Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm Thủ Đức
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Hòa vào xu thế mở cửa, hội nhập của nền kinh tế quốc tế của thế giới trongthế kỷ 21, các doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng cố gắng nâng cao trình độquản lý, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất, cải tiến mẫu mã, giảm giá thành sảnphẩm để nâng cao tính cạnh tranh và tạo cho mình một chỗ đứng và thế tiến vữngchắc trên thị trường
Hạch toán kế toán là một công cụ quan trọng trong hệ thống quản lý kinh tếtài chính, giữ vai trò tích cực trong việc điều hành và kiểm soát các hoạt động kinhdoanh Là một khâu của hạch toán kế toán, công tác hạch toán kế toán chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp giữ vai trò hết sức quantrọng Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu chất lượng tổng hợpphản ánh trình độ quản lý, sử dụng tài sản, vật tư, lao động, cũng như trình độ tổchức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của các doanh nghiệp, làthước đo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Việc kế toán chi phí sản xuất kinhdoanh không chỉ dừng lại ở chỗ tính đúng, tính đủ mà còn phải tính đến việc cungcấp thông tin cho công tác quản trị doanh nghiệp Mặt khác, việc quản lý chi phí vàgiá thành một cách hợp lý còn có tác dụng tiết kiệm các nguồn lực cho doanhnghiệp tích lũy, góp phần cải thiện đời sống công nhân viên Chính vì vậy, để pháthuy tốt chức năng của mình, việc tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm cần phải được cải tiến và hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầuquản lý ngày càng cao của doanh nghiệp
Với những kiến thức đã tiếp thu được ở nhà trường và qua quá trình thực tậptại Công ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm Thủ Đức, em đã nhận thức được tầm quantrọng của công tác kế toán, đặc biệt là hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm Được sự giúp đỡ của các cô chú, anh chị trong phòng kế toán và sựhướng dẫn của cô - Ths Đào Thị Kim Yến kết hợp với kiến thức đã học ở trường
em đã chọn đề tài: " Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm Thủ Đức " làm đề tài nghiên cứu trong khóa
luận tốt nghiệp của mình
Trang 2Mục đích của đề tài là vận dụng lý thuyết hạch toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm vào nghiên cứu thực tế công việc này tại Công ty Cổ Phần BêTông Ly Tâm Thủ Đức, trên cơ sở đó phân tích những tồn tại nhằm góp phần nhỏvào việc hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty
Phương pháp thực hiện đề tài:
- Thu thập thông tin bằng cách đọc các chứng từ , nghiên cứu hồ sơ
- Phỏng vấn nhân viên kế toán của Công ty
- Hoàn thành các công việc được giao trong quá trình thực tập
Cấu trúc của khóa luận gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
Chương 2: Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm Thủ Đức Chương 3: Thực trạng công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tạiCông ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm Thủ Đức
Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Bê Tông Ly Tâm Thủ Đức
Do thời gian có hạn và trình độ hiểu biết còn hạn chế nên khó có thể tránhkhỏi những sai sót Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ dạy của quý thầy cô vàcác cô chú, anh chị trong Công ty
Trang 3Theo quan điểm của kinh tế Pháp thì: Chi phí sản xuất là toàn bộ các chi phí
có liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp
Theo quan điểm của kế toán Việt Nam hiện nay thì: Chi phí sản xuất là biểuhiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanhnghiệp phải chi ra trong quá trình hoạt động
1.1.1.2 Phân loại chi phí
Phân loại chi phí là việc sắp xếp các chi phí có cùng tính chất kinh tế theotừng loại, từng nhóm khác nhau, không phân biệt chi phí đó phát sinh ở đâu, chohoạt động sản xuất kinh doanh nào Có thể phân loại chi phí theo các tiêu thức sau:
a) Phân loại chi phí theo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí.
Toàn bộ chi phí được chia thành 5 yếu tố sau:
Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị các loại nguyên vật liệu, nhiênliệu, công cụ dụng cụ xuất kho dùng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ
Chi phí nhân công: bao gồm tiền lương chính, phụ, phụ cấp theo lương phải trảcho người lao động và các khoản trích theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động
Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là phần giá trị hao mòn của tài sản cố địnhchuyển dịch vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các khoản phải trả cho người cung cấpđiện, nước, điện thoại, vệ sinh…
Trang 4 Chi phí khác bằng tiền: Gồm các chi phí sản xuất kinh doanh khác chưa đượcphản ánh trong các chi phí trên nhưng đã chi bằng tiền như chi phí tiếp khách, hộinghị, thuế môn bài, lệ phí cầu đường…
b) Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
Căn cứ vào mục đích, công dụng của chi phí trong sản xuất để chia ra cáckhoản mục chi phí khác nhau, mỗi khoản mục chỉ bao gồm những chi phí có cùngmục đích và công dụng, không phân biệt nội dụng kinh tế của chi phí Theo cáchphân loại này chi phí sản xuất được chia thành 2 loại: chi phí sản xuất và chi phíngoài sản xuất
Chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí liên quan đến việc chế tạo sản phẩm hoặcdịch vụ trong một thời kỳ nhất định Đối với doanh nghiệp sản xuất chi phí sản xuấtđược chia thành 3 loại sau:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là toàn bộ giá trị của tất cả các loạinguyên liệu, vật liệu, bán thành phẩm dùng trực tiếp trong quá trình trongquá trình sản xuất
Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương chính, phụ, phụ cấp vàcác khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạo sảnphẩm
Chi phí sản xuất chung: Bao gồm toàn bộ chi phí sản xuất không thuộchai khoản mục chi phí trên liên quan trực tiếp đến việc phục vụ, tổ chức vàquản lý hoạt động sản xuất ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất Bao gồm:
- Chi phí nhân công gián tiếp, phục vụ, tổ chức quản lý sản xuất tại phânxưởng
- Chi phí vật liệu gián tiếp dùng trong máy móc thiết bị
- Công cụ dụng cụ dùng trong sản xuất
- Chi phí khấu hao máy móc thiết bị, TSCĐ dùng trong hoạt động sản xuất
- Chi phí dịch vụ mua ngoài phục cho sản xuất như điện, nước, sửachữa, bảo hiểm tài sản tại phân xưởng sản xuất
Chi phí ngoài sản xuất là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sảnphẩm và quản lý chung toàn doanh nghiệp Bao gồm:
Trang 5 Chi phí bán hàng: Là toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến việc tiêu thụsản phẩm, hàng hoá như chi phí vận chuyển, bao bì, lương nhân viên bánhàng, khấu hao TSCĐ…
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là các chi phí quản lý hành chính, quản lýkinh doanh và các chi phí phát sinh có tính chất chung cho toàn doanhnghiệp Đó là những chi phí hành chính, kế toán, quản lý chung…
c) Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ xác đinh lợi nhuận.
Theo cách này chi phí bao gồm:
Chi phí sản phẩm: Là toàn bộ chi phí liên quan trực tiếp đến việc sản xuấthoặc mua hàng hoá Đối với hoạt động sản xuất công nghiệp gồm: chi phí nguyênvật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung
Chi phí thời kỳ: Là những chi phí phát sinh trong một thời kỳ và được tínhhết vào phí tổn trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh Bao gồm: chi phí bánhàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
d) Phân loại chi phí theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí.
Chi phí chia làm 2 loại:
Chi phí trực tiếp: Là chi phí liên quan trực tiếp đến đối tượng chịu chi phínhư chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp Khi phát sinhđược tính ngay vào đối tượng chịu chi phí liên quan
Chi phí gián tiếp: Là chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí nhưchi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp Khi phátsinh phải tiến hành tập hợp chung, sau đó phân bổ cho từng đối tượng theo tiêuthức phù hợp
e) Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí.
Chi phí bao gồm: Biến phí, định phí, chi phí hỗn hợp
Biến phí là loại chi phí mà tổng số của nó tăng (giảm) khi mức độ hoạt độngtăng (giảm) Nó chỉ tồn tại khi doanh nghiệp hoạt động và sẽ mất đi khi doanhnghiệp ngừng hoạt động
Trang 6 Định phí là loại chi phí mà tổng số của nó không biến động khi mức độ hoạtđộng thay đổi trong phạm vi phù hợp.
Chi phí hỗn hợp là chi phí bao gồm cả biến phí và định phí
Có 2 cách phân loại giá thành chủ yếu:
a) Phân loại giá thành theo thời điểm xác định: Gồm 3 loại
Giá thành kế hoạch (ZKH) được tính trước khi bắt đầu sản xuất cho tổng sảnphẩm kế hoạch theo chi phí sản xuất định mức
Giá thành định mức (ZĐM) được tính trước khi bắt đầu sản xuất cho một đơn
vị sản phẩm theo chi phí sản xuất định mức
Giá thành thực tế (ZTT) được tính sau khi sản xuất hoàn thành theo chi phísản xuất thực tế
1.1.2.3 Đối tượng tính giá thành
- Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ hoàn thành nhấtđịnh mà doanh nghiệp sản xuất, chế tạo và thực hiện cần phải tính tổng giá thành vàgiá thành đơn vị
Trang 7- Cơ sở để xác định đối tượng tính giá thành là:
Loại hình sản xuất
Tính chất của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Đặc điểm của sản phẩm
Yêu cầu của quản lý
Trình độ và phương tiện của kế toán
- Đối tượng tính giá thành thường được chọn là:
Sản phẩm
Bán thành phẩm, chi tiết hay bộ phận cấu thành nên sản phẩm
1.1.2.4 Kỳ tính giá thành
Là khoảng thời gian cần thiết mà kế toán cần phải tổng hợp chi phí sản xuất
để tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành Việc xác định kỳ tính giá thànhhợp lý sẽ giúp cho việc tổ chức công tác giá thành sản phẩm khoa học, đảm bảocung cấp số liệu về giá thành của sản phẩm kịp thời, phát huy chức năng giám đốctình hình thực hiện kế hoạch giá thành
Tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh doanh, kỹ thuật sản xuất và nhu cầu thông tingiá thành, kỳ tính giá thành có thể được xác định như sau:
Hàng quý ở doanh nghiệp sản xuất công nghiệp
Quý hoặc năm ở những doanh nghiệp xây lắp
Khoảng thời gian theo từng nghiệp vụ, quý, năm ở những doanh nghiệp nôngnghiệp
Khoảng thời gian thực hiện, kết thúc và báo cáo chi phí sản xuất, giá thànhsản phẩm, tính kết quả ở những doanh nghiệp chuyên sản xuất theo đơn đặt hàng
1.1.2.5 Kết cấu giá thành
Đối với sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ kết cấu giá thành sảnphẩm bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chiphí sản xuất chung
1.1.3 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Trang 81.1.3.1 Khái niệm.
Tập hợp chi phí sản xuất là nhận dạng mối quan hệ giữa chi phí sản xuất vớiđối tượng tập hơp chi phí sản xuất để phân tích, tập hợp, phân bổ chi phí sản xuấttheo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn nhất định để tập hợpchi phí Đối tượng tập hợp chi phí có thể là đối tượng chịu chi phí, nơi phát sinh chiphí
Đối tượng tập hợp chi phí thường được chọn:
- Sản phẩm, nhóm sản phẩm
- Giai đoạn của quy trình công nghệ sản xuất
- Toàn bộ quy trình của công nghệ sản xuất
- Phân xưởng hay bộ phận sản xuất
- Yêu cầu quản lý
- Trình độ và phương tiện của kế toán
Trong công tác kế toán, xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là cơ sở xâydựng hệ thống chứng từ ban đầu tương ứng, hệ thống sổ chi tiết về chi phí sản xuất,xây dựng quy trình kế toán chi phí sản xuất
1.1.3.2 Phương pháp tập hợp chi phí.
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là phương pháp sử dụng để tập hợp vàphân loại chi phí theo từng khoản mục chi phí trong giới hạn của mỗi đối tượng kếtoán chi phí
Trang 9Tùy thuộc vào đặc điểm ban đầu của chi phí sản xuất phát sinh, mối quan hệgiữa chi phí phát sinh với từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất mà lựa chọnphương pháp tập hợp chi phí trực tiếp hoặc phương pháp phân bổ gián tiếp.
