1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Khám 12 đôi dây thần kinh sọ não

60 422 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

Dây TK số I Dây thần kinh khứu giác• BN ngậm miệng và nhắm mắt, khám từng bên mũi và cho BN ngửi các loại mùi hương, bạc hà, cà phê, các loại dầu khác nhau…, hỏi BN có cảm nhận được các

Trang 1

KHÁM 12 ĐÔI DÂY THẦN KINH SỌ NÃO

Trang 2

ĐẠI CƯƠNG

Các dây thần kinh sọ được chia ra:

• 3 đôi cảm giác: I, II, VIII

• 5 đôi vận động: III, IV, VI, XI, XII

• 4 đôi hỗn hợp: V, VII, IX, X

Trang 4

Bệnh sử

• Thời gian BN xảy ra vấn đề, trong bao

lâu? Có điều trị gì trước đó không? Kết

quả như thế nào?

• Vị trí tổn thương? Mức độ? Tính chất? Khi nào triệu chứng giảm? Khi nào tăng?

Trang 5

Nguyên tắc khám

• Khám từng dây TK, đối xứng 2 bên

• Trước khi khám, cần quan sát, hỏi xem:

tai, mắt, mũi có bị bít tắc, viêm… hay

không?

• Tư thế khám: Tốt nhất người khám và

bệnh nhân ngồi đối diện nhau

Trang 6

Dây TK số I Dây thần kinh khứu giác

• BN ngậm miệng và nhắm mắt, khám từng bên mũi và cho BN ngửi các loại mùi

hương, bạc hà, cà phê, các loại dầu khác nhau…, hỏi BN có cảm nhận được các mùi không?

• Tránh sử dụng các mùi kích thích

Trang 7

Dây TK số I Dây thần kinh khứu giác

Trang 8

Dây TK số I Dây thần kinh khứu giác

• Bình thường: BN ngửi được tất cả các mùi

• Bất thường:

- Giảm hay mất mùi: tổn thương dây I, u não, viêm màng não…

- Tăng mùi: hysterie, phụ nữ có thai…

- Ảo khứu: động kinh thùy thái dương, tâm thần

phân liệt…

Trang 9

Dây TK số II Dây thần kinh thị giác

- Đo thị lực

- Đo thị trường

Trang 10

Khám thị lực

• Đo bằng bảng thị lực, đánh giá bằng ?/10

• Đo thị lực tương đối: cho BN đọc báo, sách hay đưa ngón tay ra và hỏi BN mấy ngón ở vài khoảng cách khác

nhau.

Trang 11

Khám thị lực

• Thị lực có thể giảm hoặc mất một hoặc hai mắt do viêm dây thần kinh thị, do tổn thương dây thần kinh sọ hoặc trong tăng áp lực nội

sọ lâu ngày

• Cần loại trừ các bệnh về mắt gây giảm hoặc mất thị lực như sẹo giác mạc kết mạc, đục thủy tinh thể, tật khúc xạ

Trang 12

Khám thị trường

• Thị trường là khoảng cách không gian mà bệnh nhân thấy được khi nhìn vào 1 điểm

cố định ở phía trước

• Thị trường chính xác: đo bằng máy

• Thị trường tương đối: so sánh với thị

trường của người khám

Trang 13

Khám thị trường

• BN và người khám ngồi đối diện cách khoảng 1m, 2 người nhìn thẳng vào con ngươi của nhau và cố định nhãn cầu

• Người khám đưa ngón tay từ ngoài vào trong (từ thái dương sang gốc mũi), lên xuống để xác định 4 góc thị trường

Trang 14

Khám thị trường

• Đầu ngón tay luôn luôn ở giữa khoảng cách người khám và bệnh nhân

• Người khám yêu cầu bệnh nhân cho biết

ngay khi bắt đầu thấy được đầu ngón tay

(nếu đưa ngón tay từ ngoài vào trong) hay khi hết thấy ngón tay (nếu đưa từ trong ra ngoài)

Trang 15

Khám thị trường

• Bình thường thị trường của BN trùng hợptương đối với thị trường của người khám

• Nếu người khám đã thấy mà BN chưa

thấy, BN bị thu hẹp thị trường

Trang 16

Khám thị trường

Trang 17

Khám đáy mắt

• Tìm gai thị: nơi tập trung các mạch máu

• Quan sát màu sắc, bờ, kích thước gai thị

• Quan sát mạch máu, có liên tục hay đứt

đoạn không? Có hiện tượng bắt chéo

động mạch- tĩnh mạch? Có xuất huyết hay xuất tiết không?

Trang 18

Khám đáy mắt

Trang 19

Đáy mắt bình thường

Trang 21

Các dây thần kinh vận nhãn

• Khi khám, bảo bệnh nhân nhìn các hướng khác nhau, bình thường mắt đưa được về mọi hướng đều nhau

• Xem có giật nhãn cầu không?

• Khám đồng tử (kích thước, đáp ứng )

Trang 22

Dây thần kinh số III

Trang 23

Dây thần kinh vận nhãn

(III, IV, VI)

• Khám vận nhãn: Yêu cầu bệnh nhân nhìn theo ngón tay chỉ theo các hướng của người khám

để đánh giá sự chuyển động của mắt, nếu mắt bệnh nhân không xoay được theo thì 3 dây

thần kinh này có tổn thương

Trang 24

Khám dây III,IV,VI

Trang 25

Khám dây III, IV, VI

• Bất thường: liệt vận nhãn, mắt không đưa được: ra ngoài hay vào trong, lên hay xuống

• (Thường lâm sàng phát hiện sớm qua BN khai có triệu chứng nhìn đôi)

Trang 26

Khám dây III,IV,VI

• Nếu mắt không đưa ra ngoài được, tổn

thương dây VI hay cơ thẳng ngoài

• Nếu mắt không nhìn vào trong và xuống dưới: tổn thương dây IV hay cơ chéo trên

• Nếu tổn thương dây số III: gây sụp mi, lác ngoài, đồng tử giãn, nhìn đôi

Trang 27

Dây tam thoa

Trang 28

Khám cảm giác của dây V

Trang 31

Các cơ nhai

Trang 32

Khám vận động của dây V

Trang 33

Khám phản xạ cằm

• BN hé miệng, người khám để ngón trỏ nơi cằm BN, gần môi dưới, gõ nhẹ vào ngón tay mình, cằm hơi giật nhẹ

• Phản xạ này có thể thấy ở người bình

thường

Trang 34

Dây TK số VII

(Dây mặt)

• Khám cảm giác vị giác 2/3 trước lưỡi: cho BN nếm mặn, ngọt, chua, đắng xem còn cảm giác không

Trang 36

Dây TK số VII

(Dây mặt)

• Nhắm lại từng mắt rồi cả hai mắt xem có kín không?

• Trường hợp liệt VII ngoại biên có dấu

Charles Bell (mắt nhắm không kín 1 bên, còn khe hở, nhìn thấy nhãn cầu đưa lên trên, một phần tròng đen và tròng trắng mắt)

Trang 37

Dây TK số VII

(Dây mặt)

• Nhe răng ra, phồng má, chu môi, thổi hoặc huýt gió: nếu bị liệt dây VII thì

không thực hiện được.

• Cười: miệng và mặt méo lệch qua bên không liệt

Trang 38

Khám dây VII

Trang 42

Liệt dây VII

• Liệt dây VII:

- Mắt không khép kín

được ngay cả khi ngủ

- Méo miệng làm nhân

trung bị lệch

Trang 43

Dây thần kinh tiền đình ốc tai

• So sánh với sức nghe của người bình

thường ta, sẽ đánh giá được thính lực của

bệnh nhân.

Trang 44

Dây thần kinh tiền đình ốc tai

(Dây VIII)

• Người khám ngồi cách xa BN 5-6m,

nói chuyện bình thường với BN, sau đó nói thì thầm vào tai BN, đánh giá sức

nghe khi nói to và thì thầm

• Bình thường: BN nghe rõ và trả lời

đúng

Trang 45

Dây thần kinh tiền đình ốc tai

(Dây VIII)

Trang 46

Dây thần kinh tiền đình ốc tai

(Dây VIII)

Nghiệm pháp Rinne

• Rung âm thoa 1 bên tai, bịt tai còn lại, sau đó đặt vào mấu xương chũm cùng bên tai Khi hết nghe, lại đặt trở

về tai

• Bình thường, tai vẫn còn nghe tiếng rung âm thoa Nếu viêm tai giữa: hết nghe

• Dẫn truyền qua không khí dài hơn qua xương

Trang 47

Dây thần kinh tiền đình ốc tai

Trang 48

Dây thần kinh tiền đình ốc tai

(Dây VIII)

• Dấu hiệu Romberg: BN đứng thẳng, chạm 2 chân vào nhau, cho BN nhắm mắt, mở mắt, xem khả năng duy trì thăng bằng.

• Nếu bị hội chứng tiền đình ngoại biên, khi nhắm mắt,

BN ngã về bên bệnh.

• Nếu bị hội chứng tiền đình TW: ngã không rõ hướng, thường ngã ra phía sau.

Trang 49

Dây lưỡi hầu

(Dây IX)

• Vận động các cơ của hầu

• Yêu cầu bệnh nhân há miệng rộng và phát

âm “A”, “ Ê”

• Bình thường: 2 bên màn hầu đều vén lên

• Bên nào liệt sẽ không vén lên

Trang 50

Dây lưỡi hầu

(Dây IX)

• Cảm giác vùng họng và vị giác ở 1/3 lưỡi trong

• Khám cảm giác vị giác ở 1/3 sau lưỡi (ít thực hiện vì khó khăn và khó đánh giá)

Trang 51

Dây lưỡi hầu

(Dây IX)

Trang 52

Dây phế vị (dây X)

• Dây thần kinh đối giao cảm

• Vận động các cơ hầu, thanh quản

• Cảm giác cho các tạng ở cổ, ngực và trong ổ bụng

• Phối hợp với dây IX

Trang 53

Dây phế vị (dây X)

 Hoạt động dây thanh âm

 Yêu cầu BN nói; nếu bị liệt, tiếng nói

sẽ bất thường hoặc không nói được

do dây X quặt ngược bị chèn ép hay tổn thương

Trang 54

Dây gai phụ

(dây XI)

• Vận động cơ ức đòn chũm: yêu cầu BN

quay đầu qua lại, người khám đứng sau

lưng, một tay giữ vai, một tay giữ hàm mặtthật chặt, cưỡng lại sự quay đầu của BN

• Bình thường cơ ức đòn chũm bên quay sẽ

co lại và hằn lên

Trang 55

Khám cơ ức đòn chũm

Trang 57

Khám vận động cơ thang

Trang 58

cầu BN đưa lưỡi sang phải, sang trái

• Nếu bị liệt, lưỡi sẽ đưa sang một bên và

không đưa được sang bên đối diện

Trang 59

Dây hạ thiệt

(dây XII)

Ngày đăng: 05/11/2017, 23:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w