1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VỀ LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

89 567 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 839,5 KB

Nội dung

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VỀ LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:

Nằm tận cùng của dải đất miền Trung nhiều nắng gió, tiếp giáp vớiVũng Tàu - Đồng Nai – Thành phố Hồ Chí Minh đầy năng động, bên cạnhLâm Đồng sương mù thơ mộng; biển trời Bình Thuận thật hiền hòa, êm ả vàquyến rũ lòng du khách Với 192 km bờ biển, hàng trăm ngàn ha rừng tựnhiên, những đồi cát, những hòn đảo thơ giữa biển, những con thác, consuối , thiên nhiên đã ưu đãi cho Bình Thuận một tiềm năng du lịch thậttuyệt vời Nếu như đất Bình Thuận ngày xưa chỉ được biết đến với sự khôhanh, toàn nắng và cát, thì ngày nay miền đất ấy đã thay đổi hoàn toàn Nếunhững du khách đã từng đặt chân tới Bình Thuận nhận xét về nơi đây, họ sẽbảo rằng: “Mảnh đất và con người Bình Thuận thật hiền hòa như chính têngọi của nó” Sức sống mãnh liệt của đất và người Bình Thuận đang trỗi dậy,

để biến nơi đây thực sự là “Điểm đến của thiên niên kỷ mới”

Có thể thấy rõ ràng rằng du lịch chính là lợi thế phát triển của BìnhThuận Khi mà tiềm lực kinh tế của tỉnh còn nhiều yếu kém, thì việc pháttriển du lịch dựa vào tiềm năng tự nhiên trời phú là một hướng đi đầy triểnvọng cho nền kinh tế của tỉnh Nhận thức được tiềm năng ấy, chính quyềntỉnh Bình Thuận đã quyết định đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọncủa tỉnh Du lịch là một ngành kinh tế mang tính chất tổng hợp, và hơn thếnữa, sự phát triển của ngành dịch vụ này sẽ kéo theo sự phát triển của rấtnhiều ngành nghề khác như tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, côngnghiệp - xây dựng

Mục tiêu là vậy, nhưng để thực hiện được mục tiêu đó đòi hỏi rấtnhiều nỗ lực phấn đấu Không chỉ là sự nỗ lực của chính quyền và nhân dânđịa phương, mà còn nhờ đến sự chung tay góp sức của các nhà đầu tư trong

và ngoài nước Vốn là một tỉnh nghèo, nội lực chưa đủ mạnh, Bình Thuậnvẫn rất cần đến các nhà đầu tư bên ngoài để tăng cường nguồn vốn đầu tưphát triển

Từ khi có chính sách mở cửa của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VInăm 1986, Việt Nam đã phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phầntheo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện giao lưu quốc tế, mở rộng quan

hệ hợp tác đầu tư Từ đó đến nay, hoạt động đối ngoại của ta không ngừngphát triển mạnh mẽ, và theo đó là sự xuất hiện với vị thế ngày càng đượckhẳng định của lĩnh vực đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế Tại Nghị quyếtĐại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định trong cơ cấukinh tế nhiều thành phần của nước ta “một thành phần mới xuất hiện và hình

Trang 2

thành ngày càng rõ nét trong những năm gần đây: thành phần kinh tế có vốnđầu tư nước ngoài” Việc nghiên cứu, tìm tòi những giải pháp tối ưu để pháttriển nền kinh tế này một cách có hiệu quả đang là mối quan tâm của cả nướcnói chung và của từng địa phương nói riêng, cốt để làm sao khai thác đượctiềm năng và lợi thế so sánh cho từng vùng Cũng giống nhiều tỉnh thànhkhác, Bình Thuận hiện nay cũng phải ra sức thu hút đầu tư nước ngoài, màquan trọng hơn cả là đầu tư cho du lịch, nhằm phát triển một ngành côngnghiệp xanh theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội mà tỉnh đã đề ra.

Hiện nay, trên cả nước có hơn 100 Resort thì Bình Thuận đã có tới 79Resort, trở thành nơi có nhiều Resort nhất Việt Nam Tuy nhiên tất cả các cơ

sở lưu trú của tỉnh chưa phải là tốt nhất, chưa có nhiều Hotel và Resort cỡlớn, đạt tiêu chuẩn cao cấp; mà điều đó hầu như chỉ có thể được đáp ứng bởicác nhà đầu tư nước ngoài với quy mô vốn lớn và trình độ quản lý du lịchcao Bên cạnh đó, mặc dù đã xuất hiện từ những năm đầu của thập kỷ 90,nhưng cho đến nay, số lượng dự án đầu tư nước ngoài về du lịch ở BìnhThuận vẫn còn khá ít ỏi Tại sao lại như vậy? Và giải pháp nào cho vấn đềnày? Đó là những câu hỏi đang đặt ra cho các nhà lãnh đạo tỉnh Bình Thuận

Và cũng từ những yêu cầu cấp bách đó, tôi xin mạnh dạn chọn đề tài:

“QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

VỀ LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2006 2010” để nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp cử nhân Hành chính hệ chính quy

-Nội dung luận văn sẽ tìm hiểu xem tại sao nhà đầu tư lại lựa chọnBình Thuận để đầu tư du lịch; doanh nghiệp FDI sẽ cần gì ở địa phương khiquyết định đầu tư một dự án, và Bình Thuận hiện đã đáp ứng được tới đâucác nhu cầu đó của nhà đầu tư Trên cơ sở phân tích thực trạng, tìm ranguyên nhân, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm tăng khả năng thu hútnguồn vốn FDI vào phát triển du lịch - một ngành công nghiệp xanh cho tỉnhBình Thuận

2 MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

 Mục đích của luận văn là nhằm nêu lên toàn diện thực trạng củađầu tư trực tiếp nước ngoài đối với lĩnh vực du lịch tại tỉnh Bình Thuận từnăm 1988 đến nay, đánh giá những đóng góp của nó trong nền kinh tế xã hộicủa tỉnh, cũng như những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó Luậnvăn cũng hệ thống lại các văn bản pháp lý của Trung ương và địa phương vềvấn đề này, nêu lên các nhân tố tác động, những cơ hội, thách thức trong thờigian tới; trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp thiết thực đồng bộ trong quản

lý Nhà nước, góp phần đề xuất, gợi ý cho địa phương đẩy mạnh được thu hútđầu tư nước ngoài trong việc phát triển ngành du lịch của tỉnh nhà

 Để đạt được mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:

Trang 3

- Nêu các khái niệm, đặc đểm của đầu tư nước ngoài và của ngành

du lịch

- Nghiên cứu các nhân tố tác động đến quy mô dòng vốn đổ vào địaphương, thực trạng và xu hướng của dòng vốn FDI trong bối cảnhhiện nay

- Nghiên cứu thực trạng đầu tư nước ngoài đối với lĩnh vực du lịchtrên địa bàn tỉnh Bình Thuận

- Phân tích hệ thống chính sách của Trung ương và địa phương tronglĩnh vực này

- Phân tích những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân

- Đề ra những giải pháp Quản lý nhà nước nhằm tạo ra môi trườngđầu tư tốt hơn, thu hút đầu tư nước ngoài cho phát triển du lịch củađịa phương, đồng thời tạo được sự chặt chẽ trong quản lý dự án,tiến tới một đô thị du lịch bền vững

 Phạm vi nghiên cứu của luận văn:

Đầu tư nước ngoài gồm có đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp Tuynhiên, tại Bình Thuận nói riêng và nhiều tỉnh thành khác nói chung, hiện nayvốn đầu tư gián tiếp (mà chủ yếu là vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt

là ODA), và vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ) hầu như chỉ đầu tưvào phát triển các lĩnh vực mang tính chất xã hội, cộng đồng, như: trườnghọc, bệnh viện, đường giao thông nông thôn, điện nước sinh hoạt nôngthôn , chứ không đầu tư vào phát triển kinh tế du lịch Do đó, phạm vinghiên cứu của đề tài này chỉ tập trung vào nghiên cứu dưới góc độ quản lýNhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (gọi tắt là FDI) trong lĩnh vực

du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

3 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở quan điểm của Đảng ta về quản

lý Nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế Luận văn sử dụng phương phápnghiên cứu duy vật biện chứng, lịch sử, so sánh, tổng hợp, để từ đó đề ra giảipháp thực tiễn

Trang 4

CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

ĐỐI VỚI LĨNH VỰC DU LỊCH

1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ DU LỊCH:

1.1.1 Khái niệm, các hình thức và vai trò của đầu tư nước ngoài:

1.1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và các hình thức đầu tư trực tiếp

nước ngoài:

 Khái niệm:

Trong cuộc sống, đầu tư là một hoạt động rất phong phú, đa dạng, do

đó cũng có khá nhiều cách hiểu về khái niệm này

Xét theo nghĩa gốc, «đầu tư» (Investment) là chỉ sự chi phí, hi sinh các

nguồn lực ở hiện tại (thời gian, sức lực, tiền bạc ) vào hoạt động nào đó của

con người nhằm thu được lợi ích lớn hơn trong tương lai (Trích Tài liệu

tham khảo số [23])

Người Pháp có sự phân biệt rõ ràng giữa 2 khái niệm «Đầu tư»(investissement) và «dùng tiền sinh lãi» (Placement) Placement tức là dùngtiền để mua thứ gì đó cho thuê chẳng hạn, vậy nó sinh lời cho người đónhưng thực ra tổng đầu tư xã hội không tăng Còn investissement là xây nhàmáy, xây dựng cơ sở vật chất, trồng cây nông lâm nghiệp ,hoạt động này

làm tăng tổng đầu tư xã hội [16]

Người Mỹ lại không phân biệt những khái niệm này Họ gọi chung

đầu tư và dùng tiền sinh lãi là «investment» [16]

Theo Luật đầu tư năm 2005, Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng

các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các

hoạt động đầu tư theo quy định của Pháp luật [2]

Như vậy, để phân biệt một hoạt động có phải là đầu tư hay không, ta

có thể dựa vào 2 đặc trưng sau của đầu tư :

- Tính sinh lãi: mục đích của việc đầu tư là sinh lãi Chẳng hạn nếunhư ta bỏ tiền ra chỉ để mua một thứ hàng hóa cho tiêu dùng thìkhông gọi là đầu tư vì nó không vì mục đích sinh lãi

- Tính rủi ro: Mục đích của đầu tư là sinh lãi, nhưng không phải hoạtđộng đầu tư nào trên thực tế cũng có lãi, mà có khi bị lỗ Đó là do

Trang 5

thuộc tính thứ hai này của đầu tư Rủi ro cao hay thấp tuỳ thuộcvào loại hình đầu tư, nhưng đầu tư thì luôn đi liền với rủi ro.