Phương pháp tập hợp trực tiếp:
Kế toán tiến hành tập hợp trực tiếp từ chứng từ vào từng đối tượng tập hợpchi phí Phương pháp này áp dụng đối với những chi phí phát sinh liên quan trựctiếp đến đối tượng kế toán tập hợp chi phí và xác định công tác hạch toán, ghi chépban đầu cho phép ghi nhận trực tiếp cho các chi phí vào đối tượng kế toán có liênquan
Phương pháp phân bổ gián tiếp:
Theo phương pháp này, toàn bộ chi phí được tập hợp chung từ các chứng từsau đó sẽ chọn tiêu thức thích hợp để phân bổ cho từng đối tượng tập hợp chi phísản xuất
Phương pháp này được áp dụng khi một loại chi phí phát sinh liên quan đếnnhiều đối tượng tập hợp chi phí và không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng
CP phân bổ cho từng đối
Hệ số phân
Tiêu thức phân bổ của từng đối tượng
1.1.4 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt của quá trình sản xuất, mộtbên là các yếu tố chi phí “đầu vào” và một bên là kết quả sản xuất ở “ đầu ra”.Chính vì vậy chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết vớinhau Chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, còn giá thành lại là
Trang 10thước đo mức chi phí sản xuất thực tế để sản xuất ra từng loại sản phẩm từ đó có thểkiểm soát, giám sát chi phí bỏ ra Mối quan hệ này được biểu hiện qua công thức:
∑ Giá thành
CPSX dở dang đầu kỳ +
CPSX phát sinh trong kỳ -
CPSX dở dang cuối kỳ
Khi giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc các ngànhsản xuất không có sản phẩm dở dang thì:
Khác nhau:
Liên quan đến một thời kỳ nhất định
không phân biệt là cho loại sản phẩm
nào
Liên quan đến một sản phẩm nhất định
Là chi phí của một kỳ Có thể là chi phí của một kỳ hoặc nhiều
kỳ
Là chi phí sản xuất sản phẩm trong kỳ
không phân biệt sản phẩm đã hoàn thành
Trang 11muốn hạ giá thành thì phải giảm chi phí sản xuất Do đó, khi đánh giá chất lượnghoạt động của doanh nghiệp ta không thể phân tích riêng rẽ hai chỉ tiêu này.
1.1.5 Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọngluôn được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm Làm thế nào để giảm bớt chi phísản xuất, hạ giá thành sản phẩm nhằm làm tăng lợi nhuận đó luôn là vấn đề đượcđặt ra tại các doanh nghiệp đặc biệt là trong một thị trường cạnh tranh như hiện nay
Trong doanh nghiệp, giá thành sản phẩm là chỉ tiêu chất lượng chủ yếu phảnánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Giá thành sản phẩm càng hạ, đồng thờivới nó là chất lượng sản phẩm không đổi hoặc được cải thiện thì hiệu quả hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá cao Bên cạnh đó, đối với xãhội việc hạ giá thành là một nguồn tích lũy kinh tế Việc tiết kiệm của cải xã hộiđồng thời đem lại lợi ích cho doanh nghiệp luôn là mục tiêu để các doanh nghiệphướng tới Để đạt được mục tiêu này hay nói cách khác là để quản lý hiệu quả đốivới hoạt động sản xuất kinh doanh thì các doanh nghiệp cần phải:
Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất phẩm ở từng bộ phận sản xuấttrong doanh nghiệp
Ghi chép chính xác, phản ánh đầy đủ, kịp thời mọi chi phí phát sinh trong quátrình sản xuất Đồng thời phát hiện và xử lý kịp thời sự lãng phí ở các khâu sảnxuất nếu có
Kiểm tra việc thực hiện các định mức tiêu hao nguyên vật liệu, vật tư, kỹthuật, nhân lực…nhằm khai thác và sử dụng tiết kiệm, hợp lý mọi chi phí cho quátrình sản xuất
Kiểm tra tình hình thực hiện năng suất hạ giá thành
Việc hoạch định và kiểm soát chi phí tốt sẽ giúp doanh nghiệp xây dựngđược một định mức chi phí tiêu hao hợp lý Từ đó đưa ra các giải pháp để đạt đượcmục tiêu đã đề ra, cũng như phát hiện ra sự biến động của chi phí, kịp thời tìm ranguyên nhân và có biện pháp khắc phục
1.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
1.2.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Trang 121.2.1.1 Khái niệm
CPNVLTT là giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu… dùngtrực tiếp cho quá trình sản xuất, cấu thành thực thể chính của sản phẩm
1.2.1.2 Chứng từ sử dụng
- Phiếu xuất kho
- Bảng phân bổ nguyên vật liệu, vật liệu
1.2.1.3 Tài khoản sử dụng.
Tài khoản 621, được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí
Bên NỢ: Phản ánh trị giá nguyên liệu, vật liệu tham gia vào hoạt động sảnxuất kinh doanh
Bên CÓ:
+ Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng không hết nhập kho
+ Kết chuyển hoặc phân bổ trị CPNVLTT vào bên Nợ TK 154- Chi phísản xuất kinh doanh dở dang
+ Kết chuyển CPNVLTT vượt trên mức bình thường vào TK 632
Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ
1.2.1.4 Nguyên tắc hạch toán và trình tự phân bổ
* Nguyên tắc hạch toán
- Nếu liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thì căn
cứ vào chứng từ liên quan để tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng trên sổ chi tiếthay tài khoản chi tiết
- Nếu liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thì căn cứ vàochứng từ ban đầu để tập hợp chi phí theo từng nhóm và lựa chọn tiêu thức để phân
bổ cho từng đối tượng
* Trình tự phân bổ
Bước 1: Lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý.
Trang 13 Đối với nguyên vật liệu chính: Tiêu thức thường được chọn là định mức tiêuhao cho từng loại sản phẩm, hệ số phân bổ được quy định, trọng lượng sản phẩmđược sản xuất…
Đối với vật liệu phụ: Tiêu thức thường được chọn là định mức tiêu hao, hệ số
đã được quy định sẵn, trọng lượng hoặc giá trị vật liệu chính sử dụng…
Đối với nhiên liệu: Tiêu thức thường được chọn là định mức tiêu hao, giờmáy hoạt động…
Bước 2: Phân bổ CPNVLTT cho từng đối tượng có liên quan.
Việc phân bổ được thực hiện theo công thức sau:
∑Ti : Tổng tiêu thức phân bổ
∑ C : Tổng CP NVL (chính, phụ) đã tập hợp sau khi trừ phần chi phí vượt
Trang 14dùng sản xuất nhập lại kho
TK 154
Giá trị NVL sử dụng không Kết chuyển CPNVLTT thực tế
hết để tại xưởng vào đối tượng tính giá thành
vào được khấu trừ
Sơ đồ 1.1: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 1.2.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.
1.2.2.1 Khái niệm.
CPNCTT là tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp phải trả chocông nhân trực tiếp sản xuất và khoản trích theo lương của bộ phận công nhân này
1.2.2.2 Chứng từ sử dụng.
- Bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ
- Bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán tiền thưởng
- Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành
- Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ, bảng thanh toán tiền thuê ngoài
- Bảng kê trích nộp các khoản theo lương, bảng phân bổ tiền lương và BHXH
- …
1.2.2.3 Tài khoản sử dụng.
Trang 15Để tập hợp và phân bổ CPNCTT kế toán sử dụng tài khoản 622, được mở chitiết cho từng đối tượng tâp hợp chi phí.
Bên NỢ: Phản ánh CPNCTT tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh Bên CÓ:
- Kết chuyển CPNCTT vào bên Nợ tài khoản 154- Chi phí sản xuấtkinh doanh dở dang
- Kết chuyển CPNCTT vượt trên mức bình thường vào TK 632
TK 622 không có số dư cuối kỳ
1.2.2.4 Nguyên tắc hạch toán và trình tự phân bổ.
* Trình tự phân bổ
Bước 1: Lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý
- Đối với lương chính: Thường được phân bổ theo định mức tiến hành hay giờcông lao động thực tế
- Đối với lương phụ và các khoản trích theo lương: Được phân bổ theo tiềnlương chính
Bước 2: Phân bổ CPNVLTT cho từng đối tượng có liên quan.
Phân bổ tương tự CPNVLTT
1.2.2.5 Phương pháp hạch toán và sơ đồ hạch toán
* Phương pháp hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
- Tập hợp chi phí tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất
Nợ TK 622
Có TK 334
- Trích các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN
Trang 16Lương và các khoản trích theo Kết chuyển CPNCTT vào đối
lương của CN trực tiếp SX tượng tính giá thành
1.2.3.1 Khái niệm.
CPSXC là chi phí liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất và nhữngchi phí có tính chất chung phát sinh tại các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanhnghiệp
1.2.3.2 Chứng từ sử dụng.
- Phiếu xuất kho
- Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Trang 17- Bảng phân bổ tiền lương.
- Bảng phân bổ khấu hao
+ Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung
+ Kết chuyển CPSXC vào tài khoản 154- “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” + Kết chuyển biến phí SXC vượt trên mức bình thường vào TK 632
+ Kết chuyển định phí SXC không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bántrong kỳ
Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ
TK 627 được mở chi tiết như sau:
TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng
TK 6272: Chi phí vật liệu
TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất
TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6278: Chi phí khác bằng tiền
1.2.3.4 Nguyên tắc hạch toán và trình tự phân bổ
Khác với CPNVLTT và CPNCTT, CPSXC được tập hợp dựa trên các chứng
từ và tính vào giá trị từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm lao vụ, dịch vụ chủ yếubằng phương pháp phân bổ gián tiếp
Tùy vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng công ty mà lựa chọn tiêuthức phân bổ hợp lý Các tiêu thức thường được lựa chọn là: CPNCTT, số giờ máy,
số sản phẩm hoàn thành trong kỳ…
Trang 18Công thức phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiêu thức tiền lương côngnhân trực tiếp sản xuất :
1.2.3.5 Phương pháp hạch toán và sơ đồ hạch toán
* Phương pháp hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
- Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân phục vụ,quản lý phân xưởng sản xuất sản phẩm
Nợ TK 627
Có TK 334,338
- Xuất kho hoặc mua sử dụng ngay nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho
bộ phận phục vụ, quản lý phân xưởng sản xuất sản phẩm
Trang 19- Chi phí dịch vụ mua ngoài ( điện, nước…), chi phí khác bằng tiền phục vụ,quản lý sản xuất ở bộ phận phân xưởng sản xuất.
