Giáo trình an toàn lao động hàng hải part 8 pps

6 485 1
Giáo trình an toàn lao động hàng hải part 8 pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

DVCOL – Navigation Department ATLĐHH 2 Phạm Thanh Quang 43 * Đào tạo: Nhân viên an ninh của công ty (CSO) và sỹ quan an ninh tàu (SSO) phải có các kiến thức và được đào tạo về những nội dung sau: - Quản lý an ninh. - Các công ước, luật và khuyến nghị quốc tế liên quan. - Luật pháp và qui định liên quan của Chính phủ. - Trách nhiệm và chức năng của các tổ chức an ninh khác. - Phương pháp luận của đánh giá an ninh bến cảng. - Các phương pháp kiểm tra và thẩm tra an ninh tàu. - Những hoạt động, trạng thái của tàu và cảng. - Các biện pháp đảm bảo an ninh của tàu và bến cảng. - Tính sẵn sàng và ứng phó sự cố và kế hoạch đối phó sự cố bất thường. - Những kỹ năng hướng dẫn trong việc đào tạo và huấn luyện an ninh, kể cả các biện pháp và qui trình an ninh. - Xử lý những thông tin an ninh nhạy cảm và trao đổi thông tin an ninh. - Hiểu biết về mối đe dọa an ninh và mô hình an ninh hiện tại. - Nhận dạng và phát hiện vũ khí, các chất và thiết bị nguy hiểm. - Nhận dạng các đặc điểm và hành vi của những người có nguy cơ đe dọa an ninh, trên cơ sở không phân biệt đối xử. - Những công nghệ được sử dụng để vô hiệu hóa các biện pháp an ninh. - Các thiết bị và hệ thống an ninh và những hạn chế sử dụng của chúng. - Các phương pháp thực hiện đánh giá, thẩm tra, kiểm soát và theo dõi. - Các phương pháp khám xét và kiểm tra không cần khám xét. - Huấn luyện và thực tập an ninh, kể cả việc huấn luyện và thực tập với bến cảng. và - Đánh giá công tác huấn luyện và thực tập an ninh. Ngoài ra SSO phải có đủ kiến thức và được đào tạo về một vài hoặc toàn bộ những nội dung sau, nếu phù hợp: - Bố trí chung của tàu. - Kế hoạch An ninh Tàu và các qui trình liên quan (kể cả việc đào tạo theo kịch bản về cách thức đối phó). - Kỹ năng quản lý và kiểm soát đám đông. - Hoạt động của các thiết bị và hệ thống an ninh. - Thử, hiệu chuẩn và bảo dưỡng trên biển các thiết bị và hệ thống an ninh. Những người trên tàu có những nhiệm vụ cụ thể về an ninh phải có đủ kiến thức và khả năng để thực hiện nhiệm vụ của họ, bao gồm, nếu phù hợp: - Hiểu biết về mối đe dọa an ninh và mô hình an ninh hiện tại. - Xác định và phát hiện vũ khí, các chất và thiết bị nguy hiểm. - Nhận dạng các đặc điểm và hành vi của những người có nguy cơ đe dọa an ninh. - Những công nghệ được sử dụng để vô hiệu hóa các biện pháp đảm bảo an ninh. - Kỹ năng quản lý và kiểm soát đám đông. - Trao đổi thông tin liên quan đến an ninh. - Hiểu biết các qui trình sự cố và kế hoạch ứng phó. - Sử dụng của các thiết bị và hệ thống an ninh. - Thử, hiệu chuẩn và bảo dưỡng trên biển các thiết bị và hệ thống an ninh. - Các kỹ năng kiểm tra, kiểm soát và theo dõi. DVCOL – Navigation Department ATLĐHH 2 Phạm Thanh Quang 44 - Các phương pháp khám xét người, đồ dùng cá nhân, hành lý, hàng hóa và đồ dự trữ của tàu. Tất cả những người khác của tàu phải có kiến thức và được làm quen với những qui định liên quan của kế hoạch an ninh tàu, bao gồm: - Ý nghĩa và các yêu cầu của các cấp độ an ninh khác nhau. - Hiểu biết các qui trình sự cố và kế hoạch ứng phó. - Xác định và phát hiện vũ khí, các chất và thiết bị nguy hiểm. - Nhận biết các đặc điểm và hành vi của những người có nguy cơ đe dọa an ninh, trên cơ sở không phân biệt đối xử. - Những công nghệ được sử dụng để vô hiệu hóa các biện pháp đảm bảo an ninh. * Huấn luyện và thực tập: Mục đích của những đợt huấn luyện và thực tập là đảm bảo những người trên tàu H 4.3 Một buổi huấn luyện thực tập an ninh trên tàu của công ty VTB COSCO thành thạo với mọi nhiệm vụ an ninh được giao ở tất cả các cấp độ an ninh và để xác định bất kỳ khiếm khuyết an ninh nào. Để đảm bảo triển khai thực hiện hiệu quả các qui định của Kế hoạch An ninh Tàu, những đợt thực hành phải được thực hiện ít nhất 3 tháng một lần. Ngoài ra, trong những trường hợp nếu có trên 25% số người trên tàu được thay đổi, cùng một thời điểm, bằng những người chưa tham gia vào bất kỳ đợt thực hành nào của tàu trong vòng 3 tháng, thì phải thực hiện đợt thực hành trong vòng 1 tuần sau khi thay đổi. Những đợt thực hành phải thử từng yếu tố riêng của kế hoạch, ví dụ như các yếu tố đe dọa an ninh nêu ở mục 8.9. DVCOL – Navigation Department ATLĐHH 2 Phạm Thanh Quang 45 Các hình thức thực tập khác nhau, có thể có sự tham gia của các Nhân viên An ninh Công ty, Nhân viên An ninh Bến cảng, người có thẩm quyền của Chính phủ Ký kết, cũng như các Sĩ quan An ninh Tàu, nếu có, phải thực hiện ít nhất một lần trong một năm nhưng giữa hai lần thực tập không được quá 18 tháng. Những đợt thực tập này phải thử hoạt động thông tin liên lạc, phối hợp, nguồn lực sẵn có và khả năng ứng phó. Những thực tập này có thể là: - Qui mô toàn bộ hoặc thực tế. - Mô phỏng sa bàn hoặc thảo luận. - Phối hợp với các đợt thực tập khác như thực tập tìm kiếm cứu nạn hoặc ứng cứu sự cố. Công ty tham gia vào thực tập với Chính phủ Ký kết khác phải được Chính quyền hành chính chấp nhận. e. Thẩm tra, chứng nhận tàu: * Thẩm tra: Mỗi tàu trước khi được áp dụng và công nhận đạt yêu cầu của bộ luật ISPS thì phải thẩm tra theo các loại hình sau: - Thẩm tra lần đầu trước khi đưa tàu vào khai thác hoặc trước khi cấp giấy chứng nhận lần đầu tiên, đợt thẩm tra này bao gồm việc thẩm tra toàn bộ hệ thống an ninh và tất cả các thiết bị an ninh của tàu. Đợt thẩm tra này phải đảm bảo hệ thống an ninh và các thiết bị an ninh liên quan của tàu thỏa mãn hoàn toàn các yêu cầu của bộ luật. - Thẩm tra định kỳ theo những khoảng thời gian do Chính quyền hành chính qui định, nhưng không quá 5 năm. Việc thẩm tra này phải đảm bảo hệ thống an ninh và các thiết bị an ninh liên quan của tàu thỏa mãn hoàn toàn các yêu cầu của bộ luật. - Các thẩm tra bổ sung bất kỳ do Chính quyền hành chính qui định. Các đợt thẩm tra tàu phải được các nhân viên của Chính quyền hành chính thực hiện. Tuy nhiên, Chính quyền hành chính có thể ủy quyền việc thẩm tra cho một tổ chức an ninh đã được công nhận. Trong mọi trường hợp, Chính quyền hành chính phải bảo đảm hoàn toàn về sự hoàn chỉnh, hiệu quả của việc thẩm tra và phải đảm bảo những bố trí cần thiết thỏa mãn trách nhiệm này. * Cấp hoặc xác nhận giấy chứng nhận: Giấy chứng nhận quốc tế về An ninh Tàu biển phải được cấp sau khi hoàn thành thẩm tra lần đầu hoặc định kỳ phù hợp với các điều khoản của bộ luật ISPS. Giấy chứng nhận như vậy phải được Chính quyền hành chính hoặc tổ chức an ninh được công nhận thay mặt Chính quyền hành chính cấp hoặc xác nhận. Giấy chứng nhận quốc tế về An ninh Tàu biển phải được lập theo mẫu tương ứng nêu ở phụ chương của Bộ luật này. Nếu ngôn ngữ sử dụng không phải là tiếng Anh, Pháp hoặc Tây Ban Nha thì nội dung của giấy phải có phần dịch ra một trong các ngôn ngữ này. * Thời hạn và hiệu lực của giấy chứng nhận: DVCOL – Navigation Department ATLĐHH 2 Phạm Thanh Quang 46 Giấy chứng nhận quốc tế về An ninh Tàu biển phải được cấp với thời hạn hiệu lực do Chính quyền hành chính qui định, nhưng không được quá 5 năm. Khi hoàn thành thẩm tra định kỳ trong vòng 3 tháng trước ngày hết hạn của giấy chứng nhận hiện có, giấy chứng nhận mới phải có hiệu lực từ ngày hoàn thành thẩm tra định kỳ tới ngày không quá 5 năm kể từ ngày hết hạn của giấy chứng nhận hiện có. Khi hoàn thành thẩm tra định kỳ 3 tháng trước ngày hết hạn giấy chứng nhận hiện có, giấy chứng nhận mới phải có hiệu lực kể từ ngày hoàn thành thẩm tra định kỳ tới ngày không quá 5 năm kể từ ngày hoàn thành thẩm tra định kỳ. ( Xem thêm các biểu mẫu thường dùng trong phần Phụ lục) III. Hệ thống quản lý an toàn SMS: 1. Giới thiệu: Cuối thập kỷ 1980 và đầu thập kỷ 1990 qua các cuộc điều tra của tổ chức IMO về tai nạn hàng hải cho thấy rằng phần lớn các tai nạn xảy ra bắt nguồn từ sự quản lý yếu kém của các công ty khai thác tàu. Như vậy phương pháp quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn khai thác tàu. Đây chính là cơ sở ra đời của bộ luật ISM(International Safety Management Code). Bộ luật ISM cung cấp một chuẩn quốc tế về quản lý an toàn khai thác tàu và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. Để triển khai bộ luật ISM, tức là phải xây dựng một chuẩn quốc tế về quản lý an toàn, các công ty vận tải biển phải xây dựng cho mình một hệ thống quản lý an toàn (Safety Management System, viết tắt là SMS) phù hợp với quy mô của công ty và được tổ chức Đăng kiểm chấp thuận. Như vậy, sau ngày 1 tháng 7 năm 2002 các công ty vận tải biển Việt Nam bắt buộc phải đưa hệ thống SMS của mình vào hoạt động. Một vấn đề đặt ra là làm thế nào để vận hành SMS một cách đúng như ý nghĩa của nó, tức là phải theo tinh thần của bộ luật ISM Code. Để đạt được chuẩn thì cơ sở hạ tầng cũng như yếu tố con người phải chuẩn. Trước bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay sự cạnh tranh càng trở nên gay gắt đặc biệt trong lĩnh vực vận tải biển và do đó mỗi công ty phải tự xây dựng, hoàn thiện cho mình một hệ thống quản lý an toàn một cách hoàn chỉnh và đạt hiệu quả cao trong hoạt động. Hệ thống quản lí an toàn là “Cẩm nang an toàn” trên tàu. Bởi vậy cần phải sắp xếp các nội dung có cùng trọng tâm một cách khoa học để dễ tham khảo, và dễ dàng trong quá trình thực hiện. Hiện nay, hầu hết các công ty đều ban hành Hệ thống quản lý an toàn dưới dạng Sổ tay quản lý an toàn (Safety Management Manual). 2. Mục đích của Hệ thống quản lý an toàn: Hệ thống quản lí an toàn xây dựng theo yêu cầu của bộ luật quản lí an toàn ISM Code. Vì vậy hệ thống quản lí an toàn phải thỏa mãn những gì mà bộ luật ISM Code đề ra. Nó bao gồm: - Một chính sách an toàn và bảo vệ môi trường. DVCOL – Navigation Department ATLĐHH 2 Phạm Thanh Quang 47 - Một qui định về quyền hạn, trách nhiệm, mối thông tin liên lạc giữa những người liên quan đến hệ thống quản lí an toàn trên bờ và trên tàu. - Các hướng dẫn và qui trình chỉ dẫn việc thực hiện các hoạt động trên tàu nhằm bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường. - Các qui trình chuẩn bị và ứng phó sự cố khẩn cấp trên tàu - Các qui trình báo cáo tai nạn và những gì không phù hợp với luật, các qui trình nội bộ rà soát và đánh giá hệ thống. 3. Cấu trúc của hệ thống quản lí an toàn: Hệ thống quản lí an toàn bao gồm các tài liệu sau : - Các sổ tay hướng dẫn(manual). - Các mẫu biên bản(record). - Các tài liệu tham khảo như các công ước, luật lệ hiện hành, ấn phẩm hàng hải, sơ đồ bản vẽ liên quan đến cấu trúc tàu, sổ tay hướng dẫn sử dụng trang thiết bị trên tàu… Để thuận tiện sử dụng, tham khảo. Bộ tài lịêu liên quan đến hệ thống quản lí an toàn nên phân ra như sau: Trên văn phòng - Sổ tay Chính sách công ty - Sổ tay Tổ chức công ty - Sổ tay qui trình hoạt động công ty - Sổ tay ứng phó sự cố công ty - Các mẫu biên bản sử dụng trên công ty - Các tài liệu tham khảo liên quan Trên tàu - Sổ tay Chính sách công ty - Sổ tay Tổ chức công ty - Sổ tay qui trình hoạt động trên tàu - Sổ tay ứng phó sự cố trên tàu - Các mẫu biên bản sử dụng trên tàu - Các tài liệu tham khảo trên tàu * Nội dung các sổ tay và tài liệu liên quan: Nó bao gồm: Sổ tay chính sách công ty Nội dung sổ tay chính sách công ty nêu rõ những yêu cầu của bộ luật ISM Code và việc tuân thủ của Hệ thống quản lí an toàn công ty. Thông qua sổ tay chính sách công ty, người đọc dễ khái quát toàn bộ yêu cầu ISM Code và những gì mà nội dung hệ thống quản lí an toàn công ty đang áp dụng. Sổ tay tổ chức công ty Nội dung sổ tay tổ chức công ty nêu rõ sơ đồ tổ chức về hệ thống quản lí an toàn trên công ty và tàu. Sổ tay sẽ nêu rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các bộ phận, cá nhân liên quan đến hệ thống quản lí an toàn Sổ tay qui trình hoạt động Thông qua sổ tay này, người đọc sẽ hiểu rõ các hướng dẫn thực hiện các hoạt động trên tàu và trên bờ. Các qui trình bao gồm: - Qui trình quản lí Thuyền viên. - Qui trình quản lí Hành hải. DVCOL – Navigation Department ATLĐHH 2 Phạm Thanh Quang 48 - Qui trình quản lí An toàn và Ngăn ngừa ô nhiễm. - Qui trình quản lí Bảo quản-bảo dưỡng. - Qui trình quản lí Vật tư. - Qui trình quản lí Hệ thống quản lí an toàn. Sổ tay ứng phó sự cố Thông qua sổ tay này, người đọc thấy rõ các tai nạn hàng hải trên tàu và việc ứng phó sự cố hàng hải như thế nào. Các mẫu biên bản(record form) Đây là các biên bản(record) hay các bản rà soát công việc(checklist). Việc ghi chép và lưu lại các biên bản hay bản rà soát trên tàu hay trên bờ là bằng chứng cụ thể về sự hoạt động của hệ thống quản lí an toàn. Nó bao gồm: - Mẫu biên bản liên quan đến quản lí thuyền viên. - Mẫu biên bản liên quan đến quản lí hàng hải. - Mẫu biên bản liên quan đến quản lí an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm. - Mẫu biên bản liên quan đến quản lí bảo quản bảo dưỡng. - Mẫu biên bản liên quan đến quản lí vật tư. - Mẫu biên bản liên quan đến quản lí Hệ thống. Nội dung các tài liệu tham khảo Các tài liệu tham khảo bao gồm: - Các ấn phẩm hành hải, hải đồ(charts & publications). - Các bản vẽ, sơ đồ liên quan đến cấu trúc tàu(drawings). - Các tài liệu hướng dẫn sử dụng liên quan đến thông số kĩ thuật và tài liệu hướng dẫn sử dụng trang thiết bị trên tàu(trim & stability calculation, M/E instructions…). Bài 5: KẾ HOẠCH AN NINH TRÊN TÀU BIỂN I. Giới thiệu và các yêu cầu cơ bản của kế hoạch an ninh trên tàu: 1. Giới thiệu: . quá trình thực hiện. Hiện nay, hầu hết các công ty đều ban hành Hệ thống quản lý an toàn dưới dạng Sổ tay quản lý an toàn (Safety Management Manual). 2. Mục đích của Hệ thống quản lý an toàn: . hoạt động trên tàu và trên bờ. Các qui trình bao gồm: - Qui trình quản lí Thuyền viên. - Qui trình quản lí Hành hải. DVCOL – Navigation Department ATLĐHH 2 Phạm Thanh Quang 48 - Qui trình. hoạt động của hệ thống quản lí an toàn. Nó bao gồm: - Mẫu biên bản liên quan đến quản lí thuyền viên. - Mẫu biên bản liên quan đến quản lí hàng hải. - Mẫu biên bản liên quan đến quản lí an toàn

Ngày đăng: 07/08/2014, 12:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

              • * Hu?n luy?n và th?c t?p:

              • GI?Y CH?NG NH?N QU?C T? V? AN NINH TÀU BI?N

              • GI?Y CH?NG NH?N QU?C T? V? AN NINH TÀU BI?N T?M TH?I

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan