1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 3 pháp nhân chủ thế QHPLDS potx

5 394 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 160,97 KB

Nội dung

Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 3 pháp nhân chủ thế QHPLDS 1. A. PHÁP NHÂN- CHỦ THỂ QHPLDS 1. I. Khái niệm 2. 1. Khái niệm Khái niệm PN ra đời với mục tiêu là để phân biệt với cá nhân (nó có ý nghĩa về mặt lý luận. Chính vì lẽ đó, khi tham gia vào QHPLDS, PN là chủ thể của quan hệ nhưng có tên gọi là PN. Khái niệm: PN là một tổ chức thống nhất, độc lập, hợp pháp và có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh mình tham gia vào các QHPLDS một cách độc lập (theo Đ84 BLDS). 1. 2. Các điều kiện của pháp nhân Các điều kiện của PN là các dấu hiệu mà khi các tổ chức đáp ứng đầy đủ thì được công nhận là PN. Bao gồm: 2.1 Được thành lập một cách hợp pháp Hợp pháp được hiểu là có mục đích, nhiệm vụ hợp pháp và được thành lập theo thủ tục luật định. Hình thức được cho là hợp pháp (tức là được cơ quan NN có thẩm quyền cho phép thành lập) bao gồm: + Cơ quan NN thành lập; +Cơ quan NN cho phép thành lập; + Cơ quan NN công nhận thành lập; + Cơ quan NN đăng ký thành lập; 2.2 Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ - Tổ chức là một tập thể người được sắp xếp dưới một hình thái nào đó (công ty TNHH, công ty hợp danh, công ty cổ phần, bệnh viện…) phù hợp với chức năng, lĩnh vực hoạt động và phải đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động của loại hình tổ chức đó. – Sự độc lập của PN thể hiện là PN không bị chi phối bởi các chủ thể khác khi tham gia vào các QHPLDS (kể cả kinh tế, lao động…); Ngòai ra sự tồn tại của PN không bị phụ thuộc vào sự thay đổi trong thành viên của PN. 2.3 Có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản đó - Tài sản độc lập chính là tài sản của PN, tức là PN là chủ sở hữu và có đầy đủ quyền năng của chủ sở hữu. Tài sản của PN hòan toàn độc lập với tài sản của các thành viên của PN (mặc dù tài sản của PN có thể hình thành từ nguồn tài sản riêng của các thành viên PN). - Tài sản này bao gồm: Tài sản riêng của PN và các tài sản được NN giao cho hoặc các tài sản PN được tặng cho. Biểu hiện của tài sản PN: vốn, các tư liệu sản xuất, các tài sản khác… - PN phải chịu trách nhiệm trên cơ sở tài sản riêng độc lập của mình: tức là PN khi có nghĩa vụ tài sản tự mình phải thực hiện chứ không thể yêu cầu cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý hay bất kỳ chủ thể nào khác thực hiện thay mình (trừ khi có sự đồng ý tự nguyện của các chủ thể khác). PN cũng không thể buộc các thành viên của PN chịu trách nhiệm tài sản thay mình (trừ khi có thỏa thuận khác). 2.4 Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập, có thể là nguyên đơn hoặc bị đơn trước Tòa án - PN tự mình tham gia vào các QHPLDS với đầy đủ quyền và nghĩa vụ phải thực hiện phù hợp với quy định của PL và điều lệ của PN. - Khi PN không chịu thực hiện nghĩa vụ của mình thì có thể trở thành bị đơn trước tòa cũng như khi PN bị chủ thể khác xâm phạm đến lợi ích thì hòan toàn có quyền gửi đơn tới TA (lúc này sẽ có tư cách là nguyên đơn). 1. 3. Phân loại PN Việc phân loại PN dựa trên các đặc tính của riêng biệt của PN. Người ta phân PN ra làm 4 loại PN: 3.1 Các PN là cơ quan NN, đơn vị vũ trang - Là những PN được giao tài sản để thực hiện chức năng quản lý NN, các hoạt động khác trong lĩnh vực quản lý, điều hành xã hội vì lợi ích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh. - Cơ quan này hoạt động dựa vào nguồn kinh phí NN cấp và tự chịu trách nhiệm trong phạm vi kinh phí đó. Ví dụ: Bộ tư pháp, trường ĐH Luật HN, bệnh viện, các trường học… 3.2 Các PN là các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội nghề nghiệp - Các PN này được thành lập vì mục đích xã hội. Khi tham gia vào các QH thì các tổ chức này phải tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Ví dụ: Tổ chức chính trị: Đảng cộng sản Việt Nam Tổ chức chính trị xã hội: Mặt trận tổ quốc, Công đoàn, Hội LHPN, Hội liên hiệp thanh niên, Hội cựu chiến binh… Tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp: 3.3 Các PN là các tổ chức kinh tế - Loại PN này tồn tại rất nhiều, biểu hiện là các doanh nghiệp NN, công ty, các HTX… - Các PN này hoạt động vì mục đích kinh tế và chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. 3.4 Các PN là tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các quỹ xã hội, quỹ từ thiện - PN này cũng hoạt động với mục đích được quy định trong Điều lệ của PN và không trái với các quy định của PL. - Tài sản của PN dạng này được hình thành từ sự đóng góp của các thành viên và các nguồn tài trợ khác phù hợp với điều lệ và quy định của PL. - Nếu PN này không còn hoạt động thì tài sản của PN không được phân chia cho các thành viên mà giải quyết theo quy định trong Điều lệ của PN hoặc theo quy định của PL (bởi vì nó bị chi phối bởi mục đích hoạt động của PN). . Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 3 pháp nhân chủ thế QHPLDS 1. A. PHÁP NHÂN- CHỦ THỂ QHPLDS 1. I. Khái niệm 2. 1. Khái niệm Khái. đó. – Sự độc lập của PN thể hiện là PN không bị chi phối bởi các chủ thể khác khi tham gia vào các QHPLDS (kể cả kinh tế, lao động…); Ngòai ra sự tồn tại của PN không bị phụ thuộc vào sự thay. đích kinh doanh. - Cơ quan này hoạt động dựa vào nguồn kinh phí NN cấp và tự chịu trách nhiệm trong phạm vi kinh phí đó. Ví dụ: Bộ tư pháp, trường ĐH Luật HN, bệnh viện, các trường học 3. 2

Ngày đăng: 07/08/2014, 21:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w