1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Giáo trình kết cấu kim loại máy trục -Phần II KẾT CẤU KIM LOẠI CỦA CÁC MÁY TRỤC - Chương 6 pps

26 489 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

301 Chương 6 CẦN TRỤC THÁP §6.1.ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI. 6.1.1 – Đònh nghóa. Loại cần trục có cần mà cần được lắp ở phần trên của cột cao gọi là cần trục tháp. Cần trục tháp xây dựng là những cần trục tự di chuyển hoặc không di chuyển được đặt trên mặt đất hoặc trên sườn các tòa nhà xây dựng; các cần trục tháp này có thể tự nâng lên cao cùng với công trình trong xây dựng phổ biến nhất là các cần trục tháp chạy trên đường ray. Các thông số cơ bản của cần trục tháp xây dựng loại di động có sức cẩu từ 0,5 ÷ 25 tấn cho trong các sổ tay cần trục. 6.1.2 – Phân loại. Cần trục tháp nói chung thường có 2 loại: a) Cần trục có tháp quay: (hình 6.1) Loại này cần được quay cùng với cột, còn cột (thường gọi là tháp) thì nối cứng với bệ quay. Bệ quay này đặt trên khung di chuyển nhờ ổ đỡ cần và thiết bò quay. Tất cả các cơ cấu và đối trọng của cần trục được bố trí cân bằng trên bệ quay. b) Cần trục có tháp không quay: (hình 6.2). Loại này cần có công son đối trọng bắt với kết cấu hình nón – phễu; phễu này tựa trượt trên phần bất động phía trên của tháp và có thể quay tương đối so với trục thẳng đứng của nó. Ưu điểm cơ bản của cần trục tháp so với các loại cần trục có cần khác là có thể đặt và di động dễ dàng gần với vò trí làm việc khi xây dựng trên cao, nhờ kết cấu của cần trục tháp kiểu chữ T. Mặt khác với kết cấu kiểu chữ T cần trục tháp rất thuận lợi khi lắp ráp các công trình kiểu hình hộp. Do vậy cần trục tháp được dùng rộng rãi trong các công trình xây dựng nhà cửa, trong công nghiệp thủy công cũng như trong ngành đóng tàu. Các thông số cơ bản của cần trục có cần nói chung và cần trục tháp Hình 6.1. – Cần trục tháp kiểu tháp quay, có cần nằm ngang thay đổi tầm với nhờ xe con mang hàng. 302 nói riêng, bao gồm : tầm với của cần R; chiều cao nâng hàng H, sức nâng Q và mômen hàng M = Q.R. Các trò số R, H, Q nhận được phụ thuộc vào điều kiện làm việc của cần trục và trọng lượng hàng hoặc của cấu kiện lắp ghép. Momen hàng M = Q.R là thông số chủ yếu của cần trục bởi vì đó là thông số cơ bản để xác đònh các kích thước và loại tiết diện các bộ phận của cần trục. Người ta dùng trò số M làm đại lượng đặc trưng cho cần trục tháp. Thí dụ: cần trục có sức nâng Q = 5 tấn khi tầm với R = 20m thì M = 100T.m và người ta ký hiệu cần trục tháp có M = 100T.m là KБ – 100. Để giảm bớt số lượng cần trục sản xuất ra, người ta thống nhất quy chuẩn 8 loại kích thước cơ bản và 4 loại biến thể của nó khi thiết kế cần trục tháp. Chiều cao nâng của cần trục tháp xây dựng đạt tới 100m, còn mômen hàng M của một vài loại nặng dùng trong công nghiệp đạt tới 1400T.m. Có một số cần trục loại nặng, thực hiện điều khiển từ xa bằng vô tuyến điện, sử dụng để tự động hóa việc vận chuyển vật liệu hoặc các cấu kiện xây dựng từ kho bãi đến công trình lắp ghép. Bên cạnh hai loại trên còn có cần trục tháp tự nâng được xếp vào nhóm riêng (tr.306).