Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
190 KB
Nội dung
12 đôi dây TK: 1. Dây khứu giác: Bắt nguồn từ các TB ở niêm mạc mũi vùng khứu giác, các nhánh qua các lỗ của phiến sàng (mê lỗ khứu giác)đến tận cùng ở thùy khứu giác, từ đó các sợi tới vỏ não. 2. Dây thị giác: Bắt nguồn từ các Tb võng mạc mắt, rồi họp thành dây thị giác, chui qua lỗ nhãn vào sọ. Hai dây phải và trái chéo nhau tạo nên bắt chéo thị giác, rồi băng thị giác, vòng quanh cuống não để vào thể gối ngoài và củ não sinh tư trước. Từ đó các sợi tới vỏ não. 3. Dây vận nhãn chung: vận động phần lớn các cơ mắt. từ các nhân xám ở trung não, các sợi thoái ra ở quãng lũng sau, hai bên cuống não, chui qua khe bướm rồi tách thành 2 nhánh: Nhánh trên nhỏ, phân cho cơ thẳng trên và cơ kéo mi trên; nhánh dưới to hơn, vận động cơ thẳng dưới, cơ thẳng trong và chéo bé. Ngoài ra còn tách ra 1 rễ phó giao cảm cho hạch mắt để đến tuyến lệ và cơ trơn ở mắt. 4. Dây cảm xúc: từ 1 nhân ở trung não, các sợi đi ra ở mặt trên não, vòng sau củ não sinh tư và cuống não, qua lỗ giao cảm đến cơ chéo lớn. 5. Dây tam thoa: là dây hỗn hợp, nhận cảm giác ở mặt, mắt, mũi và miệng, đồng thời vận động cơ nhai. Dây gồm 3 nhánh: - TK mắt là dây cảm giác. Ra khỏi sọ qua khe bướm lớn phân vào trán, tuyến lệ, niêm mạc mũi vùng khứu giác. - TK hàm trên cũng là dây cảm giác, từ sọ qua lỗ tròn lớn theo ống răng trên, thành bó hình quạt tận cùng ở môi trên, mũi. Các nhánh nằm ngang có: TK mắt đến mí và cơ quan xung quanh, TK khẩu cái theo ống khẩu cái đến vòm và màng khẩu cái, TK mũi đến niêm mạc mũi, TK răng đến các ổ chân răng. - TK hàm dưới là dây hỗn hợp, theo lỗ bầu dục, rễ cảm giác qua ống răng dưới đến tận cùng ở cằm và môi dưới. Các nhánh ngang đến niêm mạc miệng, má, môi dưới, răng hàm dưới, 2/3 trước lưỡi. nhánh lưỡi còn tiếp nhận 1 thừng mảnh nhĩ từ dây VII đến. Rễ vận động thì phân đến cơ nhai. 6. Dây vận nhãn ngoài : Xuất phát từ nhân vận động ở cầu não, qua chỗ vuông góc của tháp trước và thể thang, theo lỗ tròn lớn phân cho cơ thẳng ngoài và thẳng sau. 7. dây mặt: Là TK hỗn hợp, từ các nhân xám ở cầu não đi ra, chỗ đầu ngoài thể thang mặt dưới hành tủy,qua lỗ trâm chũn thì vòng quanh bờ sau xương hàm dưới ra ngoài và kết hợp với nhánh thái dương nông của TK hàm dưới, tạo nên đám rối gò má, nằm mặt ngoài cơ hàm, phân đến vận động các cơ mặt. Trong dây số VII còn nhánh vận động xương tai, nhánh tiết dịch chứa các sợi phó giao cảm đến tuyến lệ, tuyến dưới hàm và dưới lưỡi, nhánh thừng màng nhĩ đế tiếp hợp với nhánh lưỡi của TK hàm dưới. 8. Dây thính giác: gồm 2 phần riêng biệt : phần tiền đình từ các TB nằm trong hạch tiền đình tai trong, truyền cảm giác thăng bằng, phân ốc tai thì từ hạch xoắn của ốc tai dẫn truyền giao động sóng âm. Cả 2 TK họp nhau để đi về các nhân xám nằm trong hố trám. 9. Dây lưỡi hầu : là dây hỗn hợp, đi ra từ hành tủy ở sau thể trám, 2 bên rãnh bên sau. Sau khi qua lỗ rách, chhia làm nhánh vận động đến cơ vùng hầu, nhánh cảm giác vị giác đến 1/3 sau lưỡi. Đi theo còn có nhánh PGC đến tuyến dưới tai làm tiết dịch. 10. Dây phế vị : là dây dài nhất ko chỉ phân ở vùng đầu cổ mà còn đến các tạng ở xoang ngực và xoang bụng. Từ nhân chất xám ở hành tủy ra qua lỗ rách rồi hướng về sau đến vùng cổ, vùng ngực và vùng bụng. Phần vận động thì tỏa nhánh vào các cơ hầu, thanh quản. phần cảm giác thì nhận kích thích từ các tạng và mạch quản truyền về não. Phần PGC đi tới cơ tim, cơ trơn thành mạch, khí quản, phế quản, ống tiêu hóa đến phần ruột cuối (trừ trực tràng). Từ lỗ rách dây TK số X hợp nhất với dây giao cảm tạo nên thừng mê tẩu-giao cảm, theo bờ trên ĐM cổ, đến cửa lồng ngực lại tách ra, phát nhánh TK lùi đến thanh quản dưới, rồi vào xoang bụng phân đến cửa lồng ngực phát nhánh vào tim, phổi và 2 dây thực quản chui qua cơ hoành vào xoang bụng phân đến dạ dày, ruột, gan, thận, tụy, thượng thận. Tại vùng đầu còn phát ra nhánh đến màng não cứng, tai, hầu, thanh quản. 11. Dây gai tủy sống : Trừ 2 nhân xám ở hành tủy và tủy sống, thoát ra ở rãnh bên sau của hành tủy, qua lỗ rách. Phần não thì đến cơ thanh quản, phần tủy thì đến 1 số cơ vùng cổ. 12. Dây dưới lưỡi : là dây vận động, có nhân xám tại hố trám, thoát ra ở rãnh bên trước của hành tủy, qua lỗ lồi cầu chẩm đến các cơ lưỡi. Giải phẫu cục bộ vùng hố mắt : 1.Các xương vùng hố mắt:Xương trán;Xương lệ;Xương gò má;Xương thái dương;Xương bướm 2.Nhãn cầu: Gồm màng bọc và nhân chứa ở trong. a.Màng bọc: + Màng sợi hay màng phủ ngoài cùng(giác mạc và củng mạc) + Màng mạch(hắc mạc,thể mi,mống mắt) + Màng võng hay võng mạc b.Nhân nhãn cầu: Tinh cầu; Thủy dịch; Thể thủy tinh Các phần trong nhãn cầuTinh cầu (thủy tinh thể):như 1 thấu kính hội tụ 2 mặt cong lồi; Thể thủy tinh (thủy tinh dịch) 3.Các phần phụ trợ nhãn cầu a. Mi mắt: mi trên và mi dưới b.Tuyến lệ: nằm dưới mi mắt, phía trên và ngoài cầu mắt. -Gồm các tuyến chính và tuyến phụ,có các ống nhỏ(7-8) Hệ thống dẫn lệ:từ tuyến lệ các ống dẫn nhỏ -> xoang mi trên dưới mống lệ.nước mắt tích lại trong túi lệ nằm trong hõm ở thành trong ổ mắt ,đầu dưới chuyển vào ống mũi lệ,thông với xoang mũi. 4. các cơ vùng mắt: Có 7 cơ vận động nhãn cầu: Cơ thẳng trên; Cơ thẳng dưới; Cơ thẳng trong; Cơ thẳng ngoài: Đi từ đáy hố mắt đến mặt trên, mặt dưới, mặt trong, mặt ngoài củng mạc của nhãn cầu và hướng nó lên trên, xuống dưới, vào trong, ra ngoài. Cơ thẳng sau: bọc quanh TK thị giác, chỉ gia súc mới có, kéo nhãn cầu về sau. Cơ chéo trên(chéo lớn): Đi từ đáy hố mắt về trước và phía trên thành trong hố mawrt, bẻ gấp lại bám vào củng mạc gần cơ thẳng ngoài, cơ co làm xoay nhãn cầu xuống dưới và ra ngoài. Cơ chéo dưới(chéo nhỏ): đi // với đường gấp khúc cơ chéo lớn, bám từ ổ mắt xương hàm trên đến mặt dưới củng mạc, chỗ giữa cơ thẳng dưới và cơ thẳng ngoài. Cơ xoay nhãn cầu lên trên, vào trong 4.Mạch quản Máu từ tâm thất phải theo đm chủ trước->đm đầu cánh tay->đm cổ chung->đm cảnh ngoài ->đm hàm trong->đm mắt ngoài(->lỗ sàng,nhãn cầu,tuyến lệ );đm dưới hố mắt hay đm hàm trong(-> mi mắt,khóe mắt,lỗ lệ và xoang mũi) Tĩnh mạch thường đi song song với đm nhưng với hướng đi ngược lại 5.Thần kinh Tk động vật: Dây II – thị giác :lớn nhất; Dây v – tk tam thoa;Dây III – tk vận nhãn chung; Dây IV – tk cảm xúc; Dây VI – tk vận nhãn ngoài Tk thực vật: + tk GC: L1 -> L4 tập trung ->hạch cổ trước phân nhánh tới đồng tử, tuyến lệ + tk PGC: dây tk số III và dây số IV Giải phấu cục bộ vùng xoang chậu con cái: I. Giới hạn xoang chậu Phía trên: Là xương khum, hai bên xương cánh chậu Phía dưới: Là xương háng và xương ngồi Phía trước: Là cửa trước xoang chậu (giới hạn bởi 4 đường kính): ĐK thẳng, đường kính ngang và 2 đường kính chéo. Phía sau: Là cửa sau xoang chậu (được giới hạn bởi 2 đường kính): ĐK ngang và đường kính thẳng. II. Các cơ vùng xoang chậu: - Cơ cánh hông: Cơ hông lớn; Cơ cánh chậu: - Cơ bịt:+ Cơ bịt ngoài: bám vào mặt trong thân xương cánh chậu và xung quanh mặt trên lỗ bịt+ Cơ bịt trong: bám mặt trên thân xương cánh chậu và xung quanh mặt trên lỗ bịt rồi thành một gân chui qua lỗ bịt, tận cùng ở đáy hố mấu động lớn - Cơ sinh đôi chậu: Do 2 bó cơ nhỏ hợp thành, đi từ cạnh ngoài xương ngồi đến bám vào đáy hố mấu động, 1 số ít sợi chui vào hố chậu theo mẻ hông nhỏ dính vào cơ bịt trong Khối cơ mông.Cơ mông nông;Cơ mông trung; Cơ mông sâu Cơ mông nông không có tác dụng kéo duỗi khớp chậu đùi, mà có tác dụng khớp quay chậu đùi về phía trước. Tác dụng của hai cơ mông trung và cơ mông sâu là kéo duỗi xương đùi. - Ngoài ra còn có các cơ có điểm bám trên xoang chậu đó là: cơ hông nhỏ, cơ hông lớn, cơ cánh chậu, cơ thẳng trong… IV. Các cơ quan trong xoang chậu con cái Trực tràng: Chạy dọc theo mặt dưới của xương khum đến tận cùng đổ ra hậu môn. Buồng trứng: Nằm hai bên cửa vào xoang chậu, ở cánh trước dây chằng rộng. Buồng trứng của bò tròn nhẵn Ống dẫn trứng: Màng treo ống dẫn trứng là cánh trước dây chằng rộng và dây chằng tử cung-buồng trứng. Một đầu của ống dẫn trứng sát vào buồng trứng có hình loa kèn; đầu kia thông với sừng tử cung Âm đạo: Là phần nối tiếp giữa cổ tử cung và âm hộ, có màng trinh đậy lỗ âm đạo Tử cung: nằm ngay dưới trực tràng, nó được giữ cố định nhờ dây chằng rộng và dây chằng tròn. Tử cung được ngăn cách với âm đạo qua cổ tử cung có những gấp nếp niêm mạc rất chắc hình bát úp. Hai sừng ghép thành hình chữ V. thân tử cung ngắn. Cổ tử cung có 3 lần gấp nếp. Âm hộ: thông với một khe dọc gọi là âm môn. Âm môn nằm ngay dưới hậu môn, giữa âm môn và hậu môn có hồi âm ngăn cách. Bóng đái: nằm dưới trực tràng và tử cung, được cố định nhờ dây treo dưới và dây treo hai bên, gần cổ bóng đái có lỗ đổ vào của ống dẫn niệu. Niệu đạo: Phần đầu của niệu đạo xuất phát từ cổ bóng đái mở ra từ phía sau và dưới màng trinh qua lỗ đái dài từ 10-12cm Niệu quản: Đoạn cuối niệu quản dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bóng đái. V. Mạch Quản - Động mạch: + ĐM treo tràng sau: phân vào đầu trước trực tràng. + ĐM chậu trong phát ra nhánh ĐM phân vào các khí quan: + ĐM rốn phân vào bọng đái. + ĐM trực tràng giữa: phát triển, phát ra 1 nhánh lớn là ĐM tử cung sau, phân vào cho âm đạo. Cổ tử cung và thân tử cung. +ĐM hội âm: Phân đến cơ thắt âm môn. +ĐM niệu đạo: phân vào âm vật Ngoài ra còn các nhánh của ĐM bịt phân vào cho khối cơ thịt và bọng đái. + ĐM tử cung giữa: phân vào cho tử cung cùng với ĐM tử cung trước và tử cung sau. VI. Hạch bạch huyết - Hạch trực tràng: - Hạch hậu môn: - Hạch buồng trứng: Nằm ở dây chằng buồng trứng - Hạch tử cung: Nằm ở dây chằng rộng. - Hạch bóng đái: ở 2 bên dây chăng bóng đái. VII. Thần kinh Thần kinh giao cảm: từ đám rối hạ vị phát ra các dây phân vào cho trực tràng, bóng đái và các khí quan khác trong xoang chậu Thần kinh phó giao cảm: từ trung khu ở khum phân đến Giải phẫu cục bộ vùng sọ: XƯƠNG SỌ(6 xương): x trán, đỉnh, sàng, thái dương, chẩm, bướm. XƯƠNG TRÁN XƯƠNG TRÁN Vị trí: Phần sau, mặt trên đầu. Sau giáp xương đỉnh, trước là mũi, hai bên kéo tạo nên 2 cầu hố mắt. Giới hạn 1 cầu hố mắt trước và 1 hố thái dương sau Ngựa: phía sau kéo thành 1 mào nhọn Bò: rất rộng => 2 cốt sừng, 1 phần của mặt sau Gốc cầu hố mắt có lỗ lông mày làm lối đi cho TK trán. Giữa hai lớp của x.trán: khoang rộng-xoang trán XƯƠNG ĐỈNH XƯƠNG ĐỈNH Vị trí: Trước nối tiếp x.trán, sau giáp x.chẩm, ngoài bị 1phần x.thái dương che phủ. Ngựa: 2 x.đỉnh nối tiếp nhau ở trung tuyến, tạo nên phần lớn rầm trên của xoang sọ. Bò: xương nhỏ, hẹp, nằm ở mặt sau đầu, nhô cả vào 2 hố thái dương. XƯƠNG THÁI DƯƠNG XƯƠNG THÁI DƯƠNG Vị trí: ở 2 mặt bên xoang sọ, gồm 3 mảnh: trai, nhĩ, đá Ngựa: +Mảnh trai: cong như vỏ trai, mặt ngoài có mỏm gò má chìa về trước & tiếp nhận mào gò má. Mặt dưới có 1 u lồi dài, nằm ngang, khớp x.hàm dưới, giới hạn ở sau bởi 1 mỏm sau u lồi. + Mảnh nhĩ: 1 phần mảnh trai che phủ, chỉ ống tai ngoài và mỏm chũm lồi ra. Có hình dàng phức tạp, giới hạn ngoài cho lỗ rách, chứa 1 số bộ phận: + Mỏm thiệt cốt nối x.thiệt cốt=>giá treo lưỡi+thanh quản +Lỗ trâm chũm trước mỏm chũm, lối đi TK VII +Bóng nhĩ-gò to, tròn trơn +Mỏm kim-1gai nhô ra, gốc có lỗ vòi nhĩ hầu thông tai giữa-hầu +Mảnh đá: 1 viên rất cứng, chứa ống tai trong, dây TK VIII đi qua và gắn chặt với mảnh nhĩ Bò: Lồi cầu to, lồi. Bóng nhĩ lớn ngăn thành lỗ rách trước, sau. Mỏm chũm nhô ra, trùm lên ống tai ngoài. XƯƠNG CHẨM XƯƠNG CHẨM Vị trí: nằm sau đỉnh sọ. Ngựa: có 2 gấp góc gần như vuông góc chia ra: Mặt trên (mặt trán) hẹp, mặt sau (mặt cổ), mặt dưới (mặt nền) Gấp góc trên có gò chẩm ngoài, dưới có u cổ làm chỗ bám dây chằng cổ Gấp góc dưới có lỗ chẩm, giới hạn=2lồi cầu chẩm, lối đi tuỷ sống Trên lồi cầu có lỗ lồi câu, lối đi TK XII. Phía ngoài-mỏm châm, cách lồi cầu=mẻ trâm- cầu Mặt trên-mào đỉnh. Mặt dưới-mỏm nên, kéo liền về trước với thân x.bướm. Mặt trên mỏm nền-hố cầu não ở trước, hố hành não ở sau. Bò: không-gấp góc trên, nền gồm 1 mặt sau + 1 mặt dưới. Lỗ chẩm rộng. XƯƠNG BƯỚM XƯƠNG BƯỚM Vị trí: ở đáy sọ. Hình thái: giống hình con bướm, gồm 1 thân ở giữa và 2 cánh. Ngựa: Thân bướm nối mỏm nền x.chẩm ở phía sau và làm 1 mào nhọn kéo về trước Mặt trên thân bướm-1hố nhãn (thông 2lỗ nhãn, lối đi TK II) + lõm yên (chứa tuyến yên). Thân bướm chứa 1khe hẹp thông xoang mũi-xoang bướm. Hai cánh bướm nhô 2bên thân. Gốc mỏm cánh-lỗ cánh. Trước mỏm cánh-1hố đáy chứa lỗ sàng, lỗ nhãn, khe bướm lớn, lỗ tròn lớn. Phía sau-lỗ giao cảm. Bò: Thân cong lên trên, có 1mào sắc. Lỗ bầu dục to, ngăn cách-lỗ rách. Lỗ tròn lớn to, chung cả khe bướm lớn+lỗ giao cảm. XƯƠNG SÀNG XƯƠNG SÀNG Vị trí: nằm sau giữa xoang mũi-xoang sọ. Hình thái: gồm phiến đứng thẳng+phiến sàng. Ngựa: Phiến đứng thẳng: chính giữa Cạnh trước-chỗ tựa x.lá mía+bức sụn ngăn giữa mũi. Cạnh sau lồi vào trong sọ => mào cristagalli. Cạnh trên giáp x.trán. Cạnh dưới trong rãnh x.lá mía. Phiến sàng: 2bên phiến đứng thẳng, trên có nhiều lỗ nhỏ-mê lộ khứu giác, lối đi TK khứu giác. Bò: Lỗ sàng thuộc x.trán (ngựa thuộc x. bướm) CƠ: Cơ trán: bó nhỏ, hẹp Bám từ mỏm hố mắt xương trán => cơ vòng mi. Ở bò, cơ này rộng kéo đến tận gốc sừng. CƠ NHAI Cơ thái dương: Trong hố thái dương. Bám trên: mặt trong hố thái dương+mỏm gò má. Bám dưới: mỏm vẹt+cạnh trước nhánh đứng x.hàm Cơ nhị thân: giữa x.hàm-x.chẩm. Bám mỏm trâm x.chẩm => Góc x.hàm dưới => Bám mặt trong cạnh dưới nhánh ngang. Cơ chẩm hàm: dưới tuyến dưới tai. Bám mỏm trâm x.chẩm => Cạnh sau x.hàm dưới. CƠ CỔ Cơ chũm-cánh tay: cơ chung cánh tay+cổ+đầu. Phần trên-chính bám mỏm chũm x.thái dương+gò chẩm ngoài. Phần dưới bám cánh Atlas+mỏm ngang đốt cổ 2,3,4. Hai phần hợp lại bám mào trước rãnh xoắn x.cánh tay Cơ chéo đầu nhỏ: Cạnh trước cánh Atlas => Tận cùng gò chẩm ngoài. Trùm lên cơ thẳng trước đầu+cơ thẳng bên đầu Cơ thẳng sau đầu lớn: Mỏm gai đốt trục, gắn cơ rối lớn chặt chẽ => Bám x.chẩm Cơ thẳng sau đầu nhỏ: nhỏ, lấp dưới cơ thẳng sau đầu lớn. Đốt Atlas => Lồi cầu chẩm Cơ thẳng bên đầu: không phát triển lắm. Cung dưới Atlas => U cổ x.chẩm Cơ thẳng trước đầu lớn: nhiều bó cơ dài. Mỏm ngang đốt cổ 2,3,4 => mỏm nền x.chẩm+thân x.bướm Cơ thẳng trước đầu nhỏ: một nhánh cơ thẳng bên đầu. Cung dưới Atlas cùng cơ thẳng trước đầu lớn => mỏm nền x.chẩm Cơ rối lớn: hình tam giác, rộng, dẹp. Giữa lá lách-phần màng dây chằng cổ. Mỏm gai vùng u vai => Mỏm ngang đôt lưng 1-5 => Mỏm khớp đốt cổ => Gò chẩm ngoài Cơ rối nhỏ: cơ dài, bám bờ dưới cơ rối lớn. Bám mỏm ngang đốt L1,2+mỏm khớp các đốt cổ, cùng phần trước cơ rối lớn => Bám mỏm chũm+cánh Atlas Cơ quan: - Màng não: gồm màng cứng, màng nhện và màng nuôi. MÀNG CỨNG Mặt ngoài dính vào mặt trong xoang sọ. Mặt trong: 3 gấp nếp niêm mạc: Liềm não; Lều não; Gấp nếp tuyến yên MÀNG NHỆN: Rất mỏng, trong suốt, ít mạch máu-thần kinh Phân cách-màng nuôi: xoang dưới nhện chứa dịch não-tủy. Kích thước thay đổi: rãnh não => mương, đổ=>chỗ rộng hơn-hồ(4hồ) Hồ trên (bán ầu đại não-tiểu não) Hồ sau (tiểu não-hành tủy) Hồ trước (chéo thị giác-cuống não) Hồ giữa (cuống não-cầu não) Có nơi phát ra chồi hạt MÀNG NUÔI: Mỏng, khuôn theo mặt ngoài não, luồn sâu-các rãnh. Mạch máu rất phong phú => mạng lưới dày - Não bộ: gồm hành tủy, hậu não, trung não, gian não, cùng não, các buồng não. HÀNH TUỶ: HÀNH TUỶ: Là phần sau của não, nối tủy sống với cầu não ở lỗ chẩm Có lõm ngòi bút làm đáy cho buồng não IV Mặt dưới hành tủy có các đôi dây thần kinh : VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII. Chất trắng chứa các bó sợi ngắn và dài Chất xám là trung khu hô hấp, tim mạch, bài tiết, nhai nuốt và các trung khu bảo vệ như nôn, chảy nước mắt, ho, hắt hơi, nháy mắt HẬU NÃO (Não sau): Gồm tiểu não ở trên và cầu não ở dưới Tiểu não: Nằm trên hành tủy và cầu não, sau 2 bán cầu đại não, gồm 1 thùy giữa và 1 thùy bên.Mặt dưới thùy giữa có lõm ứng với đỉnh buồn não IV.Có vỏ chất xám bọc ngoài chất trắng và có nhân xám có liên quan tới các cơ quan thăng bằng và phối hợp vận động, là trung khu thực vật tính. 2. Cầu não:Là cầu nối giữa hành tủy, tiểu não và đại não, nằm trước hành tủy, sau cuống não. Mặt dưới lồi, có 1 rãnh giữa kéo từ hành tủy lên. Mặt trên lõm, bị tiểu não che, cùng hành tủy tạo nên lõm ngòi bút. Hai đầu bên thon, chứa đôi thần kinh V.Cầu não do các bó sợi dọc, ngang, cùng các nhân xám của các đôi thần kinh V, VII, VIII, VI tạo nên NÃO GIỮA: Gồm củ não sinh tư và cuống não Củ não sinh tư Gồm 4 cục tròn, xếp thành 2 hàng đối xứng nhau, nằm ở mặt trên cuống não, sau đồi thị, khuất dưới bán cầu não: 2 củ trước to tiếp nhận thị giác, 2 củ sau nhỏ tiếp nhận thính giác Mỗi củ có 1 nhân xám, bọc quanh là chất trắng là trung tâm nghe nhìn dưới vỏ não 2. Cuống não: Nằm mặt dưới não, gồm 2 cột trắng đi từ cột não lên và chếch lên để chui vào gian não, ngay sau chéo thị giác Giữ 2 cuống có rãnh chứa: củ tro, củ vú, tuyến yên. Phía sau có quãng thủng sau chứa nhiều mạch máu. Hai bên rãnh có đôi Thần kinh III Giữa củ não sinh tư ở trên và cuống não ở dưới, có ống sylvius, chứa dịch não tủy nối buồng não III với buồng não IV. GIAN NÃO Gồm đồi thị, vùng dưới đồi Đồi thị - khâu não Là 2 phồng chất xám hình trứng, nối nhau bằng 1 cầu gian thị. Tạo nên vách buồng não III Đồi thị chứa 1 số nhân xám, cách nhau bằng các dải trắng, là trung khu của nhiều loại cảm giác đặc biệt là trung khu thị giác dưới vỏ não Trên đồi thị có tuyến tùng có chức năng nội tiết kìm hãm sự phát triển sinh dục ở gia súc non 2. Vùng dưới đồi Gồm củ tro, củ vú và tuyến yên Củ tro: là củ xám nhỏ, là chỗ bám cho tuyến yên. Củ tro chứa nhân xám thực vật điều hòa nhiệt và trao đổi chất. Củ vú: gồm 1 đôi nằm trước quãng lũng sau và là trung khu khứu giác dưới vỏ não Tuyến yên: phủ mặt dưới củ tro và củ vú, có màng cứng bọc ngoài, nằm trong hố yên thân xương bướm. Là tuyến nội tiết quan trọng CÙNG NÃO Gồm bán cầu đại não, thể vân và các khí quan liên bán cầu Bán cầu đại não Là 2 khối hình trứng chiếm ¾ xoang sọ Mỗi bán cầu gồm một mặt trên khum lồi có nhiều nếp nhăn gômg thùy trán, thùy đỉnh, thùy thái dương và thùy chẩm. Mặt trong thì giáp với mặt bên kia, tạo ra khe dọc ngăn 2 bán cầu não. Cấu tạo : chất xám làm thành vỏ não, luồn sâu vào tận đáy các nếp nhăn, llaf trung tâm điều hòa mọi hoạt động sống của cơ thể và cơ sở vật chất của thần kinh bậc cao. 2. Thể vân: Nằm phía trước đồi thị, Đầu trước tròn, đầu sau cong thon lại, gồm các lớp chất trắng và chất xám xen kẽ nhau, là trung khu thực vật tính và trung khu hoạt động 3. Khí quan liên bán cầu Thể chai: Là phiến chất trắng hình cung nằm trên tam giác não và thể vân. Mặt dưới là chỗ bám cho vách trong suốt và giới hạn bên chho buồng não bên Tam giác não Là một vòm chất trắng, trên đồi thị, dưới thể chai. Đầu trước chụm lại thành đỉnh nhọn liên hệ với củ vú. Đầu sau xòe thành đáy tạo nên 2 chân cầu gồm 1 nhánh lớn là Ammon và nhánh nhỏ là sàn Hải Mã. Mặt trên là chỗ bám vách trong suốt, cùng thể vân làm giới hạn dưới buồng não bên. Vách trong suốt: Là một vách ngăn mỏng đi từ dưới thể chai đến mặt trên tam giác não chia buồng não bên thành 2 phần CÁC BUỒNG NÃO Buồng não bên – buồng nào I, II Nằm trong khối chất trắng của bán cầu đại não, hình 2 bán khuyên cuốn quanh thể vân, cách nhau bởi vách trong suốt, trên là mặt dưới thể chai, dưới là mặt trên tam giác não và thể vân. Chúng thông với nhau và với buồng não III bởi lỗ chung trước. 2. Buồng não III: Nằm ở trung tâm 2 đồi thị, hình 1 khe vòng, thông với buồng não bên qua lỗ chung trước, với buồng não IV qua ống sylvius và nhận chất tiết của tuyến yên đổ vào 3. Buồng não IV: Là khe nằm ở mặt trên hành não, cầu não và mặt dưới tiểu não, phía trước thông với cống sylvius, phía sau thông với ống giữa tủy và xoang dưới nhện Các buồng não chứa dịch não tủy TK: có 12 đôi dây TK MẠCH QUẢN Đến nuôi đầu là động mạch cổ, nó đi ở 2 bên khí quản, cùng thần kinh và tĩnh mạch cổ sâu. Đến khớp chẩm ngoài thì tận cùng bằng động mạch cảnh ngoài và động mạch cảnh trong. Động mạch phân đến não gồm: Động mạch cảnh trong, chui qua lỗ rách vào sọ, tham gia màng lưới mạch quản ở não Động mạch cảnh ngoài phân cho xoang sọ các nhánh: CÁC NHÁNH ĐỘNG MẠCH CẢNH TRONG PHÂN ĐẾN NÃO Động mạch chẩm: có khi kết hợp với động mạch cảnh trong làm thành một nhánh, cũng có khi tách riêng thành một nhánh ở gần sát với động mạch cảnh trong. Chia ra: Nhánh sau tuyến dưới hàm;Nhánh đỉnh chui vào lỗ lồi cầu chẩm đến màng cứng não;Nhánh màng não sau; Nhánh vòi nhĩ;Nhánh não tuỷ; Nhánh chẩm đến các cơ vùng chẩm. NHÁNH TẬN CỦA ĐỘNG MẠCH CẢNH NGOÀI Động mạch thái dương nông: đi ở mặt ngoài cơ thái dượng, đến cơ nhai và phát nhánh đến tai trước và tuyến dưới tai. Động mạch hàm trong: từ khớp thái dương-hàm phát ra các nhánh qua xoang sọ: Nhánh màng não giữa Nhánh thái dương sau Nhánh mắt ngoài đến tuyến lệ, nhãn cầu, trán và xoang sáng. Nhánh bướm khẩu cái qua lỗ bướm khẩu cái đến xoang mũi. [...]... khẩu cái, ĐM bướm khẩu cái ĐM khẩu cái lớn phân vào vòm khẩu cái và răng trên và môi trên, ĐM má V TK: TK phân đến răng là dây TK V(tam thoa) nhánh hàm trên và nhánh hàm dưới Nhánh hàm trên đi từ lỗ bướm khẩu cái vào lỗ sau khẩu cái ra lỗ trước ống răng trên phân cho toàn bộ răng trên Nhánh hàm dưới của TK tam thoa cũng đi từ lỗ bướm khẩu cái rồi chui vào lỗ sau ống răng dưới và chui ra lỗ trước ống... lạnh ở ngoài vào có thể coi là một kích thích đối với màng lưới tĩnh mạch, làm cho mạch trương lên, khi ấy lớp niêm mạc nở lớn 2.7 Thần kinh: +Thần kinh cảm giác từ dây TK V Các sợi vận động đến từ dây thần kinh VII +Thần kinh khứu giác (TK I) xuất phát từ niêm mạc khứu giác chui qua phiến nằm ngang xương sàng rồi về thùy khứu giác phía trước mặt dưới bán cầu đại não Giải phấu cục bộ xoang bụng: I.Giới... định nhờ các dây treo: -Mạc thượng vị: nối từ cơ hoành và phần thực quản sau cơ hoành đến thượng vị của dạ dày -Tiểu võng mạc: nối từ đường cong nhỏ của dạ dày đến rãnh cửa của gan -Đại võng mạc: bám từ đường cong lớn của dạ dày đến vùng đai chậu - Là tuyến tiêu hóa lớn nhất cơ thể nằm sau cơ hoành và trước dạ dày - Được cố định nhơ các dây chằng: + Dây chằng vành : cố định gan vào cơ hoành + Dây chằng... mạch chủ sau IX Thần kinh giao cảm Các dây giao cảm đi ra từ đốt lưng VII-IX, tập trung thành dây tạng lớn đi đến đám rối mặt trời,từ đây nó phát ra các nhánh phân cho dạ dày,gan ,lách, tụy, tạng, ruột non và các mạch quản gần đó Dây tạng bé xuất phát từ 2-3 đốt lưng cuối tạo nên đám rối thân sau đó phân vào thận và tuyến thượng thận Từ đốt hông I-IV phát ra các dây giao cảm đi đến đám rối treo tràng... khẩu cái rồi chui vào lỗ sau ống răng dưới và chui ra lỗ trước ống răng dưới dọc đường phân vào lỗ sau ống răng dưới Trong xoang miệng còn có các tuyến nước bọt do dây TK VII phân tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi và gai vị giác trước lưỡi TK IX phân cho tuyến dưới tai và các gai vị giác ở gốc lưỡi Giải phẫu cục bộ xoang mũi * Hai xoang mũi là bộ phận ngoài cùng của đường hô hấp có nhiệm vụ lọc sạch,... năng ngoại tiết và nội tiết -Tụy bò:nằm trong khoảng xương sườn 12 đến hông 2-4.thùy phải:dựa lên tá tràng và 1 phần kết tràng,thùy trái kẹp giữa chân cơ hoành và dạ cỏ,tiếp giáp với lá lách 5 Thận:; Nằm ngoài lá thành của xoang phúc mac,ở 2 bên cột sống thuộc các đốt lưng cuối hoặc hông đầu 6 Tuyến thượng thận:Là 1 tuyến nội tiết,gồm 1 đôi tuyến nằm ở phía trên thận -Ở bò:tuyến phải giống hình tim,tuyến... niêm mạc mũi phía trong + Động mạch nuôi dưỡng : động mạch môi dưới là các nhánh của động mạch liên hàm và động mạch mật Tĩnh mạch đổ về tĩnh mạch mật + Thần kinh: Thần kinh mặt ( TK VII )chi phối vận động Nhánh hàm trên của TK V làm nhiệm vụ cảm giác So sánh: +Bò: lỗ mũi có hình trứng và cách xa nhau, giữa hai lá mũi là một khoảng rộng là gưỡng mũi môi, không có lông, nhưng có các tế bào sắc tố đen... là cân mạc, xung quanh là phần cơ Phía trên nó bám vào mặt dưới các đốt sống hông 1 tới đốt hông 4 và 5 (chân hoành phải),và mặt dưới các đốt sống hông 1, 2 (chân hoành trái) Hai bên bám vào xương sườn 12 và sụn sườn cuối cùng Phía dưới bám vào mỏm kiếm và xương ức gần ngay đó Trên cơ hoành có 3 lỗ: lỗ động mạch chủ sau, lỗ tĩnh mạch chủ sau và lỗ thực quản 2 Cơ hông lớn -Bắt đầu bám vào mỏm ngang, thân... thành và lá tạng.Xoang phúc mạc ở giữa hai lá đó -Bên trong chứa ít dịch phúc mạc giữ cho mặt trong phúc mạc luôn ẩm ướt -Do sự dịch chuyển của lá thành và lá tạng mà hình thành lên hệ thống màng treo, dây chằng giúp cố định các khí quan -Tùy theo tính chất được bao phủ của lá thành mà chia ra: tạng trong màng lót, tạng gian màng lót và tạng ngoài màng lót V Các cơ quan trong xoang bụng (10 cơ quan)... sau lưỡi, hình giống gai nấm và có bờ viền xung quanh, làm nhiệm vụ vị giác - Gai lá là những gấp nếp lõm, dài ở gần gốc lưỡi, cũng là gai vị giác Hai mặt bên thì nhẵn có 1 gấp nếp nối lưỡi với miệng (dây hãm lưỡi) Mỗi bên có 1 hàng gai nhỏ hình răng cưa là nơi đổ ra của tuyến dưới lưỡi Đáy lưỡi kéo liền với yết hầu, góp phần tạo ra cửa họng Đỉnh lưỡi hơi tròn, dẹp và rất linh hoạt, có thể đưa ra ngoài . ngược lại 5.Thần kinh Tk động vật: Dây II – thị giác :lớn nhất; Dây v – tk tam thoa ;Dây III – tk vận nhãn chung; Dây IV – tk cảm xúc; Dây VI – tk vận nhãn ngoài Tk thực vật: + tk GC: L1 -> L4. nằm ngang có: TK mắt đến mí và cơ quan xung quanh, TK khẩu cái theo ống khẩu cái đến vòm và màng khẩu cái, TK mũi đến niêm mạc mũi, TK răng đến các ổ chân răng. - TK hàm dưới là dây hỗn hợp,. 12 đôi dây TK: 1. Dây khứu giác: Bắt nguồn từ các TB ở niêm mạc mũi vùng khứu giác, các nhánh qua các lỗ