BẢNG TÓM TẮT ĐỀ TÀI XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN GRANT THORNTON (VIETNAM) LTD doc
BẢNG TÓM TẮT ĐỀ TÀI XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN GRANT THORNTON (VIETNAM) LTD Trong bối cảnh nước ta gia nhập WTO và thị trường chứng khoán rất cần thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài, hệ thống kế toán và kiểm toán là một trong những trọng điểm cần được cải tiến không ngừng nhằm nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm pháp lý của các doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư và góp phần hơn nữa vào việc phát triển thi trường chứng khoán Việt Nam. Thực tế của nhiều nước kinh tế thị trường phát triển đã chứng minh, hoạt động của kiểm toán nói chung và kiểm toán độc lập nói riêng là một nhu cầu tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Nó không chỉ đảm bảo lợi ích cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, lợi ích của các chủ sở hữu vốn, chủ nợ và của chính bản thân doanh nghiệp mà còn giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội có được những thông tin kinh tế, tài chính trung thực từ các doanh nghiệp. Hiện nay tại Việt Nam số doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện chiếm tới 96% số doanh nghiệp đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên khách hàng kiểm toán hiện nay chủ yếu là kiểm toán theo luật định bắt buộc. Trong mấy năm qua, các công ty kiểm toán mới được thành lập nhiều dẫn đến sự cạnh tranh giữa các công ty kiểm toán ngày càng gay gắt, cả về chất lượng dịch vụ và giá phí. Khách hàng kiểm toán là công ty cổ phần, công ty TNHH và tư nhân còn rất thấp do Luật Doanh nghiệp chưa qui định bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính, mặt khác sự hiểu biết của các doanh nghiệp về kiểm toán độc lập còn hạn chế. Phát sinh một vấn đề luẩn quẩn là các công ty kiểm toán để cạnh tranh phải hạ giá và giảm chất lượng kiểm toán. Để giữ được khách hàng thì các công ty lại phải có những thoả hiệp nhất định với đối tượng kiểm toán, từ đó làm giảm đi tính độc lập của kiểm toán. Mối quan hệ này khiến kiểm toán độc lập ở VN vẫn luẩn quẩn mà chưa tìm ra được hướng đi cho mình. Muốn cải tổ một cách cơ bản, người viết nghĩ Bộ Tài chính nên đưa ra những quy định thật chặt chẽ về chất lượng của báo cáo kiểm toán và gắn chặt trách nhiệm vật chất (có định lượng cụ thể) của kiểm toán viên đối với những nhận xét của mình. Trong điều kiện công nghệ thông tin hiện nay, Công ty kiểm toán Grant Thornton đã và đang áp dụng phần mềm hỗ trợ cho công việc kiểm toán. Và do tầm quan trọng của việc đánh giá rủi ro kiểm toán và xác lập mức trọng yếu như đã nêu, mà người viết đã chọn đề tài: “Xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính được áp dụng tại Grant Thornton Việt Nam” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp cho mình. Tuy nhiên do thời gian thực tập có hạn cũng như tính bao quát của đề tài khá rộng, cùng sự hạn chế về trình độ lẫn kinh nghiệm, người viết chỉ cố gắng xem xét và nhìn nhận cơ sở và phương pháp thực tế mà công ty kiểm toán Grant Thornton đang áp dụng để thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính cho các khách hàng của công ty. Qua việc nghiên cứu lý thuyết cũng như thực tế áp dụng trong việc xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán, người viết mong rằng đề tài sẽ giúp người đọc có thể hiểu được phương pháp cũng như một số cơ sở áp dụng tại Grant Thornton, cũng như hiểu được một phần công việc khi thực hiện một hợp đồng kiểm toán. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Trong phạm vi chuyên đề này, người viết sẽ nghiên cứu: - Phương pháp xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán theo quy định của các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam cũng như quốc tế. - Phương pháp xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro tại công ty kiểm toán Grant Thornton Việt Nam mà xa hơn là phương pháp của Grant Thornton Quốc tế. - Vận dụng mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong toàn bộ quy trình kiểm toán. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Ðề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở các phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, rút ra các kết luận, nhận xét đánh giá trên nền tảng của các tư liệu sau: 1. Từ lý thuyết: - Các cơ sở lý luận từ sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo khác trong và ngoài nước. - Các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và quốc tế đã ban hành. 2. Từ thực tế: - Các bước và phương pháp xác lập mức trọng yếu và việc vận dụng trong thực tế khi kiểm toán khách hàng. - Phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán và các thành phần của rủi ro kiểm toán (rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện). ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT LỜI MỞ ĐẦU Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1 Những vấn đề cơ bản về trọng yếu 1.1.1 Khái niệm 1.1.2 Phân biệt giữa tính trọng yếu và mức trọng yếu 1.1.3 Sự cần thiết phải xác lập mức trọng yếu 1.1.4 Cơ sở và phương pháp xác lập mức trọng yếu 1.1.4.1 Cơ sở xác lập mức trọng yếu 1.1.4.2 Phương pháp xác lập mức trọng yếu 1.1.4.2.1 Cho tổng thể báo cáo tài chính 1.1.4.2.2 Cho từng khoản mục trên báo cáo tài chính 1.1.5 Vận dụng mức trọng yếu trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính 1.2 Những vấn đề cơ bản về rủi ro kiểm toán 1.2.1 Khái niệm 1.2.2 Các bộ phận hợp thành của rủi ro kiểm toán 1.2.2.1 Rủi ro tiềm tàng 1.2.2.1.1 Khái niệm 1.2.2.1.2 Nhân tố ảnh hưởng 1.2.2.2 Rủi ro kiểm soát 1.2.2.2.1 Khái niệm 1.2.2.2.2 Nhân tố ảnh hưởng 1.2.2.3 Rủi ro phát hiện 1.2.2.3.1 Khái niệm 1.2.2.3.2 Nhân tố ảnh hưởng 1.2.3 Mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành của rủi ro kiểm toán 1.2.4 Vận dụng khái niệm rủi ro kiểm toán 1.2.5 Phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán 1.3 Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro kiểm toán khi lập kế hoạch kiểm toán Chương 2: TÌNH HÌNH THỰC TẾ TẠI CÔNG TY TNHH GRANT THORNTON VIỆT NAM 2.1 Khái quát về công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam 2.1.3 Hoạt động của Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam 2.1.3.1 Đối tượng phục vụ 2.1.3.2 Dịch vụ cung cấp 2.1.3.2.1 Dịch vụ kiểm toán: 2.1.3.2.2 Dịch vụ tư vấn thuế 2.1.3.2.3 Tư vấn tài chính doanh nghiệp: 2.1.3.2.4 Tư vấn đầu tư và quản lý: 2.1.3.2.5 Dịch vụ công ty: 2.1.3.2.6 Dịch vụ chiến lược và tăng trưởng 2.2 Khảo sát thực trạng về việc xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính được công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam 2.2.1 Khái quát về phương pháp Horizon 2.2.2 Phương pháp xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán 2.2.2.1 Tìm hiểu hoạt động của khách hàng 2.2.2.1.1 Nội dung cần tìm hiểu: 2.2.2.1.2 Phương pháp tìm hiểu: 2.2.2.2 Phương pháp xác lập mức trọng yếu 2.2.2.1.1 Mức trọng yếu kế hoạch (Planning Materiality) 2.2.2.1.2 Mức trọng yếu cho từng khoản mục (Tolerable Error) 2.2.2.1.3 Tổng hợp các sai lệch (Accumulating Misstatement) 2.2.2.3 Quy trình đánh giá rủi ro 2.2.2.3.1 Đánh giá rủi ro tiềm tàng 2.2.2.3.2 Phương pháp đánh giá rủi ro kiểm soát 2.2.2.3.3 Phương pháp đánh giá rủi ro phát hiện 2.2.2.4 Ma trận ABC CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Sự khác biệt giữa cơ sở lý luận đang được công ty áp dụng với chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320, 400 3.2. Sự khác biệt giữa cơ sở lý luận và thực tiễn xác lập mức trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam 3.3. Những nhận xét và kiến nghị 3.3.1. Những ưu điểm 3.3.3.1. Trong việc xác lập mức trọng yếu: 3.3.3.2. Trong việc đánh giá rủi ro: 3.3.2. Những hạn chế 3.3.2.1. Trong việc xác lập mức trọng yếu: 3.3.2.2. Trong việc đánh giá rủi ro: 3.3.2.3. Những nhận xét và kiến nghị khác: KẾT LUẬN PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . BