Các giải pháp chủ yếu phát triển dịch vụ du lịch

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Kinh tế dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay potx (Trang 67 - 71)

b) Các hoạt động dịch vụ phục vụ khách tham quan du lịch, nghỉ dưỡng

3.2.3. Các giải pháp chủ yếu phát triển dịch vụ du lịch

Trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam cĩ ghi rõ: "Phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế và điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hĩa, lich sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu du lịch trọng điểm, đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các nước" [11, tr. 178-179]. Để thực hiện mục tiêu phát triển ngành du lịch và dich vụ du lịch đến năm 2005 do Đại hội

tỉnh Đảng bộ lần thứ III đề ra là đến năm 2005 dịch vụ du lịch đạt 800 tỷ đồng và tổng giá trị dịch vụ du lịch từ 2001 - 2005 là 3.245 tỷ đồng, tốc độ tăng trung bình năm là khoảng 10,9%. "Ra sức nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch. Hướng chính là khai thác triệt để điều kiện tự nhiên (biển, rừng, núi), đồng thời đầu tư hiện đại hĩa dần các trọng điểm du lịch (bao gồm các hải đảo) … Đa dạng hĩa sản phẩm du lịch, gắn phát triển du lịch sinh thái với du lịch lịch sử, du lịch văn hĩa, gắn nghỉ ngơi với vui chơi giải trí" [32]. Do đĩ cần cĩ những giải pháp chủ yếu sau:

Thứ nhất: Tập trung mọi nguồn vốn trước hết là ngân sách nhà nước đầu tư cho các chương trình trọng điểm nhằm phát triển du lịch

Tỉnh cần sử dụng nguồn ngân sách tập trung để đầu tư vào cơng tác quy hoạch du lịch, xây dựng cơ sở hạ tầng trọng yếu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư trong các khu du lịch đã được quy hoạch.

Các dự án quy hoạch du lịch đến 2005 – 2010 bao gồm:

+ Khu du lịch thác Hịa Bình huyện Xuyên Mộc + Khu du lịch Láng Dài huyện Long Đất

+ Điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu du lịch Chí Linh - Cửa Lấp thành phố Vũng Tàu.

+ Khu du lịch Cỏ ống huyện Cơn Đảo.

Các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch.

+ Hai cầu tàu du lịch tại hai khu du lịch quy mơ quốc gia là: khu du lịch Hoa Anh Đào huyện Long đất; khu du lịch Cơn Đảo huyện Cơn Đảo: tổng số vốn 49,6 tỷ đồng.

+ Cáp treo Núi Lớn – Núi Nhỏ (phần hạ tầng kỹ thuật) 63,8 tỷ đồng. + Khu du lịch bãi tắm Thùy Vân: 30 tỷ đồng

+ Hạ tầng khu cơng viên cơng cộng Bãi Trước 14,59 tỷ đồng. + Hạ tầng khu du lịch Núi Dinh 26,6 tỷ đồng.

Các chương trình lớn của ngành du lịch:

+ Chương trình phát triển mạng lưới tuyên truyền, quảng bá tồn ngành. + Dự án cơng nghệ thơng tin ngành du lịch.

Thứ hai: Về cơ chế đầu tư

Sở Kế hoạch - Đầu tư đề xuất, quy định chi tiết chính sách ưu đãi đầu tư du lịch trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, về giá cả và thủ tục thuê đất, các loại thuế trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành, đảm bảo nguyên tắc dễ thực hiện, thủ tục hành chính đơn giản thuận tiện cho các nhà đầu tư nhằm thu hút mạnh vốn đầu tư trong và ngồi nước. Đối với các dự án do các nhà đầu tư ngồi tỉnh xin đầu tư ở Chí Linh, Cửa Lấp, Núi Dinh, Sơng Lơ, Bình Châu … Các ban ngành hữu quan bao gồm Sở Kế hoạch - Đầu tư, Xây dựng, Du lịch, Địa chính, Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn; trong phạm vi trách nhiệm của mình cần giải quyết thủ tục đất đai để các nhà đầu tư sớm triển khai dự án, ngành địa chính và nơng nghiệp phát triển nơng thơn tham mưu cho ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với các Bộ,Ngành chức năng sớm giải quyết các vướng mắc trong việc sử dụng đất rừng phịng hộ, rừng đặc dụng vào xây dựng các cơng trình du lịch.

Sở Kế hoạch - Đầu tư cần hồn tất để trình ủy ban nhân dân tỉnh quy định thống nhất trong việc phối hợp quản lý dự án du lịch ngay từ khâu thỏa thuậnn địa điểm. Những dự án du lịch cĩ vốn đầu tư nước ngồi hoạt động kém hiệu quả sẽ thành lập tổ cơng tác liên ngành của tỉnh kiểm tra tình hình hoạt động, kiến nghị với Bộ Kế hoạch và Đầu tư giải quyết dứt điểm từng trường hợp nhằm làm lành mạnh hĩa mơi trường đầu tư của tỉnh.

Thứ ba: Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch

Ngành du lịch tham khảo hướng dẫn của Tổng cục Du lịch, xây dựng quy định tiêu chuẩn, trình độ đối với các chức danh trong các cơ sở kinh doanh nhằm chuẩn hĩa đội ngũ cán bộ, cơng nhân viên ngành du lịch. Trước mắt tổ chức một lớp đào tạo ngắn hạn nghiệp vụ khách sạn cho các doanh nghiệp. Phối hợp với ngành văn hĩa thơng tin mở 1- 2 lớp bồi dưỡng trình độ kiến thức lịch sử cho cán bộ làm cơng tác thuyết minh tại các di tích lịch sử, các điểm tham quan. Xây dựng đề án đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên trong tồn ngành giai đoạn 2001 - 2005 phối hợp với Tổng cục Du lịch, các trường đào tạo nghiệp vụ

du lịch tổ chức các khĩa đào tạo dài hạn đội ngũ cán bộ quản lý nhân viên kỹ thuật cĩ tay nghề cao, ngoại ngữ giỏi để kịp thời đáp ứng nguồn nhân lực trong những năm tới.

Thứ tư: Cải thiện mơi trường tự nhiên và xã hội để phát triển du lịch

Ngành du lịch phối hợp với các ngành, địa phương xây dựng mơ hình quản lý vệ sinh mơi trường và giữ gìn trật tự anh ninh theo hình thức đĩng gĩp kinh phí của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch. Ngành lao động, thương binh và xã hội phối hợp với cơng an tỉnh, huyện, thị lập phương án thu gom các đối tượng ăn xin, các tệ nạn xã hội cĩ biện pháp phù hợp để xử lý các đối tượng này, Ngành thương mại phố hợp ngành Du lịch lên phương án bố trí các hộ bán hàng rong vào điểm tập trung, tổ chức bán các mặt hàng lưu niệm tại các điểm du lịch, giải tỏa di dời các hộ dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh dọc theo bãi biển vào phía trong tuyến đường ven biển để tạo cảnh quan du lịch. Ngành Văn hĩa thơng tin cĩ kế hoạch trùng tu, tơn tạo các di tích lịch sử làm tốt cơng tác bảo tồn kết hợp phục vụ du lịch. Các địa phương tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong dân cư về nếp sống văn minh, nét đẹp văn hĩa, văn minh du lịch v.v... tạo ấn tượng tốt đẹp cho du khách đến tham quan du lịch tại tỉnh.

Thư năm: Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước về du lịch

Du lịch là một ngành kinh tế mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hĩa cao, do đĩ nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch là nâng cao nhận thức trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, các đồn thể chính trị trong sự nghiệp phát triển du lịch, giữ gìn mơi trường tự nhiên, xã hội trong sạch, giáo dục nhân dân ý thức văn minh du lịch, quản lý đất đai quy hoạch du lịch… Chủ động đề xuất và tổ chức thực hiện các giải pháp phát triển du lịch tại địa phương.

Sở Du lịch làm đầu mối thường xuyên giữ mối liên hệ chặt chẽ với Tổng cục Du lịch và các tỉnh bạn, gắn kết quy hoạch phát triển của tỉnh với quy hoạch phát triển du lịch của vùng Đơng Nam Bộ thể hiện qua việc triển khai các dự án du lịch, các loại hình du lịch.

Ban hành quy chế làm việc giữa cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp nhà nước, trung ương và địa phương, phân định rõ chức năng quyền hạn của Sở, phạm vi

trách nhiệm của doanh nghiệp trong các mặt: xây dựng chiến lược phát triển tồn ngành, các chỉ tiêu kế hoạch, nhân sự, tuyên truyền, quảng bá... Sở Du lịch thành lập tổ chức thanh tra du lịch theo quy định và hướng dẫn của Tổng cục Du lịch. Chuyển trung tâm tư vấn đầu tư phát triển du lịch thành "Trung tâm xúc tiến du lịch" cĩ chức năng nghiên cứu, tư vấn, đầu tư và xúc tiến các hoạt động du lịch.

Xây dựng mơ hình tổ chức bộ máy quản lý các bãi tắm cơng cộng, đề xuất phương án sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước về du lịch theo hướng sát nhập, cổ phần hĩa nhằm nâng cao sức canh tranh của doanh nghiệp nhà nước trong kinh doanh du lịch.

Ngành du lịch phối hợp với ngành tư pháp, địa chính, xây dựng, nơng nghiệp, tổ chức chính quyền, và chính quyền các huyện đề xuất ủy ban nhân dân tỉnh cải cách thủ tục hành chính để đầu tư kinh doanh du lịch, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và du khách tham gia du lịch.

Thứ sáu: Tuyên truyền, quảng bá du lịch

Trên thế giới nhiều nước cĩ tiềm năng về du lịch đã khơng ngần ngại đầu tư khoản kinh phí lớn để phục vụ cơng tác tuyên truyền, quảng bá dưới nhiều hình thức, trong nước và thế giới. Do vậy ngành du lịch cần xúc tiến hồn thành các chương trình hướng dẫn du lịch, xây dựng đĩa CD-ROM, hệ thống Panơ, tuyên truyền cho hoạt động. Phối hợp với ngành khoa học, cơng nghệ và mơi trường nghiên cứu lập trang Web-site du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu.

Xây dựng chương trình tuyên truyền, quảng bá du lịch giai đoạn 2001 - 2005 gồm các cơng tác như: Xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch, cung cập thơng tin cho các báo, đài trung ương và địa phương. Tham gia hội chợ du lịch định kỳ do Tổng cục Du lịch tổ chức, tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, thể dục, thể thao thu hút khách du lich trong các lễ hội; thực hiện các ấn phẩm du lịch, phối hợp với các tỉnh bạn tổ chức các hội thảo, hội chợ triển lãm về du lịch tại Vũng Tàu.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Kinh tế dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay potx (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)