Lương và các khoản trích theo Kết chuyển hoặc phân bổ
lương của CN phục vụ, quản lý PX CPSXC
TK 152, 153
Giá trị vật liệu, CCDC, xuất dùng
cho quản lý phân xưởng
TK 142,242, 335
Phân bổ, trích trước chi phí
trả trước
Trang 201.3 Kế toán tập hợp chi phí thiệt hại trong sản xuất
1.3.1 Kế toán các khoản thiệt hại về sản phẩm hỏng
về sản phẩm hỏng
a) Phân loại sản phẩm hỏng theo mức độ không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật
Sản phẩm hỏng được chia thành hai loại: Sản phẩm hỏng sửa chữa được vàsản phẩm hỏng không sửa chữa được
- Sản phẩm hỏng sửa chữa được: Là sản phẩm xét về mặt kỹ thuật có thể sửachữa được và xét về mặt kinh tế thì chi phí sửa chữa không vượt quá chi phí sảnxuất sản phẩm, đồng thời việc sửa chữa có lợi về mặt kinh tế
- Sản phẩm hỏng không sửa chữa được: Là những sản phẩm hỏng mà về mặt
kỹ thuật không thể sửa chữa được, hoặc về mặt kinh tế thì chi phí sửa chữa lớn hơnchi phí sản xuất sản phẩm Vì vậy việc sửa chữa không có lợi về mặt kinh tế
b) Phân loại sản phẩm hỏng theo mối quan hệ với việc hạch toán và lập kế hoạch sản xuất
Theo cách này sản phẩm hỏng được chia thành hai loại: sản phẩm hỏng trongđịnh mức và sản phẩm hỏng ngoài định mức
- Sản phẩm hỏng trong định mức: Là những sản phẩm hỏng không thể tránhkhỏi trong quá trình sản xuất
- Sản phẩm hỏng ngoài định mức: Là các sản phẩm hỏng nằm ngoài dự kiếncủa nhà sản xuất do các nguyên nhân bất thường như nguyên vật liệu không đảmbảo chất lượng, máy móc thiết bị hư hỏng đột xuất…
Trang 21* Sản phẩm hỏng không sửa chữa được:
Thiệt hại về sản
-Khoản thu bồi thường
- Nguyên nhân và người chịu trách nhiệm
Các chứng từ phản ánh chi phí sửa chữa ( nếu sản phẩm hỏng sửa chữađược)
Trang 22TK 111,152, TK 621A,622A,627A TK 154 “sp đang TK 152 214,334 sửa chữa SP hỏng chế tạo”
CP sửa chữa sp hỏng Cuối kỳ kết chuyển Phế liệu thu hồi
CPSX
TK 111,112,131 Bán phế liệu,
phế phẩm
Sơ đồ 1.4: Sửa chữa sản phẩm hỏng trong định mức
* Kế toán sản phẩm hỏng không sửa chữa được.
TK 154 “SP đang chế tạo” TK 152
Phế liệu thu hồi
TK 111,112,131 Bán phế liệu, phế phẩm
Sơ đồ 1.5: Thu hồi từ sản phẩm hỏng trong định mức
b) Kế toán sản phẩm hỏng ngoài định mức.
* Kế toán sản phẩm hỏng sửa chữa được.
Chia thành 2 loại: Phát hiện và sửa chữa ngay trong kỳ và phát hiện tronghoặc cuối kỳ, sang kỳ sau mới sửa chữa
+ Trường hợp 1: Phát hiện và sửa chữa ngay trong kỳ.
Trang 23TK 111,152, TK 621A,622A,627A TK 154 “sửa TK 1388 214,334 “sửa chữa SP hỏng” chữa sp hỏng ”
CP sửa chữa sp hỏng Cuối kỳ kết chuyển Thu bồi thường
CP sửa chữa sp hỏng
TK 152
Phế liệu thu hồi
TK 632 Khoản thệt hại
Sơ đồ 1.6: Sản phẩm hỏng sửa chữa trong kỳ
+ Trường hợp 2: Phát hiện sản phẩm hỏng trong hoặc cuối kỳ, sang kỳ sau mới sửa chữa.
Kỳ phát hiện sản phẩm hỏng:
TK 154 “ SP đang chế tạo” 154 “ sửa chữa SP hỏng”
Kết chuyển giá trị SP hỏng
sửa chữa theo CP thực tế
Sơ đồ 1.7: Sản phẩm hỏng phát hiện trong kỳ, kỳ sau sửa chữa.
Trang 24Sang kỳ sau tiến hành sửa chữa:
TK 155 Nhập kho SP hỏng đã sửa
chữa hoàn thành theo CP
SP thực tế ban đầu
Sơ đồ 1.8: Sửa chữa sản phẩm hỏng ngoài định mức
* Sản phẩm hỏng không sửa chữa được.
TK 632
Khoản thiệt hại
Trang 25+ Chưa xác định được nguyên nhân.
Khoản thiệt hại
Sơ đồ 1.9: Thu hồi từ sản phẩm hỏng ngoài định mức
1.3.2 Kế toán các khoản thiệt hại ngừng sản xuất
1.3.2.1 Khái niệm
Thiệt hại ngừng sản xuất là khoản thiệt hại xảy ra do việc đình chỉ sản xuấttrong một thời gian do nguyên nhân khách quan và chủ quan chẳng hạn như : mấtđiện, hư máy móc thiết bị…
Trang 26 Ngừng sản xuất ngoài kế hoạch:
TK 111,152,334,… TK 622,627 TK 154 “ thiệt hại TK 111,112,
ngừng sản xuất 1388
CP thực tế phát sinh Kết chuyển CP phát Khoản thu bồi thường
khi ngừng sản xuất sinh do ngừng sản xuất
TK 632 Khoản thiệt hại
1.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 1.4.1 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất.
Tổng hợp chi phí sản xuất thực tế bao gồm 2 bước:
Bước 1: Điều chỉnh chi phí đã tập hợp cho phù hợp với chi phí thực tếphát sinh
Trước khi tổng hợp chi phí vào các đối tượng tính giá thành cần phải điềuchỉnh chi phí do các khoản làm giảm giá thành Đó là những khoản chi phí sản xuấtthực tế phát sinh nhưng không được tính vào giá thành hoặc những khoản chi phísản xuất phát sinh nhưng không tạo ra giá trị sản phẩm chính Những khoản đó là:
CP thiệt hại về sản phẩm hỏng, CP thiệt hại ngừng sản xuất, phế liệu thu hồi từ vật
Trang 27- Các khoản điều chỉnh giảm có giá trị lớn, thường xuyên phát sinh và ảnhhưởng trọng yếu đến thông tin giá thành được đánh giá theo giá vốn và được điềuchỉnh tại thời điểm thu hồi
Kế toán hạch toán các khoản điều chỉnh giảm giá thành như sau:
TK 154 TK 111,152,138
Các khoản điều chỉnh làm giảm giá thành
Bước 2: Tổng hợp chi phí theo từng đối tượng tính giá thành sản
phẩmSau khi đã điều chỉnh chi phí sản xuất, kế toán kết chuyển hoặc phân bổ chiphí sản xuất thực tế vào từng đối tượng tính giá thành Quá trình tổng hợp chi phísản xuất, tuỳ thuộc vào phương pháp hạch toán hàng tồn kho là kê khai thườngxuyên hay kiểm kê định kỳ để sử dụng tài khoản và bút toán phù hợp
1.4.1.1 Tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên a) Tài khoản sử dụng
Để tổng hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, lao
vụ kế toán sử dụng tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Tài khoản
154 được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí
Đối với doanh nghiệp có hoạt động thuê ngoài gia công, thì chi phí củanhững hoạt động này cũng được tập hợp vào TK 154
Số phát sinh NỢ: Kết chuyển CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC
Số phát sinh CÓ:
+ Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được…+ Trị giá nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá gia công xong nhập lại kho.+ Giá thành thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho hoặcchuyển đi bán
TK 154 có số dư bên NỢ: Phản ánh chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
b) Phương pháp hạch toán và sơ đồ hạch toán
* Phương pháp hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
Trang 28- Cuối kỳ kết chuyển CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC theo từng đối tượng tậphợp chi phí.
Kết chuyển biến phí SXC vượt mức bình thường
Sơ đồ 1.10 : Tổng hợp CPSX ( Phương pháp kê khai thường xuyên)
Trang 291.4.1.2 Tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê đinh kỳ.
Để tổng hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, lao
vụ kế toán sử dụng tài khoản 631 – Giá thành sản xuất
Số phát sinh NỢ:
- Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
- Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ
Số phát sinh CÓ:
- Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ cào TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
- Kết chuyển giá trị sản phẩm hoàn thành vào TK 632 “ Giá vốn hàng bán”
TK 631 không có số dư cuối kỳ
Trang 30Kết chuyển hoặc phân bổ CPSXC
Sơ đồ 1.11 : Tổng hợp CPSX ( Phương pháp kiểm kê định kỳ)
1.4.2 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Sản phẩm dở dang cuối kỳ là những sản phẩm tại thời điểm tính giá thànhchưa hoàn thành về mặt kỹ thuật sản xuất và thủ tục quản lý ở các giai đoạn của quytrình công nghệ chế biến sản phẩm
Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là xác định chi phí sản xuất của sảnphẩm dở dang cuối kỳ Có thể đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo các phươngpháp sau
1.4.2.1 Phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
Theo phương pháp này CPSX dở dang cuối kỳ bao gồm tất cả các khoảnmục CPSX: CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC
Vì thời gian có hạn nên trong chuyên đề này em chỉ trình bày phương phápđánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ trường hợp số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳquy đổi theo sản phẩm hoàn thành tương đương theo phương pháp trung bình
Để đánh giá SPDD cuối kỳ theo phương pháp này ta cần thực hiện 2 bước:
Bước 1: Quy đổi SPDD về sản phẩm hoàn thành tương đương.
Số lượng SPHTTĐ
Bước 2: Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Đối với nhóm chi phí bỏ từ đầu quy trình công nghệ ( nhóm 1): CPNVLchính
Nguyên vật liệu phụ có thể được bỏ vào từ đầu quy trình công nghệ hay bỏdần theo mức độ sản xuất tuỳ theo từng công ty
SP DD cuối kỳ
Số lượng SP hoàn thành trong kỳ + Số lượng SPDD cuối kỳ
Đối với nhóm chi phí bỏ dần theo mức độ sản xuất (nhóm 2): CPNCTT,CPSXC
Trang 31Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp ước lượng sản phẩmHTTĐ có ưu điểm là tương đối chính xác tuy nhiên cách tính toán khá phức tạp Vìthế phương pháp này thường được áp dụng trong những doanh nghiệp không cókhoản mục chi phí nào chiếm tỷ trọng quá lớn trong giá thành sản phẩm.
1.4.2.2 Phương pháp đánh giá SPDD cuối kỳ theo CPNVLTT
Theo phương pháp này CPSX dở dang cuối kỳ chỉ bao gồm CPNVLTT, cácchi phí còn lại ( CPNCTT, CPSXC ) được tính vào chi phí sản xuất của sản phẩmhoàn thành
Tương tự như phương pháp ước lượng SPHTTĐ phương pháp này cũng chia
ra làm hai nhóm Nhóm các nguyên vật liệu bỏ từ đầu quy trình công nghệ và nhómcác nguyên vật liệu bỏ dần theo mức độ sản xuất
Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo CPNVLTT thường được áp dụng ởnhững doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm một tỷ trọng lớntrong tổng chi phí sản xuất và số lượng sản phẩm dở dang qua các kỳ ít biến động
1.4.2.3 Phương pháp đánh giá SPDD cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu chính.
Theo phương pháp này CPSX dở dang cuối kỳ chỉ bao gồm CPNVLTTchính, các chi phí còn lại ( CPNVL phụ, CPNCTT, CPSXC ) được tính vào chi phísản xuất của sản phẩm hoàn thành
Phương pháp này có ưu điểm là cách tính toán khá đơn giản, nhanh chóng dokhối lượng công việc tính toán ít Tuy nhiên độ chính xác không cao vì chỉ tính mộtkhoản CPNVL chính trong SPDD Phương pháp này thường được áp dụng ở cácdoanh nghiệp mà nguyên vật liệu chính được bỏ một lần ngay khâu đầu tiên của quátrình sản xuất và chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, số lượng sảnphẩm dở dang ít biến động qua các kỳ
Trang 32Đối với các doanh nghiệp sản xuất có quy trình công nghệ khá phức tạp kiểuliên tục, nếu đánh giá theo phương pháp này thì phần chi phí NVL chính phát sinhtrong kỳ của các giai đoạn sau chính là giá thành của bán thành phẩm giai đoạntrước chuyển sang.
1.4.2.4 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí định
mức
Theo phương pháp này CPSX dở dang cuối kỳ bao gồm tất cả các khoảnmục CPSX: CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC và cũng được chia thành 2 nhóm nhưtrên Tuy nhiên, CPSXDD cuối kỳ được tính theo chi phí định mức
1.5 Các phương pháp tính giá thành.
Phương pháp tính giá thành là một hệ thống các phương pháp được sử dụng
để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm theo từng khoản mục chi phísản xuất đã xác định cho từng đối tượng tính giá thành
Căn cứ vào đặc điểm sản xuất, đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý về giáthành, kế toán lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp Dưới đây là một sốphương pháp tính giá thành cơ bản theo chi phí thực tế
1.5.1 Phương pháp giản đơn.
Hiện nay, phương pháp này được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp
vì nó có cách tính đơn giản, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cũng là đối tượngtính giá thành ( loại sản phẩm ), kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo
Trang 33Theo phương pháp này, tổng hợp tất cả các chi phí sản xuất phát sinh trựctiếp cho một sản phẩm từ khi sản xuất đến khi hoàn thành là giá thành thực tế củasản phẩm đó Trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ và chi phí sảnxuất dở dang đã xác định, giá thành sản phẩm được tính theo công thức sau:
∑ Zttế SP
hoàn thành = CPSXDD ĐK +
CPSX phátsinh trong kỳ - CPSXDDCK - chỉnh giảm ZKhoản điều
Z ttế đơn vị SP hoàn thành = ∑ Zttế SP hoàn thành
∑ số lượng SP hoàn thànhPhương pháp này thường được áp dụng đối với các doanh nghiệp có quytrình công nghệ sản xuất giản đơn, khép kín, chu kỳ sản xuất ngắn
1.5.2 Phương pháp hệ số.
Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp mà trên cùng mộtquy trình công nghệ sản xuất sử dụng cùng loại vật tư, lao động, máy móc thiết bịsản xuất…, nhưng kết quả tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau và giữa những sảnphẩm có quan hệ tỷ lệ về kết cấu chi phí
Khác với phương pháp giản đơn, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất củaphương pháp này là từng nhóm sản phẩm gắn liền với quy trình công nghệ sản xuất,còn đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm trong nhóm
Căn cứ vào số liệu định mức, số liệu thực tế phát sinh ta cần thực hiện cácbước sau để tính giá thành của sản phẩm
Bước 1: Xác định hệ số quy đổi sản phẩm
Hệ số quy đổi SP A( HA ) = Z định mức SP A
Zđm nhỏ nhất của 1 loại SP trong quy trình SXSản phẩm có hệ số quy đổi = 1 gọi là sản phẩm chuẩn
Trang 34Bước 2: Quy đổi tất cả các loại sản phẩm về sản phẩm chuẩn
Tổng SP chuẩn = ∑( Số lượng SP A hoàn thành * HA )
-CPSXD
D CK - chỉnh giảm ZKhoản điều
Bước 4: Xác định Z thực tế đơn vị SP chuẩn.
Z ttế đơn vị SP hoàn thành = ∑ Zttế SP hoàn thành
∑ số lượng SP chuẩn đã quy đổi
1.5.3 Phương pháp tỷ lệ.
Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp trên cùng một quytrình công nghệ sản xuất một nhóm sản phẩm cùng loại với những chủng loại, phẩmcấp, quy cách khác nhau Các sản phẩm này không có quan hệ tỷ lệ về kết cấu chiphí Khi áp dụng phương pháp này, doanh nghiệp thường đánh giá SPDD theo chiphí định mức
Theo phương pháp này,đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường là từngnhóm sản phẩm, còn đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm Các bướcthực hiện tính giá thành như sau:
Bước 1: Tính tổng Z thực tế nhóm SP.
∑ Zttế
nhóm SP = CPSXDD ĐK +
CPSX phátsinh trong kỳ -
CPSXDD
-Khoản điềuchỉnh giảm Z
Bước 2: Xác định Z kế hoạch nhóm sản phẩm.
ZKH nhóm SP = Số lượng SP hoàn thànhtrong nhóm x Zđm SP
Bước 3: Xác định tỷ lệ tính giá thành nhóm SP.
Trang 35Z đơn vị SP quy cách i = ∑ Zttế SP quy cách i
∑ số lượng SP quy cách i hoàn thành trong kỳ
1.5.4 Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ
Phương pháp này thường được áp dụng đối với các doanh nghiệp mà trongcùng một quy trình công nghệ sản xuất, đồng thời với việc thu hồi được sản phẩmchính còn thu được sản phẩm phụ Trong đó, sản phẩm phụ chiếm tỷ trọng nhỏ sovới sản phẩm chính và nó không nằm trong mục đích sản xuất của doanh nghiệp
Giá thành của một loại sản phẩm hay một nhóm sản phẩm chính được xácđịnh bằng cách lấy tổng CPSX sản phẩm trừ (-) giá trị sản phẩm phụ
Trước đây, giá trị sản phẩm phụ được tính dựa vào định mức tiêu hao nguyênvật liệu hoặc theo giá trị ước tính như sau:
Giá trị SP phụ = Giá bán chưa
-Lợi nhuận địnhmức
Hiện nay, theo chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho thì giá trị sản phẩmphụ được tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được
- CPSXDD CK - Giá trị SP phụ
Trang 36- Nếu giá trị sản phẩm phụ lớn sẽ được loại trừ khỏi tổng CPSX ( SP chính vàphụ) theo từng khoản mục chi phí tương ứng với tỷ trọng giá trị sản phẩm phụ trongtổng CPSX.
- Nếu giá trị sản phẩm phụ nhỏ thì được loại trừ khỏi tổng CPSX ở khoảnmục CPNVLTT
Z ttế đơn vị SP chính hoàn
∑ Zttế SP chính hoàn thành
∑ số lượng SP chính hoàn thành
1.5.5 Phương pháp phân bước
Phương pháp này được áp dụng đối với những doanh nghiệp có quy trìnhcông nghệ sản xuất phức tạp gồm nhiều giai đoạn chế biến kế tiếp nhau Sản phẩmcủa giai đoạn trước ( bán thành phẩm) là nguyên liệu đầu vào của giai đoạn sau
Theo phương pháp này, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường là từnggiai đoạn của quy trình công nghệ sản xuất hoặc từng phân xưởng, còn đối tượngtính giá thành là thành phẩm hoặc bán thành phẩm và thành phẩm tuỳ thuộc vào nhucầu thông tin của nhà quản lý
Căn cứ vào số liệu thực tế phát sinh, khi kết chuyển CPSX tập hợp theo từngđối tượng vào giá thành sản phẩm hoàn thành có thể thực hiện theo một trong 2phương án sau:
a) Phương án kết chuyển tuần tự
Phương án này thường được áp dụng ở những doanh nghiệp:
Có yêu cầu đánh giá thành quả hoạt động cũng như trách nhiệm của ngườiquản lý ở từng giai đoạn sản xuất
Có một phần bán thành phẩm được bán ra bên ngoài
Có quy trình công nghệ chế biến quá phức tạp, nếu không tính giá thành BTPthì việc giá thành thành phẩm tính được không phản ánh đầy đủ chi phí thực
tế cấu thành
Cách tính giá thành theo phương án này được minh hoạ qua sơ đồ sau:
Trang 37kỳ gđ (i) +
CP BTP gđtrước chuyểnsang gđ (i) -
CPSX
DD CK
gđ (i)
-Các khoảnđiều chỉnhgiảm Z
b) Phương án kết chuyển song song
Đặc điểm của phương án này là không tính giá thành BTP hoàn thành saumỗi giai đoạn công nghệ sản xuất Điều này có nghĩa là giá thành BTP không dichuyển cùng với BTP từ giai đoạn công nghệ này sang giai đoạn công nghệ tiếptheo CPSX phát sinh trong mỗi giai đoạn công nghệ được kết chuyển vào giá thànhthành phẩm hoàn thành một cách song song
Cách tính giá thành theo phương án này được minh hoạ qua sơ đồ sau:
CPSX của gđ ntrong thành phẩm
Trang 38Kết chuyển song song từng khoản mục chi phí
∑ Zttế thành
CPSX gđ 1trong thành
CPSX gđ 2trong thành
CPSX gđ
n trongthànhphẩm
1.5.6 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Phương pháp này được áp dụng để tính giá thành sản phẩm của các quá trìnhsản xuất theo đơn đặt hàng Theo phương pháp này đối tượng tập hợp chi phí sảnxuất là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là sản phẩm của đơn đặt hàng
Ngay từ khi bắt đầu sản xuất, mỗi đơn đặt hàng được mở một “Phiếu chi phícông việc” Trong kỳ, chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp cho từng đơn đặthàng (theo phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp) theo từng khoản mục chi phí đượcghi vào “Phiếu chi phí công việc” Khi hoàn thành công việc sản xuất của từng đơnđặt hàng kế toán tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất đã tập hợp của từng đơn đặthàng để tính tổng giá thành thực tế và giá thành thực tế từng đơn vị sản phẩm củađơn đặt hàng
Đối với các đơn đặt hàng chưa hoàn thành vào cuối kỳ, toàn bộ chi phí sảnxuất đã tập hợp được theo đơn đặt hàng chính là giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳđược chuyển sang kỳ sau
Tổng Z thực
tế của ĐĐH =
Tổng CPSX thực tế tập hợp theo từng ĐĐH đến thời điểm công việc hoàn thành -
Giá trị các khoản điều chỉnh giảm
Z
Z đơn vị SP = Tổng Z thực tế của ĐĐH
Số lượng Sp hoàn thành
Z thực tế thành phẩm
Trang 39CHƯƠNG 2:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
BÊ TÔNG LY TÂM THỦ ĐỨC
2.1 Quá trình hình thành và phát triển.
2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm Thủ Đức.
Tên đăng ký: Công ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm Thủ Đức
Tên giao dịch: Thủ Đức Centrifugal Concrete Joint Stock Company
Tên viết tắt: TDC
Loại hình Công ty: Công ty cổ phần
Địa chỉ: 356A Xa lộ Hà Nội – Phường Phước Long A – Q9 – TP HCM
Biểu tượng (logo ) của Công ty
Người đại diện của Công ty theo pháp luật gồm:
Giám đốc Công ty: Ông Trần Vĩnh Tài
Hội Đồng Quản Trị:
(1) Ông Nguyễn Thế Thành- Chủ Tịch
(2) Ông Trần Vĩnh Tài - Ủy Viên
ISO 9001 - 2008
Trang 40(3) Ông Phạm Ngọc Hiệp - Ủy Viên
(4) Ông Nguyễn Ngọc Hùng - Ủy Viên
(5) Bà Hà Thị Kim Dung - Ủy Viên
(6) Bà Nguyễn Việt Hòa - Thư Ký
Ban Kiểm Soát
(1) Ông Hoàng Thế Hiển - Trưởng Ban
(2) Ông Võ Hoàng Tuấn - Ủy Viên
(3) Ông Phạm Phúc - Ủy Viên
- Tư vấn xây dựng ( trừ kinh doanh dịch vụ, thiết kế công trình )
- Chuyển giao công nghệ sản xuất bê tông công nghiệp
- Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị kỹ thuật, vật liệu
- Thiết kế sản phẩm bê tông công nghiệp cơ khí
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần Bê Tông Ly
Tâm Thủ Đức.
Giai đoạn 1989–1996
Ban đầu là xưởng Xưởng Bê Tông Ly Tâm Thủ Đức được thành lập từ tháng5/1989, trực thuộc Công ty Xây Lắp Điện 2 – Tổng Công ty Xây Dựng CôngNghiệp Việt Nam đơn vị sản xuất sản phẩm bê tông công nghiệp
Giai đoạn 1997–2002
Theo quyết định số 256/QĐ (VT5/ĐVT/TCCB) ngày 15/3/1987 đơn vị đượcđổi thành Xí nghiệp Bê Tông Ly Tâm Thủ Đức, là một doanh nghiệp Nhà nước Xínghiệp có đặc thù riêng của nhà máy sản xuất Sản phẩm chính của Xí nghiệp là cácloại trụ điện bê tông ly tâm, ống cống thoát nước, cấu kiện bê tông đúc sẵn phục vụcho ngành điện và các khu công nghiệp, khu dân cư
Giai đoạn 2003 đến nay: