NHữNG ĐịNH HƯớNG Và MụC TIÊU PHáT TRIểN KINH Tế DịCH Vụ CủA TỉNH Bà RịA – VũNG TàU Từ NAY ĐếN NĂM

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Kinh tế dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay potx (Trang 56 - 61)

b) Các hoạt động dịch vụ phục vụ khách tham quan du lịch, nghỉ dưỡng

3.1.NHữNG ĐịNH HƯớNG Và MụC TIÊU PHáT TRIểN KINH Tế DịCH Vụ CủA TỉNH Bà RịA – VũNG TàU Từ NAY ĐếN NĂM

CủA TỉNH Bà RịA – VũNG TàU Từ NAY ĐếN NĂM 2010

Trên cơ sở các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của nước ta từ nay đến năm 2010 và 2020 được trình tại Đại hội lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam. Căn cứ vào Quyết định số 742/TTG ngày 06/10/1996 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2010 cũng như vào tình hình thực tế địa phương cĩ thể xác định phương hướng phát triển cĩ tính chiến lược của tỉnh từ 2001 đến 2010 như sau:

Huy động mọi nguồn lực tại địa phương, hợp tác chặt chẽ với các ngành, các địa phương khác, trước hết là các tỉnh, thành phố nằm trong vùng trọng điểm kinh tế, đồng thời sử dụng cĩ hiệu quả các nguồn ngân sách của Trung ương, ra sức thu hút vốn đầu tư nước ngồi để đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa, phát triển đồng bộ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng tỉnh trở thành một tỉnh cơng nghiệp đi đầu cả nước với cơ cấu kinh tế được xác định rõ là: Cơng nghiệp, dịch vụ và nơng nghiệp theo hướng tăng dần tỷ trọng cơng nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nơng nghiệp.

Mục tiêu tổng quát từ nay đến năm 2010 là: "Phấn đấu để đến năm 2010 Bà Rịa - Vũng Tàu cơ bản trở thành một trong những trung tâm cơng nghiệp, du lịch và khai thác hải sản của khu vực và cả nước, một thương cảng quốc gia và quốc tế" [32] "lựa chọn sản phẩm cĩ lợi thế so sánh để tập trung đầu tư nâng cao chất lượng hiệu quả, sức cạnh tranh của các ngành kinh tế " [32].

Đến năm 2010 tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm tính cả dầu khí (theo giá cố định năm 1994) là 12,5 - 13,1% và khơng tính dầu khí là: 12,6 - 14,4 %. Cơ cấu kinh tế tính cả dầu khí là: Cơng nghiệp - xây dựng: 79 - 80,2%, dịch vụ: 17,4 - 18,5% và nơng

nghiệp 2,3 - 2,5 %; nếu khơng tính dầu khí là: Cơng nghiệp - xây dựng: 50,1 - 53,7%, dịch vụ 39,8 - 43,7%, nơng nghiệp: 6,2 - 6,4 %; phát huy được vai trị chủ đạo của kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể cĩ bước chuyển biến khá, cơ bản giải quyết được việc làm cho người lao động ở thành thị và nơng thơn v.v… Từ định hướng và mục tiêu tổng quát nêu trên, Đại hội Đảng lần thứ III tỉnh Đảng bộ đã đưa ra những giải pháp phát triển kinh tế chung cho giai đoạn từ 2001 – 2005.

Về cơng nghiệp: Tập trung đầu tư, quy hoạch và xây dựng hồn chỉnh những khu cơng nghiệp đã được chính phủ phê duyệt, cĩ chính sách phù hợp hơn "thơng thống" hơn để nhanh chĩng "lấp đầy" các khu cơng nghiệp. Ưu tiên đầu tư cho các ngành mà tỉnh cĩ lợi thế trong sản xuất, cạnh tranh; trước hết tập trung phát triển cơng nghiệp chế biến nơng sản, hải sản, cơng nghiệp sử dụng nguyên liệu khí đốt, cơng nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt quan tâm đến phát triển ngành dịch vụ dầu khí, ngành sửa chữa, đĩng tàu thuyền; chú trọng nâng cao giá trị sản phẩm; hình thành cơ cấu cơng nghiệp với tỷ trọng xuất khẩu ngày càng tăng. Hướng mạnh vào phát triển cơng nghiệp phục vụ sản xuất nơng nghiệp - nơng thơn bằng cách xây dựng một số cơ sở cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp, gia cơng chế biến làm hàng xuất khẩu phù hợp với điều kiện cho phép, sử dụng nguyên liệu tại chỗ và giải quyết nhiều việc làm cho người lao động. Dự tính tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp (kể cả dầu khí) là 10,6% / năm, khơng kể dầu khí là 15,76%/năm cao hơn mức trung bình của cả nước (10- 10,5 % /năm).

Về kết cấu hạ tầng: Tiếp tục đầu tư từng bước hiện đại hĩa, đồng bộ hĩa kết cấu hạ tầng kinh tế. Tập trung vốn cho các cơng trình trọng điểm "Phát triển, nâng cấp hệ thống giao thơng từng vùng, kể cả giao thơng nơng thơn, bảo đảm thơng suốt quanh năm" [11]. Tiếp tục xây dựng, nâng cấp các quốc lộ đi qua tỉnh như: quốc lộ 51, 55, 56, tỉnh lộ 44, đường ven biển Vũng Tàu, Long Hải, Bình Châu: "Hồn thiện hệ thống cảng biển quốc gia và mạng lưới cảng địa phương theo quy hoạch, phát triển vận tải đường thủy tăng năng lực vận tải biển gắn với phát triển cơng nghiệp đĩng tàu và sửa chữa tàu" [11]. Tu bổ mở rộng hệ thống cấp nước, cấp điện đảm bảo cung ứng đủ điện nước cho các đơ thị, các khu cơng nghiệp và phần lớn các vùng dân cư. Xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải ở thành phố Vũng Tàu và nhà máy xử lý rác thải ở Tân Thành; cơ bản "nhựa hĩa" các đường

liên xã và ngõ hẻm ở đơ thị. Đến năm 2005 cơ bản hồn thành việc xây dựng trung tâm hành chính tỉnh tại thị xã Bà Rịa; lập dự án trình Chính phủ xây dựng khu kinh tế Long Sơn, Gị Găng.

Về kinh tế dịch vụ: Ra sức nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch. Hướng chính là khai thác triệt để các điều kiện tự nhiên (biển, rừng, núi). đồng thời đầu tư hiện đại hĩa dần các trọng điểm du lịch (bao gồm cả các hải đảo). Hồn thành dứt điểm việc xây dựng cáp treo, các khu du lịch giải trí tại Núi Lớn - Núi Nhỏ Vũng Tàu. Đa dạng hĩa các loại hình dịch vụ, liê kết với các địa phương khác mở thêm nhiều tuyến du lịch lữ hành; hình thành các khu du lịch sinh thái ở Cơn Đảo, Xuyên Mộc, Tân Thành, kiện tồn các doanh nghiệp nhà nước trong ngành đồng thời khuyến khích và quản lý tốt các dịch vụ du lịch tư nhân. Phát triển các cơ sở sinh vật cảnh và làm hàng mỹ nghệ, chú trọng xây dựng mơi trường văn hĩa - xã hội lành mạnh phấn đấu đạt mức tăng bình quân giá trị dịch vụ du lịch 10,9%/ năm, phát triển thương mại theo hướng đảm bảo cung ứng kịp thời đầy đủ vật tư cho sản xuất và tiêu dùng, mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm hàng hĩa của địa phương đặc biệt là hàng hải sản, nơng sản. Phát huy vai trị của một cửa ngõ giao lưu thương mại, trung chuyển hàng hĩa trên địa bàn kinh tế trọng điểm, làm cho thương mại trở thành đơng lực tích cực phục vụ cho các ngành sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong tỉnh phát triển; tăng cường cơng tác quản lý thị trường, phấn đấu tăng doanh thu nội thương trung bình 13,59%/ năm. Coi trọng thích đáng dich vụ dầu khí, dịch vụ hàng hải, tiếp tục thực hiện tốt các hợp đồng về cung ứng dịch vụ khoan, sửa chữa tàu biển, trục vớt, cứu hộ v.v... đồng thời cố gắng vươn tới đảm nhận và mở rộng thêm một số dịch vụ khác như: dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ đời sống v.v... Cấp ủy đảng ở doanh nghiệp dầu khí và một số đơn vị khác của Trung ương đĩng tại địa phương cĩ trách nhiệm trực tiếp gĩp phần tích cực thực hiện chủ trương này. Phát triển mạnh dịch vụ vận tải đường bộ và đường thủy, tăng cường hơn nữa việc khai thác các cảng biển, mở rộng loại hình vận tải chất lượng cao, giành thị phần lớn trong vận chuyể hàng hĩa nội địa, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định đảm bảo an tồn giao thơng.

Xây dựng và phát triển dịch vụ ngân hàng để cĩ thể đáp ứng việc cấp vốn cho các hoạt động sản xuất - kinh doanh, đặc biệt là các cơ sở chế biến nơng sản, hải sản, sản xuất

hàng xuất khẩu, tập trung phát triển những dịch vụ chuyên ngành, chú ý đúng mức dịch vụ khai thác ngoại tệ.

Ngành hải sản: Đẩy mạnh việc khai thác xa bờ, mở rộng nuơi trồng các loại hải sản cĩ giá trị kinh tế cao như: tơm, cua, cá mú v.v… theo phương pháp mới tại các địa bàn: Bà Rịa, Long Đất, Xuyên Mộc, Long Sơn, Cơn Đảo. Đầu tư mạnh cho cơng nghiệp chế biến, xuất khẩu, hồn chỉnh kết cấu hạ tầng nghề cá tại Lộc An – Long Đất, Cảng Bến Đầm – Cơn Đảo; các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp nhà nước trong các ngành: Hải sản, Thương mại, Cơng nghiệp, Giao thơng vận tải cĩ trách nhiệm tổ chức tốt các dich vụ hậu cần đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh hải sản, kiện tồn bộ máy lãnh đạo ngành; phấn đấu đến năm 2005 đánh bắt được 170.000 tấn hải sản nuơi trồng đạt 5.000 tấn, giá trị hải sản chế biến xuất khẩu đạt 80 triệu USD tăng 2,5 lần so với năm 2000, và đến năm 2010 tăng 3 lần, xuất khẩu đạt 100 triệu USD.

Về nơng nghiệp, lâm nghiệp: Để thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa nơng nghiệp, nơng thơn thì những cơng việc cần thiết trước mắt là: Căn cứ vào các điều kiện thổ nhưỡng, để quy hoạch, xây dựng các vùng chuyên canh tập trung vào sản xuất các loại cây cơng nghiệp cĩ giá trị kinh tế cao, cĩ khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu như: cao su, cà phê, tiêu v.v… khuyến khích tạo điều kiện về chính sách thuế, vốn để phát triển kinh tế trang trại, đầu tư xây dựng cơng nghiệp chế biến nơng sản, áp dụng khoa học – cơng nghệ, nhất là cơng nghệ sinh học vào các khâu lai tạo giống cây trồng, vật nuơi cĩ năng xuất cao, cĩ khả năng kháng bệnh tốt; thực hiện rộng rãi việc cơ giới hĩa các khâu làm đất, thủy lợi, thu hoạch, tăng cường các biện pháp khuyến nơng; tăng cường đội ngũ cán bộ kỹ thuật nơng nghiệp về các xã phường thực hiện tốt việc sản xuất cung ứng giống và thức ăn gia súc, gia cầm cĩ chất lượng cao, thực hiện nghiêm các quy định về an tồn thực phẩm, tăng cường cơng tác tiếp thị để mở rộng thị trường trong và ngồi nước như: thị trường châu Âu, Nhật, Mỹ v.v… Khuyến khích nhân dân tiêu dùng các loại hàng hĩa nơng sản dưới nhiều hình thức, phát triển các ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất phục vụ sản xuất nơng nghiệp như nơng cụ, vật liệu xây dựng các dich vụ nơng nghiệp, ngư nghiệp, kết hợp giải quyết về nhu cầu việc làm và từng bước cơ cấu lại lực lượng lao động theo hướng tăng dần tỷ lệ lao động trong cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp ở nơng thơn.

Đầu tư cải tạo và trồng mới ba loại rừng: rừng kinh tế, rừng phịng hộ và rừng đặc dụng. Thực hiện tốt chính sách giao đất, giao rừng cho cá nhân, hộ gia đình, tập thể, các đơn vị quân đội, các tổ chức kinh tế theo chủ trương của Đảng và Nhà nước; tăng cường đội ngũ kiểm lâm để bảo vệ cĩ hiệu quả các nguồn tài nguyên rừng; tích cực phủ xanh đất trống đồi núi trọc, thực hiện tốt mục tiêu 5 triệu ha của Đảng và Chính phủ, phấn đấu đến năm 2005 tồn tỉnh sẽ nâng cao độ che phủ của cây xanh lên 45,7% tổng diện tích đất tự nhiên (kể cả cây cơng nghiệp và cây ăn trái).

Về xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngồi: Đầu tư mạnh cho việc tăng cường thiết bị cơng nghệ, chế biến các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, thực hiện ưu đãi về thuế vốn cho vay để khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu, ra sức tìm kiếm mở rộng thị trường nước ngồi, tận dụng những lợi thế cĩ sẵn để " xuất khẩu tại chỗ" lao động và dịch vụ, tận dụng cơng xuất các cảng để xuất - nhập, quá cảnh theo hợp đồng cho các nước xung quanh; chấn chỉnh cơng tác hải quan, phấn đấu đến năm 2005 kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm (khơng kể dầu khí) đạt khoảng 760 triệu USD gấp 1,5 lần giai đoạn 1996 - 2000 và mức tăng trung bình 16,63%/ năm. Tích cực cải thiện mơi trường đầu tư đồng thời trong phạm vi và quyền hạn cho phép tỉnh sẽ ra các quy định ưu đãi cĩ sức thu hút đầu tư nước ngồi nhiều hơn, kiểm tra lại những vướng mắc hiện nay mà các dự án đã được cấp giấy phép khơng thực thi được, tìm ra biện pháp tháo gỡ nhanh chĩng. Làm tốt việc dự báo và thơng tin kinh tế để cĩ phương án kịp thời khai thác những lợi thế và ứng phĩ với những khĩ khăn thử thách, chủ động trong việc hội nhập nền kinh tế thế giới.

Giúp đỡ về phương hướng kinh doanh thủ tục pháp lý, hồn tất việc lập bản đồ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để các thành phần kinh tế nhất là trong các ngành nghề như: sửa chữa đĩng tàu thuyền, làm hàng thủ cơng mỹ nghệ, trồng cây cơng nghiệp, trồng và bảo vệ rừng, chăn nuơi sản xuất hải sản v.v… chủ động trong các hoạt động của mình.

Hình thành và từng bước một số loại thị trường trên địa bàn tỉnh, như thị trường hàng hĩa và dịch vụ, thị trường sức lao đớng, thị trường vốn, thị trường bất động sản. Quản lý nhà nước về kinh tế phải bao quát được đầy đủ hơn hoạt động của các ngành, các địa phương, các thành phần kinh tế trong tỉnh; tiếp tục đổi mới cơng tác quy hoạch, kế

hoạch, xây dựng các chương trình, mục tiêu, tính tốn cụ thể đến các yếu tố cuả thị trường, sử dụng đầy đủ các cơng cụ quản lý kinh tế của Nhà nước, giảm phiền hà trong thủ tục hành chính để phát huy tác dụng tích cực, hạn chế tiêu cực trong cơ chế thị trường, đấu tranh chống buơn lậu, trốn thuế, làm hàng giả, những biểu hiện tiêu cực khác trong các hoạt động kinh tế.

Trên cơ sở các nghị quyết về mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội được đưa ra trong Đại hội lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam và các mục tiêu phát triển kinh tế chung được đề ra trong văn kiện Đại hội lần thứ III Tỉnh Đảng bộ Bà Rịa - Vũng Tàu; để nâng cao tỷ trọng của kinh tế dịch vụ trong cơ cấu kinh tế ở địa phương từ 14,36% năm 2000 lên 17,4 - 18,7% năm 2010; điều cần thiết đặt ra cho các ngành các cấp trong tỉnh mà đặc biệt là các ngành kinh doanh dịch vụ, phải xác định được những thuận lợi và khĩ khăn từ đĩ đưa ra những giải pháp cĩ tính khả thi để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của kinh tế dịch vụ.

3.2. một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế dịch vụ trên địa bàn tỉnh bà rịa - vũng tàu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Kinh tế dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay potx (Trang 56 - 61)