1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN cứu TÍNH đa DẠNG cây gỗ và góp PHẦN đề XUẤT một số BIỆN PHÁP bảo tồn tại xã XUÂN sơn THUỘC VQG XUÂN sơn TỈNH PHÚ THỌ

103 647 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 1,29 MB

Nội dung

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3 1.2.1. Mục tiêu tổng quát 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa khoa học 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 1.1. Quan điểm nhận thức về Đa dạng sinh học 4 1.2. Tính cấp thiết về vấn đề bảo vệ Đa dạng sinh học 6 1.3. Tình hình nghiên cứu trên Thế giới 8 1.3.1. Nghiên cứu về đa dạng phân loại 8 1.3.2. Đa dạng về hệ sinh thái và thảm thực vật 10 1.3.3. Nghiên cứu về yếu tố địa lý cấu thành hệ thực vật 11 1.3.4. Nghiên cứu về phổ dạng sống 12 1.4. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 13 1.4.1. Đa dạng về phân loại 13 1.4.2. Đa dạng về hệ sinh thái và thảm thực vật 15 1.4.3. Nghiên cứu về yếu tố địa lý cấu thành hệ thực vật 16 1.4.4. Nghiên cứu về phổ dạng sống của hệ thực vật 19 1.5. Những nghiên cứu tại VQG Xuân Sơn 21 1.6. Tổng quan khu vực nghiên cứu 23 1.6.1. Vị trí địa lý 23 1.6.2. Địa hình – địa mạo 23 1.6.3. Khí hậu – thủy văn 24 1.6.4. Các nguồn tài nguyên 26 1.6.5. Thực trạng môi trường 28 1.6.6. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 28 Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32 i 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 32 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 32 2.3. Nội dung nghiên cứu 32 2.4. Phương pháp nghiên cứu 33 2.4.1. Phương pháp kế thừa 33 2.4.2. Phương pháp điều tra 33 2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 34 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42 3.1. Tính đa dạng về thành phần cây gỗ 42 3.1.1. Đa dạng ở mức độ ngành 42 3.1.2. Đa dạng ở mức độ họ 43 3.1.3. Đa dạng ở mức độ chi 45 3.2. Đa dạng về dạng sống 46 3.3. Đa dạng về yếu tố địa lý 48 3.3.1. Đa dạng về yếu tố địa lý ở mức độ họ 48 3.3.2. Đa dạng về yếu tố địa lý ở mức độ chi 50 3.3.3. Đa dạng về yếu tố địa lý ở mức độ loài 51 3.4. Đa dạng về giá trị sử dụng 53 3.5. Tính đa dạng về quần xã cây gỗ 57 3.5.1. Các kiểu thảm thực vật trong vùng nghiên cứu 58 3.5.2. Tính đa dạng của cây gỗ trong một số quần xã thực vật 61 3.6. Các loài cây gỗ quý hiếm 64 3.7. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn nhóm cây gỗ 67 3.7.1. Những nguyên nhân gây suy thoái đa dạng nhóm cây gỗ 67 3.7.2. Một số biện pháp bảo tồn 68 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71 KẾT LUẬN 71 TỒN TẠI 72 KIẾN NGHỊ 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO 74 ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung BQL : Ban quản lý BTTN : Bảo tồn thiên nhiên D 1,3 (cm) : Đường kính ngang ngực ĐDSH : Đa dạng sinh học ĐVT : Đơn vị tính Hvn (m) : Chiều cao vút ngọn ÔTC : Ô tiêu chuẩn Ôdb PCCC QLBVR : Ô dạng bản Phòng cháy chữa cháy Quản lý bảo vệ rừng THCS : Trung học cơ sở UBND : Ủy ban nhân dân VQG : Vườn quốc gia iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Bảng danh lục các loài thực vật 35 Bảng 2.2: Các giá trị của loài trong OTC 41 Bảng 3.1: Phân bố của các taxon trong các ngành của cây gỗ tại xã Xuân Sơn 42 Bảng 3.2: Bảng thống kê họ cây gỗ có từ 5 loài trở lên 44 Bảng 3.3: Bảng thống kê các chỉ số về số lượng loài/chi của cây gỗ 45 Bảng 3.4: Bảng thống kê các chi cây gỗ có từ 3 loài trở lên 45 Bảng 3.5: Thống kê phổ dạng sống của cây gỗ thuộc nhóm cây chồi trên 46 Bảng 3.6: Bảng các yếu tố địa lý các họ cây gỗ tại Xuân Sơn 49 Bảng 3.7: Bảng các yếu tố địa lý các chi cây gỗ tại Xuân Sơn 50 Bảng 3.8: Bảng các yếu tố địa lý các loài cây gỗ tại Xuân Sơn 51 Bảng 3.9: Đa dạng về giá trị của hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu 54 Bảng 3.10: Danh sách các họ có loài cây thuộc nhóm cây làm thuốc 55 Bảng 3.11: Danh sách các họ có loài thuộc nhóm cây ăn quả 56 Bảng 3.12: Danh sách các họ có loài thuộc nhóm cây làm cảnh 57 Bảng 3.13: Hệ thống các ô tiêu chuẩn trong các trạng thảm thực vật 61 Bảng 3.14: Danh sách các loài cây gỗ quí hiếm tại xã Xuân Sơn 65 iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Biểu đồ sự phân bố của các taxon cây gỗ trong ngành 43 Hình 3.2: Biểu đồ phổ dạng sống của cây gỗ tại Xuân Sơn 47 Hình 3.3: Biểu đồ phổ các yếu tố địa lý của các loài cây gỗ tại Xuân Sơn 53 Hình 3.4: Biểu đồ các nhóm công dụng của cây gỗ tại khu vực nghiên cứu 54 v MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Rừng là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của môi trường sinh thái. Ngoài những giá trị to lớn trên, hàng năm nghành Lâm nghiệp cũng đóng góp một phần không nhỏ cho nền kinh tế quốc dân, rừng luôn gắn liền với đời sống của nhân dân cùng sự sống còn của tất cả các loài vật trên trái đất. Tuy nhiên, trong những năm gần đây diện tích rừng trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang bị suy giảm một cách nhanh chóng, nguyên nhân chủ yếu là do con người sử dụng nguồn tài nguyên rừng không hợp lý. Đứng trước những hiểm họa do việc mất rừng gây ra, trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đã thay đổi, bổ sung nhiều chính sách nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên vô cùng quý giá này. Năm 1962 Chính phủ Việt Nam đã quyết định thành lập Vườn quốc gia đầu tiên ở nước ta đó là VQG Cúc Phương. Đây chính là cơ sở cho việc thành lập và phát triển hệ thống các Khu BTTN trên cả nước. Tới nay ( 8/2010) đã có 126 khu bảo tồn được thành lập trong đó có 27 Vườn quốc gia. Đây là một bước ngoặt quan trọng nhằm bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam [5]. Trong đó đáng quan tâm nhất là nguồn tài nguyên cây gỗ. Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu về nhóm cây gỗ, trong đó đáng chú ý là các nghiên cứu về tính chất cơ lý nhằm phục vụ cho công tác chế tác, sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau, nhất là trong xây dựng. Các nghiên cứu về tính đa dạng nhằm thống kê, đánh giá giá trị của tập đoàn cây gỗ trong các vùng, các khu vực sinh thái phục vụ cho việc thiết kế kinh doanh rừng, trong đó đáng chú ý nhất là các nghiên cứu về tái sinh tự nhiên, cấu trúc rừng, xây dựng các mô hình rừng chuẩn… Mặc dù có nhiều nghiên cứu đã thực hiện nhưng các nghiên cứu thường chỉ tập trung ở một lĩnh vực nhất định, phục vụ cho mục đích của từng ngành 1 nghề trong khai thác rừng. Điều đó dẫn đến nhiều loài hay nhiều nguồn tài nguyên chứa đựng trong nhóm cây gỗ còn chưa được khám phá, trong khi rất nhiều nhóm, loài đang ngày càng bị mất đi do khai thác của con người. Vườn quốc gia (VQG) Xuân Sơn được thành lập theo Quyết định số 49/2002/QĐ-TTg, ngày 17/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ, là một trong 30 VQG có trên lãnh thổ Việt Nam, là địa bàn không những có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng, mà còn là hành lang giao lưu phát triển kinh tế nối liền vùng