Dự án là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau nhằm đạtmột hoặc một số mục tiêu cụ thể được thực hiện trong một thời hạn nhấtđịnh, dựa trên những nguồn lực nhất định

Dự án đầu tư là tập hợp những đề xuất, hoạt động có liên quan đếnviệc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất địnhnhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng caochất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định (chỉdùng cho đầu tư trực tiếp)

Để thực hiện dự án đầu tư, chủ thể thực hiện gọi là chủ đầu tư Chủđầu tư là người sở hữu vốn, người vay vốn hoặc người được giao tráchnhiệm trực tiếp quản lý và sử dụng vốn để thực hiện đầu tư theo quy địnhcủa pháp luật

Đầu tư gồm có đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp Trong phạm vinghiên cứu của đề tài này, chúng ta chỉ đề cập đến hình thức «đầu tư trựctiếp»

Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và

tham gia quản lý hoạt động đầu tư [1]

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức, cá

nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam) đưavào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạtđộng đầu tư vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ và trực tiếp điều hành quátrình sản xuất kinh doanh đó Về bản chất, đầu tư nước ngoài là một hình thức

xuất khẩu tư bản, một hình thức cao hơn xuất khẩu hàng hóa [23]

 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài thực chất là sự di chuyển vốn quốc tế dướihình thức là vốn sản xuất thông qua việc nhà đầu tư ở một nước đưa vốn vàomột nước khác để đầu tư, đồng thời trực tiếp tham gia quản lý, điều hành, tổchức sản xuất, tận dụng ưu thế về vốn, trình độ công nghệ, kinh nghiệm quảnlý nhằm tối đa hóa lợi ích của mình

Nguyên nhân cơ bản của sự di chuyển vốn đầu tư dưới hình thức này là

do có sự chênh lệch về tỷ suất lợi nhuận xuất phát từ lợi thế so sánh khác nhaugiữa các quốc gia Xu thế tự do hóa thương mại, đầu tư và tài chính ngày càngtăng trên thế giới hiện nay chính là điều kiện thuận lợi cho sự di chuyển vốnđầu tư trên thế giới

Trang 6

Đầu tư trực tiếp nước ngoài biểu hiện sự gặp nhau giữa cung và cầu, đó

là giữa lợi ích của nhà đầu tư và nhu cầu của nước tiếp nhận đầu tư Khi việcđầu tư ở trong nước không còn mang lại nhiều lợi nhuận, các nhà đầu tư có sựchuyển hướng đưa vốn đầu tư ra nước ngoài nhằm tận dụng được chi phí sảnxuất rẻ hơn Còn đối với nước nhận đầu tư, FDI sẽ là một nguồn vốn bổ sungquan trọng cho quá trình phát triển kinh tế của đất nước, đổi mới công nghệ,điều chỉnh cơ cấu kinh tế

Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số vốn tối thiểu tuỳ theoquy định trong luật đầu tư của nước chủ nhà Chẳng hạn như ở Việt Nam, luậtĐầu tư nước ngoài quy định số vốn góp tối thiểu của phía nước ngoài phảibằng 30% vốn pháp định của dự án

Quyền quản lý công ty phụ thuộc vào mức độ góp vốn, nếu đóng góp100% vốn thì công ty hoàn toàn do chủ đầu tư nước ngoài điều hành

Lợi nhuận của các chủ đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào kết quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh của công ty Lời và lỗ được phân chia theo tỷ lệ vốngóp trong vốn pháp định sau khi đã nộp thuế lợi tức cho Nhà nước

Tại các nước đang phát triển, FDI khác với các nguồn vốn đầu tư khác

ở chỗ: FDI có khuynh hướng bổ sung vào đầu tư tư nhân và khu vực mậu dịch

và làm gia tăng đầu tư trong khu vực tư nhân Trong khi đó viện trợ hoặc cáckhoản vay từ ngân hàng nước ngoài có khuynh hướng bổ sung vào khu vựccông và sản xuất hàng hoá phi mậu dịch Mà thực tế cho thấy, tác động củađầu tư tư nhân lên tăng trưởng kinh tế mạnh hơn so với đầu tư của chính phủ,

do đó, FDI chứng tỏ tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế hơn là bất cứluồng vốn nước ngoài nào khác

So với các hình thức đầu tư khác như nguồn hỗ trợ chính thức ODA,viện trợ phi chính phủ NGOs , FDI có một số mặt tích cực như sau:

 FDI không để lại gánh nặng nợ cho các nước nhận đầu tư như các hìnhthức vay, viện trợ ODA

 Đầu tư FDI khá bền vững vì nhà đầu tư không dễ dàng rút vốn như đầu

tư gián tiếp Nếu nước sở tại có bất ổn, khủng hoảng thì dù cho nhà đầu

tư có muốn rút vốn cũng không thể rút được ngay vì vốn của họ nằmtrực tiếp trên nhà xưởng, thiết bị của nước nhận đầu tư

 Nước tiếp nhận đầu tư không chỉ cò thể bổ sung nguồn vốn như cáchình thức viện trợ khác mà còn tiếp nhận cả khoa học công nghệ,phương thức quản lý tiên tiến từ phía nhà đầu tư

 FDI thích hợp cho mọi trình độ phát triển của đất nước, từ nước đangphát triển đến nước phát triển đều cần FDI

Trang 7

 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước ta hiện nay: Trong đầu tư trực tiếp nước ngoài có nhiều hình thức đầu tư Theocách phân chia của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, có 3hình thức đầu tư sau :

1 Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh.

2 Doanh nghiệp liên doanh.

3 Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài [2]

Cùng với chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam cũng như xu thế hộinhập của quốc tế, các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt quan tâm đến môitrường đầu tư ở Việt Nam, các hình thức đầu tư cũng ngày càng đa dạnghơn Theo Luật đầu tư 2005, đầu tư trực tiếp nước ngoài gồm các hình thứcđầu tư như sau :

1 Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài

2 Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước

và nhà đầu tư nước ngoài

3 Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồngBTO, hợp đồng BT

4 Đầu tư phát triển kinh doanh

5 Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư

6 Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp

7 Các hình thức đầu tư trực tiếp khác [1]

 Các hình thức đầu tư trên có thể gom lại thành 4 nhóm chính như sau:

Nhóm 1: Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế:

Tổ chức kinh tế có thể gồm 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài hoặcliên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài

Tổ chức kinh tề có thể là:

a) Doanh nghiệp tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp;

b) Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, quỹ đầu tư

và các tổ chức tài chính khác theo quy định của pháp luật;

c) Cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, thể thao và các cơ

sở dịch vụ khác có hoạt động đầu tư sinh lợi;

d) Các tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật

Nhóm 2: Đầu tư theo hợp đồng

Trang 8

Có nhiều hình thức đầu tư theo hợp đồng, trong đó điển hình có cáchình thức: BCC, BOT, BTO, BT.

 Hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC:

Hợp đồng BCC là tên gọi tắt của Hợp đồng hợp tác kinh doanh

(Business Cooperation Contract)

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư được ký giữa cácnhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản

phẩm mà không thành lập pháp nhân [1]

Đối tượng, nội dung hợp tác, thời hạn kinh doanh, quyền lợi, nghĩa vụ,trách nhiệm của mỗi bên, quan hệ hợp tác giữa các bên và tổ chức quản lý docác bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng

 Hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT:

Hợp đồng BOT là tên gọi tắt của Hợp đồng xây dựng – kinh doanh

-chuyển giao (Building – Operating – Transfering)

Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao là hình thức đầu tưđược ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng,kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định; hết thờihạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước

Việt Nam [1]

 Hình thức đầu tư theo hợp đồng BTO:

Hợp đồng BTO là tên gọi tắt của Hợp đồng xây dựng - chuyển giao –

kinh doanh (Building – Transfering – Operating)

Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh là hình thức đầu tưđược ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựngcông trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giaocông trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ dành cho nhà đầu tưquyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn

đầu tư và lợi nhuận [1]

 Hình thức đầu tư theo hợp đồng BT:

Hợp đồng BT là tên gọi tắt của Hợp đồng xây dựng - chuyển giao

thoả thuận trong hợp đồng BT [1]

Trang 9

Nhà đầu tư ký kết hợp đồng BOT, hợp đồng BTO và hợp đồng BT với

cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện các dự án xây dựng mới, mởrộng, hiện đại hóa và vận hành các dự án kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực giaothông, sản xuất và kinh doanh điện, cấp thoát nước, xử lý chất thải và cáclĩnh vực khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ

Chính phủ quy định lĩnh vực đầu tư, điều kiện, trình tự, thủ tục vàphương thức thực hiện dự án đầu tư; quyền và nghĩa vụ của các bên thựchiện dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, hợp đồng BTO và hợpđồng BT

Nhóm 3: Đầu tư phát triển kinh doanh

Nhà đầu tư được đầu tư phát triển kinh doanh thông qua các hình thứcsau đây:

1 Mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh;

2 Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễmmôi trường

Nhóm 4: Góp vốn, mua cổ phần và sáp nhập, mua lại

Hình thức này bao gồm cả việc mua cổ phần, góp vốn để tham gia quản

lý hoạt động đầu tư hoặc đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanhnghiệp

Tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đối với một sốlĩnh vực, ngành, nghề và điều kiện sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh theoquy định của Pháp luật

1.1.1.2 Vai trò của FDI đối với việc phát triển kinh tế xã hội ở Việt

Nam trong công cuộc CNH – HĐH:

Kể từ Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đến nay, tư duy lý luận củaĐảng ta đã được đổi mới và có những tiến bộ đáng kể Vận dụng một cáchsáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tuởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã đưa ranhững đường lối chính sách đúng đắn có được những thành công to lớn, tạonên thế và lực cho đất nước Với những chủ trương ấy, Đảng ta không những

đã nhận được sự đồng tình hưởng ứng tích cực của nhân dân, mà còn nângcao uy tín trên trường quốc tế; từ đó mà các nguồn vốn đầu tư nước ngoàicũng ngày một tăng lên, phát triển rộng khắp trong cả nước, đóng góp quantrọng vào phát triển kinh tế Vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần vào việchuy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm,cải thiện đời sống nhân dân, tăng ngân sách Nhà nước Đặc biệt, FDI cũng

đã góp phần giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xãhội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa

Trang 10

Tỷ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng trong

cơ cấu kinh tế của cả nước, đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sungnguồn vốn cho phát triển Có thể thấy rõ điều này qua bảng sau:

khoảng 3,4 tỷ USD [18]

Quá trình phát triển kinh tế cũng đồng thời là quá trình tích tụ vàtăng trưởng các nguồn lực như vốn, kỹ năng lao động, công nghệ Cácnước nghèo như nước ta thường bị vướng vào một vòng lẩn quẩn: thunhập thấp do đó tích lũy thấp dẫn đến thiếu vốn đầu tư, vốn đầu tư thấpdẫn đến không phát triển được sản xuất kinh doanh, không nâng caođược thu nhập của người lao động, thu nhập thấp lại dẫn đến tích lũythấp Do đó, đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư trực tiếp sẽ là nguồnvốn bổ sung rất quan trọng cho các nước nghèo trong quá trình phát triểnkinh tế

Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam thì đầu tư nước ngoài

là một nguồn vốn rất quan trọng để phát triển kinh tế đất nước Mặc dù tàinguyên thiên nhiên của chúng ta dồi dào, nguồn nhân lực lớn, nhưng do tốc

độ phát triển kinh tế chậm chạp, tỷ lệ gia tăng dân số lại nhanh; do đó, ViệtNam cũng như các nước đang phát triển khác luôn rơi vào tình trạng thiếu

Trang 11

vốn để đầu tư sản xuất và tự biến mình thành thị trường tiêu thụ hàng hóacủa các nước khác Để đánh thức các tiềm năng, lợi thế của đất nước nhằmphát triển kinh tế quốc gia, chúng ta rất cần vốn đầu tư Do vậy, ngoài nguồnvốn hạn hẹp trong nước, cần phải tăng cường thu hút nguồn đầu tư dồi dào ởnước ngoài.

Trong công cuộc Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước hiệnnay, đầu tư nước ngoài có những đóng góp nhất định cho nền kinh tế - xãhội, cụ thể là:

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp giải quyết về lao động.Trong 5năm qua, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước ta đã thu hút đượckhoảng 86 vạn lao động trực tiếp

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần nâng cao khả năng quản lýkinh doanh Do được tiếp xúc với trình độ quản lý kinh doanh tiên tiếncủa các nước, công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia đã giúp các nhà quản

lý kinh doanh trong nước nâng cao trình độ quản lý kinh doanh củamình, từ đó nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài đẩy nhanh tiến trình cải tiến máymóc, công nghệ Thông qua đầu tư nước ngoài, các nước nhận đầu tư đã

có dịp tiếp cận với máy móc, công nghệ hiện đại, giúp rút ngắn khoảngcách về khoa học kỹ thuật với các nước tiên tiến

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp cải thiện cơ sở hạ tầng Ngoàiviệc các nhà đầu tư tham gia đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nước chủnhà cũng tích cực cải thiện cơ sở hạ tầng của mình để thu hút vốn đầu tưnước ngoài cũng như nhằm đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội của đấtnước

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần gia tăng tài sản cho quốcgia thông qua thu nhập của người lao động, thuế thu được làm cho nềnkinh tế phát triển nhanh chóng

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần tạo sự cạnh tranh cho cácthành phần kinh tế cùng phấn đấu

Thực tế cho thấy, khả năng huy động FDI cho phát triển kinh tế

-xã hội của nước ta hiện nay còn rất lớn Nhằm thúc đẩy nền kinh tế nước

ta phát triển theo hướng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, dự kiến trongthời gian tới sẽ phải huy động hơn nữa FDI, để tỷ trọng của nguồn vốnnày chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng số vốn đầu tư của toàn xã hội Cóthể thấy mức độ tăng tỷ trọng đó trong kế hoạch phát triển kinh tế - xãhội 5 năm 2006 – 2010 như sau:

Trang 12

n v : Nghìn t ng (theo giá hi n hành) Đơn vị: Nghìn tỷ đồng (theo giá hiện hành) ị: Nghìn tỷ đồng (theo giá hiện hành) ỷ đồng (theo giá hiện hành) đồng (theo giá hiện hành) ện hành)

Ước thực hiện 2000-2005 Kế hoạch 2006 - 2010Tổng số Cơ cấu (%) Tổng số Cơ cấu (%)

Vốn thuộc khu vực

Nhà nước

Vốn đầu tư của dân

cư và tư nhân

(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư) [18]

1.1.2 Khái niệm, các hình thức và vai trò của ngành du lịch:

1.1.2.1 Khái niệm:

Tại Pháp, người ta gọi du lịch là “Le tourisme” Chữ này có nguồngốc từ danh từ “le tour” tức là đi một vòng “Le Tour” có nghĩa đen là sự lữhành được kết thúc bằng việc quay về điểm xuất phát ban đầu Yếu tố cănbản của du lịch là sự ra đi hay lữ hành Tuy nhiên trong du lịch loại trừnhững trường hợp du canh du cư, tức là phải có định cư mới có du lịch Nóicách khác, du lịch chỉ được tính đối với người có nơi cư trú định cư thườngxuyên ở một nơ nào đó của một quốc gia Sau chuyến lữ hành, du khách lại

trở về nơi sống thường xuyên của mình [27]

Trước đây, người ta cho rằng thời gian ra đi của một du khách khôngđược ít hơn 24 giờ và không nhiều quá 3 tháng Nhưng ngày nay, người tacho rằng thời gian ra đi có thể ít hôn 24 giờ, nhưng đòi hỏi du khách phảinghỉ đêm ở khách sạn hoặc mua các loại dịch vụ du lịch ở nơi đến Du kháchcũng có thể đi du lịch với thời gian dài hơn 3 tháng, 6 tháng hoặc hơn nữa,nhưng đòi hỏi đến lúc nào đó du khách phải trở về nơi thường xuyên sống

của mình [27]

Trước đây, người ta không công nhận sự làm việc của du khách ở nơiđến để nhận thu nhập Người ta cho rằng du lịch chỉ thuần tuý là sự nghỉngơi hoặc dưỡng bệnh, thăm hỏi Ngày nay người ta cho phép du khách có

Trang 13

thể kết hợp công việc (hội họp, tìm hiểu thị trường, tiếp xúc, giao dịch, thể

thao, tôn giáo ) trong chuyến đi du lịch của mình.[27]

Theo Luật Du lịch 2005, “Du lịch” là các hoạt động có liên quan đến

chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đápứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời

gian nhất định [3]

Liên quan đến khái niệm du lịch còn có một số khái niệm sau:

“Khách du lịch” là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường

hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến [3]

“Hoạt động du lịch” là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân

kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên

quan đến du lịch [3]

“Đô thị du lịch” là đô thị có lợi thế phát triển du lịch và du lịch có vai

trò quan trọng trong hoạt động của đô thị [3]

“Sản phẩm du lịch” là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu

cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch [3]

Tùy theo mục đích của chuyến đi mà người ta chia ra làm nhiều loại

du lịch khác nhau như:

 Du lịch để giải trí, dưỡng bệnh, hồi phục sức khoẻ

 Du lịch sinh thái, tìm hiểu môi trường thiên nhiên khác lạ, giao lưu vớicác nền văn hóa, dân tộc khác nhau

 Du lịch vì mục đích nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử, văn hóa, phong tụctập quán

 Du lịch kết hợp với thăm hỏi, đoàn tụ, lễ tết, nghỉ ngơi

 Du lịch kết hợp với thể thao, hội hè, tôn giáo

 Du lịch kết hợp với hội thảo, ngoại giao, văn hóa nghệ thuật, nghiêncứu thị trường, triển lãm, buôn bán, giao dịch, hội chợ

 Du lịch vì nhu cầu nếp sống hưởng thụ với chất lượng cao của tầnglớp thượng lưu như chơi gofl, sống trên tàu du lịch

Trang 14

 Hình thức du lịch sinh thái:

Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bảnsắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triền bềnvững

Du lịch sinh thái thông thường gồm hai loại hình là du lịch sinh tháirừng và du lịch sinh thái biển

 Du lịch Văn hóa, tín ngưỡng:

Du lịch Văn hóa, tín ngưỡng là hình thức du lịch dựa vào bản sắc vănhóa dân tộc, tôn giáo với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và pháthuy các giá trị văn hóa truyền thống

 Du lịch Mice:

Du lịch Mice là một hình thức Du lịch - Hội thảo, tức là hoạt động dulịch được lồng ghép vào các chuyến đi hội thảo của du khách Đây cũng làmột hính thức du lịch mới mẻ và đang được nghiên cứu phát triển

 Du lịch làng nghề:

Trang 15

Tại Việt Nam có rất nhiều những làng nghề truyền thống, đó là mộtthuận lợi để phát triển du lịch làng nghề, tức là hình thức du lịch gắn với việctham quan mua sắm tại các làng nghề truyền thống.

 Do lịch sử phát triển du lịch còn khá mới mẻ, tại Bình Thuận hiệnnay hầu như chỉ mới phát triển vài loại hình du lịch như du lịch nghỉ dưỡng,

du lịch sinh thái, du lịch dã ngoại, còn các hình thức du lịch khác còn rất ít

ỏi Thực tế, Bình Thuận có tiềm năng để phát triển tất cả các loại hình dulịch Thiên nhiên phong phú với cả cảnh rừng và cảnh biển có thể phát triển

du lịch sinh thái và du lịch dã ngoại Với một số lượng Resort thuộc loạinhiều nhất nước, Bình Thuận là một điểm dừng lý tưởng cho du lịch nghỉdưỡng Các nguồn nước khoáng thiên nhiên, suối nước nóng là điều kiện

để phát triển du lịch Spa Bính Thận cũng là một tỉnh rất đông người Chămsinh sống, nhiều tôn giáo phát triển và nhiều loại hình văn hóa, lễ hội đặcsắc, do đó dễ dàng thu hút khách du lịch vào hình thức du lịch văn hóa, tínngưỡng Ở đây cũng có rất nhiều những làng nghề truyền thống như nghề cá,nghề làm nước mắm có thể phát triển du lịch làng nghề Đặc biệt ở BìnhThuận, các khu vực đô thị thường hay tổ chức hội họp lại nằm kề với nhữngnơi có nhiều phong cảnh đẹp (như Phan Thiết, ), vì vậy loại hình du lịch

Mice rất có tiềm năng phát triển [17]

1.1.2.3 Vai trò của ngành du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội:

Du lịch là một ngành quan trọng trong khối ngành dịch vụ - một khốingành chiến tỷ trọng ngày càng cao trong nền kinh tế hiện đại Để tiến lênCông nghệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, một trong những nhiệm vụ hàngđầu của nước ta là phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế, trong đó giảm tỷ trọngnông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ Muốn vậy, chúng ta phải

ra sức phát triển các ngành dịch vụ mũi nhọn Nước ta là một nước có tiềmnăng lớn về du lịch với rất nhiều những cảnh quan đẹp, một nền văn hóa lâuđời và vật giá khá rẻ, là những yếu tố hấp dẫn đối với khách du lịch Vì vậychiến lược phát triển kinh tế xã hội của ta đã xác định coi du lịch là mộttrong những ngành kinh tế mũi nhọn

Phát triển du lịch sẽ kéo theo sự phát triển trên nhiều lĩnh vực khác,đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia

 Sự mua hàng hóa trực tiếp của du khách đã tạo ra khả năng xuất khẩutại chỗ, kích thách các ngành sản xuất trong nước, nhất là các mặthàng truyền thống và hàng thủ công mỹ nghệ (như dệt thổ cẩm, thêu,đan lát, gốm sứ, tranh ảnh )

 Du lịch giúp tạo ra các lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch, các vườn quốc gia,công viên du lịch , đẩy mạnh việc bảo vệ môi sinh, môi trường

Trang 16

 Du lịch là cơ sở giúp bảo tồn các nền văn hóa dân tộc truyền thống,tôn tạo và giữ gìn các di tích lịch sử, các công trình văn hóa, phục hồi

và bảo vệ các khu phố cổ, phục chế các di phẩm văn hóa

 Du lịch giúp giải quyết việc làm cho khá nhiều lao động, kể cả nhữnglao động trực tiếp làm trong ngành du lịch lẫn lao động làm trong cácngành nghề khác chẳng hạn như buôn bán hàng hóa cho du khách

 Du lịch là chất xúc tác cho sự phát triển và đa dạng hóa các ngànhnghề kinh tế khác

Ngành du lịch của nước ta trong thời gian qua đã có những bước pháttriển nhanh và trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốcdân, thu hút cả khách du lịch trong và ngoài nước Năm 1990, khách du lịchquốc tế đến Việt Nam chỉ có 250.000 lượt, khách du lịch nội địa 1 triệu lượt.Năm 1998 đã có trên 3.000 khách sạn với trên 50 nghìn buồng, trong đó khuvực có vốn đầu tư nước ngoài đã chiếm đến 10% Sau năm 2000 ngành dulịch Việt Nam lại khởi sắc sau sự giảm sút do khủng hoảng kinh tế trong khuvực, thu hút hơn 2 triệu khách nước ngoài và 13 triệu khách trong nước, vớidoanh thu hơn 2 tỷ USD Năm 2004, lượng khách du lịch quốc tế xấp xỉ 3triệu lượt (tăng 11 lần so với năm 1990), khách nội địa 14,5 triệu lượt (tăng14,5 lần so với 1990) Thu nhập xã hội từ du lịch tăng từ 1.350 tỷ đồng năm

Thứ nhất: Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên có tác động đến quy mô dòng vốn nhiều hay ít tuỳtheo từng lĩnh vực đầu tư cụ thể Riêng đối với lĩnh vực du lịch thì điều kiện

tự nhiên là yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến đầu tư Một khí hậutốt, phong cảnh đẹp, đa dạng, vị trí địa lý thuận lợi sẽ là động lực thu hút cácdòng vốn đổ vào đầu tư du lịch

Thứ hai: Qui mô thị trường của tỉnh

Quy mô thị trường là một chỉ tiêu quan trọng để đo lường hiệu quả cáchoạt động kinh tế của tỉnh Quy mô thị trường càng lớn thì càng cung cấp

Trang 17

nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư Nói cách khác, quy mô thị trường tỷ lệthuận với lợi thế kinh tế đầu tư Một trong các chỉ tiêu quan trọng của quy

mô thị trường là tổng sản phẩm nội địa GDP

Thứ ba: Trình độ phát triển kinh tế của tỉnh

Trình độ phát triển kinh tế bao gồm các chỉ tiêu về kinh tế xã hội củamột tỉnh Mức độ phát triển kinh tế ngày càng cao không chỉ thể hiện cáchoạt động kinh tế tốt và sức mua của thị trường ngày càng lớn mà còn baohàm cả năng suất lao động, chất lượng lao động, công nghệ hiện đại, cơ sởvật chất hạ tầng tốt và môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện Trình độphát triển kinh tế của tỉnh có ảnh hưởng tỷ lệ thuận với dòng vốn đầu tư Chỉtiêu đo lường chính của nhân tố này là GDP bình quân đầu người

Thứ tư: Các chi phí lao động của tỉnh

Theo nhiều nhà đầu tư khi tiến hành việc khảo sát môi trường đầu tưtrước khi đầu tư, họ rất quan tâm đến vấn đề nguồn nhân lực tại chỗ và tínhtoán rất kỹ chi phí đầu tư cho tuyển dụng và đào tạo Một trong những chiphí quan trọng nhất quyết định đến dòng vốn đầu tư là mức lương Mứclương có quan hệ tỷ lệ nghịch với dòng vốn đầu tư Tuy nhiên, mức lươngcòn tùy thuộc vào năng xuất lao động Nếu năng suất lao động thấp thì mứclương sẽ thấp Do đó chi phí lao động được các nhà đầu tư tính toán ở đâykhông phải là số tiền lương thực tế đơn thuần mà nhân công nhận được, mà

là số tiền lương tính theo hiệu quả công việc Do đó, đối với địa phương, mộtgiá nhân công rẻ chưa đủ thu hút các nhà đầu tư mà còn kể đến trình độ nănglực làm việc của lao động

Thứ năm: Mức độ tích lũy đầu tư của tỉnh

Mức độ tích lũy đầu tư có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểmđầu tư của nhà đầu tư Mức độ tích lũy càng cao thể hiện môi trường đầu tưcủa tỉnh tốt, và thế là dòng vốn đầu tư đổ vào tỉnh lại càng nhiều Điều này

có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tâm lý của các nhà đầu tư trong nước

Vì thông thường, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn là những người khởi đầucho những địa điểm đầu tư mới lạ, và chính nhờ sự tích luỹ đầu tư ban đầu

đó thúc đẩy các nhà đầu tư trong nuớc mạnh dạn đổ vốn đầu tư

Thứ sáu: Sự phát triển cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng bao gồm nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất đối vớicác nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch, là hệ thốngđiện nước và hệ thống giao thông Do đó, trước khi có những chính sách thuhút đầu tư, điều mà các nhà cầm quyền ở địa phương quan tâm là phải làm

Trang 18

sao có được một hệ thống cơ sở hạ tầng tối thiểu cho đầu tư và sẽ phải khôngngừng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đó ngày càng đầy đủ, hiện đại hơn.

Trong tình hình hiện nay của các tỉnh có ngân sách eo hẹp, việc đầu tưcho các nguồn lực truyền thống (cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực ) khó khăn

và cần thời gian dài; thì việc xem thể chế chính sách như một nguồn lực đểphát triển là một lợi thế cứu cánh Vì thể chế chính sách là một nguồn lực dễtạo ra nhất, ít tốn kém nhất, cũng không đòi hỏi thời gian quá dài mới cóđược., trong khi tác dụng ảnh hưởng của nó đến việc thu hút đầu tư lại rấtlớn

1.2 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ MỘT

SỐ TỈNH THÀNH TRONG NƯỚC VỀ THU HÚT FDI VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH :

1.2.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới:

1.2.1.1 Quản lý Nhà nước về các dự án FDI tại Hàn Quốc:

Hàn Quốc là một quốc gia vươn lên từ những món nợ nần khổng lồ.Bắt đầu từ năm 1960, nợ nước ngoài của Hàn Quốc ngày càng tăng; cho tớinăm 1971 đã tăng lên chiếm 30% trong tổng thu nhập từ nhập khẩu Cùngvới vấn đề quản lý nợ, Hàn Quốc còn phải đối đầu với sự suy yếu của kinh tếđất nước như giảm tỷ lệ gia tăng GNP và xuất khẩu, tỷ lệ lạm phát ngày càngtăng Trước tình hình đó, Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách để cải cáchnền kinh tế, trong đó có việc chuyển từ chính sách hạn chế đầu tư trực tiếpnước ngoài sang một chính sách có tính lưa chọn hơn

Năm 1973, Đạo luật khuyến khích đầu tư của nước ngoài (the ForeignCaptail Inducement Act – FCIA) đã được thông qua nhằm khuyến khíchnhững đầu tư nước ngoài phù hợp với mục đích phát triển của Hàn Quốc, vàhạn chế sự tham gia của nước ngoài vào các xí nghiệp mới Ngoài ra, Chínhphủ còn thiết lập một bộ máy hành chính khoa học, có hiệu quả để đáp ứnghoạt động đầu tư nước ngoài

Trang 19

Công ty

trong nước

Công tynước ngoài

MÔ HÌNH CƠ CẤU HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ

DỰ ÁN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI HÀN QUỐC:

(2) (3)

(FCIDC: Ủy ban xem xét khuyến khích vốn của nước ngoài

FCPRC: Ủy ban xem xét dự án vốn của nước ngoài.)

Theo sơ đồ này, quá trình đầu tư nước ngoài vào Hàn Quốc theo cácbước sau đây:

- Các nhà đầu tư nước ngoài phải đệ trình dự án lên Bộ Tài chính để xinphép đầu tư

- Bộ Tài chính có thể tham khảo các Bộ tương ứng về tình hình nghiêncứu kinh tế và tính khả thi của các dự án được đề nghị, các Bộ tươngđương sẽ chuyển các đánh giá của mình cho Bộ Tài chính

- Bộ Tài chính sẽ chuyển dự án chi tiết cùng với các ý kiến của các Bộkhác cho Ủy ban xem xét khuyến khích vốn của nước ngoài (ForeignCapital Inducement Deliberation Commitee – FCIDC) hay Ủy banxem xét dự án vốn của nước ngoài (Foreign Capital Project ReviewCommitte – FCPRC)

- Sau khi được sự đồng ý của FCIDC hoặc FCPRC, Bộ tài chính sẽ cấpgiấy phép cho dự án đầu tư nước ngoài

Cơ quanhải quan

Bộ Tài chính Các Bộ vàcơ quan

ngang bộ

Trang 20

- Sau khi được Bộ tài chính cấp giấy phép, nhà đầu tư nước ngoài phải

đệ trình danh mục về hàng hóa và số tư bản cụ thể cho Bộ tương quan

để xin phép loại hàng nhập khẩu

- Giấy phép này phải được chuyển cho cơ quan hải quan

Vào năm 1981, để nâng cao sức cạnh tranh của Hàn Quốc trên trườngquốc tế, Chính phủ đã thông qua một chính sách thúc đẩy đầu tư trực tiếp.Theo đó đã loại bỏ hầu hết những điều khoản khắc nghiệt về đầu tư nướcngoài Tiếp sau đó là hàng loạt những chính sách khác nhằm ưu đãi cho nhàđầu tư nước ngoài

Điểm đáng lưu ý trong việc quản lý Đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc

là chính phủ đã có một nền tảng hành chính rộng lớn để kiểm soát đầu tư củanước ngoài Các nguyên tắc đã được áp dụng một cách linh hoạt nên chínhphủ đã có quyền quyết định theo ý mình nội dung các dự án Ví dụ: nếu như

dụ án nào được coi là gắn liền với các vấn đề của quốc gia như: phát triểnkinh tế, phúc lợi xã hội hay tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế; Bộ Tàichính có quyền thông qua các dự án này ngay cả khi dự án đó không được đềcập trong hướng dẫn chung Đồng thời, chính phủ Hàn Quốc cũng khuyếnkhích đầu tư vào các liên doanh có tầm quan trọng đặc biệt Ví dụ, nếu một

dự án nào đó được coi là nhằm chuyển giao kỹ thuật thì việc thông qua dự án

sẽ được áp dụng linh hoạt mà không tính đến tiền nộp tuỳ thuộc vào tài sảncủa đối tác trong nước Các công ty nước ngoài liên doanh với những công

ty cỡ vừa và nhỏ của Hàn Quốc có lợi từ những ưu tiên này Nói chung, hệthống quản lý của Nhà nước Hàn Quốc khá cứng rắn và hiệu quả, luôn đảmnhận một vai trò lớn hơn, áp đặt hơn và quyết đoán trong quan hệ với cácnhà đầu tư Chính phủ chỉ chấp nhận những dự án có khả năng thắng lợitương đối chắc chắn rõ ràng và kiểm soát, điều tiết các hoạt động của đầu tưnước ngoài theo cách thức phù hợp với lợi ích quốc gia

1.2.1.2 Những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư của Trung Quốc:

Kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài của Trung Quốc ra đời ngày 01tháng 7 năm 1979 đến nay FDI được coi là chìa khoá vàng cho tăng trưởngkinh tế tại Trung Quốc Có thể nói, Trung Quốc là một trong những quốc giađạt được những thành công lớn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, đồngthời cũng đã tận dụng được FDI để thay đổi cơ cấu kinh tế, phát triển Côngnghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước

Để đạt được những thành công như vậy, đó là nhờ Chính phủ TrungQuốc đã không ngừng nỗ lực để cải thiện môi trường đầu tư Những nỗ lực

đó tập trung vào một số điểm chính sau đây:

Trang 21

- Nâng cao tính minh bạch của pháp luật, chính sách trước và sau khiTrung Quốc gia nhập WTO.

- Phát triển một thị trường thống nhất và mở cửa (các nhà đầu tư nướcngoài được đối xử bình đẳng như các nhà đầu tư trong nước, thậm chí cácnhà đầu tư nước ngoài được hưởng một số biểu thuế ưu đãi hơn trong cáchoạt động kinh doanh)

- Tăng cường hoàn thiện hệ thống pháp luật và các quy chế khác có liênquan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

- Tăng cường thực thi pháp luật

- Nâng cao hiệu quả điều hành của Chính phủ, giảm thủ tục hành chính

1.2.2 Kinh ngh iệm của một số tỉnh thành trong nước :

1.2.2.1 Thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển du lịch tại tỉnh

Thừa Thiên Huế:

Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh thuộc vùng kinh tế trọngđiểm miền Trung, là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển nhiềungành nghề, trong đó có ngành du lịch Tại đây phong cảnh hữu tình, lại cónhiều di tích lịch sử, nhiều thành quách cổ xưa Trong những năm qua, vớinhững cơ chế chính sách cởi mở của Chính phủ Trung ương và của tỉnh đãthu hút nhiều nhà đầu tư đến với tỉnh Thừa Thiên Huế Hiện nay tại đây cónhiều dự án phát triển du lịch như: khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng quốc

tế Lăng Cô; Trung tâm giải trí hồ Thủy Tiên - Đồi Thiên An; khu du lịchsinh thái Bạch Mã; khu du lịch Hồ Truồi - Nhị Hồ - Suối Voi; xây dựng làngvăn hóa dân tộc Pacô - Tà Ôi; khu du lịch suối nước nóng A Roàng - ALưới

Chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế luôn sẵn sàng mở rộng cửa mờigọi các doanh nhân Việt kiều và nước ngoài về cố đô Huế Tỉnh chủ trương:

- Sẽ góp sức với các nhà đầu tư phát triển địa phương với sự ưu đãitối đa dựa trên chính sách đầu tư của nhà nước Đồng thời, Sở Kế hoạch vàĐầu tư tỉnh luôn túc trực 24/24h để giải quyết tất cả những gì mà các nhàđầu tư cần tới

- Ngoài các chính sách ưu đãi chung đã được quy định, tỉnh ThừaThiên Huế có các chính sách ưu đãi cụ thể về thuế, tài chính; ưu đãi về tiềnthuê đất, giải phóng mặt bằng; ưu đãi về hỗ trợ tín dụng; chính sách hỗ trợ

Trang 22

đào tạo, cung ứng lao động Theo đó, nhà đầu tư được tỉnh hỗ trợ 100%thuế thu nhập doanh nghiệp thực nộp (phần ngân sách tỉnh được hưởng) kể

từ khi có thu nhập chịu thuế trong 4 - 8 năm tùy thuộc vào địa bàn, ngànhnghề đầu tư…; miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản, lắp đặtthiết bị, chạy thử và tạm ngừng sản xuất, các dự án đầu tư vào khu du lịchBạch Mã, huyện Nam Đông và huyện A Lưới được miễn thuê đất trongsuốt thời gian thực hiện dự án Đền bù, giải phóng mặt bằng giao cho nhàđầu tư trong thời hạn tối đa 60 ngày kể từ ngày chủ đầu tư ký hợp đồngthuê đất Các dự án không thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất sau đầu tưtheo quy định của chính phủ về tín dụng phát triển của nhà nước, nhưngđược UBND tỉnh xếp vào diện ưu đãi đầu tư thì được hưởng hỗ trợ lãi suấtsau đầu tư

1.2.2.2 Thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển du lịch tại tỉnh

Quảng Bình:

Quảng Bình trước đây vốn là một tỉnh khó khăn Đất hẹp, khô cằnnhưng lại có nhiều phong cảnh đẹp; do đó để phát triển kinh tế xã hội, dulịch được xem là một thế mạnh của tỉnh Hiện tỉnh đang cố gắng phát triểnmạnh ngành du lịch dịch vụ, bằng nhiều loại hình như du lịch sinh thái, dulịch lữ hành, nghỉ dưỡng, tắm biển, tham quan các di tích lịch sử, danhthắng; đầu tư các khu giải trí, các khách sạn, nhà hàng có chất lượng cao

để phục vụ khách du lịch; tập trung đầu tư, khai thác, phát huy có hiệu quảkhu du lịch trọng điểm của tỉnh; gắn du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng với conđường Di sản khu vực Miền Trung

Để phát triển, Quảng Bình rất cần sự giúp đỡ, hợp tác đầu tư của cácdoanh nghiệp, doanh nhân, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài Để thu hútđầu tư khai thác các tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế - xã hội, tỉnhQuảng Bình đã ban hành chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư ápdụng trên địa bàn tỉnh với nội dung:

- Các nhà đầu tư được hưởng các chính sách theo quy định củaNhà nước Việt Nam hiện nay với mức ưu đãi cao nhất, thống nhất vềnghĩa vụ và quyền lợi

- Tập trung đẩy mạnh phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầngnhư: Đường giao thông, cảng biển, sân bay, hạ tầng khu du lịch, hệ thốngcấp điện, cấp nước, bưu chính viễn thông và các cơ sở hạ tầng kinh tế xãhội khác

- Thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực cấp giấy phép đầu

tư theo hướng tập trung đầu mối với thủ tục nhanh, gọn, thuận lợi tránhphiền hà cho các nhà đầu tư

Trang 23

Địa bàn tỉnh có toạ độ địa lý như sau:

- Kinh độ: 1070 24’E - 1080 23’E

- Vĩ độ: 10033’N - 11033’N

Phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông, phía Bắc - Tây Bắc giáp tỉnhLâm Đồng, phía Đông - Đông Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, và phía Tây - TâyNam giáp tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàngkhông đều qua tỉnh Đường bờ biển dài 192 km Trung tâm tỉnh cách Thànhphố Hồ Chí Minh 200 km, cách Thành phố Nha Trang 250 km Có Quốc lộ1A với chiều dài 178 km đi qua 8/9 huyện, đường sắt Thống Nhất chạy quadài 180 km nối Bình Thuận với các tỉnh phía Bắc và phía Nam, Quốc lộ 28nối liền Thành phố Phan Thiết với các tỉnh Nam Tây Nguyên, quốc lộ 55 nốiliền với trung tâm dịch vụ dầu khí và du lịch Vũng Tàu Ngoài khơi còn cóđảo Phú Quý cách Thành phố Phan Thiết 120 km

Với vị trí địa lý như trên, bên cạnh mối quan hệ kinh tế truyền thốngvới địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Thuận sẽ có điều kiện mởrộng mối quan hệ giao lưu phát triển kinh tế với các tỉnh Tây Nguyên và cảnước Sức hút của các thành phố và trung tâm phát triển như Thành phố HồChí Minh, Vũng Tàu, Nha Trang tạo điều kiện cho tỉnh đẩy mạnh sản xuấthàng hóa, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật, và đặc biệt là tạo liên kết trong

lĩnh vực phát triển du lịch [15, 29]

Trang 24

Điều kiện tự nhiên:

Bình Thuận nằm ở vùng nhiệt đới, ít chịu ảnh hưởng của gió mùaĐông Bắc và gió mùa Tây Nam nên khí hậu nóng, khô hạn, có nhiếu nắng vàgió, mùa khô kéo dài 6 tháng Nhiệt độ trung bình hàng năm 26,50C - 27,50C.Lượng mưa trung bình thuộc dạng thấp nhất cả nước, chỉ có 800 – 1.600 mm/ năm Độ ẩm tương đối trung bình 79 – 85% Tổng số giờ nắng 2.459 giờ/năm

Khí hậu trong vùng được chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.Mùa mưa bắt đầu thường vào tháng 5 đến tháng 10 Mùa khô kéo dài từtháng 11 đến tháng 4 năm sau

Diện tích tự nhiên của tỉnh khá rộng: 7.992 km2 Đại bộ phận lãnh thổ làđồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp Địa hình hẹp ngang, kéo dài theohướng Đông Bắc – Tây Nam, phân hóa thành 4 dạng địa hình sau:

- Đồi cát và cồn cát ven biển chiếm 18,22% diện tích tự nhiên phân bốdọc ven biển từ Tuy Phong đến Hàm Tân; rộng lớn nhất là ở Bắc Bình: dàikhoảng 52 km, rộng 20 km Địa hình chủ yếu là những đồi lượn sóng Đây làmột trong những đặc điểm đặc thù thu hút du lịch của tỉnh

- Đồng bằng phù sa chiếm 9,43% diện tích tự nhiên gồm: Đồng bằngphù sa ven biển ở các lưu vực từ sông Lòng Sông đến sông Dinh, nhỏ hẹp,

độ cao từ 0 – 12m Đồng bằng thung lũng sông La Ngà, độ cao từ 90– 120m

- Vùng đồi gò chiếm 31,66% diện tích, độ cao 30 – 50m kéo dài theohướng Đông Bắc Tây Nam từ Tuy Phong đến Đức Linh

- Vùng núi thấp chiếm 40,7% diện tích Đây là những dãy núi của khốiTrường Sơn chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam từ phía bắc huyện BắcBình đến đông bắc huyện Đức Linh

Cũng như các tỉnh ven biển miền Trung, Bình Thuận có sự phân hóađịa hình theo hướng vuông góc với bờ biển Đặc trưng nổi bật nhất là tínhphân bậc của địa hình, giảm dần theo hướng biển Đặc điểm địa hình cũng làmột trong những yếu tố quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư quan

tâm đến lĩnh vực đầu tư phát triển ngành du lịch [15, 29]

2.1.2 Tình hình kinh tế xã hội:

Về tổ chức hành chính, tỉnh Bình Thuận có 1 thành phố thuộc tỉnh và 8huyện bao gồm: Thành phố Phan Thiết, huyện Tuy Phong, huyện Bắc Bình,huyện Hàm Thuận Bắc, huyện Hàm Thuận Nam, huyện Hàm Tân, huyệnTánh Linh, huyện Đức Linh và huyện đảo Phú Quý Thành phố Phan Thiết

là tỉnh lỵ, trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh

Trang 25

Dân số năm 2005 của cả tỉnh là: 1.157.659 người, trong đó thành thị là434.955 người, nông thôn 722.704 người Mật độ trung bình 148 người/km2

Số người trong độ tuổi lao động là: 538.524 người Thu nhập bình quânđầu người năm 2005 là: 424 USD/ người

CƠ CẤU GDP QUA CÁC NĂM

0 5 10

(Nguồn: Cục Thống kê Bình Thuận)[14]

Trong thời gian qua, tỷ trọng khu vực kinh tế nông lâm thuỷ sản liêntục giảm, trong khi tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăngđáng kể Điều đó cho thấy được tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnhBình Thuận khá nhanh Cũng chính nhờ tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh kếnày đã kéo theo sự tăng trưởng rất nhanh chóng của nền kinh tế tỉnh, nângcao mức sống người dân và thu nhập bình quân đầu người

Tốc độ tăng GDP năm 2005: 13,4% Trong đó, tốc độ tăng trưởng củacác ngành: + Nông lâm thuỷ sản : 7,8%

+ Công nghiệp - xây dựng : 17,6%

+ Khu vực dịch vụ : 16,7% [14]

2.1.3 Tiềm năng:

2.1.3.1 Đánh giá lợi thế đầu tư của tỉnh:

Căn cứ vào những nhân tố tác động đến đầu tư có thể đánh giá được lợithế đầu tư của một tỉnh Một tỉnh có lợi thế cạnh tranh cao là khi các nhân tốtác động đến đầu tư của tỉnh đó phát triển theo chiều hướng tích cực tạothuận lợi cho đầu tư Nói cách khác, lợi thế đầu tư cũng chính là nguồn lựcphát triển của địa phương đó

Trang 26

Sự hợp Thể chế

NHÀ ĐẦU TƯ

Trong các nguồn lực trên, nguồn nhân lực và điều kiện tự nhiên đượcxem như những nguồn lực truyền thống, từ lâu đã được nhiều người quantâm Còn thể chế chính sách và sự hợp tác là những nhân tố rất mới Tuyvậy, để tạo ra một môi trường cạnh tranh tốt, các nhà lãnh đạo cần phải có sựquan tâm đánh giá đúng tầm về hai nguồn lực này cũng như phải thực sựxem chúng là những nguồn lực để nâng cao vị thế cạnh tranh của tỉnh nhàtrong thu hút đầu tư

Bình Thuận hiện nay đang phấn đấu phát huy lợi thế cạnh tranh để thuhút đầu tư Các lợi thế đầu tư của Bình Thuận được đánh giá khá cao, thu hútđược sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư lớn:

Thứ nhất: Tiềm năng tự nhiên

Bình Thuận là một địa phương được thiên nhiên ưu đãi cho rất nhiềutiềm năng Với sự phong phú, đa dạng về nhiều mặt: đất đai, biển, rừng,khoáng sản, cảnh quan tự nhiên… kết hợp với sự cố gắng xây dựng cơ sở hạtầng của chính quyền địa phương, Bình Thuận thực sự là một địa điểm hấpdẫn cho các nhà đầu tư

Tiềm năng du lịch: Điều kiện khí hậu và vị trí thuận lợi cùng cảnhquan đa dạng đã góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển với tốc độnhanh Với bờ biển dài 192 km, Bình Thuận có nhiều bãi tắm đẹp, đồi cáttrắng hoang sơ và thơ mộng; khí hậu trong lành Nhiều khu vực có cảnhquan thiên nhiên đẹp hấp dẫn du khách và được nhiều nhà đầu tư quan tâmnhư Hàm Tiến- Mũi Né, Thuận Quý – Khe Gà, Núi Tà Cú, Hàm Thuận- Đa

Mi, Vĩnh Hảo – Cà Ná, Bàu Trắng Bình Thuận có các điểm di tích văn hoá,

Trang 27

lịch sử nổi tiếng như: Tháp Chăm Poshanư, Chùa Tà Cú, Dinh Thầy Thím,Chùa Hang, Chi nhánh Bảo tàng Hồ Chí Minh

Với cảnh quan tự nhiên độc đáo, vị trí thuận lợi; Bình Thuận có nhiềuđịa điểm phù hợp để đầu tư xây dựng các khu du lịch, giải trí, dịch vụ caocấp, đa năng, quy mô lớn để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịchquốc tế cũng như trong nước

Về thuỷ sản, Bình Thuận có ngư trường rộng 52.000 km2, trữ lượnghải sản trên 200.000 tấn, thuận lợi để nuôi trồng các loại thủy sản như cua,tôm, cá, trai ngọc, rong biển Diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 4.100 ha; đặcbiệt nghề sản xuất tôm giống (sú) phát triển khá (gần 4.000 triệu post), dẫnđầu khu vực Nam Trung bộ về sản lượng tôm giống Đảo Phú Quý (32 km2 ),cách Phan Thiết khoảng 100 km đang được đầu tư để trở thành khu kinh tế

mở với các chức năng khai thác, chế biến hải sản và cung cấp các dịch vụbiển, dịch vụ hàng hải, dầu khí; đồng thời cũng phát triển các dịch vụ biển.Khu công nghiệp chế biến thuỷ sản Nam Cảng Phan Thiết được đầu tư đểthu hút các dự án công nghiệp chế biến thuỷ sản

Ngành công nghiệp Bình Thuận phát triển khá ổn định, tăng trưởngbình quân hàng năm khoảng 15% Một số sản phẩm tăng khá như thuỷ sảnchế biến, may mặc, vật liệu xây dựng, nước khoáng, hàng thủ công mỹ nghệ.Nhiều sản phẩm truyền thống của địa phương tăng nhanh về sản lượng và sốlượng xuất khẩu như: hàng hải sản, nông sản chế biến, hàng may mặc, sakhoáng Một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ xuất khẩu được khôiphục lại như sản xuất hàng mây tre, lá buông, cây dừa… Hiện có các khucông nghiệp như: Khu công nghiệp Phan Thiết (68 ha), các Khu công nghiệpđang triển khai như: Khu công nghiệp Hàm Kiệm (579 ha), Khu công nghiệpdầu khí Sơn Mỹ (4.000ha), Khu công nghiệp Tân Đức (2.250 ha)

Nguồn khoáng sản tương đối đa dạng với trữ lượng lớn Các loạikhoáng sản chính như cát thủy tinh, đá Granit, sét Bentonit, nước suốikhoáng, sét làm gạch ngói, sa khoáng nặng (TiO2), muối công nghiệp Dầukhí là nguồn tài nguyên gần bờ biển, có tiềm năng khai thác với các mỏ cótrữ lượng lớn và chất lượng tốt như Sử Tử Đen, Sư Tử Trắng, Sư Tử Nâu, Sư

Tử Vàng, Rubi, Phát triển công nghiệp dầu – khí tại Bình Thuận đang đượcTrung ương hỗ trợ và các nhà đầu tư quan tâm

Nông nghiệp Bình Thuận phát triển đa dạng, toàn tỉnh có trên220.000 ha đất nông nghiệp, với các cây trồng chính là lương thực, điều, cao

su, Thanh Long, nho, bông vải , trong đó thanh long là sản phẩm nổi tiếng,sản lượng hàng năm 120.000 tấn, có khoảng 50% sản phẩm được xuất khẩu.Rừng tự nhiên 345.000 ha với trữ lượng gỗ 19,5 triệu m3

Trang 28

Các loại hình dịch vụ như: vận tải, tín dụng, bảo hiểm, bưu chính viễnthông, dịch vụ hỗ trợ các ngành sản xuất…tiếp tục phát triển Hiện nay, hệthống ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm của các tổ chức trong và ngoài nướchoạt động có hiệu quả tại Bình Thuận; đáp ứng nhu cầu các hoạt động đầu

tư, sản xuất kinh doanh, thương mại, xuất nhập khẩu…

Tại các đô thị lớn như Phan Thiết, Lagi, nhu cầu tiêu thụ hàng hoángày càng tăng và đa dạng là thị trường đầy tiềm năng để phát triển cácTrung tâm thương mại, Siêu thị tổng hợp để đáp ứng nhu cầu của nhân dân

và khách du lịch

Cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật đã được cải thiện đáng kể, cụ thể như

hệ thống giao thông (Quốc lộ 1A, Quốc lộ 55, Quốc lộ 28; ga hành khách, dulịch Mương Mán; sân bay Phan Thiết đang xây dựng lại; cảng Phan Thiết,Lagi, Phan Rí Cửa, Phú Quý đã được nâng cấp), điện, nước, thông tin liên

lạc [15, 17, 28]

Thứ hai: Nguồn nhân lực

Bình Thuận có một lực lượng lao động dồi dào, nguồn nhân lực chưađược huy động hết Dân số tỉnh Bình Thuận theo thống kê năm 2005 là1.157.659 người Trong đó, lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế

là 538.524 người, chiếm tỷ lệ 46,5% dân số Người dân Bình Thuận cần cù,chịu khó, hiền lành, chân thực và hiếu khách Đó là một trong những điểmmạnh tạo ấn tượng tốt và thu hút khách du lịch

Thực trạng cơ cấu lao động có chuyên môn kỹ thuật của tỉnh còn thấp.Tính đến năm 2005, tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ có 14,6% Tình trạng này

đã và sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế xã hội củatỉnh Nói cách khác, nó không phải là yếu tố thuận lợi để thu hút đầu tư Tuynhiên, riêng đối với lĩnh vực du lịch, ảnh hưởng của điểm yếu về nguồn nhânlực không quá lớn, bởi vì trong du lịch, yêu cầu về nguồn nhân lực tại chỗkhông nhiều như các ngành khác, ví dụ như ngành công nghiệp

Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu phát triển, tỉnh Bình Thuận đã rấtquan tâm đến việc cơ cấu lại hệ thống giáo dục và đào tạo để vừa nâng caotrình độ văn hóa, trình độ kỹ thuật chuyên môn, vừa có một cơ cấu lao độnghợp lý Dưới đây là một số chỉ tiêu đạt được trong năm 2005 liên quan đếnnguồn nhân lực của tỉnh:

- Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1: 99% (vượt kế hoạch: 98%)

- Hoàn thành phổ cập THCS: 30 xã (đạt kế hoạch)

Trang 29

- Giải quyết việc làm: 22.340 lao động (vượt kế hoạch: 21.000 lao

động) [15, 17, 29]

Thứ ba: Thể chế chính sách

Bình Thuận là một tỉnh đang trên đà phát triển mạnh Nhận thức đượctầm quan trọng của thể chế chính sách đối với việc phát triển nguồn lực,trong việc thu hút đầu tư nói chung và đầu tư về lĩnh vực du lịch nói riêng,Chính quyền tỉnh đã ban hành khá nhiều chủ trương chính sách, nhằm:

- Tạo cơ chế thông thoáng, rõ ràng, minh bạch trong việc quản lýNhà nước đối với các dự án đầu tư trong và ngoài nước Ví dụ: việc thựchiện quản lý về đầu tư FDI được thực hiện theo một quy trình rất rõ ràng vớiQuyết định 39/2002/QĐ-UBBT của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận vềviệc ban hành bản quy định về quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địabàn tỉnh Bình Thuận

- Tạo sự ưu đãi cho nhà đầu tư nhằm khuyến khích đầu tư Ví dụ:năm 2003, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận đã ban hành chính sách thu hútđầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn từ năm 1993 đến 2010

Đặc biệt với một cơ chế thông thoáng, tỉnh Bình Thuận đã được VCCI(Phòng Thương mại – công nghiệp Việt Nam) xếp hạng 3/42 tỉnh thành đượckhảo sát về tính minh bạch và tiếp cận thông tin, và xếp hạng 7/42 tỉnh thành

về chi phí thời gian thực hiện các quy định của Nhà nước

Theo ý kiến của một số nhà đầu tư, họ cho rằng chính sự minh bạchtrong cơ chế chính sách của tỉnh là một trong những nguyên nhân chính để

họ quyết định đầu tư vào Bình Thuận [21, 26]

Thứ tư: Sự hợp tác

Đặc biệt đối với lĩnh vực du lịch, sự hợp tác phát triển của tỉnh đối vớicác địa phương khác là vô cùng quan trọng Ngày nay các du khách, nhất là

du khách quốc tế thường có xu hướng đi tham quan theo những chương trình

có sự kết nối giữa nhiều cảnh quan, nhiều hình thức du lịch khác nhau giữacác vùng miền

Tỉnh Bình Thuận có một vị trí thuận lợi cho sự hợp tác phát triển dulịch với các vùng phụ cận Trước hết, Bình Thuận chỉ cách thành phố Hồ ChíMinh chỉ 200km; do đó đây sẽ là một điểm nghỉ ngơi cuối tuần lý tưởng chongười dân Thành phố cũng như các vùng phụ cận So với các điểm du lịchtruyền thống khác (như Vũng Tàu ), du lịch Bình Thuận được xem là khámới mẻ, hấp dẫn, do đó nó có một sức thu hút lớn đối với du khách Mặtkhác, Bình Thuận nằm trong tam giác tăng trưởng của vùng du lịch Nam

Trang 30

Trung Bộ và Nam Bộ: Thành phố Hồ Chí Minh – Đà Lạt – Nha Trang; đồngthời nằm trong vùng giao điểm ảnh hưởng hoạt động của 3 trung tâm du lịchlà: Nha Trang – Ninh Chữ - Đà Lạt, Bà Rịa – Vũng Tàu và vùng phụ cận,thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận.

Hiện nay, để giúp cho mối quan hệ hợp tác với các tỉnh thành kế cậnphát triển mạnh mẽ, tỉnh Bình Thuận đã thực hiện cũng như tham gia cáccuộc họp, hội thảo, hội nghị nhằm đưa ra những phương hướng hợp tác vớicác tỉnh thành khác, đặc biệt là với Thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa –Vũng Tàu Quan hệ hợp tác ngày càng được mở rộng, quy mô và chất lượnghợp tác ngày càng được nâng cao

 Tóm lại: tỉnh Bình Thuận có một lợi thế khá tốt để thu hút đầu tư chongành du lịch Nếu Chính quyền tỉnh có thể tiếp tục phát huy những thếmạnh, đồng thời khắc phục những yếu kém, trong tương lai, Bình Thuậnnhất định sẽ là “Điểm đến của thiên niên kỷ mới”

2.1.3.2 Tiềm năng du lịch:

Nói đến tiềm năng du lịch Bình Thuận là nói đến một sự khám phá, là

“biến cái không thành cái có”, là “trong cái khó ló cái khôn” Tỉnh BìnhThuận ngày xưa tồn tại trong tâm thức mọi người là một vùng đất nắng nóngnhư thiêu đốt, chỉ toàn gió cát mịt mù Đất đai khô cằn Cây cối héo úa trongnạn cát bay Con người cũng phải khổ sở dưới sự khắc nghiệt của thiênnhiên

Cho đến năm 1995, khi Mũi Né – Bình Thuận may mắn là địa điểmduy nhất ở Việt Nam có thể nhìn thấy hiện tượng nhật thực toàn phần, và câuchuyện về du lịch Bình Thuận cũng bắt đầu từ đó Bất chấp đường sá đi lạikhó khăn, hệ thống cơ sở hạ tầng vô cùng thiếu thốn, không có nhà trọ,không có điện nước, người dân từ khắp nơi trong nước và cả nước ngoài vẫn

đổ xô về đây để ngắm nhật thực Và, sau khi ngắm nhật thực xong, cũng làlúc người ta bất giác khám phá ra một vùng đất vô cùng thơ mộng, hoang sơ,một bờ biển dài tuyệt đẹp với những cồn cát lạ lùng hiếm có Không ngờ cáikhí hậu ít mưa cũng như những cơn gió tạo ra những cồn cát và dáng dứngnghiêng nghiêng của hàng dừa trước đây cứ tưởng là khuyết điểm nay bỗngtrở thành ưu điểm để phát triển du lịch Thế là bắt đầu từ đó, tiềm năng dulịch Bình Thuận bắt đầu dần dần được khám phá

Ưu điểm nổi bật của tỉnh Bình Thuận là khí hậu quanh năm nắng ấm,

bờ biển có nhiều bãi tắm sạch đẹp, nhiều nơi còn cảnh quan tự nhiên khôngchỉ có ở vùng bờ biển phía Đông mà cả các vùng trung du, đồi núi, thác, hồphía Tây của Tỉnh đang được khám phá, khai thác

Trang 31

 Những bãi biển dài:

Bình Thuận có bờ biển khá dài 192 km Cát trắng, biển trong Mỗi bãitắm lại có những sắc thái riêng Có nơi vi vút những hàng dừa, có nơi lại rợpbóng dương, có nơi bờ biển dài phẳng lặng, cũng có nơi là những vũng, vịnhvới những bãi đá tự nhiên

Sau rất nhiều những nổ lực phấn đấu, hiện nay chính quyền tỉnh đãkhai thông xây dựng cơ sở hạ tầng tương đối cho một số bờ biển, nối liền cácbãi tắm đẹp như:

- Đường biển từ Phan Thiết ra đến Hòn Rơm – Mũi Né Hiện nayđây là nơi có mật độ Resort cao nhất Việt Nam Là một điểm dừng chân lýtưởng cho khách du lịch

- Đường biển nối từ thành phố Phan Thiết đến Tân Thành và chạydài đến mũi Khe Gà (Hàm Thuận Nam): Đây là một khu vực còn rất hoang

sơ, ít dân cư cảnh quan kỳ thú, cây cối ở đây như một khu rừng mang đặctính bán sa mạc Đặc biệt Mũi Kê Gà với ngọn hải đăng trên biển và kiếntrúc đặc biệt là điểm tham quan hấp dẫn Theo quy hoạch, khu vực này dànhcho những Resort quy mô lớn Có các Resort nổi tiếng như: Đồi Sứ, ÁnhDương, Thế Giới Xanh, Vườn Đá, Bình Yên…

- Bãi biển Cà Ná – Vĩnh Hảo: nằm sát Quốc lộ 1A và đường sắt BắcNam Đây là một eo biển tuyệt đẹp với những bãi đá, vách núi, hang động…

- Các bãi biển Bình Thạnh, Tiến Thành, Gành Son, Cổ Thạch - ChùaHang…

 Du lịch trên cát:

- Gió và cát đã tạo ra những đồi cát, động cát nhiều hình vẻ say lòngngười, nhất là đồi với những nhà nhiệp ảnh và những người thích khám pháchinh phục thiên nhiên Một số kỳ quan như: Đồi Cát (Hòn Rơm), Đồi Hồng,Bồng Lai Tiên Cảnh…

- Cát ở đây còn có một đặc biệt khác đó là rất nhiều màu sắc Hiệnnghệ nhân Ý Lan đã khám phá hơn ba mươi màu cát khác nhau và đưa vàonhững bức tranh cát đẹp lạ lùng

 Du lịch cù lao, đảo:

Ở Bình Thuận còn có khá nhiều Cù Lao, Đảo Có một đảo lớn làhuyện đảo Phú Quý rộng 16km2 Trên đảo có nhiều cảnh quan thiên nhiên

Trang 32

đẹp và môi trường tự nhiên trong sạch, có giá trị thu hút khách du lịch, nghỉdưỡng, tắm biển, câu cá và lặn biển.

- Ngoài đảo Phú Quý còn có các Hòn như Hòn Bà (được mệnh danh

là Hòn Thơ giữa biển), Hòn Tranh…

- Cách đất liền chỉ khoảng 9 phút đi ghe máy là Cù Lao Câu Cù laonhư một chiến hạm lớn xung quanh được bao bọc bởi hàng vạn khối đá vớimàu sắc và hình thù khác nhau Đây là một khu bảo tồn sinh vật biển, phùhợp cho du lịch sinh thái, tham quan, nghiên cứu, lặn biển, câu cá, thểthao…

 Văn hóa lễ hội, dân gian:

- Đặc biệt là ở tỉnh Bình Thuận do có nhiều người Chăm sinh sốngnên còn lưu giữ nhiều nét văn hóa độc đáo, nhiều lễ hội phản ánh đời sốngvật chất tinh thần của cư dân miền biển

- Nhìn chung lễ hội ở Bình Thuận khá phong phú với nhiều loại hìnhkhác nhau Các lễ hội dân gian như: Lễ hội Katê (người Chăm), lễ hộiNghinh Ông (người Hoa), lễ hội Nghinh Ông Nam Hải, Lễ cúng giỗ tổ chùa

Cổ Thạch, lễ cúng tổ sư Trần Hữu Đức, lễ dinh Thầy Thím; ngoài ra còn cócác ngày lễ của các ngành nghề và lễ hội tôn giáo

 Các di tích văn hóa lịch sử:

Có nhiều di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng như: trường Dục Thanh,chùa Ông, tháp Chăm Poshanư, dinh Thầy Thím, lầu Ông Hoàng, chùa Hang(Cổ Thạch Tự), Hải Đăng Khe Gà…

Trang 33

- Suối nước nóng, suối nước khoáng (suối nước khoáng Vĩnh Hảo,suối nước khoáng Dakai, suối nước khoáng Văn Lâm, suối nước nóng Bưng

Thị…) [15, 29]

2.2. CÔNG TÁC XÂY DỰNG LUẬT PHÁP TRONG THỜI GIAN QUA

VỀ QLNN ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN FDI DU LỊCH TẠI BÌNH THUẬN:

Các văn bản quy phạm pháp luật ở trung ương:

Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành năm 1987, sửa đổi bổsung các năm 1990, 1992, ngày 12 tháng 11 năm 1996, và mới nhất là ngày

9 tháng 6 năm 2000, đến nay đây vẫn là đạo luật căn bản nền tảng cho mọihoạt động FDI tại Việt Nam

Nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thống nhất cho hoạt đầu tư tại Việt Nam,

kể cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hộinước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI đã thông qua Luật Đầu

tư số 59/2005/QH11

Để hướng dẫn thực hiện Luật, Chính phủ và các Bộ Ngành cũng đã banhành khá nhiều những Nghị định, Thông tư, trong đó có một số văn bản quantrọng sau:

- Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ban hành ngày 31 tháng 7 năm 2000của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại ViệtNam (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 27/2003/NĐ-CP ngày 19tháng 3 năm 2003 của Chính Phủ)

- Thông tư số 12/2000/TT-BKH ban hành ngày 15 tháng 9 năm 2000của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

- Quyết định số 189/2000/QĐ-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2000 của Bộtrưởng Bộ Tài chính về việc ban hành bản quy định về tiền thuê đất, mặtnước, mặt biển áp dụng đối với các hình thức đầu tư nước ngoài tại ViệtNam

Trong lĩnh vực du lịch, trước đây các hoạt động du lịch tại nước ta đềuđược thực hiện theo Pháp lệnh du lịch Cùng với quá trình khai thác mạnh

mẽ của du lịch Việt Nam và nhu cầu phát triển du lịch nước ta thành ngànhkinh tế mũi nhọn, ngày 14 tháng 6 năm 2005, Quốc hội nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI , kỳ họp thứ 7 đã thông qua Luật du lịch vàngày 27 tháng 6 năm 2005, Chủ tịch nước ký Lệnh số 14/2005/L/CTN công

bố Luật Du lịch

Các văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương:

Trang 34

Căn cứ trên Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Nghị định số24/2000/NĐ-CP; ngày 29 tháng 5 năm 2002, Ủy Ban nhân dân tỉnh BìnhThuận đã có quyết định số 39/2002/QĐ-UBBT về việc ban hành bản quyđịnh về quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.Quyết định này là văn bản pháp lý cho công tác Quản lý Nhà nước về FDItrên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Ngoài ra, còn một số văn bản pháp quy khác trực tiếp hay gián tiếpđiều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài trong tỉnh như:

- Quyết định số 01/2005/QĐ-UBBT của UBND tỉnh Bình Thuậnban hành ngày 01 tháng 01 năm 2005 về việc quy định giá các loại đấttại tỉnh Bình Thuận

2.3. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG CỦA FDI TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH Ở NƯỚC TA:

Việt Nam có xuất phát điểm là một nước nghèo, năng lực nội sinh cònthấp, do đó những thành tựu đạt được trong công cuộc phát triển kinh tế hiệnnay là nhờ phần đóng góp không nhỏ của nguồn tài chính bên ngoài Trongcác nguồn tài chính bên ngoài thì FDI là một trong những nguồn chủ đạo

Năm 1987, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ra đời là một bướcngoặc quan trọng cho việc hợp tác phát triển kinh tế giữa Việt Nam và thếgiới.Từ đó đến nay Luật này đã nhiều lần được sửa đổi cho phù hợp với tìnhhình thực tế (vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000) và đã được cộng đồngđầu tư thế giới đánh giá là một luật đầu tư nước ngoài hấp dẫn, thông thoángtrong khu vực

Sau khi Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ra đời, bắt đầu từ năm

1988 đã có nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Song, trong giaiđoạn từ năm 1988 đến năm 1990 thì số vốn đăng ký còn khá thấp, chỉ đạtgần 1,5 tỷ USD và vốn thực hiện thì không đáng kể vì các doanh nghiệp FDIphải hoàn thành quá nhiều thủ tục ngay cả sau khi được cấp giấy phép đầu

tư Đến năm 1991, FDI bắt đầu tăng trưởng và từ năm 1991 đến năm 1997thì tăng trưởng với tốc độ rất nhanh Song cho đến năm 1998 thì lại suy giảm

và suy giảm đến mức thấp nhất vào năm 1999 Thời kỳ từ 2001 đến nay, FDI

đã có xu hướng phục hồi Có thể thấy được sự tăng giảm FDI trong thời gianqua theo bảng sau đây:

FDI ĐĂNG KÝ GIAI ĐOẠN 1998 – 2005

(Đơn vị: triệu USD)

1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997

358 539 596 1388 2271 2987 4071 6616 8538 4450

Trang 35

1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 ước 2005

FDI ĐĂNG KÝ GIAI ĐOẠN 1988 - 2005

02000

(Nguồn: Tổng hợp từ: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính bên ngồi cho phát

triển (Ts Nguyễn Hồng Sơn))

Nhận xét biểu đồ trên, cĩ thể thấy rằng thời kỳ đầu, FDI liên tục tăng

là do xu hướng tăng FDI trên tồn thế giới Do ảnh hưởng của khủng hoảngtài chính - tiền tệ châu Á năm 1997 – 1998, FDI vào Đơng Nam Á giảmmạnh từ năm 1997 Đến năm 2000, FDI tồn khu vực dần dần được phụchồi; do Việt Nam ít chịu ảnh hưởng của khủng hoảng và khơng ngừng cảithiện chính sách thu hút đầu tư, nên FDI vào Việt Nam trong những năm đầuthế kỷ 21 cĩ xu hướng tăng nhanh

Trên đây là thực trạng FDI tại Việt Nam nĩi chung trên tất cả cácngành nghề, FDI trong lĩnh vực du lịch ở nước ta cũng khơng nằm ngồithực trạng chung đĩ Đặc biệt năm 2005, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch vàĐầu tư thì cơ cấu đầu tư nước ngồi đã cĩ sự chuyển biến theo hướng tăng tỷtrọng của lĩnh vực dịch vụ; các dự án cấp mới trong lĩnh vực dịch vụ chiếmđến trên 37% tổng vốn đăng ký Tuy nhiên, theo danh sách các dự án FDI do

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép thì số lượng dự án đầu tư trong lĩnhvực du lịch khơng nhiều Điều đĩ chứng tỏ các dự án FDI du lịch đa phầnthuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp tỉnh; nĩi cách khác, quy mơ vốncủa các dự án này cịn khá thấp

Trang 36

Nói chung, trong thời gian qua, đối với du lịch Việt Nam, FDI hầunhư là nhân tố tiên phong cho việc đầu tư FDI là một nguồn vốn lớn, vớinhững nhà quản lý trình độ cao, họ dám khai phá những vùng đất mới mẻ vàtiềm năng, họ mở đầu cho những hình thức du lịch mới và những đầu tư vớiquy mô lớn.Mặt khác, FDI cũng đã góp phần tăng nguồn vốn đầu tư cho dulịch Du lịch là một ngành quan trọng trong nhóm ngành dịch vụ Thực tếnhững năm qua cho thấy FDI đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất là cho côngnghiệp, kế đó là nhóm ngành dịch vụ Trong dịch vụ, khu vực đầu tư chủ yếu

là thương mại và du lịch

Chúng ta đang tiến gần đến đích trên lộ trình gia nhập WTO Chínhphủ và các Bộ, Ban, Ngành của ta đang cố gắng cải thiện môi trường đầu tưthêm phần thông thoáng Đa số các nhà đầu tư nước ngoài khi vào Việt Namđều lo ngại về các vấn đề như giá hải quan, thủ tục cồng kềnh, thiếu tínhminh bạch và quyền sở hữu trí tuệ Đồng thời họ cũng khẳng định gia nhậpWTO là điều kiện vô cùng quan trọng để giúp Việt Nam trở thành một điểmđến hấp dẫn cho FDI Mặt khác, trong tình hình Chính phủ Trung Quốc đưa

ra những chính sách nhằm chặn đà phát triển quá nóng của nước này, FDIvào Trung Quốc có thể sẽ bị chững lại, và kéo theo đó là sự phục hồi và tăngtrưởng mạnh FDI vào Đông Nam Á

Xét về cơ cấu, đầu tư FDI trong những năm tới sẽ tăng cường vào lĩnhvực dịch vụ do xu hướng tự do hóa trong lĩnh vực này tại Việt Nam đangđược thúc đẩy Bên cạnh đó, cùng với những nỗ lực quảng bá thu hút dukhách, ngành du lịch hiện nay ngày càng có vai trò quan trọng trong nềnkinh tế nước ta và đã được xác định là một trong những ngành kinh tế mũinhọn, cho nên chắc chắn đầu tư cho lĩnh vực du lịch trong tương lai sẽ ngàycàng tăng

2.4. QLNN VỀ FDI TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI BÌNH THUẬN:

2.4.1. Nội dung quản lý Nhà nước đối với FDI về lĩnh vực du lịch

trên địa bàn tỉnh Bình Thuận:

Căn cứ trên các quy định của trung ương về Quản lý nhà nước FDI (cụthể là điều 116 của Nghị Định số 24/2000/NĐ-CP), ngày 29 tháng 5 năm

2002, UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành Quyết định số UBBT để ban hành bản quy định quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địabàn tỉnh Bình Thuận Việc quản lý FDI trên tất cả mọi lĩnh vực tại BìnhThuận đều tuân thủ theo những quy định của văn bản này, trong đó bao gồm

39/2002/QĐ-cả du lịch Theo đó, UBND tỉnh Bình Thuận thực hiện chức năng quản lýNhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên điạ bàn tỉnhtheo quy định cuả pháp luật, bao gồm:

Trang 37

1) Căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được duyệt, phốihợp với các Bộ, ngành liên quan lập và công bố quy hoạch và danhmục dự án thu hút đầu tư nước ngoài tại địa phương sau khi thốngnhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư; tổ chức vận động và xúc tiến đầu tư;2) Chủ trì thẩm định, cấp Giấy phép đầu tư và điều chỉnh Giấy phépđầu tư, quyết định giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nuớcngoài và chấm dứt Hợp đồng hợp tác kinh doanh trước thời hạn đốivới các dự án thuộc thẩm quyền;

3) Tham gia thẩm định đối với những dự án đầu tư trên địa bàn do Bộ Kếhoạch và Đầu tư cấp Giấy phép đầu tư

4) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các dự án có vốn đầu tưnước ngoài trên địa bàn Tỉnh theo các nội dung chủ yếu sau đây :a/ Giám sát việc thực hiện các quy định về nghĩa vụ tài chính, quan hệ laođộng tiền lương , bảo vệ về trật tự an toàn xã hội, bảo vệï môi trường sinhthái, phòng chống cháy nổ ;

b/ Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tổ chức thực hiện giải phóngmặt bằng, cho phép đặt trụ sở, chi nhánh, đăng ký trụ sở cho người nướcngoài, giới thiệu lao động Việt Nam cho các doanh nghiệp và cấp các chứngchỉ theo quy định hiện hành;

c/ Giải quyết các vướng mắc khó khăn của nhà đầu tư theo thẩm quyền;d/ Chủ trì hoặc tham gia cùng các Bộ, ngành kiểm tra, thanh tra hoạt độngcủa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

e/ Đánh giá hiệu quả hinh tế - xã hội cuả hoạt động đầu tư trực tiếp nướcngoài trên điạ bàn tỉnh

Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối trực tiếp tham mưu choUBND Tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tất cả các hoạt độngđầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh theo các nội dung trên

Các Sở, ngành, địa phương thực hiện chức năng quản lý Nhà nước

trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài theo nhiệm vụ được Chính phủ,các Bộ Ngành Trung ương và UBND tỉnh phân công, ủy quyền

2.4.2. Quy trình QLNN đối với một dự án FDI về lĩnh vực du lịch

Trang 39

Giai đoạn 1 : Xúc tiến đầu tư – Hình thành dự án

- Xây dựng danh mục dự - Vận động, tiếp - Xác định

án và chính sách đầu tư xúc, đàm phán địa điểm

- Nhà đầu tư đề nghị với nhà đầu tư dự án

Giai đoạn đầu tiên cho việc thu hút đầu tư nước ngoài vào bất kỳ mộtlĩnh vực nào nói chung cũng như lĩnh vực du lịch nói riêng là Chính quyềnđịa phương phải xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài chotừng thời kỳ cụ thể để giới thiệu, vận động kêu gọi đầu tư Công việc này sẽ

do Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các sở, ngành, mà quan trọngnhất là Sở Du lịch thực hiện thường xuyên để đảm bảo tính cập nhật cho phùhợp với quy hoạch mới Đối với các dự án không nằm trong danh mục, trên

cơ sở đề nghị cuả nhà đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND tỉnh cho

ý kiến về chủ trương Song song với việc ban hành danh mục các dự án kêugọi đầu tư nước ngoài, các Sở theo sự chủ trì của Sở Kế hoạch và Đầu tưcũng đề xuất và tổng hợp các dự thảo về chính sách khuyến khích thu hútFDI vào tỉnh để trình UBND tỉnh xem xét ban hành

Các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức tuyên truyền,giới thiệu danh mục các dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài và vận động đầu tưcho từng lĩnh vực, dự án, đối tác dưới hình thức cung cấp thông tin hoặc tiếpxúc trực tiếp với nhà đầu tư nước ngoài Khi có đối tác đầu tư đến tìm hiểu,đặt quan hệ hợp tác đầu tư tại tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệmtheo dõi, hướng dẫn hoặc phối hợp cùng với các Sở, ngành, doanh nghiệpbên Việt Nam làm việc với nhà đầu tư

Sau khi tiếp xúc, đàm phán với nhà đầu tư, cơ quan Nhà nước thựchiện xác định địa điểm dự án Đối với các dự án đầu tư ngoài các khu quyhoạch Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp các Sở Điạ chính, Sở Xâydựng, Sở Tài chính-Vật giá, UBND huyện, thành phố, Sở Du lịch tổ chứckhảo sát thực địa Kết quả khảo sát do Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp vàbáo cáo kết quả khảo sát địa điểm, trình UBND tỉnh quyết định Đối với các

dự án đầu tư nằm trong các khu quy hoạch được UBND tỉnh hoặc Trungương phê duyệt, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất ý kiến trình UBND tỉnhquyết định vị trí và tiền thuê đất cho từng dự án

Giai đoạn 2: Tiếp nhận hồ sơ - Cấp giấy phép đầu tư

- (Chủ đầu - Tiếp nhận - Xem xét hồ sơ - Cấp giấy tư) lập Hồ hồ sơ dự án thẩm định dự án phép đầu tư

sơ dự án

Trang 40

Sau khi tìm hiểu, đàm phán và được UBND tỉnh chấp thuận ý muốnđầu tư, chủ đầu tư có thể tự lập hồ sơ hoặc thuê tổ chức tư vấn dịch vụ đầu tưđược phép hoạt động tại Việt Nam lập hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư theoquy định của pháp luật Tùy theo quy mô của dự án mà thẩm quyền tiếpnhận và giải quyết hồ sơ sẽ thuộc về Bộ Kế hoạch và Đầu tư hay Sở Kếhoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận.

Tùy thuộc theo quy mô, tính chất của dự án mà việc cấp phép đầu tưđược thực hiện theo một trong 2 quy trình đó là : Đăng ký cấp giấy phép đầu

tư và Thẩm định cấp giấy phép đầu tư

Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ

dự án đối với các dự án đầu tư vào tỉnh (đối với loại dự án thuộc quy trìnhđăng ký cấp Giấy phép đầu tư) hoặc tổ chức thẩm định (đối với hồ sơ dự ánthẩm định xin cấp Giấy phép đầu tư) và báo cáo kết quả trình UBND Tỉnhxem xét quyết định cấp Giấy phép đầu tư hoặc trình Bộ Kế hoạch và Đầu tưxét cấp Giấy phép đầu tư

Giai đoạn 3: Quản lý việc triển khai thực hiện dự ánSau khi được cấp giấy phép đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh BìnhThuận chịu trách nhiệm hướng dẫn nhà đầu tư đến các cơ quan hữu quan đểthực hiện một số nhiệm vụ như:

- Đăng bố cáo thành lập Doanh nghiệp trên báo Trung ương hoặcbáo địa phương (quy định 3 kỳ);

- Đăng ký trụ sở doanh nghiệp, nhân sự tại Sở Kế hoạch và Đầu tư;

- Khắc và đăng ký con dấu tại Công an Bình Thuận;

- Nộp hồ sơ thuê đất tại Sở Tài nguyên môi trường;

Sau khi hoàn tất mọi thủ tục ban đầu, các doanh nghiệp FDI lĩnh vực

du lịch đi vào hoạt động sẽ được Sở Du lịch quản lý Tuy nhiên hàng tháng,doanh nghiệp vẫn phải gửi báo cáo về cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, trong đónêu rõ tình hình hoạt động và những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp

Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ là cơ quan đầu mối tổng hợp ý kiến doanh nghiệp

để trình UBND tỉnh giải quyết

2.4.3. Thực trạng quản lý nhà nước về FDI trong lĩnh vực tại Bình

Thuận:

2.4.3.1. Giai đoạn 1988 – 1999:

Năm 1988 là bắt đầu cho một giai đoạn mở cửa thu hút đầu tư nướcngoài của nước ta (với sự ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Namnăm 1987) Tuy nhiên, thời kỳ này hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài chỉchú ý đến các thành phố lớn phát triển, còn đối với Bình Thuận - một tỉnhnghèo ven biển miền Trung thì vẫn chưa thu hút được nhiều

Ngày đăng: 21/03/2013, 14:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
20.Toàn cảnh kinh tế Việt Nam – NXB Chính trị Quốc gia - 2004 21.Báo cáo nghiên cứu chính sách – VNCI số 4 “Chỉ số năng lực cạnhtranh cấp tỉnh năm 2005. Đánh giá chất lượng điều hành kinh tế để thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực kinh tế tư nhân” – 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2005. Đánh giá chất lượng điều hành kinh tế để thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực kinh tế tư nhân
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia - 200421.Báo cáo nghiên cứu chính sách – VNCI số 4 “Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2005. Đánh giá chất lượng điều hành kinh tế để thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực kinh tế tư nhân” – 2005
25.Dự thảo báo cáo tổng hợp “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bình Thuận đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” - Sở Du lịch Bình Thuận – 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bình Thuận đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
1. Luật đầu tư số 59/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 Khác
2. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12 tháng 11 năm 1996.Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam số 18/2000/QH10 ngày 09/6/2000 Khác
3. Luật Du lịch được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 Khác
4. Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ban hành ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Khác
5. Nghị định số 27/2003/NĐ-CP ban hành ngày 19 tháng 3 năm2003 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2000/NĐ- CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Khác
6. Thông tư số 12/2000/TT-BKH ban hành ngày 15 tháng 9 năm 2000 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Khác
7. Quyết định số 233/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 01 tháng 12 năm 1998 về việc phân cấp, ủy quyền cấp giấy phép đầu tư dối với các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài Khác
8. Quyết định số 53/1999/QĐ-TTg ngày 26 tháng 3 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài Khác
9. Quyết định số 189/2000/QĐ-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành bản quy định về tiền thuê đất, mặt nước, mặt biển áp dụng đối với các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Khác
10.Thông tư số 13/2001/TT-BTC ngày 08 tháng 3 năm 2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định về thuế đối với các hình thức đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Khác
13. Quyết định số 01/2005/QĐ-UBBT của UBND tỉnh Bình Thuận ban hành ngày 01 tháng 01 năm 2005 về việc quy định giá các loại đất tại tỉnh Bình Thuận Khác
14.Một số chỉ tiêu Kinh tế xã hội chủ yếu tỉnh Bình Thuận 2001 – 2005 - Cục thống kê tỉnh Bình Thuận – tháng 11/2005 Khác
15.Thông tin tư liệu Bình Thuận tập IV – Thư viện Bình Thuận – tháng 12 năm 2005 Khác
17.Các báo cáo hàng tháng, quý, năm của Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Du lịch tỉnh Bình Thuận Khác
18.Dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 – Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Hà Nội, tháng 12 năm 2005 Khác
19.Các Nghị quyết của Trung ương Đảng 2001-2004 (sách phục vụ thảo luận các dự thảo văn kiện Đại hội X) – Đảng Cộng sản Việt Nam - NXB Chính trị quốc gia, 10/2004 Khác
22.Kỷ yếu hội thảo – Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức- một giải pháp quan trọng tăng cường năng lực quản lý hành chính Nhà nước ở Việt Nam (tại Hà Nội. 19/8/2003) - Bộ Nội Vụ Học viện Hành chính Quốc gia Khác
23.Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. Thực trạng và giải pháp - Trần Xuân Tùng – NXB Chính trị quốc gia Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.1.2. Khái niệm, các hình thức và vai trị của ngành du lịch: - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VỀ LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
1.1.2. Khái niệm, các hình thức và vai trị của ngành du lịch: (Trang 12)
MƠ HÌNH CƠ CẤU HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ NƯỚC NGỒI TẠI HÀN QUỐC: - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VỀ LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
MƠ HÌNH CƠ CẤU HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ NƯỚC NGỒI TẠI HÀN QUỐC: (Trang 19)
Qua bảng số liệu trên cĩ thể thấy được rằng tỷ lệ dự án FDI so với tổng số (4,4%) nhỏ hơn tỷ lệ vốn đầu tư FDI  so với tổng vốn đầu tư   (17,2) - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VỀ LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
ua bảng số liệu trên cĩ thể thấy được rằng tỷ lệ dự án FDI so với tổng số (4,4%) nhỏ hơn tỷ lệ vốn đầu tư FDI so với tổng vốn đầu tư (17,2) (Trang 48)
HÌNH THỨC ĐẦU TƯ - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VỀ LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
HÌNH THỨC ĐẦU TƯ (Trang 62)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w