1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 3 Năng lực hành vi của cá nhân docx

4 470 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 147,95 KB

Nội dung

Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 3 Năng lực hành vi của cá nhân 1. I. Năng lực hành vi của cá nhân Tư cách chủ thể của cá nhân chỉ đầy đủ, hoàn thiện, độc lập khi họ có đầy đủ năng lực hành vi dân sự bên cạnh năng lực pháp luật vốn là thuộc tích đã được pháp luật ghi nhận. 1. 1. Khái niệm - Theo quy định tại điều 17 BLDS thì: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự” 1. 2. Mức độ NLHV của các nhân Mặc dù pháp luật quy định NLPL là như nhau nhưng khi xác định NLHV thì lại không như nhau. Năng lực hành vi đầy đủ Người thành niên là người từ đủ 18t trở lên sẽ có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (trừ trường hợp bị tuyên bố mất năng lực hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự) - Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có đầy đủ tư cách chủ thể, có quyền tham gia vào các quan hệ PLDS với tư cách chủ thể độc lập, tự chịu trách nhiệm về những hành vi do họ thực hiện. - Người có NLHV đầy đủ (từ 18t trở lên) còn có quyền đăng ký kết hôn (đối với nữ) - Người từ 18t trở lên được suy đoán có đủ NLHV trừ trường hợp có quyết định của TA về hạn chế hoặc mất NLHVDS. Năng lực hành vi một phần KN: Là những người chỉ có thể xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trong một giới hạn nhất định do PLDS quy định. - Độ tuổi: Người từ đủ 6t -dưới 18t. - Khi NLHV một phần tham gia vào các GDDS đòi hỏi yêu cầu phải được người đại diện theo PL đồng ý, trừ GDDS phục vụ nhu cầu hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc PL có quy định khác. Chú ý: Người từ đủ 15t đến dưới 18t có tài sản riêng đủ để thực hiện nghĩa vụ được xác lập, thực hiện giao dịch và phải chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản họ có, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” (Đ20 BLDS). Không có năng lực hành vi - Người chưa đủ 6t là người không có NLHV. Mọi giao dịch của người này đều phải thông qua người đại diện xác lập và thực hiện. - Lý do: tại bởi người ở độ tuổi dưới 6t chưa thể và chưa đủ khả năng để nhận thức được hành vi của mình. Mất năng lực hành vi dân sự và hạn chế năng lực hành vi dân sự - “Mất” NLHV được hiểu là đã có NLHV nhưng sau đó, sau một sự kiện nào đó khiến cho người đó không còn có NLHV nữa. - Hạn chế NLHV tức là đã có NLHV đầy đủ nhưng sau đó theo quy định của Pl sẽ bị hạn chế bớt một phần. - Mất NLHVDS: Người thành niên có thể bị tuyên bố mất NLHVDS khi có những điều kiện, với những trình tự, thủ tục nhất định. Điều kiện: Cá nhân bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ hành vi của mình thì bị coi là mất NLHVDS (Đ22 BLDS) Trên cơ sở nào để khẳng định: Phải có kết luận của tổ chức giám định có thẩm quyền (như các bệnh viện ) Thẩm quyền tuyên bố: Tòa án sẽ ra quyết định tuyên bố dựa trên yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan. Hậu quả pháp lý: Mọi giao dịch DS của người này đều do người đại diện của xác lập và thực hiện.  Hạn chế NLHVDS NLHVDS của người thành niên có thể bị hạn chế trên cơ sở những điều kiện và thủ tục được quy định tại Đ25. Điều kiện: Được áp dụng đối với người nghiện ma túy và các chất kích thích khác dẫn đến hậu quả phá tán tài sản của gia đình (tức là nó tác động trực tiếp yếu tố kinh tế của gia đình, gây nên sự khó khăn trong gia đình. Thẩm quyền: TA trực tiếp ra qđịnh hạn chế NLHVDS của người thành niên dựa trên yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan. Hậu quả PLý: Người bị hạn chế NLHVDS sẽ có người đại diện và TA sẽ quy định phạm vi đại diện (nếu các giao dịch liên quan đến tài sản của người bị hạn chế NLHVDS thì phải có sự đồng ý của người đại diện, trừ các giao dịch phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người này). . Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 3 Năng lực hành vi của cá nhân 1. I. Năng lực hành vi của cá nhân Tư cách chủ thể của cá nhân chỉ đầy đủ, hoàn thiện,. nhau. Năng lực hành vi đầy đủ Người thành niên là người từ đủ 18t trở lên sẽ có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (trừ trường hợp bị tuyên bố mất năng lực hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân. đủ năng lực hành vi dân sự bên cạnh năng lực pháp luật vốn là thuộc tích đã được pháp luật ghi nhận. 1. 1. Khái niệm - Theo quy định tại điều 17 BLDS thì: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân

Ngày đăng: 07/08/2014, 21:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w