1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài: Khủng hoảng nợ ở Hy Lạp ppsx

59 346 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Đề tài: Khủng hoảng nợ ở Hy Lạp 1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG 6 1.1. Lý thuyết chung về khủng hoảng nợ công. 6 1.1.1. Nợ công. 6 1.1.2. Khủng hoảng nợ công. 13 1.2. Lịch sử các cuộc khủng hoảng nợ trên thế giới 14 1.2.1. Khủng hoảng nợ Argentina (1999 - 2002) 15 1.2.2. Khủng hoảng nợ Indonesia (1997) 18 1.2.3. Khủng hoảng nợ châu Âu (2010) 20 CHƯƠNG 2: KHỦNG HOẢNG NỢ HY LẠP. 24 2.1. Một số nét khái quát về Hy Lạp. 24 2.2. Khủng hoảng nợ Hy Lạp 2010. 25 2.2.1.Diễn biến. 25 2.2.2. Nguyên nhân. 29 2.2.2.1. Tham nhũng có hệ thống. 29 2.2.2.2. Bệnh thành tích khi gia nhập EU 31 2.2.2.3. Năng lực quản lý vĩ mô. 34 2.3. Tác động đến đồng tiền chung Châu Âu. 42 2.3.1 Khái quát chung về đồng Euro. 42 2.3.1.1 Lịch sử hình thành. 42 2.3.1.2 Các nước tham gia. 45 2.3.1.3 Ký hiệu tiền tệ. 45 2.3.2. Đồng Euro trước khủng hoảng nợ Hy Lạp. 47 2.3.2.1. Tác động kinh tế. 47 2.3.2.2. Tác động về lạm phát của đồng Euro. 47 2.3.2.3. Euro trong hệ thống tiền tệ toàn cầu. 48 2.3.3. Đồng Euro sau khủng hoảng nợ Hy Lạp. 50 2.3.3.1 Tỷ giá. 51 2.3.3.2 Dự trữ ngoại hối trên toàn cầu. 56 2.3.3.3 Giá trị thực của Đồng Euro. 55 CHƯƠNG 3: BÀI HỌC VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 57 3.1. Bài học cho các nước Liên minh Châu Âu. 57 3.2. Bài học cho ý tưởng về đồng tiền chung của ASEAN 59 3.3. Bài học về quản lý nợ công cho Việt Nam 63 3.3.1. Tình hình nợ công của Việt Nam 63 3.3.2. Nguy cơ từ nợ công. 65 3.3.3. Một số kiến nghị 66 KẾT LUẬN 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 77 PHỤ LỤC 78 2 LỜI MỞ ĐẦU Bắt đầu ý tưởng được cho là “không tưởng“ về một châu Âu thống nhất, trải qua mấy thế hệ gian khổ nỗ lực, những người dân trên“lục địa già“ cảm thấy hoan hỉ vì những thành tựu đạt được khiến thế giới kính nể trong việc nhất thể hoá kinh tế và chính trị. Những gì mà châu Âu gặt hái trên con đường đi tới “Liên bang châu Âu“ tới nay được phản ánh rõ nét nhất ở sự ra đời đồng tiền chung euro. Nhưng không ai ngờ 50 năm sau khi Tuyên ngôn Schumann (đánh dấu ý tưởng hợp nhất các nước châu Âu) đồng tiền chung của “lục địa già“ phải đối mặt với mối đe doạ nghiêm trọng từ cuộc khủng hoảng nợ công Hy Lạp. Sự hiện hữu của "bóng ma" khủng hoảng nợ đã và đang làm đau đầu các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU). Gói cứu trợ dài hạn EU/IMF 110 tỷ euro dành cho Hy Lạp, đạt được sau nhiều tuần tranh cãi, đã chứng tỏ mức độ nghiêm trọng của "cơn sóng ngầm" nợ công. Khủng hoảng nợ của Hy Lạp là bài kiểm tra lớn nhất về mức độ tín nhiệm mà khu vực Eurozone phải đối mặt kể từ khi chính sách sử dụng một đồng tiền duy nhất được đi vào đời sống. 3 I. Thực trạng Hy Lạp và khu vực eurozone trước khi khủng hoảng nợ công xảy ra: I.1. Thực trạng khu vực đồng tiền chung eurozone: Ngày 1/1/2009, eurozone chính thức kết nạp thêm Slovakia nâng tổng số nước sử dụng chung đồng tiền euro lên con số 16, với dân số hơn 300 triệu người, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên 12.000 tỉ Euro. Đến nay, sau 11 năm phát triển, khu vực đồng tiền chung châu Âu đã phát triển, trải qua những thăng trầm. Đồng Euro đã trở thành một công cụ thanh toán toàn cầu và trở thành một đối trọng với đồng USD của Mỹ . Trước giai đoạn khủng hoảng tài chính 2008, nền kinh tế của khu vực eurozone đã có những thành tựu nhất định: Tỉ lệ tăng trưởng GDP hàng năm của khu vực đồng Euro từ năm 1999 - 2007 ở mức trung bình 2.59% /năm, và có lúc lên cao nhất vào năm 2006: 3.5%; giá trị GDP trung bình trong khoảng thời gian từ năm 1999 – 2007 là khoảng 8200 tỷ USD/năm. Trong giai đoạn trên, Euro đã góp phần tạo thêm 15 triệu việc làm mới khiến thương mại và du lịch trở nên dễ dàng hơn. Có được điều đó là do việc gia nhập vào khu vực đồng tiền chung châu Âu, sử dụng chung 1 đơn vị tiền tệ đã hình thành nên 1 thị trường thống nhất về vốn, sức lao động, hàng hóa và giúp cho các giao dịch trong khối diễn ra thuận tiện và dễ dàng, giúp các nước trong khu vực tận dụng được các nguồn lực sẵn có cũng như các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển. 4 Biểu đồ về tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của khu vực Euro ( 1999-2007 ) Đơn vị : % Nguồn : TradingEconomics.com; European Commission Ngoài ra, do có một Ngân hàng trung ương cho cả khu vực cùng với chính sách tiền tệ độc lập và không hề chịu sự tác động hay can thiệp của bất kỳ một quốc gia nào trong nội bộ khối nên kể từ khi thành lập, ECB đã giữ được tỷ lệ lạm phát ở mức hợp lý, góp phần giữ ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát cho các hoạt động của nền kinh tế. Cụ thể, trong giai đoạn 1999-2007, giá cả ở Châu Âu tăng với tốc độ bình quân vào khoảng 2.2% mỗi năm bất chấp giá lương thực và nhiên liệu có xu hướng leo thang liên tục trong những năm gần đây. 5 Biểu đồ về tỷ lệ lạm phát của khu vực đồng Euro( 1999 – 2007 ) Đơn vị : % Nguồn : TradingEconomics.com; European Commission Bên cạnh đó, ECB đã duy trì một mức lãi suất ổn định, điều này đã giúp hạn chế những biến động lớn có thể gây ra rủi ro cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp. Lãi suất bình quân ở mức 2,89% năm trước giai đoạn khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới 2008. Nhờ sự ổn định và tăng trưởng kinh tế mà mức sống của người dân trong khu vực Eurozone tăng lên, thể hiện qua sự gia tăng thu nhập bình quân đầu người. Tính đến cuối năm 2007, thu nhập bình quân của cả khu vực là khoảng 22000 USD/người; còn nếu tính theo giá sức mua tương đương thì thu nhập bình quân là khoảng 33500 USD. 6 Biểu đồ thu nhập bình quân ( 1980 – 2009 ) Đơn vị : USD Nguồn : TradingEconomics.com; The World Bank Group Không chỉ là biểu tượng của cho sự hội nhập của Châu Âu, việc ra đời