[12]. Cần trục tháp còn rất nhiều cách phân loại khác nữa, xem hình (6.3a) và hình (6.3b). §6.2 – TẢI TRỌNG TÍNH TOÁN VÀ TỔ HP CỦA CHÚNG. Khi tính toán cần trục tháp người ta thường tính theo trạng thái giới hạn về độ bền và tính ổn đònh của chúng, và không tính đến độ bền mỏi bởi vì cần trục tháp thường làm việc ở chế độ nhẹ và trung bình. 6.2.1 – Các tải trọng tính toán: a) Tải trọng thẳng đứng do trọng lượng bản thân: Hình 6.2 – Cần trục tháp kiểu tháp không quay có cần nằm ngang thay đổi tầm với nhờ xe con mang hàng. 303 Tải trọng này xác đònh theo hình vẽ kết cấu, xuất phát từ việc so sánh với các kết cấu tương tự đã có, cũng có thể xác đònh gần đúng theo các công thức kinh nghiệm hoặc bằng đồ thò Hình 6.3.a – Phân loại cần trục tháp, (tr.6).[22]. a – theo hình thức kết cấu cần; b – theo hình thức kết cấu tháp; c – theo phương pháp cân bằng trọng lượng hệ cần; d – theo phương pháp gá đặt cần trục; e – theo kiểu thiết bò di chuyển; g – tổ hợp cần trục. 304 Hình 6.3.b – Phân loại cần trục tháp (tiếp theo), (tr.7).[22]. 305 (đồ thò quan hệ giữa trọng lượng bản thân với sức nâng Q). Một số công thức kinh nghiệm xác đònh trọng lượng bản thân cần trục: Trọng lượng của cần trục khi không có vật dằn (balát): – Đối với cần trục cột có độ cao trung bình khi H = (1 ÷ 1,5)R và M = Q.R = 350T.m thì có thể lấy: G = (0,7 ÷ 1,3)Q.R (Tấn) (6.1) – Đối với cần trục cột kiểu ống xếp chồng lên nhau, khi H = 2R và M = Q.R = (14 ÷ 150) T.m thì có thể lấy: G = (0,8 ÷ 3,6)Q.R (Tấn) (6.2) Trong 2 công thức trên, trò số lớn ứng với cần trục có mômen hàng nhỏ. Nếu cần trục có xe con nâng hàng di động trên cần thì trọng lượng bản thân của nó sẽ tăng thêm 15%. Trọng lượng của kết cấu thép tính theo % trọng lượng toàn bộ cần trục tùy theo loại kết cấu: – Cần trục có cột quay : (55 ÷ 60) %, – Cần trục có cột không quay : (60 ÷ 65) %, – Cần trục cột kiểu ống xếp hoặc là quay ở phía dưới : (70 ÷ 80 )%. Trong đó trọng lượng bản thân của cần tính theo đơn vò chiều dài đối với loại có sức nâng Q từ (3 ÷ 15) Tấn là (0,2 ÷ 0,4) T/m. b) Tải trọng tính toán do trọng lượng bản thân: G = n 1 .G bt ; q = n 1 .q bt (6.3) ở đây: n 1 = 1,1 là hệ số vượt tải; G bt ; q bt là trọng lượng bình thường của kết cấu thép. c) Tải trọng tính toán thẳng đứng do trọng lượng hàng: Q = n 2 .Q H (6.4) với n 2 – hệ số vượt tải xác đònh theo bảng (6.1), Q H – trọng lượng đònh mức của hàng. Bảng 6.1 – hệ số vượt tải n 2 Sức nâng của cần trục, Tấn Chế độ làm việc của cần trục. Đến 1,5 1,5 ÷ 5 > 5 Nhẹ 1,25 1,15 1,1 Trung bình 1,35 1,25 1,2 d) Tải trọng động quán tính: Tải trọng quán tính sinh ra khi tăng hoặc giảm tốc độ trong thời gian hạ hàng hoặc phanh các cơ cấu, cũng như do sự va đập và va chạm lớn ở chỗ nối ray hoặc trong cơ cấu truyền động do khe hở của các cặp lắp ghép tăng lên vì mài mòn trong quá trình làm việc. Các tải trọng này gây ra các bộ phận của cần trục ứng suất biến đổi trong một giới hạn rộng và thường vượt quá trò số ứng suất sinh ra do trọng lượng của hàng. Vì vậy khi tính toán cần trục tháp xây dựng, người ta không áp dụng phương pháp thông thường là xét đến đặc điểm động lực của tải trọng thẳng đứng bằng cách nhân tải trọng tónh với hệ số động. Khi tính toán cần trục tháp ở trạng thái làm việc người ta đề cập trực tiếp đến tải trọng quán tính sinh ra trong thời gian nâng hoặc hạ hàng P o và khi quay cần trục có mang hàng P q (xem hình 6.4). Tải trọng quán tính P qt tác dụng tại điểm tính toán bằng: P qt = m.γ (6.5) ở đây, m – khối lượng từng phần của cần trục quy về điểm tính toán; γ – gia tốc dài tính toán tại điểm này. Để đơn giản tính toán, người ta quy đổi khối lượng của từng phần riêng biệt về một hoặc 2 điểm. 3 06 Ta xác đònh 3 loại tải trọng quán tính sau đây: *) Tải trọng quán tính khi nâng hoặc hạ hàng xuất hiện do sự dao động của khối lượng cần trục và hàng, gồm: – Tải trọng nằm ngang do các phần dao động của cần trục mà khối lượng của chúng được qui đổi về đuôi cần m 1 (hình 6.4a, b). – Tải trọng thẳng đứng do các phần dao động của cần trục qui đổi về đầu cần m 2 và do hàng cùng với móc câu m 3 (hình 6.4a, b). Trò số của khối lượng qui đổi xác đònh theo công thức: m 1 = Σm.k Ở đây, m = g G' – là khối lượng của phần qui đổi về điểm tính toán; k – là hệ số qui đổi. *) Tải trọng quán tính khi quay cần trục có hàng xuất hiện khi tác dụng không cân bằng của khối lượng hàng, cần, đối trọng trong thời gian tăng tốc và hãm cơ cấu quay. Để đơn giản tính toán khối lượng phân bố của cần ta thay thế bằng một khối lượng qui đổi đặt ở đầu cần (hình 6.4.c, d), trong đó trò số của khối lượng qui đổi tính theo công thức: m 1 = Σm.k; mà hệ số k xác đònh từ công thức: Hình 6.4 Sơ đồ xác đònh tải trọng động quán tính a, b – Tải trọng quán tính khi nâng hoặc hạ hàng; c, d - Tải trọng quán tính khi quay. 307 k = 2 . l m I o Σ (6.6) với ΣI o : tổng mômen quán tính của cần và tất cả các bộ phận liên kết với nó đối với trục quay của cần trục; l – chiều dài của cần cần trục. Gia tốc tính toán của khối lượng bất kỳ nào xác đònh theo công thức: γ = ε.R i (6.7) ở đây, ε là gia tốc góc tính toán của cần trục, 1/s 2 ; R i là khoảng cách từ khối lượng thứ i đang khảo sát tới trục quay của cần trục. *) Tải trọng quán tính khi lắp ráp và vận chuyển. Khi lắp ráp tải trọng quán tính lấy bằng 30% trọng lượng các phần được nâng lên của cần trục. Còn khi vận chuyển thì lấy bằng 40% ÷ 50%. e) Các lực ngang. Các thành phần nằm ngang của tất cả các tải trọng sinh ra do sự nghiêng của cần trục vì khi đặt đường ray hoặc chế tạo cần trục không chính xác tạo ra cũng như do sự biến dạng đàn hồi của mặt đường và kết cấu cần trục. Tất cả các thành phần lực ngang này được tính theo công thức, trong đó không tính đến hệ số vượt tải: P n = G.i hoặc P n = Q.i (6.8) ở đây: i = (50/B) là độ nghiêng lớn nhất có thể của cần trục. B – chiều rộng bánh xe của cần trục (mm). f) Tải trọng gió: *) Tải trọng gió tác dụng lên cần trục khi không làm việc: Tải trọng này phải đề cập tới khi tính toán kết cấu thép, cơ cấu quay, cơ cấu di chuyển, cơ cấu thay đổi tầm với, thiết bò đối trọng và ổn đònh bản thân cần trục. Khi này áp lực gió q 0 xác đònh phải theo khu vực gió nơi đặt cần trục (q 0 tra trong các tài liệu khu vực gió của Nha khí tượng). Nếu ta không biết rõ khu vực đặt cần trục thì có thể lấy q 0 = 70 kG/m 2 . Tải trọng gió phân bố ω tác dụng lên diện tích chắn gió của kết cấu cần trục theo từng khu vực gió ở độ cao 10 mét: ω = q 0 .k H .C.β (6.9) trong đó, k H : Hệ số xét đến sự tăng áp lực gió theo độ cao tính từ mặt đất, xem bảng (6.2). Hình 6.5 – p lực gió phân bố theo chiều cao. 308 C : 0,35 ÷ 2,4 : Hệ số khí động học phụ thuộc vào dạng và kích thước của cần trục và vận tốc của gió. β : 1,1 ÷ 2,05 : Hệ số xét đến ảnh hưởng động lực học gây ra do tác dụng xung lực q. Trò số ω nhận được thường không đổi trong giới hạn chiều cao 10m. Bảng 6.2 – Hệ số k H theo khu vực độ cao. Chiều cao trên mặt đất (m) 0÷10 10÷20 20÷30 30÷40 40÷50 50÷60 60÷70 70÷80 80÷90 90÷100 k H 1,0 1,32 1,5 1,7 1,8 1,9 2,0 2,12 2,18 2,24 *) Tải trọng gió tác dụng lên cần trục trong trạng thái làm việc: tải trọng này được đề cập tới khi tính kết cấu thép, cơ cấu quay, công suất động cơ và ổn đònh của cần trục. Khi này hệ số vượt tải lấy bằng n =1. + Tải trọng phân bố của gió lên hàng: ω h = q 0 .C.k H (6.10) ở đây, q 0 = 15 kG/m 2 ; q 0 không phụ thuộc vào khu vực đặt cần trục; C = 1,2, nếu đường bao của hàng không tìm được. Tải trọng gió toàn bộ tác dụng lên các bộ phận của cần trục (hoặc hàng) ở khu vực độ cao đã cho: P g = ω.F (6.11) ở đây : ω : là tải trọng phân bố của gió, kG/m 2 F : diện tích chắn gió của các bộ phận cần trục hoặc của hàng (m 2 ) Đối với hàng thì F lấy theo thực tế hay có thể theo số liệu thống kê, khi không có các số liệu này thì lấy theo trọng lượng hàng (xem chương 4 – Phần I). Sơ đồ tải trọng gió tác dụng lên cần trục xem hình (6.5). 6.2.2 – Tổ hợp tải trọng. Các tải trọng tác dụng lên cần trục xác đònh đối với tất cả các trạng thái có thể diễn ra của cần trục (xem bảng 6.3) như: trạng thái không làm việc ký hiệu III a ; trạng thái không làm việc đang tiến hành lắp ráp ký hiệu III b ; trạng thái làm việc, ký hiệu II. Bảng 6.3 – Tải trọng tính toán và tổ hợp tải trọng khi tính độ bền và ổn đònh của cần trục tháp xây dựng. Tổ hợp tải trọng Các dạng tải trọng II a II b II c II d III a III b Trọng lượng bản thân các bộ phận G 1,1G 1,1G 1,1G 1,1G 1,1G 1,5G Trọng lượng hàng (không kể cơ cấu ngoạm hàng) Q n 2 Q n 2 Q n 2 Q n 2 Q – – Nâng hoặc hạ + + + – – – Tải trọng quán tính khi các cơ cấu làm việc Quay có hàng – + – + – – Trong mp treo hàng. – – + + + – Lực ngang do nghiêng cần trục. ⊥ với mp treo hàng. + – – – – – Áp lực gió P g nP gII – nP gII nP gII nP gIII nP gIII Tải trọng lắp ráp và vận chuyển – – – – – + 309 Chú thích bảng (6.3) 1 – Các tổ hợp tải trọng qui ước dùng cho các bộ phận của kết cấu thép như sau: II a , II b , II c , cho thanh biên của cần cột, tháp, bệ quay: II c cho các thanh bụng của cần; II d cho các thanh bụng của tháp. 2 – Dấu “+”chỉ tải trọng có để ý đến; dấu “–”chỉ tải trọng không cần để ý đến. 3 – Chiều của áp lực gió P g lấy tương tự như chiều của lực ngang sinh ra do cần trục bò nghiêng. §6.3 – ĐẶC ĐIỂM TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THÉP. 6.3.1 – Phương pháp tính toán: Tính toán và thiết kế kết cấu thép của cần trục tháp tiến hành theo phương pháp trạng thái giới hạn, hiện nay người ta ít sử dụng phương pháp tính theo ứng suất cho phép. Khả năng chòu đựng của kết cấu thép kiểm tra theo công thức: σ < R = R H .k.m (6.12) ở đây, R H : sức bền đònh mức hay giới hạn chảy của vật liệu; m : hệ số điều kiện làm việc xác đònh theo công thức: m = m 1 m 2 m 3 ; với m 1 : hệ số xét đến mức độ hạn chế do hỏng hóc; m 2 : hệ số xét đến ảnh hưởng của sự biến dạng các cấu kiện thành mỏng (do uốn, nén); m 3 : hệ số điều kiện lắp ráp, xét đến ứng suất phụ trong thanh. Bảng 6.4 – Hệ số làm việc m 1 , m 2 , m 3 . Tt Tra cứu m 1 theo: đặc điểm trạng thái làm việc các bộ phận. m 1 01 Các bộ phận mà sự phá hỏng của chúng có thể dẫn đến sự hư hỏng các bộ phận liên kết hoặc làm cần trục bò lật đổ. 0,9 02 Các bộ phận mà sự hư hỏng của chúng không gây hư hỏng cho các bộ phận lân cận. 1,0 03 Trong trạng thái không làm việc cũng như khi lắp ráp, vận chuyển đối với tất cả các bộ phận. 1,05 Tra cứu m 2 theo: tiết diện của các bộ phận. m 2 01 Kết cấu tấm thành dày đến 4 mm. 0,9 02 Thép góc đều cạnh tới 63x6 và không đều cạnh 90x56x6 0,9 03 Các bộ phận từ thép ống đường kính tới 40 mm hoặc chiều dày tới 3 mm. 1,0 04 Thép chữ U và chữ I loại N°8 1,0 05 Đối với các bộ phận còn lại. 1,0 Tra cứu m 3 theo: hình dạng của các bộ phận. m 3 01 Hệ thanh giằng không liên kết với khu vực lân cận bằng bản tiếp điểm. 0,8 02 Thanh giằng từ thép góc đều cạnh đơn chiếc cố đònh ở một cánh. Như trên nhưng có liên kết với khu vực lân cận bằng bản tiếp điểm. 0,9 03 Thép chữ U cố đònh ở tấm bụng 0,9 04 Như trên nhưng chỗ cố đònh là bản cánh 0,75 05 Chỉ cố đònh nhờ cánh nhỏ 0,75 06 Cố đònh ở cánh lớn 0,85 07 Thép góc không đều cạnh Đối với các bộ phận còn lại 1,0 310 Thí dụ: sức bền tính toán của thép CT3 (R H = 2400 kG/cm 2 , k = 0,9 nên R=R H .k.m) – Đối với thanh biên làm bằng thép ống sự phá hủy của nó có thể làm đổ cần trục thì: m = 0,9.1.1 = 0,9; R = 2400.0,9.0,9 = 1950 kG/cm 2 – Đối với thanh chéo của dàn mắt lưới không liên kết với các thanh khác bằng bản tiếp điểm, cố đònh với thanh khác bằng bản tiếp điểm, cố đònh với thanh khác chỉ nhờ một cánh, thép góc dày 5 mm: m = 1.0,9.0,8 = 0,72; R = 2400.0,9.0,72 = 1550 kG/cm 2 6.3.2 – Tính ổn đònh của cần trục tháp: Tính ổn đònh của cần trục tháp xây dựng được kiểm tra bằng cách sau đây: + Ổn đònh khi có hàng: xác đònh ở trạng thái cần trục làm việc, lúc đó có hàng treo trên móc, hướng gió và cần trục nghiêng về phía hàng (hình 6.6). Trường hợp này còn gọi là ổn đònh hàng của cần trục. Kiểm tra ổn đònh theo công thức sau: G k a 1 - 1 .lQMM h g k g ≥− (6.13) + Ổn đònh bản thân của cần trục: xác đònh trong trạng thái không làm việc, lúc đó không có hàng treo ở móc, hướng gió và độ nghiêng về phía đối trọng của cần trục (hình 6.6) theo công thức: G k .a 2 k g M≥ (6.14) ở đây: G k : trọng lượng cần trục; a 1 : khoảng cách nằm ngang tính từ trọng tâm của cần trục đến điểm lật, khi xác đònh có tính đến sự nghiêng về phía hàng. Ở hình vẽ (6.6) có a 1 = (b+c).cosα o . a 2 : khoảng cách từ trọng tâm cần trục đến điểm lật khi xác đònh có tính tới sự nghiêng về phía đối trọng. Ở hình vẽ (6.6) có: a 2 = (b – c’).cosα o . l 1 : khoảng cách theo phương nằm ngang tính từ điểm lật 1 (trục lật) đến phương của cáp treo hàng (cánh tay đòn gây lật của trọng lượng hàng); l 1 = [(a-b) + h.sinα o ].cosα o . k g M và h g M : momen lật do tải trọng gió tác dụng lên cần trục và hàng; Q = Q H n – tải trọng tính toán do trọng lượng hàng có kể đến hệ số vượt tải n (bảng 6.5). Bảng 6.5 – Trò số n để kiểm tra ổn đònh hàng. Trọng lượng hàng Q H (tấn) < 1,5 1,5 ÷ 5 > 5 Hệ số vượt tải n 1,6 1,5 1,4 §6.4 – TÍNH TOÁN CỘT (THÁP) Các lực trong từng phần của cột và cần được xác đònh theo tổ hợp tải trọng IIa, IIb, IIc (xem bảng 6.3). Tiến hành tính toán theo các lực của tổ hợp tải trọng bất lợi nhất. Đối với các trường hợp phức tạp và có khả năng làm cong cột và cần thì nên tính theo hệ thống biến dạng. Hình 6.6 – Sơ đồ tính toán ổn đònh cần trục tháp. a – Trạng thái có hàng; b – Trạng thái không có hàng. [...]... T.m a) БKCM-1 0,5 – 1,0 5 h) БKCM-10 1,5 – 3,0 33 b) БKCM-1M 0,5 – 1,0 7 i) БKCM-3.5.5 3–5 66 c) БKCM-4 0,75 – 1,5 18 k) БKCM-3.5.10 3–5 66 d) БKCM-2 1–2 17,5 l) БKCM-5.5A 5 110 e) БKCM-5 1–2 20 n) БKCM-5.10 5 110 g) БKCM-3 1,5 – 3,0 30 m) БKCM-14 5 150 321 Hình 6. 15 – Sơ đồ kết cấu cột kiểu mắt lưới 322 Hình 6. 16 – Kết cấu tháp (cột) kiểu ống 323 Hình 6. 17 – Thông số kích thước của các cần trục tháp... đối với trục (trục này vuông góc với mặt phẳng cần trục và qua tâm của kết cấu đỡ (khung)) 6. 7 – KẾT CẤU KIM LOẠI CỦA CẦN TRỤC THÁP: 6. 7.1 – Kết cấu cần của cần trục: Bộ phận cơ bản của cần trục tháp là cần và cột (tháp) Chúng làm việc theo nén hoặc nén kết hợp với uốn, khi thiết kế chúng cần phải đủ độ cứng khi chòu lực Thường cần và cột được chế tạo từ các loại thép đònh hình ống, trong các trường... dàng Đối với loại cần kết cấu ba mặt thì tốt nhất là chế tạo từ thép ống và đường ray của xe con di động thì đặt ở phía dưới của cần (hình 6. 14d, e, g) Với kết cấu này cần chòu các tải trọng ngang rất tốt Một số trường hợp thanh biên dưới của cần được kết cấu sao cho xe con có thể di chuyển ngay Hình 6. 13 – Các kiểu kết cấu cần của cần trục tháp trên nó mà không cần dầm hoặc ray (hình 6. 14a) Thuận... tiếp hoặc dùng bản tiếp điểm Phần trên của cột ở trong mặt phẳng treo hàng thực hiện ở dạng khung, còn phần trên của khung liên kết bằng khớp cầu với cần Trên hình (6. 16) giới thiệu loại cột có kết cấu kiểu ống Trên hình (6. 17) giới thiệu loại cần trục tháp kiểu БKCM và các thông số cơ bản của nó cho ở bảng (6. 7) Bảng 6. 7 – Giới thiệu thông số cơ bản của cần trục tháp kiểu БKCM Thứ tự theo hình vẽ... làm xoắn cột : b b (6. 39) M x = Ny = M 2 2h 6. 5 – ỨNG LỰC Ở CÁC BỘ PHẬN CỦA CẦN VÀ CỘT KIỂU MẮT LƯỚI KHI CHỊU MÔMEN XOẮN Ứng lực trong các thanh của kết cấu không gian kiểu mắt lưới xác đònh bằng cách phân tích chúng thành các dàn phẳng Khi đó cần phải xét đến sự tác động của các nội lực F1, F2 và F3 (hình 6. 11), [01], 09] Hình 6. 11 – Sơ đồ tính dàn chòu xoắn Các lực phân cho các dàn phẳng phải tính... tiết diện của cột thường là bốn mặt và thay đổi theo chiều cao của cột (hình 6. 15) Ở những cần trục có cột bắt chặt với bệ từ phía dưới tiết diện của cột dễ dàng lắp ráp thường có tiết diện không thay đổi Để đảm bảo cho điều kiện vận chuyển bằng đường sắt thì chiều rộng của cột không Hình 6. 14 – Các loại tiết diện ngang của cần được lớn hơn 2,5 ÷ 3 mét Kết cấu thép của cần trục cột quay K -1 00.1 được... lại (hình 6. 9) Đường kính của ống tính từ điều kiện bền và khả năng bố trí bên trong ống cần thang đi lên là 850 mm Tại các vò trí có lỗ trên cột cần phải gia cường để đảm bảo đủ độ bền Trên hình (6. 15) giới thiệu loại cột có kết cấu kiểu dàn mắt lưới 4 mặt, liên kết với sàn quay có đặt đối trọng (6. 15d, e, g) (ba-lát), tất cả các cấu kiện của cột đều làm từ 1 loại thép góc như nhau, liên kết với nhau... 6. 9) Momen xoắn do các lực ngang được xác đònh theo tổ hợp tải trọng IIa và IId khi không tính đến các thanh giằng giữ cột (xem bảng 6. 3 và hình 6. 10) Theo tổ hợp IIa : M X = ∑ Pg rg + Pn rn (6. 37) ở đây rg và rn là cánh tay đòn của tải trọng gió và nghiêng cần trục Theo tổ hợp IIb : M X = r (P2 qt + P3qt ) (6. 38) ở đây P2qt , P3qt tải trọng quán tính nằm ngang xuất hiện khi quay cần trục Khi cần trục. .. nên cần trục có thể chỉ tựa trên ba bánh xe, thậm chí chỉ tựa trên hai bánh xe (xem hình 6. 12) 318 Trò số lực tác dụng lên các chân đỡ trong các trường hợp này tính theo công thức ở bảng (6. 6) Kết cấu thép của khung di chuyển được tính theo trò số lớn nhất của áp lực tác dụng lên chân đỡ Hình 6. 12 – Sơ đồ xác đònh áp lực lên chân đỡ Bảng 6. 6 Công thức dùng để xác đònh áp lực lên chân đỡ của cần trục Số... thay kết cấu dàn bằng một tấm liền Những dàn không có thanh chéo, chòu xoắn kém hơn lọai dàn có thanh chéo Bởi vậy loại này thường chỉ dùng cho những cần thẳng Trong trường hợp không gian tạo thành bởi nhiều tấm, ở mỗi phần đường thẳng của dàn sẽ thay bằng một hợp lực của tất cả các lực có liên quan mà các lực này đặt ở các mắt của dàn 317 Nếu theo chiều dài của kết cấu, tiết diện của thanh biên và các . góc với mặt phẳng cần trục và qua tâm của kết cấu đỡ (khung)). 6. 7 – KẾT CẤU KIM LOẠI CỦA CẦN TRỤC THÁP: 6. 7.1 – Kết cấu cần của cần trục: Bộ phận cơ bản của cần trục tháp là cần và cột. nP gII nP gIII nP gIII Tải trọng lắp ráp và vận chuyển – – – – – + 309 Chú thích bảng (6. 3) 1 – Các tổ hợp tải trọng qui ước dùng cho các bộ phận của kết cấu thép như sau: II a , II b ,. 301 Chương 6 CẦN TRỤC THÁP 6. 1.ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI. 6. 1.1 – Đònh nghóa. Loại cần trục có cần mà cần được lắp ở phần trên của cột cao gọi là cần trục tháp. Cần trục tháp xây

Ngày đăng: 08/08/2014, 04:21

Xem thêm: Giáo trình kết cấu kim loại máy trục -Phần II KẾT CẤU KIM LOẠI CỦA CÁC MÁY TRỤC - Chương 6 pps

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w