KINH NGHIỆM GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU pot

25 480 1
KINH NGHIỆM GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

KINH NGHIỆM GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU A /. ĐẶT VẤN ĐỀ Đất nước ta đang ở trong giai đoạn mới , mở cửa giao lưu với các dân tộc và các nền văn hóa khác nhau trên thế giới không phân biệt màu da hay tiếng nói . Dân tộc ta đang phấn đấu vươn lên quyết tâm vượt nhanh thoát khỏi tình trạng đói nghèo và tụt hậu. Muốn theo kịp nhân loại , để có thể sánh vai được với các cường quốc năm châu thì trước hết dân trí phải được nâng cao dần , đòi hỏi lớp trẻ phải có tri thức , có hiểu biết nhất định. Muốn được như thế thì không gì khác hơn là trẻ em phải học tập thật giỏi , hạn chế đến mức thấp nhất số luợng học sinh học yếu kém . Càng có nhiều học sinh học tốt thì viễn cảnh tốt đẹp của đất nước , tương lai tươi sáng của dân tộc càng rõ nét . Có học giỏi thì trong tư duy và hành động của các em mới thể hiện được nét văn hóa tiến bộ, mới có thể tiếp thu được những kiến thức mới , văn minh , không để bè bạn trên các quốc gia khác xem thường mình . Một lớp học có nhiều học sinh học kém thì kéo theo sự chán học , ảnh hưởng nhiều đến cả lớp , dẫn đến các em học giỏi cũng không còn hướng để phấn đấu nữa . Một trường mà có nhiều học sinh học yếu thì uy tín của trường chẳng còn và lực lượng giáo viên cũng sẽ dạy kém theo . Hiện tượng học sinh học yếu kém rất phổ biến ở nhiều trường nhất là các trường thuộc vùng núi , vùng sâu như trường tôi đang giảng dạy.Đời sống nhân dân ở đây còn quá nhiều khó khăn.Do lo toan cuộc sống ,nhiều người phó mặc việc học của con em cho những người làm công tác Phổ cập giáo dục với suy nghĩ không học ở trường thì học bổ túc có sẵn người lo về sách vở , bút thước cần gì quan tâm đến việc con mình học yếu hay học kém . Không ít người còn đùn đẩy trách nhiệm cho nhà trường ,cho xã hội mà chủ yếu nhất là người giáo viên đứng lớp. Đó là vấn đề đưa đến tình trạng học sinh học yếu phổ biến ở các khối lớp , đặc biệt là ở lớp cuối cấp Tiểu học . Là giáo viên nhiều năm dạy ở khối lớp này tôi thật vất vả với tình trạng học yếu kém của học sinh . Học đến lớp Năm rồi vẫn còn tình trạng đọc ê a , tính toán còn phải đếm tay từng ngón hay , còn đọc lẫn lộn bảng nhân ; thật là nan giải vì với trình độ như thế thì làm sao tiếp thu được những kiến thức cần thiết của lớp cuối cấp được . Hơn nữa , có nhiều học sinh học kém ở lớp mình chủ nhiệm thì không thể nào phấn đấu dự thi tay nghề ở các cấp được , không thể hoàn thành nhiệm vụ mà nhà trường và xã hội giao cho . Đó là điều trăn trở suy nghĩ thường xuyên của tôi . Làm như thế nào đây để lớp mình không có học sinh nào học yếu ở cuối năm ? Qua kinh nghiệm được rút ra từ nhiều năm giảng dạy ở lớp cuối cấp, từ thành công và hạn chế của những người đi trước ; đồng thời nhờ tích cực tìm tòi những biện pháp sáng tạo phù hợp với lớp , với trường , với đặc thù riêng của địa phương , 3 năm trở lại đây các lớp tôi chủ nhiệm đã có nhiều thành tích cao như : tốt nghiệp 100% , cuối năm không có học sinh yếu ; các em bước vào trường cấp II luôn đạt được thành tích cao về thi học sinh giỏi và đa số đều đến trường học tiếp hết bậc THCS không có hiện tượng bỏ học giữa chừng . B /. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT I /. QÚA TRÌNH PHÁT TRIỂN : Bất kỳ một người giáo viên chủ nhiệm nào cũng đều phải quan tâm đến tình trạng học yếu kém của học sinh . Trong những năm học trước đây,để khắc phục tình trạng này , tôi cứ mãi loay hoay mời phụ huynh đến trao đổi nhờ giúp đỡ hay tìm cách phụ đạo ngoài giờ cho các em . Với cách làm này, nhiều học sinh kém cần học thêm thì lại không chịu đi học hoặc học vài ngày là nghỉ . Khi giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở thì các em lại đưa ra nhiều lý do như là : bận giúp cha mẹ , nhà xa Nhắc nhở phê bình các em mãi cũng chẳng mấy thay đổi và thường dửng dưng không tỏ thái độ buồn vui gì . Vậy phải làm gì với những học sinh này ? Qua quá trình tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình , môi trường sống chung quanh , qua giáo viên những năm trước và nhất là biết rõ về sự phát triển tâm lý riêng của từng em . Tôi nhận ra rằng muốn phụ đạo học sinh yếu đạt kết quả không phải là dễ dàng , phải tìm rõ nguyên nhân sâu xa và phải tìm được cách giáo dục phù hợp nhất . Tôi phát hiện có một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến học kém như sau : + Các em chưa có thái độ đúng đối với việc học còn lơ là , chán ghét việc học . + Bị dụ dỗ bởi bạn bè xấu và những trò chơi hiện đại như : điện tử , bi da , xem phim ở các quán cà phê thường trốn học nên bị hỏng nhiều kiến thức . + Cha mẹ một số em do ít học , do mải mê công tác ở cơ quan hoặc bận rộn với việc buôn bán , kinh doanh ít có điều kiện để răn dạy quan tâm ; thậm chí có người cho con em mình ăn qua loa bằng những bữa cơm phần được mua ở chợ hay tùy các em thích gì ăn nấy không chú ý đến dinh dưỡng . Từ đó đã dẫn đến trí tuệ chậm phát triển , tính toán chậm , học bài lâu thuộc , lâu hiểu . + Do bị hỏng kiến thức cơ bản dẫn đến tình trạng các em không hiểu nội dung các qui tắc , câu hỏi nên các em không thể giải được các bài toán, thường viết sai chính tả , câu nghèo ý , sử dụng từ không chính xác , phát âm sai Do các em không chỉ ra được mối liên hệ giữa những con số,những dữ liệu có liên quan trong bài toán. Có thể các em nhớ được các từ và các con số trong các bảng hệ thống nhưng lại không biết vận dụng kiến thức đã học vào những bài luyện tập thực hành . Nhiều khi bài toán chỉ cần thay đổi vài số liệu hay cách diễn đạt cũng làm các em lúng túng . + Đặc biệt nguyên nhân chủ quan dẫn đến có nhiều học sinh học yếu là do giáo viên chúng ta chưa có phương pháp dạy học tốt , không giúp các em hứng thú trong học tập , chưa làm cho các em thấy yêu thích giờ học . + Ngoài ra , do hiểu sai chủ trương từ nhiều năm trước đây của ngành là hạn chế học sinh lưu ban ; nhà trường và giáo viên cứ xét cho học sinh lên lớp ở cuối năm dù học rất yếu ; dẫn đến tình trạng lên đến lớp cuối cấp các em bị hỏng nhiều kiến thức mặc dù hàng năm đều được các giáo viên phụ đạo . Qua các đặc điểm của những nguyên nhân trên , tôi nhận thấy muốn các em có sự tiến bộ trong học tập theo kịp các bạn cùng lớp cần phải có các điều kiện sau : - Cần được sự quan tâm của mọi người : Thầy cô , người thân và gần gũi nhất là bạn bè cùng học một lớp . -Dụng cụ học tập và phương tiện học tập phải đầy đủ hỗ trợ tốt cho học tập . -Môi trường sống cần trong sáng , lành mạnh nhằm đảm bảo phát triển trí tuệ và có nhiều thói quen tốt hơn . -Giáo viên chủ nhiệm phải cải tiến phương pháp giảng dạy để tạo sự hứng thú trong học tập cho các em , đồng thời thường xuyên quan tâm hướng dẫn các em biết cách học tập một