đồng Euro đã tạo ra sự thay đổi lớn trong hệ thống tiền tệ thế giới. Đó là những thay đổi trong việc thanh toán các loại dịch vụ và buôn bán quốc tế, kể cả các giao dịch trên thị trường chứng khoán khi đồng Euro trở thành một phương tiện thanh toán tương đối ổn định và có sức chuyển đổi cao, khiến Euro dần trở thành 1 trong những kênh đầu tư an toàn. Bên cạnh đồng USD dự trữ như trước đây thì NHTW các nước có thêm 1 sự lựa chọn nữa là đồng Euro. Trên thực tế, dự trữ ngoại hối của các quốc gia trên thế giới bằng đồng Euro có xu hướng tăng lên chứng tỏ Euro đã được các công ty và chính phủ các nước chấp nhận như là 1 ngoại tệ mạnh. Khi mới đưa vào lưu hành, giá trị 1 Euro chưa bằng 1 USD. Tuy nhiên, đồng tiền này đã từng đạt mức kỷ lục 1 Euro đổi được 1,6 USD trong năm 2008. 7 Khu vực Eurozone chỉ chiếm 16,5% sản lượng kinh tế toàn cầu, nhưng đồng Euro lại chiếm tới 27% dự trữ ngoại hối của thế giới. Sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, tỷ trọng của Euro trong quỹ dự trữ của các NHTW trên thế giới vào năm 2005 đạt 24,3% (của USD là 66,4%) và cho tới cuối năm 2007, đã là khoảng 27,8% . Khủng hoảng kinh tế tài chính 2008 thực sự là một thách thức với khu vực đồng tiền chung eurozone. Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra vào năm 2008, kinh tế EU liên tục phải đối mặt với nhiều khó khăn như tốc độ lạm phát, tỷ lệ lạm phát cao khiến cho việc lựa chọn đối sách của khu vực EU trở nên phức tạp. Như nhận định của Ủy ban Châu Âu, khủng hoảng tài chính đã gây ra những tác động nặng nề, đã quét sạch những thành tựu mà EU đạt được trong thập kỷ qua. Sản lượng công nghiệp của EU trở lại mức của những năm 1930, 23 triệu người hay 10% dân số độ tuổi lao động bị thất nghiệp. Kinh tế các nước Eurozone lần đầu tiên kể từ ngày được thành lập năm 1999, đã rơi vào giai đoạn suy thoái, do tăng trưởng âm (GDP đều giảm 0,2%) trong hai quý liên tiếp. Sang đến đầu năm 2009, kinh tế các nước Eurozone tiếp tục sụt giảm 0.5% sau khi chỉ tăng 1.1% năm 2008. Cụ thể, mảng dịch vụ và chế tạo tại 16 nước Eurozone đều sụt giảm kỷ lục so với tháng 1/09. Ngoài ra, kinh tế khu vực Eurozone cũng đã có 4 quý liên tiếp xuất hiện tăng trưởng kinh tế âm. Lạm phát ở khu vực Eurozone tăng lên mức kỷ lục vào tháng 6/2008 với 4%, vượt cả mức dự đoán xấu nhất là 3,9% và gấp đôi so với mục tiêu 2% mà ECB đặt ra. 8 Tỷ lệ thất nghiệp ở EU lên cao nhất trong 10 năm qua ở châu lục này. Trong đó, hơn 15 triệu người đã thất nghiệp ở khu vực đồng Euro, tương đương với mức tăng 9,5% vào tháng 5/2009 so với mức 9,3% hồi tháng 4/2009. Nếu nhìn con số theo một năm, thì tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực 16 quốc gia sử dụng đồng tiền chung này là 7,5% hồi tháng 4/2008, một con số đã được cho là khá cao. Bước sang năm 2010, mặc dù đã qua đáy của khủng hoảng, bắt đầu bước sang giai đoạn phục hồi, đến tháng 5/2010, tỷ lệ thất nghiệp tại 27 nước Liên minh Châu Âu vẫn ở mức cao nhất trong thập kỷ là 9.6% còn trong khu vực eurozone là 10%, trong đó, Áo có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất là 4%, Hà Lan 4,3 %, cao nhất là tại Latvia 20% và Tây Ban Nha là 19,9%. 9 Biều đồ: Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực đồng euro từ 2008- 2010 Đơn vị : % Nguồn : TradingEconomics.com; European Commission Xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng là những động lực chính thúc đẩy kinh tế EU tăng trưởng. Khủng hoảng tài chính làm thương mại toàn cầu suy giảm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới kim ngạch xuất khẩu của EU nói chung và eurozone nói riêng. Theo “Báo cáo ổn định tài chính” của ECB tháng 12/2009 đã nâng dự tính về khoản lỗ và sự giảm giá của chứng khoán các ngân hàng thuộc 16 10 [...]... do những tác động của khủng hoảng tài chính Biểu đồ tỷ lệ lạm phát ở Hy Lạp từ 1/2002-1/2010 Đơn vị: % Nguồn: TradingEconomics.com; NSS 14 Biểu đồ tình trạng thất nghiệp của Hy lạp giai đoạn 2002-2010 Đơn vị: % Nguồn: TradingEconomics.com; European Commission II Diễn biến khủng hoảng nợ công Hy Lạp Cuộc khủng hoảng nợ bắt đầu vào tháng 12/2009 khi thủ tướng mới của đảng xã hội Hi Lạp, ông George A Papandreou,... diễn ra ở hầu hết các nước trên thế giới, không chỉ có ở Hy Lạp và EU Do vậy, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu chỉ là tác nhân thêm vào những vấn đề sẵn có trong nội tại nền kinh tế Hy Lạp Chính sách "vung tay quá trán" và "căn bệnh thành tích" đã khiến Hy Lạp trượt sâu trong vũng lầy nợ công Thực chất, nợ không phải là điều gì xấu, nhưng vấn đề đặt ra đối với mỗi quốc gia là mức nợ ấy... số nợ quốc gia của Hy Lạp lên tới con số 300 tỷ 34 euro vào năm 2009 Số nợ này được coi là khủng , vì nó tương đương với 113,4% GDP một năm của Hy Lạp Con số này không chỉ làm Chính phủ Hy Lạp lo ngại mà ngay cả EU cũng phải vội vã tìm cách trợ giúp để cứu vãn nền kinh tế Hy Lạp, tránh một sự phá sản Nhà nước có thể ảnh hưởng dây chuyền tới tất cả các nước thành viên trong EU Mức lương cao ở Hy Lạp. .. của Hy Lạp đã vượt quá khoảng 4 lần Với mức vay nợ như trên, Hy Lạp phải đối mặt với khoản nợ đến hạn thanh toán 8,5 tỷ euro (tương đương với 11,3 tỷ USD) trái phiếu chính phủ vào ngày 19/5/2010 Hầu hết các khoản nợ của Hy Lạp là ngắn hạn, trong đó, số nợ phải trả trong năm 2010 là 16% tổng nợ Định mức tín nhiệm của nước này tiếp tục đi xuống trong mắt các tổ chức quốc tế S&P tiếp tục hạ điểm của Hy Lạp. .. của Hy Lạp trong năm 2010 dự đoán sẽ vào khoảng 4% 20 III Nguyên nhân khủng hoảng nợ công Hy Lạp Tác nhân bên ngoài và rõ nét nhất thường được các nhà lãnh đạo EU đề cập là tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 Để cứu vãn nền kinh tế khỏi cơn suy thoái, chính phủ Hy Lạp đã tung ra những gói hỗ trợ khổng lồ nhằm kích thích kinh tế phát triển Gói hỗ trợ này làm gia tăng chi ngân sách và nợ. .. gây ra cho Hy Lạp được ước tính