TÔN TRỌNG LẼ PHẢI 1.Kiến thức Giúp HS hiểu được thế nào là tôn trọng lẽ phải. Biểu hiện của sự tôn trọng lẽ phải. Ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải đối với cuộc sống. 2.Kĩ năng Biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống. Rèn luyện và giúp đỡ mọi người biết tôn trọng lẽ phải. Rèn luyện thói quen tự kiểm tra hành vi của mình để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải. 3.Thái độ Biết tôn trọng lẽ phải, học tập những gương tốt trong xã hôị. Biết phê phán hành vi không tôn trọng lẽ phải. II.Chuẩn bị. 1.Giáo viên:Tranh thể hiện tự chủ, máy chiếu. 2.Học sinh:Giấy khổ lớn , bút dạ. III.Phương pháp dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề ,tổ chức thảo luận nhóm, Thuyết trình, đàm thoại, sắm vai. IV.Tiến trình: 1.Ổn định tổ chức:Kiểm diện HS. 2.Kiểm tra bài cũ:Phổ biến chương trình, nhắc việc HS. 3 Giảng bài mới: Hoạt động của GV và HS. Nội dung bài học GV có thể đưa tình huống cho HS giải quyết hoặc chơi trò đóng vai-> dẫn vào bài học. GV chuyển ý vào phần 1. HS đọc phần đặt vấn đề SGK. Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: Nhóm 1,2:Trong các cuộc tranh luận, có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn phản đối. Nếu thấy ý kiến đó đúng thì em sẽ xử sự như thế nào? Nếu biết bạn mình quay cóp trong giờ kiểm tra, em sẽ làm gì? Nhóm 3,4:Em có nhận xét gì về việc làm của quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích trong câu chuyện trên? Nhóm 5,6:Theo em, trong những trường hợp trên, hành động như thế nào được coi là đúng đắn, phù hợp? Vì sao? HS cùng nhau thảo luận, đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ xung. GV nhận xét, chốt ý. Chuyển ý. GV: Qua nội dung đã phân tích GV yêu cầu HS trả lời những câu hỏi sau: -Thế nào là lẽ phải? -Thế nào là tôn trọng lẽ phải? -Tôn trọng lẽ phải được biểu hiện như thế nào? I. Đặt vấn đề. II.Nội dung bài học. 1. Khái niệm. a.Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội. b. Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ,tuân theo và bảo -Ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống? HS trả lời GV chốt lại nội dung. Tổ chức cho HS chơi trò “Ai nhanh hơn” Đội A:Tìm những biểu hiện của hành vi tôn trọng lẽ phải? Đội B: Tìm những biểu hiện của hành vi không tôn trọng lẽ phải? Trong 3 phút đội nào tìm được nhiều biểu hiện sẽ là đội thắng cuộc. Chuyển ý. HS làm bài tập 2 SGK/5 HS cùng nhau làm bài, đại diện lớp sửa bài, các em khác nhận xét, bổ xung. GV nhận xét, đưa ra đáp án. vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi; không chấp nhận và không làm điều sai trái. 2.Ý nghĩa. -Giúp ứng xử phù hợp. -Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội. -Thúc đẩy xã hội ổn định, phát triển. III.Bài tập. Đáp án: c 4. Củng cố và luyện tập: Tổ chức cho HS đóng vai:chia lớp làm 2 nhóm. GV đưa ra tình huống:Trong các cuộc tranh luận, An luôn bảo vệ ý kiến của mình, không cần lắng nghe ý kiến của người khác. HS diễn tểu phẩm,lớp nhận xét,rút ra bài học bản thân. GV kết luận toàn bài. 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà Bài cũ: -Học bài kết hợp SGK/4. -Làm bài tập còn lại SGK/4,5. Bài mới: Chuần bị bài 2:Liêm khiết. -Đọc trước phần đặt vấn đề và trả lời gợi ý SGK/6,7. -Xem nội dung bài học và bài tập SGK/9. Chú ý tình huống sắm vai. . TÔN TRỌNG LẼ PHẢI 1.Kiến thức Giúp HS hiểu được thế nào là tôn trọng lẽ phải. Biểu hiện của sự tôn trọng lẽ phải. Ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải đối với cuộc. người biết tôn trọng lẽ phải. 3.Thái độ Biết tôn trọng lẽ phải, học tập những gương tốt trong xã hôị. Biết phê phán hành vi không tôn trọng lẽ phải. II.Chuẩn bị. 1 .Giáo viên:Tranh. Biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống. Rèn luyện và giúp đỡ mọi người biết tôn trọng lẽ phải. Rèn luyện thói quen tự kiểm