cách khoa học sẽ mang lại nhiều hiệu quả hơn. Để đạt được các điều kiện trên , trong các năm qua , tôi đã cùng đồng nghiệp trao đổi , học hỏi , thông qua các tài liệu , sách , báo , tham khảo các chuyên san luôn trăn trở làm thế nào để hạ thấp nhất tỷ lệ học sinh yếu và không còn học sinh yếu . Từ khi tìm được một số biện pháp phù hợp để giúp đỡ học sinh yếu , tôi đã đạt được một số thành tích rất tốt . II /. BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH ĐỂ HẠN CHẾ HỌC SINH YẾU: 1/- Tìm hiểu về đối tượng : -Đầu năm tôi nắm rõ lý lịch trích ngang của từng đối tượng học sinh , đến thăm gia đình tạo mối quan hệ tốt , nắm được hoàn cảnh gia đình và đời sống xung quanh mà các em luôn tiếp cận hàng ngày , tìm hiểu những khó khăn mà các em còn vướng mắc chưa giải quyết được . - Tôi tìm hiểu tâm lý , cá tính , thói quen , tư duy ngôn ngữ của tất cả học sinh học yếu để có hướng uốn nắn , giáo dục . -Phân loại từng đối tượng yếu ở môn nào , kiến thức cơ bản nào bị hỏng do bỏ học nhiều hay có em vừa học kém lại vừa có thái độ học tập không tốt , có em thái độ học kém do không muốn học . Cũng có em học yếu là do bị một số các khuyết tật như : lãng tai , mắt kém , nói lắp . Nắm rõ nguyên nhân của từng đối tượng tôi sẽ có hướng bồi đắp đồng thời phát huy khả năng vốn có ở các em . -Tất cả những gì tìm hiểu được , đặc biệt là đối với học sinh yếu , tôi đều ghi vào sổ tay theo dõi riêng . Đánh dấu sao cần chú ý ở một số em cá biệt , có hiện tượng khó phụ đạo cần quan tâm hơn . 2/- Nhờ sự giúp đỡ của nhiều thành viên trong và ngoài nhà trường: -Đối với các em thiếu dụng cụ học tập , tôi trao đổi với cán bộ thư viện mượn sách giáo khoa hoặc nhờ Đội TNTP tổ chức phong trào xin sách của học sinh lớp 5 học ở năm học trước nhằm giúp các em có đầy đủ sách , nhờ đó có thể theo dõi tốt các bài giảng ở lớp cũng như tham khảo thêm ở nhà. -Liên hệ với Ban giám hiệu , Hội phụ huynh học sinh , các mạnh thường quân hỗ trợ tặng cặp , sách vở , dụng cụ học tập cho những em có hoàn cảnh khó khăn , nghèo túng . -Giới thiệu các em tham gia phong trào Đội TNTP , tạo ở các em có một mối quan hệ tốt với tập thể ( chủ yếu là bạn bè ) , nhằm được giúp đỡ trong học tập khắc phục được những hạn chế , yếu kém . Cùng Đội tổ chức các buổi tham quan , qua đó giới thiệu thêm về di tích lịch sử của địa phương như : Tại sao có tên Bảy Núi (Thất Sơn), Thoại Ngọc Hầu qua đó giáo dục các em hiểu thêm về nét văn hóa độc đáo của địa phương , càng cố gắng học tập hơn nữa ; tránh xa môi trường xấu bên cạnh hàng ngày . - Thường xuyên giáo dục các em học khá giỏi trong lớp mọi lúc , mọi nơi đều phải quan tâm giúp đỡ bạn . Khi có em bị bệnh thì các em trong nhóm đến nhà ,liên hệ phụ huynh để lấy vở chép bài hộ và giảng lại cho bạn hiểu bài . -Trao đổi với gia đình các em trong cuộc họp phụ huynh đầu năm tạo điều kiện để các em học tốt như : + Vận động mua đầy đủ đồ dùng học tập cho các em vì có đủ dụng cụ các em sẽ phấn khởi hơn và ham học hơn . + Tôi giới thiệu với gia đình về đôi bạn cùng học, cùng vui chơi . Tôi giải thích ích lợi của việc học với bạn cho các bậc phụ huynh hiểu để tạo điều kiện hỗ trợ cho các em được học tập với nhau . Nhờ đó các em học yếu đều có đôi bạn kèm cặp giúp đỡ . + Gia đình cần biết đến mọi thành tích học tập của con , động viên , khuyến khích con cái học tập , phải quan tâm khích lệ kịp thời , không nên trách mắng làm ảnh hưởng đến tinh thần , dẫn đến chán học . 3/- Soạn kế hoạch giảng dạy giáo dục phù hợp : a)- Tổ chức lớp học : -Tôi sắp xếp em yếu ngồi cạnh em khá , giỏi và thường là xếp cho các em ở vị trí bàn nhất của các dãy bàn để tiện quan sát theo dõi việc học . -Cơ cấu nhân sự cho từng tổ phải được phân đều , vừa có học sinh giỏi vừa có học sinh yếu ; tránh tập trung nhiều học sinh yếu trong cùng một tổ. - Tôi chú ý phân công những học sinh yếu hoặc cá biệt vào các trọng trách tương đối khá quan trọng như : Lớp phó phụ trách lao động , trưởng ban văn thể của lớp, trưởng ban thi đua Từ đó các em cảm thấy rất vinh dự vì được thầy cô tin tưởng , thấy mình cũng giỏi , cũng có ích đối với tập thể nên ra sức học tập để đừng thua kém các bạn . b )- Phương pháp giúp đỡ theo từng đối tượng học sinh :  Đối với học sinh không được cha mẹ quan tâm : - Tôi thường xuyên kiểm tra bài trong hầu hết các môn học để kịp nhắc nhở những thiếu sót , yếu kém . Tôi chú ý hướng dẫn cách tự chăm sóc , cách tự học ở nhà. - Trước giờ tan trường , tôi lưu ý phần chuẩn bị cho ngày mai .  Đối với học sinh tiếp thu kiến thức chậm : -Tôi sắp xếp thêm thời gian phụ đạo ngoài giờ lên lớp . Phụ đạo ngay trong các tiết học , biết được em yếu phần kiến thức nào , tôi lại ôn nhanh phần đó , thực hiện nhiều lần để giúp em có thể nhớ lại . -Giảng riêng vào những lúc ra chơi . Tôi vừa trò chuyện , vừa ôn lại kiến thức đã học trong ngày cho các em . -Trong lúc giảng giải ở phần khó hiểu , tôi thường nhìn thẳng vào em để nói , ngụ ý động viên khuyến khích nhờ đó em tiếp thu tốt hơn . Tôi thường làm thêm đồ dùng trực quan riêng cho học sinh thiển năng giúp các em dễ hiểu .  Đối với những em cá biệt ham chơi hơn ham học : -Tôi trao đổi nhờ gia đình phải thực sự quan tâm , khi nghe em báo là cô giáo cho nghỉ học cần theo dõi hỏi lại , hoặc khi nghe bảo “Hôm nay con không có bài học” cần kiểm tra nhắc nhở . -Hướng dẫn em làm tốt những trọng trách giao thêm , để dần có ý thức hơn trong lao động , ham làm việc từ đó hạn chế vui chơi vô ích . [...]... sinh học yếu ở lớp 5 cuối cấp Qua ba năm thực hiện kết quả đạt được rất khả quan * Kết quả cụ thể như sau : Năm học Tổng số Học sinh yếu HS Học sinh Học sinh giỏi TN cuối cấp 2000-2001 34 5 7 32 2001-2002 32 4 8 31 2002-2003 33 1 9 33 2003-2004 36 0 12 36 2004-2005 28 0 16 Chưa thi * Với kết quả không còn học sinh yếu trong 2 năm qua , trong quá trình dự thi GV dạy giỏi ở các cấp , nhờ các em học đều... BÀI HỌC KINH NGHIỆM : Là giáo viên chủ nhiệm lớp muốn thành công trong việc hạn chế học sinh yếu cần thự hiện các biện pháp sau đây : -Phải tranh thủ có sự hỗ trợ của các thành viên trong và ngoài nhà trường -Xây dựng cho học sinh tinh thần đoàn kết , có ý chí phấn đấu vượt khó trong học tập , vì đó chính là động lực thúc đẩy tư duy hoạt động tìm ra kiến thức mới -Học hỏi kinh nghiệm và tự đúc kết kinh. .. kinh nghiệm cho bản thân sau mỗi tiết dạy , sau mỗi biện pháp giáo dục -Xây dựng kế hoạch dạy học hợp lý , đan xen phù hợp với học sinh yếu và giỏi Có biện pháp hỗ trợ các em học sinh yếu theo từng nhóm hoặc theo từng môn học cụ thể -Vạch ra phương hướng trong sổ chủ nhiệm từng tuần , từng tháng và kịp thời ghi lại những hoạt động của lớp kịp thời khen thưởng những tiến bộ của học sinh học yếu ... năm học trước đây , vào đầu năm học khi khảo sát chất lượng đầu năm , tất cả giáo viên trong khối đều kêu ca về tình hình học yếu của học sinh lớp cuối cấp Tổ chuyên môn đã họp bàn tìm biện pháp để khắc phục , qua thực tế giảng dạy mọi người đã trao đổi thống nhất , đồng thời học hỏi các đồng nghiệp ở các khối lớp khác trong trường , gợi ý cho tôi phát hiện những cách tốt nhất để giúp đỡ học sinh học. .. chính tả cho học sinh viết , tôi thường đến cạnh các em yếu để giúp đỡ kịp thời và phát hiện những sai sót mà em thường mắc phải -Yêu cầu các em viết lại nhiều lần từ sai ở cuối bài chính tả Bài chính tả nào em viết tốt thì tuyên dương ngay trước lớp Kết quả : Đến giữa năm học , các em đã viết tương đối tốt , lớp tôi không còn có học sinh viết chính tả dưới điểm 5 nữa * Đối với học sinh yếu Tập làm... lượng trong và ngoài nhà trường như : sự giúp đỡ tận tình của Ban giám hiệu , Tổ chuyên môn , các lực lượng đoàn thể trong nhà trường , các cán bộ lớp năng nổ , tập thể lớp đoàn kết ; sự đồng tình của phụ huynh học sinh * Tồn tại : Tuy có các biện pháp tốt như trên nhưng việc giúp đỡ học sinh yếu cũng còn tồn tại một số khó khăn sau : -Thiếu nhiều dụng cụ dạy học cần thiết -Ảnh hưởng từ môi trường... Kết quả : Các em yếu đều phải tham gia , lúc đầu có sự giúp đỡ của các bạn Sau đó quen dần , em tự mình phát hiện kiến thức Đa số học sinh yếu đều tiến bộ rõ sau học kỳ I 4 / Kế hoạch phụ đạo ngoài giờ : Lên thời khóa biểu giúp các em học tập ở nhà theo từng nhóm gần nhà nhau Nhóm trưởng hoặc tổ trưởng được giao phụ trách theo dõi và báo cáo hàng tuần với giáo viên chủ nhiệm tình hình học nhóm , nếu... thời giúp đỡ ngay Thứ bảy cuối tuần tôi thường phụ đạo học sinh yếu , giảng lại thật chậm những kiến thức cơ bản mà các em còn chưa hiểu kỹ Sau đó cho các em thực hiện lại các bài từ dễ đến khó Kiểm tra tất cả bài làm lại ở nhà của các học sinh học yếu , những bài chính tả sai nhiều cần viết lại cả bài Sau đó tôi xem xét chấm điểm động viên sự chăm chỉ và tiến bộ của từng em Theo dõi phần tự học. .. lớp kịp thời khen thưởng những tiến bộ của học sinh học yếu Thường xuyên phát động phong trào thi đua học tập để học sinh khá giỏi tích cực giúp đỡ học sinh yếu C KẾT LUẬN Người giáo viên Tiểu học hiện nay được ví như những người làm vườn trong giai đoạn thế giới đang phát triển vượt bậc về khoa học kĩ thuật.Có tìm ra được kỹ thuật trồng người tiên tiến thì các cây mình trồng mới phát triển tươi... thơ , ghép chữ giúp làm giàu vốn ca dao nói về tình cảm con người Việt Nam ; hoặc qua trò chơi tìm tiếng điền vào chỗ trống để mở rộng thêm vốn từ Tiết học luôn gây hứng thú nên đa số các em nhớ được nhiều câu ca dao , tục ngữ , thành ngữ ; thông qua các trò chơi vui ,làm giảm bớt căng thẳng giúp các em thích học hơn trước c)-Phương pháp giúp đỡ theo từng môn học : Tùy theo mức độ học yếu và đặc thù . tổ phải được phân đều , vừa có học sinh giỏi vừa có học sinh yếu ; tránh tập trung nhiều học sinh yếu trong cùng một tổ. - Tôi chú ý phân công những học sinh yếu hoặc cá biệt vào các trọng. lớp học có nhiều học sinh học kém thì kéo theo sự chán học , ảnh hưởng nhiều đến cả lớp , dẫn đến các em học giỏi cũng không còn hướng để phấn đấu nữa . Một trường mà có nhiều học sinh học yếu. căng thẳng giúp các em thích học hơn trước . c)-Phương pháp giúp đỡ theo từng môn học : Tùy theo mức độ học yếu và đặc thù ở từng môn ,tôi có biện pháp giúp đỡ phù hợp . Vì có em yếu toán ,

Ngày đăng: 07/08/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan