TRO CAP VA TIN DUNG TRONG XUAT KHAU ppsx

21 326 0
TRO CAP VA TIN DUNG TRONG XUAT KHAU ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

B GIO DC V ĐO TO TRƯỜNG ĐI HỌC MỞ TP HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ & LUẬT  BÀI TIỂU LUẬN KINH TẾ QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: TRỢ CẤP V TÍN DNG XUẤT KHẨU NHÓM SVTH: VICTORY GVHD: THẦY BÙI ANH SƠN NĂM 2011 1 LỜI NÓI ĐẦU Hội nhập vào nền kinh tế thế giới tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh tế nhiều nước. Việc mở rộng thị trường xuất khẩu đã trở thành vấn đề sống còn đối với nhiều nước đặc biệt là các nước đã tận dụng được lợi thế quy mô lớn, công suất hoạt động dư thừa đòi hỏi phải tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Và cuộc cạnh tranh tìm kiếm thị trường xuất khẩu trên thế giới đang ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt hơn với sự góp mặt của rất nhiều nhà xuất khẩu trong khu vực Đông Nam Á và các nhà xuất khẩu có tiềm lực lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản ,Mỹ Các quốc gia này đều đã có biện pháp khuyến khích xuất khẩu như tài trợ xuất khẩu thông qua việc cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu nước ngoài, cấp tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu thông qua hoạt động của các ngân hàng xuất khẩu, các ngân hàng thương mại và các tổ chức cho vay tư nhân khác hay trợ cấp xuất khẩu như đối với mặt hàng nông sản để các mặt hàng xuất khẩu có thể có ưu thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đặc biệt một số nước đã sử dụng biện pháp bán phá giá hàng hoá để chiếm lĩnh thị trường nước ngoài. Trợ cấp nông sản và bán phá giá hàng hoá là những biện pháp đang bị chỉ trích nhiều nhưng những hoạt động này vẫn diễn ra và đem lại những thành công nhất định cho các nhà xuất khẩu các nước này và đe doạ đến nền kinh tế các nước khác.Việt Nam trong mấy năm qua đã phát triển nền kinh tế hướng về xuất khẩu và thực tế đã gặt hái được nhiều thành tựu. Nhưng cũng phải thừa nhận rằng hàng xuất khẩu của Việt Nam còn đơn điệu và thiếu tính cạnh tranh. Tuy nhiên, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế hội nhập và cần có những biện pháp để hàng hoá Việt Nam có thể tham gia cạnh tranh trên thị trường thế giới. Từ lý do đó chúng tôi muốn tìm hiểu thực tiễn sử dụng một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu của một số nước và đưa ra một số biện pháp đối với xuất khẩu ở Việt Nam. Do khuôn khổ bài tiểu luận và thời gian nghiên cứu không nhiều, cộng với năng lực nghiên cứu của chúng tôi còn hạn chế nên bài luận không thể tránh khỏi sai sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy và các bạn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! 2 CHƯƠNG I:TRỢ CẤP XUẤT KHẨU I. KHI NIỆM V CC HÌNH THỨC VỀ TRỢ CẤP XUẤT KHẨU: 1. Khái niệm: - Trợ cấp xuất khẩu: sự ưu đãi về tài chính hay cung cấp tiền bổ trợ của chính phủ một nước, công đoàn cùng nghề hay tổ chức độc quyền quốc tế cho doanh nghiệp xuất khẩu hay người sản xuất nhằm giảm giá hàng hoá xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới. Ví dụ: chương trình thưởng xuất khẩu của Chính phủ theo đó doanh nghiệp được thưởng 100 đồng cho mỗi sản phẩm xuất khẩu được. Tuy nhiên, việc chính phủ đơn thuần trợ cấp cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu không thể nghiễm nhiên dẫn đến kết luận là trợ cấp xuất khẩu mà còn cần xem xét đến một số yếu tố khác. Trợ cấp xuất khẩu thường có hệ quả là hàng xuất khẩu được bán trên thị trường nước ngoài với giá thấp hơn trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu. P Trợ cấp $2.200 S $2.000 D q4 q2 q1 q3 Q(1.000 tấn) 15 20 30 35 Q - Như sơ đồ trên, giả sử giá cà phê thế giới là 2000$/ tấn và ở mức giá này thì sản xuất đạt 30.000 tấn, tiêu dùng nội địa là 20.000 tấn, xuất khẩu sẽ là 10.000 tấn (q1-q2). - Để khuyến khích xuất khẩu nhà nước quy định với mỗi tấn cà phê xuất khẩu sẽ thưởng 10%( 200$). Chính vì vậy, nhà xuất khẩu tăng doanh thu do có trợ cấp nên sản xuất trong nước tăng lên 35.000 tấn. Nhưng do giá bán tăng lên nên lượng tiêu dùng nội địa giảm xuống còn 15.000 tấn và lượng xuất khẩu tăng lên là 20.000 tấn(q3-q4). Đó chính là tác động của trợ cấp xuất khẩu. 3 2.Các hình thức trợ cấp xuất khẩu - Trợ cấp trực tiếp:  Là loại trợ cấp mà chính phủ hỗ trợ tài chính trực tiếp cho doanh nghiệp xuất khẩu, nhà xuất khẩu hoặc đối với các loại hàng hóa chịu nhiều tác động biến động của giá cả nhất như mặt hàng nông sản.  Thông qua các biện pháp sau: giảm hoặc miễn thu thuế trực thu, đối với các nhà xuất khẩu lần đầu tham gia nhập khẩu sang các thị trường mới.  hỗ trợ lãi suất, bù lỗ cho doanh nghiệp xuất khẩu (gạo, thịt lợn và cà phê, rau quả đóng hộp)  thưởng xuất khẩu, dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng mới có chất lượng cao, sử dụng nhiều lao động hay nguyên liệu trong nước. - Trợ cấp gián tiếp:  Là loại trợ cấp mà nhà nước gián tiếp hỗ trợ doanh nghiệp, nhà xuất khẩu, hoặc ngành sản xuất nhằm mang lại lợi ích cho doanh nghiệp hoặc ngành xản xuất.  Thông qua các biện pháp sau: khuyến khích các doanh nghiệp phát triển. Cho vay vốn với lãi xuất thấp, giảm thuế với một số mặt hàng xuất khẩu,trợ giá cho các mặt hàng cần thiết, bảo hộ sản phẩm trong nước . …. II. MC ĐÍCH CỦA TRỢ CẤP XUẤT KHẨU - Thực hiện mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu của đất nước.  Chính phủ các nước thường chủ động tiến hành trợ cấp cho các doanh nghiệp và sản phẩm của nước mình nhằm đạt được một số mục tiêu kinh tế-xã hội nhất định như bảo hộ sản xuất trong nước, hỗ trợ phát triển ngành non trẻ hay ngành trọng điểm của nền kinh tế, khuyến khích đầu tư, cải thiện thu nhập của nhà sản xuất, bù đắp chi phí đầu tư ban đầu quá lớn. - Nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp  Chính phủ có thể trợ cấp trực tiếp cho nhà sản xuất hoặc trợ cấp gián tiếp thông qua đầu vào cho nhà sản xuất. Với mọi hình thức trợ cấp, lợi thế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong những ngành được trợ cấp luôn được cải thiện và nâng cao. 4 - Ổn định an sinh xã hội  Trợ cấp góp phần duy trì ổn định công ăn việc làm, hạn chế thất nghiệp, bảo đảm trật tự và ổn định xã hội, đặc biệt là những khoản trợ cấp dành cho các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, đứng trước nguy cơ bị đóng cửa, phá sản. Sự hỗ trợ của chính phủ có thể giúp các doanh nghiệp này khỏi bị sụp đổ nhanh chóng, thúc đẩy các doanh nghiệp cơ cấu lại sản xuất, tự điều chỉnh khả năng thích nghi và cạnh tranh trong thời kỳ quá độ do những khó khăn mà môi trường thương mại quốc tế tạo ra. - Điều chỉnh cơ cấu kinh tế và phân bố nguồn lực.  Trợ cấp cũng có thể được sử dụng nhằm khuyến khích những ngành sản xuất kém sức cạnh tranh giảm công suất dư thừa hoặc rút khỏi những lĩnh vực hoạt động không hiệu quả hoặc không sinh lợi. Nhờ đó, quá trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động được diễn ra suôn sẻ hơn, góp phần thúc đẩy phân bổ nguồn lực thích hợp, hiệu quả và khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh với nước ngoài. III. TC ĐNG CỦA TRỢ CẤP XUẤT KHẨU 1. Đối với nước xuất khẩu - Với mọi hình thức trợ cấp, lợi thế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong những ngành được trợ cấp luôn được cải thiện và nâng cao. Chẳng những có thể ngăn cản, hạn chế hàng nhập khẩu, trợ cấp sản xuất nội địa đồng thời còn có thể khiến cho cam kết ràng buộc thuế quan trong khuôn khổ WTO mất tác dụng, duy trì bảo hộ sản xuất nội địa. - Đối với những ngành công nghiệp non trẻ, bước đầu còn nhỏ bé về quy mô, yếu kém về năng lực cạnh tranh thì trợ cấp từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng quy mô, góp phần khởi động và đẩy nhanh sự phát triển của ngành. Đối với những công ty mới gia nhập thị trường, thiếu vốn để trang trải chi phí rất cao trong thời gian đầu, khó cạnh tranh nổi với những công ty “đàn anh” đã trụ vững trên thị trường thì hỗ trợ của chính phủ có thể bù đắp cho những khoản thua lỗ phát sinh trong những năm đầu, đưa công ty vào quỹ đạo phát triển ổn định. - Đẩy mạnh xuất khẩu thông qua tác động trung gian là cải thiện lợi thế cạnh tranh xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu. Về lý thuyết, nhờ có trợ cấp 5 xuất khẩu, thị phần sản phẩm liên quan của nước xuất khẩu trên thị trường thế giới có thể được mở rộng hơn mức hợp lý mà thực lực nước xuất khẩu có thể tự mình giành được không có sự can thiệp của trợ cấp xuất khẩu. Trợ cấp xuất khẩu làm cho hàng xuất khẩu sang nước khác (nước nhập khẩu) có lợi thế cạnh tranh hơn. - Trợ cấp xuất khẩu còn làm tăng lợi thế cạnh tranh của hàng xuất khẩu được trợ cấp so với hàng xuất khẩu không được trợ cấp của các nước khác vào thị trường thứ ba và ngăn cản hàng xuất khẩu của các nước khác vào thị trường này. Với lợi thế cạnh tranh nhờ trợ cấp hàng xuất khẩu của nước trợ cấp có thể đẩy lùi các đối thủ cạnh tranh trên thị trường nước khác và chiếm được thị phần vượt mức hợp lý trong thương mại xuất khẩu thế giới. - Trợ cấp kích thích sự lan truyền của hiệu ứng tích cực và khắc phục hiệu ứng tiêu cực.Trợ cấp có khả năng tạo ra hiệu ứng tích cực theo dây chuyền. Ví dụ, việc Chính phủ hỗ trợ ngành viễn thông sẽ góp phần phát triển cơ sở hạ tầng thông tin của nền kinh tế, tạo điều kiện cho các ngành khác hạ giá thành sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh. Như vậy, lợi ích của trợ cấp có thể lan rộng sang các ngành khác ngoài chính bản thân ngành được trợ cấp trực tiếp. - Bên cạnh tác dụng kích thích sự lan truyền của hiệu ứng tích cực, trợ cấp còn có thể khắc phục các thất bại của thị trường một các có hiệu quả. Ví dụ, một công ty bỏ công sức đào tạo nhân công, đầu tư vào nghiên cứu công nghệ mới nhưng rồi công nghệ mới bị sao chép hoặc nhân công lại bị lôi kéo và sử dụng bởi đối thủ cạnh tranh không phải tốn công sức và chi phí ban đầu để đầu tư cho đào tạo hoặc nghiên cứu. Chi phí đối thủ phải bỏ ra rất nhỏ (trả lương cao hơn một chút cho người lao động đã được đào tạo so với mức lương cũ của họ, …) trong khi lợi ích thu về lại rất lớn. Còn công ty ban đầu khó duy trì được khả năng cạnh tranh như trước trên thị trường vì chi phí sản phẩm bao hàm cả chi phí đào tạo kiến thức cho công nhân, v.v Do tác động ngoại ứng này, nếu không có sự hỗ trợ từ phía Chính phủ, không công ty nào muốn đầu tư vào đào tạo nghề nghiệp chuyên môn cho nhân viên hoặc đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển, cải tiến công nghệ trong khi những hoạt động này lại rất cần. - Trợ cấp có thể được sử dụng như một công cụ để mặc cả,nếu một nước không duy trì trợ cấp thì vị thế mặc cả của nước đó trong đàm phán thương mại có thể kém hơn một nước duy trì trợ cấp. Chẳng hạn, nước duy trì trợ cấp có thể chấp nhận loại bỏ một số biện pháp trợ cấp hoặc cắt giảm mức trợ cấp nhất định để đánh đổi lấy nhân nhượng giảm thuế của nước khác. 2.