảng Kinh Pháp Bảo Đàn. 5 - Muốn hóa độ chúng sanh, tự phải có phương tiện. - Hết vọng tưởng có phải kiến tánh không ? - Năm tông bảy phái. - Thế nào là nhập lưu vong sở ? - Giới luật. - Đắc quả A La Hán có phải kiến tánh không ? - Đến đầu sào trăm thước lìa ý thức chưa ? - Sơ - trung - hậu thiện dương. - Tông chỉ Tịnh Độ. - Chỗ ngộ Như Lai Thiền và Tổ sư Thiền. - Quy y Tam Bảo. - Ngộ rồi cần ấn chứng không ? - Bồ Tát sợ nhân, Chúng sanh sợ quả. - Thiền tông cần kiến tánh, không nghĩa giải. - Nhắc lại quy củ. - Giải thích : Tứ hoằng thệ nguyện. Văn, tư, tu. - Vọng từ đâu sanh ? - Phân biệt : Tham thoại đầu và niệm Phật. Phần thứ hai : Cuốn 11 - 20 : - Thế lưu bố trưởng và trước trưởng. Tri tri. - Nghi tình phát khởi, nghi tình chẳng phát khởi. - Nghi tình thành khối đập bể hư không. - Ba cấp trì giới. - Nghi tình tự phá đến đầu phà 100 thước, buông xuống được chưa ? - Không để ý các cảnh giới. - Tu nhĩ căn viên thông như thế nào ? - Niệm danh hiệu Phật có phải tham thiền không ? - Con trâu qua song cửa, đầu, mình, bốn chân đều qua, còn cái đuôi qua không được, tại sao ? - Xe bò không chạy, nên đánh xe hay con bò ? - Đời mạt pháp, ít người chứng đạo, nên tu tịnh độ nhờ tha lực được không ? - Ai tạo ra vũ trụ này ? - Vạn pháp duy thức. - Khi phá được bổn tham chưa triệt để, thì làm sao phát nghi nữa ? - Tại sao tri kiến Phật cũng quét ? - Khi tham thiền, vọng tưởng nổi nhiều thì làm sao ? - Phản văn tự tánh. - Tứ cú. - Tại sao chúng sanh tạp dụng tâm ? - Sao gọi là chánh tín ? - Giải thích : "Minh tâm kiến tánh". - Tham thiền cần trì chú không ? 6 - Giải thích : Thoại đầu. - Hữu tình, vô tình thuyết pháp như thế nào ? - Sở trí và năng trí. - Tham thiền có cần kiến giải không ? - Ác kiến ngoại đạo như thế nào ? - Biến kiến, tà kiến, thân kiến, kiến thủ kiến, giới thủ kiến. - Sự truyền y bát - truyền tâm ấn. - Tổ sư thiền rất kî thần thông. - Phật và Tổ kiến tánh triệt để mới có tư cách lập ra tông phái. - Kiến tánh có thành Phật không ? - Thiền bệnh. - Ơn cha mẹ lớn hay ơn Phật lớn ? - Làm cách nào để đền ơn cha mẹ ? - Cầu siêu cho cha mẹ bằng cách nào tốt hơn ? - Kiến tánh rồi còn tu nữa không ? - Lượt giảng Kinh Phổ Môn. - Lược giảng Bát Nhã Tâm Kinh. - Hiểu lầm hai chữ giáo lý. - Chuyển lạ thành quen, từ quen đến lạ. - Tụng kinh và tham thiền. - Mật tông (Tam nghiệp gia trì). - Y kinh giải nghĩa Tam thế Phật oan, Ly kinh nhất tự đồng như ma thuyết. - Tụng kinh cho người chết, thì người chết hưởng 3 phần, còn người sống hưởng 7 phần. Đúng - sai ? - Tham thiền là trợ duyên cho người chết. - Kinh liễu nghĩa và kinh bất liễu nghĩa. - Tứ liệu giảng. - Phân biệt : Chánh niệm và tà niệm. - Ai là cha mẹ đầu tiên ? - Không gian, thời gian, số lượng có bớt hay không ? - Nhân quả trong lục đạo. - Tự lực và tha lực - Thiền và tịnh độ. - Tịnh độ : Tính - Nguyện - Hành. - Thiền Tịnh song tu. Phần thứ ba : Cuốn 21 - 30 : - Làm thế nào khởi nghi tình ? - Tham thoại đầu trụ vào đâu ? - Giải thích : nhìn vào hầm sâu đen tối. - Tất cả đều vô thủy vô chung. - Biết tự lại thì sao. - Phật thành đạo cách đây 2519 năm và vô lượng kiếp, cái nào đúng ? - Tất cả lời nói đều là chiêm bao. 7 - Chấp xuất gia và tại gia mới tu. - Tham thiền có ra ngoài nhân quả không ? - Nhập thất tham Thiền có được không ? - 10 bức chăn trâu. - Câu chuyện con cọp ở chợ. - Sự báo hiếu. - Tại sao hành khởi giải tuyệt ? - Thế nào là biệt niệm ? - Phân biệt : trì kinh và tụng kinh . - Sở tri chướng. - Nguyên nhân sư phụ ra hoằng pháp. - Thấy cảnh giới an ổn khi đánh mất câu thoại. - Làm thế nào để biết có công phu khi ngủ ? - Giới, định huệ ở trong nghi tình. - 10 tông phái. - Khai thị ngộ nhập tri kiến Phật. - Niệm thoại đầu được không ? - Có biện pháp nào giải quyết " giải ngộ " cho là chứng ngộ ? - Giải thích : chứng ngộ và giải ngộ. - Tại sao cúng dường chính mình ? - Phỉ báng Phật pháp. - Chỗ đen tối là mặt trăng. - Tất cả pháp không có tự tánh. - Ngã chấp là gì ? - Tham thoại đầu không được khởi biệt niệm. - Hồi hướng là gì ? - Thực hành phát đại nguyện. - Sanh tử thiết như thế nào ? - Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn . - Kinh đại thừa liễu nghĩa mục đích chấm dứt sự tìm hiểu. - Cái " tri " của kinh lăng nghiêm. - Kiến tinh là mặt trăng thứ hai. - Tướng bệnh và tướng mạnh ở trong thân. - Tin pháp môn và tin tự tâm. - Tứ tướng. - Bố thí thế nào không nắm lấy tướng ? - Tất cả cảnh giới điều do vọng tâm sanh khởi. - Từ bi và bác ái. - Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm. - Nổi niệm từ bi điều là biệt niệm. - Thế nào bố thí không biệt niệm. Phần thứ bốn : Cuốn 31 - 50 : 8 - Từ lạ đến quen. - Đang tham thoại đầu, xen vào : vô sở đắc, vô sở cầu, vô sở sợ, được không ? - Tham thiền có lo cho việc lâm trung không ? - Bắt chước lời nói của Phật Tổ điều là bệnh. - Thế nào là niệm trước chẳng niệm sau chẳng diệt ? - Đa bảo tháp ở đâu ? - Sanh diệt đã diệt, tịch diệt làm vui. - Tâm vô sở đắc. - Vì sao đức Phật nói kinh bất liễu nghĩa và hướng dẫn tu tịnh độ ? - Muốn bỏ tâm chấp quấy thì làm sao ? - Tại sao giáo điển là việc hôm nay ? - Biến dịch sinh tử. - Tu kiếp này không thành rồi chết quên hết, có uổng công tu không ? - Con người từ đâu đến, rồi chết đi về đâu ? - Cảnh tỉnh người tham thiền . - Tham thiền qua giai đoạn buồn ngủ. - Người tham thiền không yên ổn khi sanh tử chưa giải quyết. - Giải thích : phi hữu và phi vô. - Tạo tất cả tội, làm sao được kiến tánh. - " Tín tâm bất nhị ". Làm sao phát khởi tín tâm ? - Phạm vi ngã chấp rộng lắm, làm sao lấy 9 chữ : vô sở đắc, vô sở cầu, vô sở sợ, để phá ngã chấp ? - Phân biệt dứt niệm và vô niệm. - Nghi tình là tự tánh. - Làm thế nào nơi nào cũng thiền đường, ở đâu cũng thiền thất ? - Tin Phật không tin Tổ. - Giải thích : Thoại đầu và thoại vĩ. - Tại sao phải tham thiền ? - Ngũ đình tâm quán. - Tu pháp Tổ sư thiền có xuất gia không ? - Có cách nào để thoát khỏi cái " sợ " ? - Như thế nào 3 bệnh : chấp thành bệnh, trước thành ma, kế thành ngoại đạo. - Thế nào là hiện tại không trụ ? - Ngài Triệu Châu nói : 30 năm chẳng tạp dụng tâm. - Tham thiền quét hết sự tương đối. - Thâm tín tự tâm. - Trạng thái thanh tịnh. - Lời dạy chư tổ để phá chấp. - Mục đích tham thiền có sở cầu không ? - Phương pháp tham thiền để kéo dài nghi tình. - Tham thoại đầu có phải việc hôm nay không ? - Câu thoại đầu không có nghi tình ? - Không cửa là cửa giải thoát. - Ban ngày vọng tưởng nhiều. Ban đêm chiêm bao nhiều. 9 - Thế nào là tha thiết sanh tử luân hồi ? - 49 năm không nói một chữ, vậy tham thoại đầu thì sao ? - Nhìn chỗ ngón tay chỉ, mới gọi là khán thoại đầu. - Khi dụng tâm thì không có tâm dùng. - Tham thiền khi một niệm không khởi thì có phá hoại pháp thế gian không ? - Lục đạo là giả, tu làm chi ? - Tham thiền giữ giới gì ? - Tham thiền cần thọ giới Bố tát không ? - Tham thiền có trở ngại việc sinh hoạt không ? - Thế nào là khán thoại đầu và niệm thoại đầu ? - Nói có công phu đắc lực,thì không có công phu. - Trên đầu một chữ " NHƯ " . - Thấy nghe mùi hương là ngũ ấm ma. - Nghi tình có nhiếp lục căn không ? - Mục đích hai thời công phu ? - Tự tánh ở chính mình hay ở Đa bảo tháp ? - Thế nào cùng nghi sanh tử và nghi câu thoại đầu ? - Chấp có tự tánh để ngộ. - Chỉ quán kinh Pháp hoa. - Học đầy bụng rồi dạy người khác . - Tham như thế nào để khỏi phỉ báng Phật ? - Đề Bà Đạt Đa có mật hạnh gì ? - Tu ở nhà có chứng quả không ? - Tham thiền quên ăn quên ngủ . - Xem kinh để làm gì ? - Khi nào kiến tánh mới đi đám phải không ? - Mua bán Như Lai . - Pháp sư Ấn Quang, Tổ thứ 13 của tịnh độ tông không cho xem kinh . - Chúng con có cha mẹ chết thì làm sao ? - Nhờ đám để sống không đám thì làm sao ? - Chẳng thà chết đói ở ngoài đường, không làm tăng ứng phó ở đạo tràng. - Nếu không đọc kinh thì những bộ kinh để làm gì ? - Pháp tứ y. - VÔ TRỤ trong Kinh Kim Cang. - Các môn phái khác có khẩu quyết tương truyền, còn tổ sư thiền thì sao ? - Hàng xuất gia tu có trở ngại gì không ? - Hành thế nào để thoát ngộ ? - Thế nào là vô sanh, từ bi và bát ái ? - Tham thiền hồi hướng như thế nào ? - Thế nào là trụ tâm quán tịnh là bệnh ? - Lược giảng Kinh Viên Giác. Phần thứ năm : Cuốn 51 - 70 : 10 [...]... nào là pháp xuất thế gian ? - Cho pháp môn mình cao hơn thì không đúng - Ý nghĩa xuất gia như thế nào ? 13 - Duy Ma Cật là ai ? Kinh điển thế nào ? - Người tham thiền có rơi vào chướng và lý chướng không ? - Bát nhã quán không - Phương tiện quán hữu - Thiện nữ trong kinh Duy Ma Cật - Ý chánh kinh Duy Ma Cật như thế nào ? - Cảnh giác có niệm " lấy không biết chấm dứt cái biết " - Đánh bò hay đánh xe nếu... lấy gì trả lời Phật tử ? - 4 điều khó và 4 điều dễ trong Trung Phong Pháp Ngữ - Tụng kinh để làm gì ? - Tông Tịnh độ, quan trọng nhất là nguyện - Tất cả đều phải từ nghi đến ngộ - Tham thiền cần thọ giới Bồ Tát không ? - Không chiêm bao, không nghĩ gì hết, vậy chủ ở đâu ? - Bất phá trùng quan bất bế quan - Tìm hiểu biết và tuỳ duy n biết đều chấm dứt - Nguyên nhân gì lập ra Tam quan ? - Phá được 2 quan... không trụ nơi thiện ? - Phật tánh không dính dáng đến vô minh, Tại sao nói " Vô minh tức Phật tánh " ? - Nếu người khác vấn nạn thì làm sao ? - Tham cần xuất gia hay tại gia ? - Cô Diệu Tâm hỏi vấn đề làm ngữ lục - Tại sao ngài Nguyệt Khê nói Đại Thừa Khởi Tín Luận không phải của ngài Mã Minh ? - Ngài Tăng Triệu lại dẫn chứng Đại Thừa Khởi Tín Luận ? - Có phải thự hiện vô ngã là ngộ đạo ? - Tu tịnh độ chuyển... - Làm sao vượt qua hình thức ? - Tại sao Phật đưa cành hoa, ngài Ma Ha Ca Diếp được ngộ ? - Những người ở xa khi tham thiền gặp chướng ngại thì làm thế nào ? - Phân biệt Diệu tâm biến hiện và chơn như duy n khởi - Những điều lầm lỗi có chướng ngại cho mình không ? - Có cách nào giúp cho trẻ thơ không lọt vào " biết " ? - Sự truyền thừa của sư phụ - Tại sao sư phụ, pháp phái được truyền từ Tào Động và . DUY LỰC NGỮ LỤC QUYỂN THƯỢNG (TỪ NĂM 1983 - 1989) Ban Văn Hóa Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ chí Minh Thực Hiện Nhà Xuất Bản Tôn Giáo Hà Nội P.L.2545 - D.L. 2001 LỜI NÓI ĐẦU Quyển NGỮ LỤC. diện Nhóm thực hiện MAI THẮNG NGHĨA TIỂU SỬ 1 Thiền Sư Thích Duy Lực Tọa Chủ Từ Ân Thiền Đường Hoa Kỳ THỜI THƠ ẤU Sư hiệu DUY LỰC, tự GIÁC KHAI, thế danh LA DU sanh ngày 05 tháng 05 năm 1923,. Giác o Kinh Duy Ma Cật 3 o Đại Huệ Ngữ Lục o Tham Thiền Cảnh Ngữ (tác giả: Hòa Thượng Bác Sơn) o Thiền Thất Khai Thị Lục (tác giả: Lai Quả Thiền Sư) o Bá Trượng Quảng Lục và Ngữ Lục o Truyền