1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu về kỹ thuật trồng, đặc điểm sinh lý và phân bố của cây Đước Nhọn docx

4 611 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 253,26 KB

Nội dung

ĐƯỚC NHỌN Rhizophora mucronata Poir. in Lam., 1804 Tên đồng danh: Rhizophora macrorhizza Griffith, 1836; R. latifolia Miq.,1861 R. mucronata Poiret var. typica A. Schimper,1891 Tên khác: Đưng, đước bộp, đước xanh Họ: Đước – Rhizophoraceae Hình thái Cây gỗ lớn cao 20-30m, đường kính 60-70cm. Vỏ màu xám đen hay đỏ sẫm, có đường nứt ngang đều đặn. Gốc có nhiều rễ chống hình nơm và rễ nổi. Trên mặt rễ có nhiều lỗ vỏ. Đước nhọn - Rhizophora mucronata Poiret Cành mang hoa và quả Lá đơn mọc đối, dài 6-16cm, rộng 3- 8cm, dày, cứng, hình trái xoan hay thuôn ngọn giáo, đầu có mũi nhọn. Gân giữa lớn màu lục, gân bên không rõ; cuống lá thô hơi dẹt, màu lục. Lá kèm hình tam giác. Cụm hoa xim phân 2-3 nhánh, mỗi nhánh có một tổng bao và mang 2-5 hoa. Hoa màu vàng nhạt, lá đài 4 hình tam giác hơi tròn; cánh hoa 4, màu vàng nhạt, mép nguyên và có lông rậm, màu trắng, mặt lưng có lông thưa, uốn cong vào ôm lấy nhị. Nhị 8, chỉ nhị ngắn, bao phấn 3 khía, bầu hình nón 2 ô, mỗi ô 2 noãn, vòi chẻ đôi. Quả hình trứng, phía dưới phình rộng, dài 6-7cm, màu lục hay màu xám, có đài tồn tại và rủ xuống. Trụ mầm dài 35-90cm (có khi dài trên 1m), rộng 1,8-2,5cm, hình trụ, phía dưới hơi phình to, một hạt. Các thông tin khác về thực vật Hai loài đước nhọn và đước đôi (R. apiculata) rất dễ nhầm lẫn nhau trong thiên nhiên; vì nhiều khi chúng cùng mọc trong một đám rừng ngập mặn và nhìn chung có cùng khu phân bố. Cần phân biệt là: đước đôi có vỏ màu xám và nhẵn, với các vết nứt ngang; cụm hoa của đước đôi ngắn hơn, chia nhánh 1 lần và luôn luôn có 2 hoa; trụ mầm ngắn hơn 30cm và nhẵn. Còn đước nhọn có vỏ màu xám đen hay đỏ sẫm, cụm hoa chia 2-3 nhánh, mỗi nhánh 2-5 hoa, trụ mầm dài trên 35cm, có khi đến 1m. Phân bố Việt Nam: Cây mọc trong rừng ngập mặn ven biển, từ Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh trở vào. Tập trung nhất ở các rừng ngập mặn thuộc các tỉnh ven biển vùng Đông và Tây Nam Bộ, từ Thp. Hồ Chí Minh đến Cà Mau. Thế giới: Đước nhọn là loài cây của vùng cựu nhiệt đới, từ Đông Phi, qua Madagascar, các đảo của Ấn Độ Dương, vùng Nam và Đông Nam châu Á, Indonesia và Philippin, đến phần Đông Bắc châu Úc và các đảo Nam Thái Bình Dương. Năm 1922, Đước nhọn được nhập vảo đảo Hawai và đã trở thành loài cây tự nhiên ở đó. Đặc điểm sinh học Cây mọc trên các bãi bồi ven biển, giàu mùn, chịu ảnh hưởng thường xuyên của nước thuỷ triều hay trên các bãi bồi đang ổn định, bùn đã lắng đọng nhiều. Đước nhọn và đước đôi thường là những loài cây tiên phong của rừng ngập mặn; chúng xuất hiện sau khi các loài cây mắm đã cố định được bùn ở các cửa sông hoặc ven các kênh rạch gần cửa sông. Ở đây thường hình thành các quần xã đước nhọn - đước đôi và đước nhọn - vẹt… Phân bố của đước nhọn ở Việt Nam Cũng như các loài cây của rừng ngập mặn khác, đước đôi có “hiện tượng sinh con”, tức là “quả” nảy mầm ngay khi còn ở trên cây mẹ, tạo ra cây con nối liền với quả gọi là trụ mầm. Trụ mầm màu lục có nhiều lỗ vỏ, khi già xuất hiện một vòng cổ giữa quả và trụ mầm. Khi trụ mầm chuyển sang màu khác là lúc trụ mầm đã chín, sắp rời cây mẹ trở thành cây non. Cây non khi rơi đâm thẳng xuống bùn và bắt đầu phát triển mạnh. Một số cây non, không cắm vào bùn sẽ bị sóng biển mang đi nơi khác hoặc đưa lên bờ cát nhưng chúng vẫn giữ được sức sống trong vài tháng, và nếu gặp được điều kiện môi trường thích hợp vẫn có thể ra rễ và mọc thành cây lớn. Rễ chính của cây con thường bị hỏng, các rễ bên sẽ mọc ra để thay thế. Để trụ vững trên nền đất bùn nhão, thường xuyên bị ảnh hưởng của nước triều và sóng biển, đước nhọn có hệ thống rễ đặc biệt phát triển gọi là rễ chân nơm cắm sâu vào đất. Cây sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm; sau khoảng 2 năm từ khi trồng, cây đã có hoa và quả lứa đầu. Hoa tháng 5-6; quả tháng 10-11; trụ mầm già vào tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Công dụng Vỏ của đước nhọn và đước đôi là nguồn tanin rất quan trọng, dùng để thuộc da, nhuộm lưới đánh cá hoặc làm săn dây thừng khi đi biển. Lượng tanin trong vỏ của đước nhọn thay đổi tuỳ thuộc vào nơi mọc. Ở Ấn Độ hàm lượng tanin đạt 25-35%, Tanzania 36,5%, Malaysia 30- 40%, Philippin 27,6% và Borneo 20%. Các tài liệu phân tích cao đặc vỏ thân và gỗ đước nhọn cho thấy, lượng tanin chứa trong đó theo thứ tự là 60- 65% và 55- 62%, chất không tanin 34,5-39% và 37,7- 44,7%. Quả đước ăn được. Lá và quả xanh có lượng tanin theo lần lượt là 9,1-12,0% và 4,2%. Chồi non của đước nhọn có thể dùng để ăn như rau. Hoa là nguồn mật cho ong. Gỗ màu đỏ sẫm, nặng, cứng, dùng trong xây dựng, chống lò và đóng đồ đạc thông thường. Than hầm từ gỗ có nhiệt lương rất cao. Rễ, vỏ, thân và lá của đước nhọn được dùng làm thuốc. Vỏ thân có tác dụng gây se xoắn mạnh, được dùng trong dân gian để chữa tiêu chẩy, vết thương chảy máu, phụ nữ băng huyết, đái ra máu. Kỹ thuật nhân giống, gây trồng Kỹ thuật gieo trồng đước nhọn và đước đôi gần giống nhau. Một kilogram có khoảng 12 quả đước nhọn với trụ mầm. Nên trồng đước nhọn xen với mắm trắng hoặc bần trắng ở đất ngập triều trung bình, ven sông nước lợ. Trồng trực tiếp bằng cách cắm thẳng trụ mầm xuống bùn, nơi ngập triều trung bình. Mật độ 4.000-7.000cây/ha. Mùa trồng từ tháng 4 đến 7. Ở Indonesia, Thái Lan và Bangladesh, người ta thường ươm trụ mầm trong túi bầu. Sau 10 tháng cây cao 1-1,25m, đem trồng thì tỷ lệ sống đạt 95-100%. Tuy nhiên do kinh phí làm vườn ươm rất tốn kém, nên hình thức này chỉ áp dụng ở những vùng mà cây non dễ bị cua còng, hà…phá hại Khai thác, chế biến và bảo quản Cây mọc chậm. Khoảng 35-40 tuổi mới đạt chiều cao 20-25m và đường kính 20cm. Chu kỳ kinh doanh lấy gỗ là 40 năm. Để lấy tanin, cần bóc vỏ bằng dao hay rìu từ các cây đã chặt xuống; phần còn lại dùng để lấy gỗ hoặc đốt than. Năng suất tanin ở đước nhọn thường lớn hơn ở đước đôi. Nó chiếm khoảng 23-27% thể tích và 18-20% trọng lượng. Vỏ tách ra từ cây đước nhọn không được phơi khô, vì nếu phơi khô sẽ làm cho vỏ kém giá trị. Nếu vỏ chưa được dùng để chiết xuất tanin ngay, cần bó lại để chỗ thông thoáng và tưới nước thường xuyên. Hàm lượng tanin trong vỏ biến thiên rất lớn. Trong điều kiện để khô ngoài không khí, hàm lượng tanin trong vỏ thường từ 8-40%; Ngoài ra, trong vỏ còn chứa một lượng pentojan và furfurol khá cao. Tanin từ đước nhọn sẽ cho màu đen hay nâu sẫm. Tanin của đước nhọn chủ yếu được sử dụng với mức độ nhỏ ở từng địa phương; không trở thành hàng hoá lớn tiêu dùng trong nước hoặc xuất khẩu. Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn Đước nhọn là loài cây LSNG đa tác dụng. Cần chú ý đến giá trị lớn nhất của cây là phòng hộ như chắn sóng, chắn gió bão, để bảo vệ bờ biên, bờ kênh khỏi sụt lở ở ven biển. Cần bảo vệ và trồng mới các rừng đước ở những vùng ven biển. Cũng nên chú ý tận dụng các sản phẩm khác của loài cây này. Tài liệu tham khảo 1. Đỗ Tất Lợi (1995). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Khoa học kỹ thuật; 2. Đỗ Huy Bích và cộng sự (2003). Đước. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Tập I: 831-832. Nxb Khoa học và Kỹ thuật – Hà Nội; 3. Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam, T.I: 942. Nxb Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh; 4. Phan Nguyên Hồng (chủ biên) (1997). Vai trò của rừng ngập mặn Việt Nam. Kỹ thuật trồng và chăm sóc: 149-150. Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội; 5. Viện Điều Tra Qui Hoạch rừng (1982). Đưng. Cây gỗ kinh tế. Tập V: 636. Nxb Nông Nghiệp - Thành phố Hồ Chí Minh; 6. Crevost Ch. Et Petelot A (1941). Catalogue des produits de L’Indochine - Tannins et Tinctoriaux. Tome VI, Classe 21. Gouvernement général de l’Indochine, 124 pp. - Hanoi; 7. Lemmens R.H.M.J. and Wulijarni- Soetjipto N. (Editors) (1991). Dye and tannin - producing plants. Plant Resources of South - East Asia. No3: 110-112. Pudoc Wageningen. Netherlands. . hình thành các quần xã đước nhọn - đước đôi và đước nhọn - vẹt… Phân bố của đước nhọn ở Việt Nam Cũng như các loài cây của rừng ngập mặn khác, đước đôi có “hiện tượng sinh con”, tức là “quả”. hưởng của nước triều và sóng biển, đước nhọn có hệ thống rễ đặc biệt phát triển gọi là rễ chân nơm cắm sâu vào đất. Cây sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm; sau khoảng 2 năm từ khi trồng, cây đã. của đước nhọn thay đổi tuỳ thuộc vào nơi mọc. Ở Ấn Độ hàm lượng tanin đạt 25-35%, Tanzania 36,5%, Malaysia 30- 40%, Philippin 27,6% và Borneo 20%. Các tài liệu phân tích cao đặc vỏ thân và

Ngày đăng: 07/08/2014, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w