Đối với nước nhập khẩu - Nhờ có trợ cấp, hàng nước ngoài xuất sang thị trường nước nhập khẩu sẽ tăng đáng kể về lượng tuyệt đối hoặc tương đối so với lượng sản xuất trong nước của nước nhập khẩu. Hoặc giá hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp có thể sụt 6 mạnh so với giá sản phẩm tương tự do nước nhập khẩu sản xuất. Hoặc nữa là hàng nhập khẩu được nước ngoài trợ cấp sẽ chèn ép giá sản phẩm cạnh tranh trên thị trường nước nhập khẩu hay ngăn cản không cho giá tăng trong khi lẽ ra theo quy luật thị trường bình thường thì giá phải tăng. - Hàng hóa nước nhập khẩu giảm sút sự cạnh tranh với hàng hóa nước xuất khẩu trong thị truong nội địa, , khiến cho những công ty mới thành lập còn non kém sẻ mất dần sức cạnh tranh dẫn tới nguy cơ bi phá sản nếu không có sự hổ trợ của quốc gia đó. - Đối với những ngành công nghiệp non trẻ, bước đầu còn nhỏ bé về quy mô, yếu kém về năng lực cạnh tranh thì trợ cấp từng bước mất dần khả năng cạnh tranh,quy mô và thị trường ngày càng bị thu hẹp dẫn tới làm chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế nước nhập khẩu. - Đối với các công ty hoặc các ngành được trợ cấp chỉ mong muốn sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, mà không sản xuất hàng hóa để tiêu thụ trong thị trường nội địa. IV. QUY ĐỊNH CỦA WTO VỀ TRỢ CẤP XUẤT KHẨU - WTO quy định, trợ cấp là "những lợi ích mà Chính phủ đem lại cho một đối tượng nhất định và có thể lượng hoá về mặt tài chính". WTO có hai bộ tiêu chuẩn về trợ cấp. Một bộ áp dụng cho nông sản, được đề cập trong Hiệp định Nông nghiệp (AoA – agreement on agriculturer). Một bộ áp dụng cho sản phẩm phi nông nghiệp, được quy định trong Hiệp định về Trợ cấp và Biện pháp đối kháng (SCM - Subsidies Countervailing Measures). 1. Trợ cấp đèn xanh: - Trợ cấp đèn xanh là loại trợ cấp được thực hiện mà không bị khiếu kiện, bao gồm các loại sau: Trợ cấp nhằm điều chỉnh những phương tiện sản xuất thích nghi với những đòi hỏi về môi trường, miễn là trợ cấp 1 lần, không lặp lại và giới hạn ở mức 20% chi phí cho việc thích nghi đó, Bao gồm các loại trợ cấp sau đây:  Trợ cấp riêng biệt: Tức là các loại trợ cấp không hướng tới một (một nhóm) doanh nghiệp/ngành/khu vực địa lý nào. Tiêu chí để hưởng trợ cấp là khách quan; không cho cơ quan có thẩm quyền cấp khả năng tuỳ tiện xem xét và không tạo ra hệ quả ưu đãi riêng đối với bất kỳ đối tượng nào.  Các trợ cấp sau (dù cá biệt hay không cá biệt): o Trợ cấp cho hoạt động nghiên cứu do các công ty, tổ chức nghiên cứu tiến hành (với một số điều kiện về loại trợ cấp và mức trợ cấp cụ thể) 7 o Trợ cấp cho các khu vực khó khăn (với các tiêu chí xác định cụ thể về mức thu nhập bình quân hoặc tỷ lệ thất nghiệp) .Vùng khó khăn phải được xác định ranh giới một cách rõ ràng về địa lý (một trong những tiêu thức xác định vùng khó khăn là chỉ tiêu GDP bình quân đầu người không vượt quá 85% GDP bình quân đầu người của khu vực). o Trợ cấp để hỗ trợ điều chỉnh các điều kiện sản xuất cho phù hợp với môi trường kinh doanh mới. o Các nước thành viên có thể áp dụng các hình thức này mà không bị thành viên khác khiếu kiện (tức là loại trợ cấp được phép vô điều kiện). 2.Trợ cấp đèn vàng: - Trợ cấp đèn vàng là loại trợ cấp mang tính đặc thù, không phổ biến, đối tượng nhận trợ cấp được giới hạn trong phạm vi: một doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp; một lĩnh vực công nghiệp hay một nhóm ngành công nghiệp; một khu vực địa lý được định rõ nằm trong phạm vi quyền hạn của cơ quan thẩm quyền cấp phép. Trợ cấp loại này được sử dụng nhưng chỉ dừng ở mức không gây “tác động bất lợi cho các nước thành viên”. Tác động bất lợi được nêu rõ trong Hiệp định gồm: Ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành sản xuất trong nước. Làm vô hiệu hoá và suy yếu các ưu đãi thuế quan đã đạt được trong đàm phán thương mại.Làm tổn hại tới quyền lợi của nước khác. - Bao gồm tất cả các loại trợ cấp có tính cá biệt (trừ các loại trợ cấp đèn xanh). Nó là loại trợ cấp riêng biệt cho một ngành hoặc một vùng , gây lệch lạc thương mại, tuy không bị cấm sử dụng nhưng có thể bị “trả đũa” như đánh thuế chống trợ cấp hoặc bị kiện ra WTO. 3. Trợ cấp bị cấm (trợ cấp đèn đỏ ) bao gồm 2 loại sau: - Trợ cấp xuất khẩu: trợ cấp này căn cứ vào kết quả xuất khẩu . ví dụ thưởng xuất khẩu, trợ cấp nguyên liệu đầu vào để xuất khẩu, miễn thuế/ giảm thuế cao hơn mức mà sản phẩm tương tự bán trong nước được hưởng, ưu đãi bảo hiểm xuất khẩu, ưu đãi tín dụng… - Trợ cấp thay thế xuất nhập khẩu nhằm ưu tiên sử dụng hàng nội địa so với hàng nhập khẩu - Đây là những hình thức trợ cấp mà hiện tại tất cả các thành viên WTO điều bị cấm áp dụng. V. XU HƯỚNG TRỢ CẤP XUẤT KHẨU HIỆN NAY. 8 - Vòng đàm phán Doha là nỗ lực kêu gọi giảm những trợ cấp trực tiếp có thể làm méo mó hoạt động thương mại, khuyến khích sử dụng hình thức trợ cấp gián tiếp có lợi cho phát triển và bảo vệ môi trường chung. - Hiện nay, rất nhiều thành viên của WTO duy trì các chương trình trợ cấp sâu rộng. Song nhiều trợ cấp có thể gây thiệt hại lớn đến sự phát triển chung.Vì vậy theo tiến trình chung khi gia nhập WTO là phải xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu đối với tất cả các mặt hàng. CHƯƠNG II: TÍN DNG XUẤT KHẨU I. KHI NIỆM V CC HÌNH THỨC TÍN DNG XUẤT KHẨU. 1. Khái niệm tín dụng xuất khẩu - Ta có thể hiểu một cách tổng quát tín dụng là việc chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (hình thái tiền tệ hay hiện vật) từ chủ thể này sang chủ thể khác nhằm mục đích kinh doanh theo nguyên tắc hoàn trả, có kỳ hạn và được đền bù. Nguyên tắc cơ bản của tín dụng là hoàn trả đúng hạn với giá trị hoàn trả thường lớn hơn giá trị lúc cho vay. Trong cuốn Tư bản luận, K.Marx định nghĩa tín dụng là : "Đem tiền cho vay với tư cách là một việc có đặc điểm là sẽ quay trở về điểm xuất phát của nó và đồng thời lại lớn thêm trong quá trình vận động". 2. Các hình thức tín dụng xuất khẩu. - Nhà nước trực tiếp cho nước ngoài vay tiền với lãi suất ưu đãi để nước vay sử dụng số tiền đó mua hàng của nước cho vay:  Thực chất là việc bán chịu có thời hạn . Đây là một hiện tượng phổ biến trong thương mại thế giới, chiếm 70% khối lượng hàng hoá trên thị trường. Hiện tượng này bắt nguồn từ bối cảnh thương mại thế giới khi mà hầu hết các nước đang phát triển, đặc biệt các nước chậm phát triển gặp khó khăn về tài chính. Do đó việc nhập khẩu máy móc, thiết bị với giá trị ngày càng cao vượt quá khả năng thanh toán của nước nhập khẩu. Trong khi đó, giữa các nước xuất khẩu lại diễn ra một cuộc cạnh tranh dữ dội . Để thắng trong cạnh tranh buộc người xuất khẩu phải bán chịu với điều kiện tín dụng xuất khẩu có lợi cho người mua. 9  Nguồn vốn cho vay thường lấy từ ngân sách Nhà nước. Việc cho vay này thường kèm theo các điều kiện kinh tế và chính trị có lợi cho nước cho vay. - Nhà nước đảm bảo tín dụng xuất khẩu:  Nhà nước đảm bảo gánh vác mọi rủi ro xảy ra đối với khoản tín dụng mà nhà xuất khẩu nước mình dành cho nhà nhập khẩu nước ngoài. Phần lớn hàng hoá trong buôn bán quốc tế được thực hiện trên cơ sở tín dụng. Tín dụng là phương tiện quan trọng đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hoá ở thị trường nước ngoài. Buôn bán trên cơ sở tín dụng đối với nhà xuất khẩu có thể xảy ra việc không đảm bảo thanh toán hoặc thanh toán không đúng yêu cầu về thời gian và số lượng.  Có hai loại rủi ro thường xảy ra đối với khoản tín dụng : o Rủi ro kinh tế : khả năng tài chính của người mua không đủ để thanh toán tín dụng. o Rủi ro chính trị : những sự kiện xảy ra ngoài khả năng tài chính khiến cho người mua không thể thanh toán được khoản tín dụng.  Bảo đảm tín dụng xuất khẩu khiến cho nhà xuất khẩu yên tâm và mở rộng xuất khẩu. Ngày nay tín dụng xuất khẩu được thực hiện với thời hạn từ 5-7 năm. Trong trường hợp giữa các nước có hiệp định tay đôi thời hạn có thể kéo dài đến 15-20 năm.  Để cho nhà xuất khẩu quan tâm dến việc kiểm tra khả năng thanh toán của người nhập khẩu và quan tâm đến việc thu tiền của người mua sau khi hết thời hạn tín dụng, Nhà nước không đảm bảo trả hoàn toàn khoản tín dụng mà chỉ một phần nhất định, thường khoảng 60-70% khoản tín dụng. - Nhà nước cấp tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu trong nước:  Vốn bỏ ra cho việc sản xuất và thực hiện một hợp đồng xuất khẩu thường là rất lớn. Người xuất khẩu cần có thêm vốn để kéo dài các khoản tín dụng ngắn hạn mà họ dành cho người mua nước ngoài. Đặc biệt, khi bán hàng theo phương pháp bán chịu thu tiền hàng xuất khẩu sau thì việc cấp tín dụng xuất khẩu trước khi giao hàng hết sức quan trọng. Các ngân 10 [...]... giám sát và nhóm các mặt hàng cơ khí - Thông tin từ Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) cho biết, trong 3 năm qua, tín dụng đầu tư nhà nước qua Ngân hàng phát triển đã có mức tăng bình quân 78%/năm Đến thời điểm này, VDB đang quản lý cho vay trên 3.260 dự án đầu tư với tổng mức đầu tư khoảng 430.000 tỷ đồng; trong đó vốn do VDB cho vay khoảng 160.000 tỷ đồng Trong lĩnh vực hỗ trợ xuất khẩu, hiện VDB có... thành 74,4% kế hoạch xuất khẩu đặt ra trong năm 2010 - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục có sự đóng góp và ảnh hưởng lớn trong cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam mà thể hiện rất rõ trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu với 3,11 tỷ USD và hiệu quả hoạt động với 81,5% hoàn thành kế hoạch Với kết quả đó, các doanh nghiệp này đã đem về tới 20,87 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm 2010, chiếm trên... thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo nên sự cân bằng trong cán cân thanh toán xuất nhập của nhà nước, trong đó vai trò của ngân hàng lúc này hết sức quan trọng để góp phần thực hiện thắng lợi các chiến lược kinh tế Thông qua tài trợ ngân hàng giúp doanh nghiệp xuất khẩu cũng như doanh nghiệp nhập khẩu thực hiện được những thương vụ lớn: có những thương vụ trong thương mại quốc tế đòi hỏi nguồn vốn rất lớn... dụng xuất khẩu đóng vai trò quan trọng đối với các ngân hàng thương mại bởi vì đây là mảng dịch vụ tạo nguồn thu phí và lãi lớn nhất trong số các dịch vụ kinh doanh đối ngoại của ngân hàng, đặc biệt là các 12 ngân hàng thương mại ở những nước đang phát triển như Việt Nam Có nhiều loại lãi suất trong quá trình cung cấp tín dụng như lãi cho vay thanh toán, lãi chiết khấu chứng từ, lãi vay bắt buộc (bằng... Nhật Bản, Malaysia, Austraylia, Thụy Sĩ, Trung Quốc và Singapore, trong đó Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất b.Về tín dụng hỗ trợ xuất khẩu Lãi suất cho tín dụng xuất khẩu Đơn vị : % 61-65 Tổng vay nợ xuất khẩu/ tổng vay 4,5 66-72 7,6 73-81 13,3 82-86 10,2 87-96 3,1 99-2001 1.1 nợ ngân hàng Lãi suất cho vay xuất khẩu(A) Lãi suất cho vay chung(B) (B)-(A) Lạm phát 6,1 22,3 17,1 12,3 9,7 17,3 7,6 17,8... là 20,87 tỷ USD, tăng 41,4% so với cùng kỳ một năm trước đó - Một số mặt hàng xuất khẩu  Hàng dệt may: xuất khẩu trong tháng đạt 1,14 tỷ USD, tăng 5,4% so với tháng 7, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 8 tháng năm 2010 đạt gần 7 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2009 .Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 4,26 tỷ USD, tăng 23,2% và chiếm 61% trị giá hàng dệt may xuất... về hoạt động xuất khẩu của việt nam trong 8 tháng đầu năm 2010 - Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong tháng 8/2010 đạt 14,11 tỷ USD, tăng 8,2% so với tháng trước Tính đến hết tháng 8, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của cả nước đạt gần 98,33 tỷ USD, tăng 23,6% so với cùng kỳ năm 2009 Trong đó xuất khẩu là 45,4 tỷ USD,... người xuất khẩu và nhập khẩu là cơ sở quan trọng để ngân hàng cấp tín dụng sau khi giao hàng Tín dụng sau khi giao hàng thường được vay để trả các khoản tín dụng trước khi giao hàng Nó còn được vay cho các khoản tiền thuế sẽ được hoàn lại trong tương lai cho người xuất khẩu II VAI TRÒ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU - Tín dụng xuất khẩu: là một mảng dịch vụ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng không những đối với các doanh... tăng 4,6% so với tháng trước Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt 113 triệu USD, tăng 17,9%; thị trường EU đạt 108 triệu USD, giảm 1% và xuất sang thị trường Nhật Bản đạt 89,8 triệu USD, giảm 0,3% so với tháng 7 Tính đến hết tháng 8, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đạt 2,98 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2009 Các đối tác chính nhập khẩu hàng thuỷ sản trong 8 tháng qua lần lượt... với cùng kỳ năm trước  Dầu thô: lượng xuất khẩu dầu thô trong tháng là 572 nghìn tấn, tăng 15,1%, kim ngạch xuất khẩu đạt 341 triệu USD, tăng 20,3% so với tháng 7/2010 Tính đến hết tháng 8/2010, lượng dầu thô xuất khẩu của nước ta đạt gần 5,5 triệu tấn, giảm 44,3% và kim ngạch đạt 3,3 tỷ USD, giảm 20,7% so với cùng kỳ năm 2009 Dầu thô của nước ta trong 8 tháng/2010 chủ yếu được xuất sang Ôxtrâylia với . Tác động bất lợi được nêu rõ trong Hiệp định gồm: Ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành sản xuất trong nước. Làm vô hiệu hoá và suy yếu các ưu đãi thuế quan đã đạt được trong đàm phán thương mại.Làm. cho vay. Trong cuốn Tư bản luận, K.Marx định nghĩa tín dụng là : "Đem tiền cho vay với tư cách là một việc có đặc điểm là sẽ quay trở về điểm xuất phát của nó và đồng thời lại lớn thêm trong. xuất khẩu trong tháng đạt 1,14 tỷ USD, tăng 5,4% so với tháng 7, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 8 tháng năm 2010 đạt gần 7 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2009 .Trong đó,

Ngày đăng: 08/08/2014, 08:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan