HỌC THUYẾT KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN Hoàn cảnh ra đời Thế kỷ XVI – XVII, CN trọng thương đã hoàn thành vai trò tích lũy tư bản nguyên thủy. Thế kỷ XVIII, nhiều vấn đề kinh tế mới đặt ra cần phải có một học thuyết mới làm cơ sở cho cương lĩnh kinh tế của giai cấp tư sản, hướng lợi ích của họ vào lĩnh vực sản xuất. + Học Thuyết là hệ thống lý luận mới + Là sự phát triển tự nhiên và tất yếu Nhiều học giả nghin cứu thời kỳ này mà nổi bật là 3 đại biểu chính: Mở đầu là Wiliam Petty và đỉnh cao là Adam Smith cuối sau là David Recardo. Thời kỳ được coi là quan trọng là nền tảng kế thừa tới sự hình thành học thuyết Kinh tế CT TS Mac Lenin
Trang 1Lý luận của Ricardo được xây dựng dựa trên sự kế thừa và phát triển lý luận của A Smith
Phê phán sự không nhất quán về trong định nghĩa về giá trị của A Smith Ricardo định nghĩa giá trị hàng hóa là do số lượng lao động tương đối cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó quyết định
Theo Ricardo, lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa không phải chỉ có lao động trực tiếp, mà còn có cả lao động cần thiết trước đó để sản xuất ra các công cụ, dụng cụ, nhà xưởng dùng vào việc sản xuất ấy
Ricardo cũng đã đề cập đến lao động phức tặp và lao động giản đơn nhưng ông chưa lý giải việc quy lao động phức tạp thành lao động giản đơn
Ông là người đầu tiên mô tả đầy đủ cơ cấu lượng giá trị: gồm ba bộ phận C, v và m, tuy nhiên ông chưa phân biệt được sự dịch chuyển của C vào sản phẩm như thế nào vào không tính đến yếu tố C2
Tuy nhiên trong lý luận của Ricardo cũng có những hạn chế như:
Chưa phân biệt giá trị và giá cả sản xuất mặc dù đã nhìn thấy xu hướng bình quân hóa tỉ suất lợi nhuận
Coi giá trị là phạm trù vĩnh viễn, là thuộc tính của mọi vật
Chưa phát hiện ra tính hai mặt của sản xuất hàng hóa
Chưa làm rõ tính chất lao động xã hội quy định giá trị như thế nào, thậm chí cho rằng lao động xã hội cần thiết do điều kiện sản xuất xấu nhất quyết định
Chưa phân tích được mặt chất của giá trị và các hình thái giá trị
Trang 2Về tiền lương: ông coi tiền lương là giá cả tự nhiên của hàng hóa lao động, là giá cả các tư liệu sinh hoạt nuôi sống người công nhân và gia đình họ Mức tiền lương phụ thuộc các yếu tố lịch sử văn hóa Công lao to lớn của D Ricardo
là đã xác định tiền lương như một phạm trù kinh tế và phân tích tiền lương thực tế Ông xét tiền lương trong mối quan
hệ giai cấp, mối quan hệ về lợi ích
Về lợi nhuận: Ông xác nhận giá trị mới do công nhân sáng tạo ra bao gồm tiền lương và lợi nhuận Ông đã có nhận xét tiến gần đến lợi nhuận bình quân Ông cũng đã thấy xu hướng giảm xuống của tỷ suất lợi nhuận tuy nhiên chưa giải thích Ông cũng chưa biết đến phạm trù giá trị thặng dư
Về địa tô; D Ricardo là người đầu tiên dựa trên cơ sở lý thuyết giá trị lao động để giải thích địa tô Ông cũng đã phân biệt được địa tô và tiền tô: địa tô là việc trả công cho những khả năng thuần túy tự nhiên, còn tiền tô bao gồm cả địa tô
và lợi nhuận do tư bản đầu tư vào ruộng đất
Trang 3Trên cơ sở phát triển lý thuyết về lợi thế so sánh tuyệt đối của A Smith, D Ricardo đã xây dựng lý thuyết về lợi thế so sánh tương đối, cụ thể:
Quan hệ kinh tế quốc tế là quan hệ đường hai chiều, có lợi cho mọi nước tham gia, vì bất kỳ nước nào cũng có lợi thế tương đối, tức là lợi thế có được trên cơ sở so sánh với các nước khác
Các lợi thế tương đối được xem xét dưới ánh sáng của lý luận giá trị lao động, có nghĩa là chỉ thông qua trao đổi quốc
tế mới xác định được mối tương quan giữa mức chi phí lao động cá biệt của từng quốc gia so với mức chi phí lao động trung bình quốc tế, trên cơ sở đó mà lựa chọn phương án tham gia vào quá trì phân công chuyên môn hóa quốc
tế sao cho có lợi nhất
D Ricardo là đại biểu xuất sắc của kinh tế chính trị tư sản cổ điển, là người kế tục xuất sắc của A Smith Ông đã vạch
ra những mâu thuẫn trong học thuyết của A Smith và vượt quan được giới hạn mà A Smith phải dừng lại Ông đã phân tích sâu hơn các quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản Học thuyết của ông được đánh giá là đỉnh cao của kinh
tế chính trị tư sản cổ điển