vào khoảng 8% GDP Nói cách khác, khoảng hơn 50% số thâm hụt ngân sách năm 2009 của Hy Lạp là do tham nhũng mà ra Và, điều thật nghịch lý, theo các nhà phân tích, chính sự trợ giúp của EU trong những năm qua lại là “đòn bẩy” khiến tham nhũng ở Hy Lạp tăng lên nhanh chóng Chỉ tính trong vòng 3 thập kỷ kể từ khi Hy Lạp gia nhập EU, nước này đã nhận được tổng cộng khoảng 300... đẩy nền kinh tế Hy Lạp phát triển mạnh mẽ, đồng thời nâng cao mức sống cho người dân Hy Lạp Chỉ số phát triển con người 11 xếp thứ 22 trên thế giới Tốc độ tăng trưởng thường xuyên nằm ở mức cao nhất so với các nước trong Eurozone Bình quân giai đoạn 2000 – 2009, GDP của Hy Lạp tăng trưởng khoảng 3.1%, GDP năm 2009 là 333 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 15360 USD/năm (khoảng 29000USD/năm... các bảng xếp hạng của TI về tham nhũng, cả ở EU hay chỉ trong nhóm sử dụng đồng tiền chung châu Âu thì Hy Lạp luôn “đội sổ” Theo tính toán, hàng năm, nạn tham nhũng ở Hy Lạp đã lấy đi khoảng 10% GDP của nước này Còn người dân Hy Lạp, vì tham nhũng lan tràn trong giới công chức, quan chức nên đã được coi như là những người “hối lộ chuyên nghiệp” Người dân Hy Lạp đã phải hối lộ để thi lấy bằng lái xe,... trạng Hy Lạp Hy Lạp là một quốc gia nhỏ ở Nam Âu, là thành viên của khu vực đồng tiền chung Châu Âu Dân số Hy Lạp khoảng 11 triệu người chiếm 2,2% EU, đóng góp 2.8% GDP của EU Hy Lạp có thu nhập bình quân đầu người khoảng 15360USD, bằng khoảng 2/3 các nước phát triển trong Eurozone Tỷ lệ thất nghiệp trung bình là 10.2% (trong khi tỷ lệ này ở EU là 10%) nhưng lại duy trì được tốc độ tăng trưởng cao so với... kiểm soát So sánh với Nhật Bản với khoản nợ công lên tới 10.710 tỷ USD, tương đương với số nợ bình quân đầu người là 84.435 USD, lên tới 200% GDP so với mức 60% của 20 năm trước, có sự khác biệt khá lớn giữa nợ công của nước này với nợ công của Hy Lạp, thể hiện ở chỗ, 95% trái phiếu chính phủ của Nhật Bản do người dân nước này nắm giữ, trong khi 70% nợ chính phủ Hy Lạp do người nước ngoài nắm giữ Bên cạnh . Đề tài: Khủng hoảng nợ ở Hy Lạp 1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG 6 1.1. Lý thuyết chung về khủng hoảng nợ công. 6 1.1.1. Nợ công. 6 1.1.2. Khủng. Khủng hoảng nợ công. 13 1.2. Lịch sử các cuộc khủng hoảng nợ trên thế giới 14 1.2.1. Khủng hoảng nợ Argentina (1999 - 2002) 15 1.2.2. Khủng hoảng nợ Indonesia (1997) 18 1.2.3. Khủng hoảng nợ châu. 18 1.2.3. Khủng hoảng nợ châu Âu (2010) 20 CHƯƠNG 2: KHỦNG HOẢNG NỢ HY LẠP. 24 2.1. Một số nét khái quát về Hy Lạp. 24 2.2. Khủng hoảng nợ Hy Lạp 2010. 25 2.2.1.Diễn biến. 25 2.2.2. Nguyên nhân.

Ngày đăng: 08/08/2014, 05:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng Số liệu về thực trạng nợ và thâm hụt ngân sách năm 2009 của EU. - Đề tài: Khủng hoảng nợ ở Hy Lạp ppsx
ng Số liệu về thực trạng nợ và thâm hụt ngân sách năm 2009 của EU (Trang 38)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w