Tây Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ. Với diện tích tự nhiên là 33.687 ha bao gồm vùng lõi là 15.048 ha và vùng đệm là 18.639 ha trong đó diện tích rừng núi đá vôi chiếm khoảng 10%, độ che phủ chiếm 60,5%. VQG Xuân Sơn nằm trong dãy núi liên hoàn phía Đông Nam của dãy Hoàng Liên Sơn, là lá phổi xanh của Phú Thọ, là rừng đầu nguồn của sông Bứa và các chi lưu của sông Đà, sông Hồng. VQG Xuân Sơn có nhiều hang động nổi tiếng, là vùng rừng núi có nhiều cảnh quan tự nhiên đa dạng kỳ thứ, làm nền tảng cho sự hình thành phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó có Đa dạng sinh học. Đến nay chưa có cuốn sách nào viết về đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn gen tại VQG Xuân Sơn. Xã Xuân Sơn thuộc VQG Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ là một xã có thảm thực vật phong phú và đa dạng, nhưng cho đến này đã bị suy thoái và bị phá hủy, trong khi công tác điều tra đánh giá và thống kê tài nguyên thực vật còn chưa được thực hiện. Tại đây có nguồn thực vật rất đa dạng nhưng chưa có nghiên cứu nào thống kê một cách cụ thể tính đa dạng cây gỗ tại đây. Đặc biệt xã Xuân Sơn nằm trong vùng lõi thuộc khu bảo tồn nghiêm ngặt của VQG Xuân Sơn. Xuất phát từ thực tế tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu tính đa dạng cây gỗ và góp phần đề xuất một số biện pháp bảo tồn tại xã Xuân Sơn thuộc Vườn Quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ”. Với mục đích phục vụ điều tra đánh giá hiện trạng nhóm cây gỗ nhằm cung cấp những thông tin phục vụ cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững. 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Góp phần bổ sung những dẫn liệu về đa dạng sinh học phục vụ cho công tác bảo tồn tại Vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Xác định được tính đa dạng của cây gỗ, vai trò của cây gỗ trong hệ sinh thái rừng, đề xuất giải pháp nhằm quản lý, bảo tồn các loài cây gỗ tại vùng nghiên cứu. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Thảm thực vật rừng có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng hộ và bảo vệ cảnh quan, đặc biệt đối với các khu bảo tồn. Trong các thành phần của rừng, cây gỗ là yếu tố quyết định sự phát sinh và hình thành các kiểu rừng, đồng thời là yếu tố đảm bảo cho tính đa dạng sinh vật của một hệ sinh thái rừng. Nghiên cứu tính đa dạng cây gỗ là cơ sở khoa học cho việc bảo tồn tính đa dạng sinh học cũng như bảo vệ nguồn gen trong hệ sinh thái. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Góp phần xây dựng chiến lược bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ các hệ sinh thái rừng và cảnh quan tại xã Xuân Sơn nói riêng và VQG Xuân Sơn nói chung. - Đánh giá tiềm năng đa dạng sinh học và các yếu tố khác của cây gỗ tại khu vực nghiên cứu phục vụ cho công tác bảo vệ, bảo tồn và khai thác sử dụng hợp lý phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội tại địa phương và các vùng lân cận. 3 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Quan điểm nhận thức về Đa dạng sinh học Trên thế giới đa dạng sinh học đã được nghiên cứu từ lâu, tuy nhiên phải đến những năm 1990 của thế kỷ 20 vấn đề này mới thực sự trở nên cấp thiết và thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học và nhiều quốc gia. Cho đến nay có nhiều khái niệm (định nghĩa) về ĐDSH đã được đưa ra. Theo Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF, 1990) [21] ĐDSH là sự phồn thịnh của cuộc sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong một môi trường. Như vậy, ĐDSH được xem xét ở cả 3 mức độ: ĐDSH ở mức độ gen là sự khác nhau giữa các loài, giữa các quần thể sống cách ly nhau về địa lý cũng như giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể. ĐDSH ở mức độ loài là gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài động, thực vật và các loài nấm. ĐDSH ở mức độ hệ sinh thái là sự khác nhau của các loài giữa các hệ sinh thái, nơi mà các loài cũng như các quần xã sinh vật tồn tại. Trong bản Công ước về bảo tồn ĐDSH được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh tại Rio de Janeiro (Braxin, 1992) [9] định nghĩa “ĐDSH là tính khác biệt, muôn hình muôn vẻ về cấu trúc, chức năng và các đặc tính khác giữa các sinh vật ở tất cả mọi nguồn bao gồm hệ sinh thái trên đất liền và các hệ sinh thái dưới nước”. Ở trong nước theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [33] "ĐDSH là toàn bộ các dạng sống khác nhau của cơ thể sống trên trái đất gồm các sinh vật phân cắt đến động, thực vật ở trên cạn cũng như dưới nước, từ mức độ phân tử AND đến các quần thể sinh vật kể cả xã hội loài người. Ông cho rằng khoa học nghiên cứu về tính đa dạng đó gọi là ĐDSH”. 4 Trong cuốn "Kế hoạch hành động đa dạng Việt Nam", (1995) [9] đưa ra định nghĩa: "ĐDSH là tập hợp tất cả các nguồn sống trên hành tinh chúng ta, bao gồm tổng số các loài động, thực vật, tính đa dạng phong phú trong từng loài, tính đa dạng của các hệ sinh thái trong các cộng đồng sinh thái khác nhau hay là tập hợp của các loài sống ở các vùng khác nhau trên thế giới với các hoàn cảnh khác nhau". Trong định nghĩa này tác giả đã đề cập đến mức độ đa dạng ở mức độ loài và hệ sinh thái, nhưng chưa đề cập đến mức đa dạng gen (đa dạng di truyền). Theo từ điển đa dạng sinh học và phát triển bền vững [15]: ĐDSH là thuật ngữ dùng để mô tả sự phong phú và đa dạng của giới tự nhiên. Đa dạng là sự phong phú của mọi cơ thể sống từ mọi nguồn, trong các hệ sinh thái trên đất liền, dưới biển và các hệ sinh thái dưới nước khác và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên. Các nhà khoa học của Viện Tài nguyên gen và thực vật quốc tế IPGRI [42] cho rằng: Đa dạng sinh học là sự biến dạng trong cơ thể sống và các phức hệ sinh thái mà chúng sống. Như vậy, trên thế giới cũng như ở trong nước có nhiều định nghĩa khác nhau về ĐDSH. Tuy có khác nhau nhưng đa số các tác giả đều thống nhất cho rằng ĐDSH là sự khác biệt hay tính muôn hình muôn vẻ của thế giới sinh vật trên toàn trái đất và được thể hiện ở 3 mức độ như sau: - Đa dạng ở mức độ di truyền: Mỗi loài sinh vật và thậm chí trong một cá thể của loài đều có phân tử AND đặc trưng cho loài. Tính đặc trưng này được thể hiện qua số lượng và trình tự sắp xếp các nucleotit trong phân tử AND, qua hàm lượng trong nhân tế bào và tỷ lệ giữa các cặp bazơ A+T/G+X. Trật tự các nu trong các gen có liên quan đến qui định các tính trạng và các đặc tính cơ thể. Trong quá trình tiến hóa của sinh vật từ thấp đến cao, hàm lượng AND trong các tế bào cũng được tăng lên. Đó là sự biểu hiện của đa dạng gen [31] 5 [...]... cơ sở cho công tác bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên cây gỗ trên vùng nghiên cứu, tôi chọn đề tài: Nghiên cứu tính đa dạng cây gỗ và góp phần đề xuất một số biện pháp bảo tồn tại xã Xuân Sơn thuộc VQG Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ 1.3 Tình hình nghiên cứu trên Thế giới 1.3.1 Nghiên cứu về đa dạng phân loại Cho đến nay, vấn đề đa dạng sinh vật và bảo tồn nguồn tài nguyên đã trở thành chiến lược trên toàn... VQG Xuân Sơn, chưa có một thống kê cụ thể nào cho loài cây gỗ tại xã Xuân Sơn Do đó, việc xác định nghiên cứu đề tài về đa dạng cây gỗ tại xã Xuân Sơn thuộc VQG Xuân Sơn của tôi là cần thiết và thiết thực cho công tác nghiên cứu bước đầu để đưa ra những phương hướng bảo tồn và duy trì đa dạng sinh học tại đây * Nhận xét và đánh giá chung: Tóm lại, các công trình nghiên cứu đã làm sáng tỏ phần nào cho... những nghiên cứu về tầng cây gỗ tại xã Xuân Sơn và một số nội dung quan trọng chưa được thực hiện một cách có hệ thống, đó là đánh giá đa dạng sinh học về các taxon phân loại một cách chính xác, yếu tố địa lý cấu thành hệ thực vật, công dụng và mức độ nguy cấp của các loài để từ đó đưa ra các biện pháp bảo tồn thích hợp Để góp phần đánh giá tính đa dạng cây gỗ, làm cơ sở cho công tác bảo tồn và sử... cao, đa dạng địa hình kiến tạo nên đa dạng cảnh quan Sự đa dạng sinh vật tại VQG Xuân Sơn mới được nghiên cứu sơ bộ qua một số cuộc điều tra khảo sát của một số cơ quan như: Điều tra nghiên cứu khả thi thành lập khu BTTN Xuân Sơn năm 1990, do Chi cục Kiểm lâm Vĩnh Phúc phối hợp với Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Tây Bắc thực hiện; Điều tra sơ bộ tài nguyên động vật và thực vật khu BTTN Xuân Sơn năm... khác Một số công trình nghiên cứu về dạng sống ở Việt Nam như: Doãn Ngọc Chất (1969) nghiên cứu dạng sống của một số loài thực vật thuộc họ Hoà thảo Hoàng Chung (1980) thống kê thành phần dạng sống cho loại hình đồng cỏ Bắc Việt Nam, đã đưa ra 18 kiểu dạng sống cơ bản và bảng phân loại kiểu đồng cỏ Savan, thảo nguyên [11] Thái Văn Trừng (1978) cũng áp dụng nguyên tắc của Raunkiaer khi phân chia dạng sống... hiểu biết về các vấn đề liên quan tới đa dạng sinh học của thảm thực vật như về: Phân loại, dạng sống, yếu tố địa lý, 23 giá trị tài nguyên hay công dụng và cấu trúc thảm thực vật Đây là nền móng để nghiên cứu cho loài cây gỗ nói riêng Những nghiên cứu về thành phần loài của các tác giả trên Thế giới và ở Việt Nam đều tập trung nghiên cứu và đánh giá thành phần loài ở một vùng và khu vực cụ thể, phản... nêu chỉ là số liệu bước đầu cho toàn thể VQG Xuân Sơn, chưa có một thống kê cụ thể nào cho loài cây gỗ tại xã Xuân Sơn 1.6 Tổng quan khu vực nghiên cứu 1.6.1 Vị trí địa lý Xuân Sơn là xã vùng sâu vùng xa, xã đặc biệt khó khăn của huyện Tân Sơn Với tổng diện tích tự nhiên là 656.005 ha Toạ độ địa lý: từ 21 003’ đến 21012’ vĩ độ Bắc và từ 104051’ đến 105001’ kinh độ Đông - Phía Đông giáp xã Xuân Đài -... khi nghiên cứu hình thái thảm thực vật rừng ngập mặn Việt Nam đã chia thành 7 dạng sống cơ bản: Cây gỗ (G), cây bụi (B), cây thân thảo (T), dây leo (L), cây gỗ thấp hoặc dạng cây bụi (G/B), ký sinh (K), bì sinh (B) Phạm Hồng Ban (1999) [1] nghiên cứu tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái tái sinh sau nương rẫy vùng Tây Nam Nghệ An, áp dụng khung phân loại của Raunkiaer để phân chia dạng sống, phổ dạng. .. phổ dạng sống thực vật trên vùng núi cao SB=18,4ĐM+16,8TM+B +12DL + FS-Pl +1.1Bks + 18.2 Ch-Đl + 26.5C 1.5 Những nghiên cứu tại VQG Xuân Sơn Vườn quốc gia Xuân Sơn là một vườn quốc gia nằm trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ Với kiểu địa hình núi đá vôi đặc trưng Được chuyển từ Khu BTTN Xuân Sơn thành vườn quốc gia theo Quyết định của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 49/2002/QĐTTg... giáp Phù Yên tỉnh Sơn La và huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình - Phía Bắc giáp xã Đồng Sơn, Lai Đồng và Tân Sơn – huyện Tân Sơn - Phía Nam giáp xã Kim Thượng – huyện Tân Sơn 1.6.2 Địa hình – địa mạo Xã Xuân Sơn nằm trong một vùng đồi núi thấp và trung bình thuộc lưu vực sông Bứa, nơi kết thúc của dãy Hoàng Liên Sơn Vùng đồi núi thấp này toả rộng từ hữu ngạn sông Hồng sang đến tả ngạn sông Đà Sông Bứa và các chi . trên vùng nghiên cứu, tôi chọn đề tài: Nghiên cứu tính đa dạng cây gỗ và góp phần đề xuất một số biện pháp bảo tồn tại xã Xuân Sơn thuộc VQG Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ . 1.3. Tình hình nghiên cứu trên. tế tôi tiến hành thực hiện đề tài Nghiên cứu tính đa dạng cây gỗ và góp phần đề xuất một số biện pháp bảo tồn tại xã Xuân Sơn thuộc Vườn Quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ . Với mục đích phục vụ. có Đa dạng sinh học. Đến nay chưa có cuốn sách nào viết về đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn gen tại VQG Xuân Sơn. Xã Xuân Sơn thuộc VQG Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ là một xã có thảm thực vật phong phú

Ngày đăng: 07/08/2014, 14:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Hồng Ban (1999), “Bước đầu nghiên cứu tính đa dạng sinh học trong nông nghiệp nương rẫy ở vùng Tây Nam - Nghệ An”, Luận án Tiến sĩ sinh học, Trường Đại học Sư phạm Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bước đầu nghiên cứu tính đa dạng sinh họctrong nông nghiệp nương rẫy ở vùng Tây Nam - Nghệ An”
Tác giả: Phạm Hồng Ban
Năm: 1999
2. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, NXb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vậthạt kín ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Tiến Bân
Năm: 1997
3. Nguyễn Tiến Bân (2000), Thực vật chí Việt Nam, Tập I. Nxb. Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực vật chí Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Tiến Bân
Nhà XB: Nxb. Nông nghiệpHà Nội
Năm: 2000
4. Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên) (2003-2005), Danh lục thực vật Việt Nam; tập I,II,III. Nxb Nông nghiệp. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh lục thực vật Việt Nam
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp. Hà Nội
5. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007), Sách Đỏ Việt Nam, Phần II – Thực vật. Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ. Hà Nội. 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách Đỏ Việt Nam
Tác giả: Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Nhà XB: Nxb Khoa học tự nhiên vàCông nghệ. Hà Nội. 2007
Năm: 2007
6. Bộ Lâm nghiệp (1971 – 1988), Cây gỗ rừng Việt Nam, Tập 1-7, Nxb. Nông nghiệp. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây gỗ rừng Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Nôngnghiệp. Hà Nội
7. Lê Mộng Chân (1994), Điều tra tổ thành thực vật vùng núi cao Ba Vì, Thông tin khoa học lâm nghiệp, số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tin khoa học lâm nghiệp
Tác giả: Lê Mộng Chân
Năm: 1994
8. Lê Trần Chấn (1990), Góp phần nghiên cứu một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Lâm Sơn tỉnh Hoà Bình, Luận án PTS, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần nghiên cứu một số đặc điểm cơ bản củahệ thực vật Lâm Sơn tỉnh Hoà Bình
Tác giả: Lê Trần Chấn
Năm: 1990
9. Chính phủ Việt Nam và Dự án của Quỹ Môi trường toàn cầu -VIE/95/G31 (1995), Kế hoạch hành động ĐDSH của Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch hành động ĐDSH của Việt Nam
Tác giả: Chính phủ Việt Nam và Dự án của Quỹ Môi trường toàn cầu -VIE/95/G31
Năm: 1995
11. Hoàng Chung (1980), Đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam, Công trình nghiên cứu khoa học trường Đại học sư phạm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam
Tác giả: Hoàng Chung
Năm: 1980
12. Hoàng Chung (2008), Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.25-26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật
Tác giả: Hoàng Chung
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2008
13. Ngô Tiến Dũng, Nguyễn Nghĩa Thìn (2002), “Phân tích các yếu tố địa lý thực vật và dạng sống của hệ thực vật ở Vườn quốc gia Yokdon”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 12, tr 1108 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích các yếu tố địa lýthực vật và dạng sống của hệ thực vật ở Vườn quốc gia Yokdon”, "Tạp chíNông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tác giả: Ngô Tiến Dũng, Nguyễn Nghĩa Thìn
Năm: 2002
14. Trần Minh Hợi, Nguyễn Xuân Đặng (Chủ biên) (2008), Đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn gen sinh vật tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ . Nxb. Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đa dạng sinh họcvà bảo tồn nguồn gen sinh vật tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ
Tác giả: Trần Minh Hợi, Nguyễn Xuân Đặng (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
Năm: 2008
16. Phạm Hoàng Hộ (1991-1992), Cây cỏ Việt Nam, quyển I – III. Montreal, Canada Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây cỏ Việt Nam
17. Phạm Hoàng Hộ (1991-1993), Cây cỏ Việt Nam, quyển I, II, III. Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây cỏ Việt Nam
Nhà XB: Nxb Trẻ
18. Phan Nguyên Hồng (1970), Đặc điểm phân bố sinh thái của hệ thực vật và thảm thực vật Miền bắc Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm phân bố sinh thái của hệ thực vậtvà thảm thực vật Miền bắc Việt Nam
Tác giả: Phan Nguyên Hồng
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 1970
19. Phan Nguyên Hồng (1991), Sinh thái thảm thực vật rừng ngập mặn Việt Nam, Luận án tiến sĩ khoa học sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh thái thảm thực vật rừng ngập mặn Việt Nam
Tác giả: Phan Nguyên Hồng
Năm: 1991
20. Nguyễn Thế Hưng (2003), Nghiên cứu đặc điểm và xu hướng phục hồi rừng của thảm thực vật cây bụi ở huyện Hoành Bồ, thị xã Cẩm Phả (Quảng Ninh), Luận án tiến sĩ sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm và xu hướng phục hồi rừngcủa thảm thực vật cây bụi ở huyện Hoành Bồ, thị xã Cẩm Phả (Quảng Ninh)
Tác giả: Nguyễn Thế Hưng
Năm: 2003
21. IUCN, UNEP, WWF (1996), Cứu lấy Trái đất - Chiến lược cho cuộc sống bền vững, Nxb. Khoa học & Kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cứu lấy Trái đất - Chiến lược cho cuộcsống bền vững
Tác giả: IUCN, UNEP, WWF
Nhà XB: Nxb. Khoa học & Kỹ thuật Hà Nội
Năm: 1996
22. Nguyễn Gia Lâm (2003), "Đa dạng sinh học tài nguyên rừng ở Bình Định", Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 5, tr 609-664 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đa dạng sinh học tài nguyên rừng ở BìnhĐịnh
Tác giả: Nguyễn Gia Lâm
Năm: 2003

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2: Các giá trị của loài trong OTC - NGHIÊN cứu TÍNH đa DẠNG cây gỗ và góp PHẦN đề XUẤT một số BIỆN PHÁP bảo tồn tại xã XUÂN sơn THUỘC VQG XUÂN sơn TỈNH PHÚ THỌ
Bảng 2.2 Các giá trị của loài trong OTC (Trang 46)
Hình 3.1. Biểu đồ sự phân bố của các taxon cây gỗ trong ngành - NGHIÊN cứu TÍNH đa DẠNG cây gỗ và góp PHẦN đề XUẤT một số BIỆN PHÁP bảo tồn tại xã XUÂN sơn THUỘC VQG XUÂN sơn TỈNH PHÚ THỌ
Hình 3.1. Biểu đồ sự phân bố của các taxon cây gỗ trong ngành (Trang 48)
Bảng 3.2: Bảng thống kê họ cây gỗ có từ 5 loài trở lên - NGHIÊN cứu TÍNH đa DẠNG cây gỗ và góp PHẦN đề XUẤT một số BIỆN PHÁP bảo tồn tại xã XUÂN sơn THUỘC VQG XUÂN sơn TỈNH PHÚ THỌ
Bảng 3.2 Bảng thống kê họ cây gỗ có từ 5 loài trở lên (Trang 49)
Bảng 3.3: Bảng thống kê các chỉ số về số lượng loài/chi của cây gỗ - NGHIÊN cứu TÍNH đa DẠNG cây gỗ và góp PHẦN đề XUẤT một số BIỆN PHÁP bảo tồn tại xã XUÂN sơn THUỘC VQG XUÂN sơn TỈNH PHÚ THỌ
Bảng 3.3 Bảng thống kê các chỉ số về số lượng loài/chi của cây gỗ (Trang 50)
Bảng 3.5: Thống kê phổ dạng sống của cây gỗ thuộc nhóm cây chồi trên - NGHIÊN cứu TÍNH đa DẠNG cây gỗ và góp PHẦN đề XUẤT một số BIỆN PHÁP bảo tồn tại xã XUÂN sơn THUỘC VQG XUÂN sơn TỈNH PHÚ THỌ
Bảng 3.5 Thống kê phổ dạng sống của cây gỗ thuộc nhóm cây chồi trên (Trang 51)
Hình 3.2: Biểu đồ phổ dạng sống của cây gỗ tại Xuân Sơn - NGHIÊN cứu TÍNH đa DẠNG cây gỗ và góp PHẦN đề XUẤT một số BIỆN PHÁP bảo tồn tại xã XUÂN sơn THUỘC VQG XUÂN sơn TỈNH PHÚ THỌ
Hình 3.2 Biểu đồ phổ dạng sống của cây gỗ tại Xuân Sơn (Trang 52)
Bảng 3.6:  Bảng các yếu tố địa lý các họ cây gỗ tại Xuân Sơn - NGHIÊN cứu TÍNH đa DẠNG cây gỗ và góp PHẦN đề XUẤT một số BIỆN PHÁP bảo tồn tại xã XUÂN sơn THUỘC VQG XUÂN sơn TỈNH PHÚ THỌ
Bảng 3.6 Bảng các yếu tố địa lý các họ cây gỗ tại Xuân Sơn (Trang 54)
Bảng 3.7: Bảng các yếu tố địa lý các chi cây gỗ tại Xuân Sơn - NGHIÊN cứu TÍNH đa DẠNG cây gỗ và góp PHẦN đề XUẤT một số BIỆN PHÁP bảo tồn tại xã XUÂN sơn THUỘC VQG XUÂN sơn TỈNH PHÚ THỌ
Bảng 3.7 Bảng các yếu tố địa lý các chi cây gỗ tại Xuân Sơn (Trang 55)
Bảng 3.9: Đa dạng về giá trị của hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu - NGHIÊN cứu TÍNH đa DẠNG cây gỗ và góp PHẦN đề XUẤT một số BIỆN PHÁP bảo tồn tại xã XUÂN sơn THUỘC VQG XUÂN sơn TỈNH PHÚ THỌ
Bảng 3.9 Đa dạng về giá trị của hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu (Trang 59)
Bảng 3.10: Danh sách các họ có loài cây thuộc nhóm cây làm thuốc - NGHIÊN cứu TÍNH đa DẠNG cây gỗ và góp PHẦN đề XUẤT một số BIỆN PHÁP bảo tồn tại xã XUÂN sơn THUỘC VQG XUÂN sơn TỈNH PHÚ THỌ
Bảng 3.10 Danh sách các họ có loài cây thuộc nhóm cây làm thuốc (Trang 60)
Bảng 3.11: Danh sách các họ có loài thuộc nhóm cây ăn quả - NGHIÊN cứu TÍNH đa DẠNG cây gỗ và góp PHẦN đề XUẤT một số BIỆN PHÁP bảo tồn tại xã XUÂN sơn THUỘC VQG XUÂN sơn TỈNH PHÚ THỌ
Bảng 3.11 Danh sách các họ có loài thuộc nhóm cây ăn quả (Trang 61)
Bảng 3.12: Danh sách các họ có loài thuộc nhóm cây làm cảnh - NGHIÊN cứu TÍNH đa DẠNG cây gỗ và góp PHẦN đề XUẤT một số BIỆN PHÁP bảo tồn tại xã XUÂN sơn THUỘC VQG XUÂN sơn TỈNH PHÚ THỌ
Bảng 3.12 Danh sách các họ có loài thuộc nhóm cây làm cảnh (Trang 62)
Bảng 3.13: Hệ thống các ô tiêu chuẩn trong các trạng thảm thực vật - NGHIÊN cứu TÍNH đa DẠNG cây gỗ và góp PHẦN đề XUẤT một số BIỆN PHÁP bảo tồn tại xã XUÂN sơn THUỘC VQG XUÂN sơn TỈNH PHÚ THỌ
Bảng 3.13 Hệ thống các ô tiêu chuẩn trong các trạng thảm thực vật (Trang 66)
Hình MM 5 LGO  THU - NGHIÊN cứu TÍNH đa DẠNG cây gỗ và góp PHẦN đề XUẤT một số BIỆN PHÁP bảo tồn tại xã XUÂN sơn THUỘC VQG XUÂN sơn TỈNH PHÚ THỌ
nh MM 5 LGO THU (Trang 90)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w