1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài " Phương pháp nghiên cứu, thực trạng về sản xuất và chi phí sản xuất của công ty cổ phần sữa Vinamilk giai đoạn 2000 - 2008 " ppt

23 1,8K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 314,5 KB

Nội dung

Lý thuyết về ước lượng hàm chi phí sản xuất Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, thực trạng về sản xuất và chi phí sản xuất của công ty cổ phần sữa Vinamilk giai đoạn 2000 - 2008 3.1.. Một

Trang 1

Luận Văn

Đề Tài: Phương pháp nghiên cứu, thực

trạng về sản xuất và chi phí sản xuất của công ty cổ phần sữa Vinamilk giai đoạn 2000 - 2008

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

1.2 Mục đích nghiên cứu

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4 Kết cấu đề tài

Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hàm sản xuất và chi phí sản xuất

2.1 Tổng quan về lý thuyết sản xuất và chi phí sản xuất

2.1.1 Lý thuyết sản xuất

2.1.2 Lý thuyết chi phí sản xuất

2.2 Lý thuyết về ước lượng hàm sản xuất và hàm chi phí sản xuất

2.2.1 Lý thuyết về ước lượng hàm sản xuất

2.2.2 Lý thuyết về ước lượng hàm chi phí sản xuất

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, thực trạng về sản xuất và chi phí sản xuất của công ty cổ phần sữa Vinamilk giai đoạn 2000 - 2008

3.1 Phương pháp nghiên cứu

3.2 Thực trạng tình hình sản xuất, chi phí sản xuất và những nhân tố tác động đến chi phí sản xuất tại công ty cổ phần sữa Vinamilk giai đoạn 2000 - 2008

3.2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần sữa Vinamilk

3.2.2 Những nhân tố tác động đến sản xuất và chi phí sản xuất tại công ty cổ phần sữa Vinamlik

3.3 Phân tích sản xuất và chi phí sản xuất của công ty cổ phần sữa Vianmilk giai đoạn

2000 – 2008 qua mô hình ước lượng

3.3.1 Kết quả phân tích số liệu

Trang 3

4.2 Phương hướng phát triển cảu công ty cổ phần sữa Vinamilk trong thời gian tới

4.3 Một số giải pháp nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất tại công ty cổ phần sữa

Vinamilk

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Bảng số liệu Bảng 2: Kết quả ước lượng hàm sản xuất

Bảng 3: Kết quả ước lượng hàm chi phí sản xuất

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Hình 1: Đồ thị Q, MPL và APL Hình 2: Đồ thị các đường tổng chi phí Hình 3: Đồ thị chi phí trung bình và chi phí bình quân

Trang 4

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh Cùng với sự phát triểncủa kinh tế thì các nhu cầu của người dân cũng ngày một tăng lên, đặc biêt là các nhu cầu

về chăm sóc sức khỏe của bản thân.Tại Việt Nam, khi mức sống của người dân ngày càngđược cải thiên, thì nhu cầu về sữa cũng tăng lên hàng ngày Trên thị trường có rất nhiềusản phẩm sữa khác nhau phù hợp với các nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng Một sốcác thương hiệu sữa trong nước được người dân ưa dùng như: Vinamilk, HaNoiMilk, sữa

bò Mộc Châu, Nutifood … Bên cạnh đó còn có rất nhiều thương hiệu sữa nhập khẩu từcác quốc gia trên thế giới, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thì trên thị trườngxuất hiện rất nhiều loại sữa khác nhau Một trong những thương hiệu sữa được ngườitiêu dùng biết đến và sử dụng nhiều nhất hiện nay là Vinamilk Ra đời từ khá sớm,Vinamilk không chỉ khẳng định được thương hiệu sữa hàng đầu tại Việt Nam mà còn làniềm tự hào của hàng Việt Nam khi 10 năm liên tục được người tiêu dùng bình chọn dẫnđầu trong top 10 hàng Việt Nam chất lượng cao Tuy nhiên sau khi Việt Nam gia nhậpWTO, thì Vinamilk phải chịu sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trước sự gia nhập của ngàycàng nhiều thương hiệu sữa trong và ngoài nước, sự đầu tư quảng bá thương hiệu của cáchãng, đặc biệt là của các tập đoàn lớn trên thế giới Trước tình hình đó, để giữ vững đượcthị phần và thương hiệu trên thị trường, hơn thế nữa để có thể phát triển thị phần thì việcgiảm thiểu chi phí sản xuất,nâng cao được năng lực cạnh tranh là công việc cấp thiết hơnbao giờ hết của Vinamilk

Để có thể hiểu hơn về việc sản xuất và giảm thiểu chi phí sản xuất của các doanhnghiệp sản xuất sữa Việt Nam, nhóm chúng tôi xin đi sâu vào nghiên cứu tại Công ty cổ

phần sữa Vinamilk với đề tài: “Ước lượng hàm sản xuất, hàm chi phí sản xuất và giải

pháp nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần sữa Vinamilk.”

Với việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi hy vọng có thể khái quát được tình hìnhsản xuất của Vinamilk, từ đó đưa ra các giải pháp để có thể giảm thiểu chi phí sản xuấtcủa công ty nhằm nâng cao sức cạnh tranh của Vinamilk trên thị trường Mặt khác cũng

có thể góp phần mang lại cái nhìn sâu sắc hơn về tình hình sản xuất sữa trong nước

1.2 Mục đích nghiên cứu

Từ tính cấp thiết của đề tài, chúng tôi nghiên cứu về tình hình sản xuất và chi phí sản xuất

của Công ty cổ phần sữa Vinamilk Nhóm chúng tôi sẽ thực hiện làm sáng tỏ tình hìnhsản xuất và chi phí sản xuất của công ty, và nêu lên tầm quan trọng của việc giảm thiểuchi phí sản xuất đối với Công ty cổ phần sữa Vinamilk Từ đó, nhóm chúng tôi sẽ đưa ramột số giải pháp để giảm thiểu chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần sữa Vinamilk

Chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Ước lượng hàm sản xuất, hàm chi phí sản xuất và

một số giải pháp nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần sữa Vinamilk.” nhằm đạt được một số mục tiêu sau:

Thứ nhất: giới thiệu tổng quan về tình hình sản xuất của Công ty cổ phần sữa

Trang 5

Vinamilk Từ đó phản ánh thực trạng về tình hình sản xuất và chi phí sản xuất của côngty.

Thứ hai: nêu lên tầm quan trọng của việc giảm chi phí sản xuất tại công ty Và thựctrạng trong việc thực hiện giảm thiểu chi phí tại công ty

Thứ ba: đưa ra một số giải pháp nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất của Công ty cổphẩn sữa Vinamilk

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Về mặt không gian: Chúng tôi nghiên cứu đề tài này tại các cơ sở sản xuất của cácCông ty cổ phần sữa Vinamilk trên cả nước

Về mặt thời gian: chúng tôi nghiên cứu tình hình sản xuất sữa của công ty cổ phầnsữa Vinamilk trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2008 đồng thời đưa ra một số giảipháp nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất của công ty trong giai đoạn hiện nay

Nội dung nghiên cứu bao gồm: các lý luận về sản xuất và chi phí sản xuất, thựctrạng sản xuất của Công ty cổ phần sữa Vinamilk, và các giải pháp nhằm giảm thiểu chiphí sản xuất tại công ty

1.4 Kết cấu đề tài

Đề tài nghiên cứu của chúng tôi được chia ra làm 4 chương, nội dung từng chươngnhư sau:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài

Chương 2: Một số lý luận chung về sản xuất và chi phí sản xuất trong ngắn hạn.Chương 3: Thực trạng về sản xuất và chi phí sản xuất của Công ty cổ phần sữaVinamilk

Chương 4: Các giải pháp chủ yếu nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất tại Công ty cổphần sữa Vinamilk

Trang 6

Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hàm sản xuất và chi phí sản xuất

2.1 Tổng quan về lý thuyết sản xuất và chi phí sản xuất

Q = f (X 1 , X 2 ,…, X n )

Trong đó: Q là sản lượng đầu ra

x 1 , x 2 ,…, x n là các yếu tố đầu vàoNếu một doanh nghiệp chỉ sử dụng K đơn vị vốn và L đơn vị lao động (các đầu vàokhác cố định) thì hàm sản xuất có dạng:

Sản phẩm bình quân của lao động là số đầu ra tính theo một đơn vị đầu vào là laođộng và được xác định bằng công thức:

Sản phẩm cận biên của lao động (MPL) là số đầu ra được sản xuất thêm khi số lao

Trang 7

động đầu vào tăng một đơn vị và được xác định bằng công thức:

Quan hệ giữa APL và MPL:

Nếu AP L > MP L thì khi tăng sản lượng sẽ làm cho APL giảm dần

Nếu AP L < MP L thì khi tăng sản lượng sẽ làm cho APL tăng lên

Nếu AP L = MP L thì APL đạt giá trị lớn nhất

 Quy luật sản phẩm cận biên giảm dần (Quy luật hiệu suất các yếu tố đầuvào có xu hướng giảm dần)

Với một trình độ công nghệ nhất định trong một khoảng thời gian xác định, nếu như

có một đầu vào cố định và một đầu vào biến đổi thì việc tăng thêm một đầu vào biến đổisản lượng tạo ra sẽ có xu hướng giảm dần

Đồ thị

Hình 1: Đồ thị Q,

MP L và AP L

Trang 8

2.1.2 Lý thuyết chi phí sản xuất

a Tổng chi phí, chi phí cố định và chi phí biến đổi

Tổng chi phí (TC) của việc sản xuất ra sản phẩm bao gồm toàn bộ chi phí cố định

và chi phí biến đổi sử dụng để sản xuất ra sản phẩm đó

Chi phí cố định (TFC) là tổng giá trị bằng tiền trả cho đầu vào cố định Những chiphí này không thay đổi khi sản lượng thay đổi như chi phí mua máy móc, thuê nhàxưởng

Chi phí biến đổi (TVC) là tổng giá trị bằng tiền trả cho các đầu vào biến đổi Nhữngchi phí này tăng giảm cùng với mức tăng giảm của sản lượng như tiền mua nguyên, nhiênvật liệu, tiền lương công nhân…

TC = TVC+TFC

Như vậy, tổng chi phí tăng giảm chỉ phụ thuộc vào các chi phí biến đổi

Trang 9

Chi phí bình quân và chi phí cận biên

Chi phí bình quân là chi phí sản xuất cho một đơn vị sản phẩm, gồm chi phí biếnđổi bình quân và chi phí cố định bình quân

ATC = = AFC + AVC

Trong đó: ATC là chi phí bình quân

AFC là chi phí cố định bình quân; AFC = AVC là chi phí biến đổi bình quân; AVC =

Chi phí cận biên (MC) đo lường sự thay đổi của tổng chi phí sản xuất khi sản xuấtthêm một đơn vị sản phẩm

Chi phí cận biên được biểu diễn bằng công thức sau:

MC = =

Quan hệ giữa chi phí bình quân và chi phí cận biên

Khi ATC = MC thì ATC min

Khi ATC > MC thì khi tăng sản lượng, ATC sẽ giảm tương ứng với sự gia tăng đó.Khi ATC < MC thì khi tăng sản lượng, ATC tăng tương ứng với sự gia tăng đó

Hình 2: Đồ thị các đường tổng chi phí

Trang 10

2.2 Lý thuyết về ước lượng hàm sản xuất và hàm chi phí sản xuất

2.2.1 Lý thuyết về ước lượng hàm sản xuất

Dạng hàm thích hợp dùng để ước lượng hàm sản xuất ngắn hạn hay dài hạn là hàmsản xuất bậc ba

2.2.2 Lý thuyết về ước lượng hàm chi phí sản xuất

Để ước lượng các hàm chi phí, số liệu cần phải có là mức độ sử dụng của một haynhiều đầu vào cố định Sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian Khi thu thập dữ liệu về chi phícần loại bỏ ảnh hưởng của yếu tố lạm phát

Trong ngắn hạn, giá đầu vào được giả định là cố định

Hàm chi phí sản xuất ngắn hạn TC đặc trưng bởi chi phí biến đổi bình quân AVC

Trang 11

SMC = a + 2bQ + 3cQ 2

Chi phí biến đổi bình quân sẽ đạt giá trị nhỏ nhất tại mức sản lượng:

Q = -b/2c

Và để phù hợp với lý thuyết, các tham số phải thỏa mãn điều kiện: a > 0, b < 0 và c > 0

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, thực trạng về sản xuất và chi phí sản xuất của

công ty cổ phần sữa Vinamilk giai đoạn 2000 - 2008

3.1 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp thống kê, thu thập số liệu và sử dụng phần mềm Eview đểước lượng, phân tích và đánh giá tình hình sản xuất của Công ty cổ phần sữa Việt NamVinamilk Kết hợp lý luận với số liệu thực tiễn phân tích để kết luận và đề xuất giải phápthích hợp

3.2 Thực trạng tình hình sản xuất, chi phí sản xuất và những nhân tố tác động đến chi phí sản xuất tại công ty cổ phần sữa Vinamilk giai đoạn 2000 - 2008

3.2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần sữa Vinamilk

Tính theo doanh số và sản lượng, Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu tại Việt

Trang 12

Nam Danh mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa nước và sữabột; sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt uống, kem và phómát Vinamilk cung cấp cho thị trường những danh mục các sản phẩm, hương vị và quycách bao bì với nhiều sự lựa chọn nhất

Vinamilk là nhà sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam, từ khi bắt đầu đi vào hoạtđộng năm 1976, Công ty đã xây dựng hệ thống phân phối rộng nhất tại Việt Nam và đãlàm đòn bẩy để giới thiệu các sản phẩm mới như nước ép, sữa đậu nành, nước uống đóngchai và café cho thị trường Phần lớn sản phẩm của Công ty cung cấp cho thị trường dưới

thương hiệu “Vinamilk”, thương hiệu này được bình chọn là một “Thương hiệu Nổi

tiếng” và là một trong nhóm 100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ Công Thương bình chọn

năm 2006 Vinamilk cũng được bình chọn trong nhóm “Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 1995 đến năm 2007

Hiện tại Công ty tập trung các hoạt động kinh doanh vào thị trường đang tăngtrưởng mạnh tại Việt Nam Tốc độ tăng trưởng bình quân 7.85% từ năm 1997 đến 2007

Đa phần sản phẩm được sản xuất tại 9 nhà máy với tổng công suất khoảng 570.406 tấnsữa mỗi năm Công ty sở hữu một mạng lưới phân phối rộng lớn trên cả nước, đó là điềukiện thuận lợi để chúng tôi đưa sản phẩm đến số lượng lớn người tiêu dùng

Sản phẩm Công ty chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và cũng xuất khẩusang các thị trường nước ngoài như Úc, Campuchia, Irắc, Philipines và Mỹ

3.2.2 Tình hình sản xuất và chi phí sản xuất của công ty cổ phần sữa Vinamilk giai đoạn 2000 – 2008

2000 : Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu Công Nghiệp Trà Nóc, Thành

phố Cần Thơ, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn của người tiêu dùng tại đồng bằngsông Cửu Long Cũng trong thời gian này, Công ty cũng xây dựng Xí Nghiệp Kho Vận

có địa chỉ tọa lạc tại : 32 Đặng Văn Bi, Thành phố Hồ Chí Minh

2003 : Chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần vào tháng 12 năm 2003 và đổi

tên thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam cho phù hợp với hình thức hoạt động của Côngty

2004 : Mua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn Tăng vốn điều lệ của Công ty

lên 1,590 tỷ đồng

2005 : Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty Liên doanh Sữa

Bình Định (sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) và khánh thành Nhà máy SữaNghệ An vào ngày 30 tháng 06 năm 2005, có địa chỉ đặt tại Khu Công Nghiệp Cửa Lò,Tỉnh Nghệ An

* Liên doanh với SABmiller Asia B.V để thành lập Công ty TNHH Liên DoanhSABMiller Việt Nam vào tháng 8 năm 2005 Sản phẩm đầu tiên của liên doanh mangthương hiệu Zorok được tung ra thị trường vào đầu giữa năm 2007

2006 : Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào

ngày 19 tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh VốnNhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công ty

* Mở Phòng Khám An Khang tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 6 năm 2006.Đây là phòng khám đầu tiên tại Việt Nam quản trị bằng hệ thống thông tin điện tử Phòngkhám cung cấp các dịch vụ như tư vấn dinh dưỡng, khám phụ khoa, tư vấn nhi khoa vàkhám sức khỏe

* Khởi động chương trình trang trại bò sữa bắt đầu từ việc mua thâu tóm trang trại

Trang 13

Bò sữa Tuyên Quang vào tháng 11 năm 2006, một trang trại nhỏ với đàn bò sữa khoảng1.400 con Trang trại này cũng được đi vào hoạt động ngay sau khi được mua thâu tóm.

2007 : Mua cổ phần chi phối 55% của Công ty sữa Lam Sơn vào tháng 9 năm 2007,

có trụ sở tại Khu công nghiệp Lễ Môn, Tỉnh Thanh Hóa

3.2.3 Những nhân tố tác động đến sản xuất và chi phí sản xuất tại công ty cổ phần sữa Vinamilk

Trong thời gian qua, Vinamilk đã không ngừng đổi mới công nghệ, đầu tư dâychuyền máy móc thiết bị hiện đại, nâng cao công tác quản lý và chất lượng sản phẩm, đápứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng

Công nghệ sản xuất sữa, các sản phẩm từ sữa và bột dinh dưỡng là những côngnghệ hiện đại nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm Hiệnnay Vinamilk sở hữu dây chuyền sản xuất hiện đại nhất Việt Nam Toàn bộ dây chuyềnmáy móc thiết bị của công ty đều dựa trên công nghệ tiên tiến của các nước trên thế giớinhư:

- Công nghệ tiệt trùng nhiệt độ cao UHT để sản xuất sữa nước

- Công nghệ lên men sữa chua công nghiệp

- Công nghệ cô đặc sữa chân không

- Công nghệ bảo quản sữa hộp bằng nitơ

- Công nghệ lên men sữa chua công nghiệp

- Công nghệ chiết rót và đóng gói chân không

- Công nghệ sản xuất phomát nấu chảy

- Công nghệ sản xuất kem;

- Công nghệ sấy sữa bột

Ngoài ra, Vinamilk tập trung đầu tư mạnh vào công nghệ thông tin và hiện đangứng dụng thành công phần mềm quản trị doanh nghiệp tổng thể ERP Oracle EBS 11i,phần mềm SAP, CRM (Hệ quản trị quan hệ khách hàng) và BI (Hệ thống thông tin báocáo)

Chi phí nguyên vật liệu (chủ yếu là sữa bột và sữa tươi) dùng cho sản xuất chiếm tỷtrọng lớn trong tổng giá vốn hàng bán của Vinamilk (khoảng 89% chi phí sản xuất) Hiệntại khoảng 60 -70% nguyên liệu của Vinamilk là nhập khẩu (nguyên liệu sữa bột sau quátrình chế biến được hoàn nguyên thành các sản phẩm sữa khác nhau), phần còn lại là sữatươi được thu mua trong nước Nguồn sữa bột nhập khẩu của Vinamilk chủ yếu từNewzealand

Mức giá hiện tại của nguyên liệu sữa bột thế giới đã xuống thấp hơn mức giá đầunăm 2007 và giảm khoảng 50% so với mức đỉnh của năm 2008 Đây là một thuận lợi choVinamilk trong việc duy trì biên lợi nhuận ở mức cao, giảm thiểu chi phí sản xuất

Kết quả thanh tra cho thấy, chi phí bán hàng là khoản chi phí chiếm tỷ lệ lớn thứ haitrong giá sữa, từ 5% - 27% giá vốn, trong đó chi phí quảng cáo, khuyến mại từ 1% đến19,2% Trong khi đó, thương hiệu uy tín của ngành hàng sữa lại được hình thành chủ yếu

là từ quảng cáo Có thể thấy mức độ dày đặc của quảng cáo sữa trên các phương tiệnthông tin đại chúng

Doanh nghiệp có chi phí quảng cáo ở mức cao hơn mức khống chế (theo quy định,chi phí quảng cáo cho phép ở mức 10%) là Công ty Dutch Lady (19,2%), Công ty

Ngày đăng: 07/08/2014, 19:23

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Đồ thị Q, - Đề tài " Phương pháp nghiên cứu, thực trạng về sản xuất và chi phí sản xuất của công ty cổ phần sữa Vinamilk giai đoạn 2000 - 2008 " ppt
Hình 1 Đồ thị Q, (Trang 7)
Hình 2: Đồ thị các đường tổng chi phí - Đề tài " Phương pháp nghiên cứu, thực trạng về sản xuất và chi phí sản xuất của công ty cổ phần sữa Vinamilk giai đoạn 2000 - 2008 " ppt
Hình 2 Đồ thị các đường tổng chi phí (Trang 8)
Hình 3: Đồ thị chi phí trung bình và chi phí cận biên - Đề tài " Phương pháp nghiên cứu, thực trạng về sản xuất và chi phí sản xuất của công ty cổ phần sữa Vinamilk giai đoạn 2000 - 2008 " ppt
Hình 3 Đồ thị chi phí trung bình và chi phí cận biên (Trang 9)
Bảng 2: Kết quả ước lượng hàm sản xuất - Đề tài " Phương pháp nghiên cứu, thực trạng về sản xuất và chi phí sản xuất của công ty cổ phần sữa Vinamilk giai đoạn 2000 - 2008 " ppt
Bảng 2 Kết quả ước lượng hàm sản xuất (Trang 14)
Bảng 3: Kết quả ước lượng hàm chi phí sản xuất - Đề tài " Phương pháp nghiên cứu, thực trạng về sản xuất và chi phí sản xuất của công ty cổ phần sữa Vinamilk giai đoạn 2000 - 2008 " ppt
Bảng 3 Kết quả ước lượng hàm chi phí sản xuất (Trang 16)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w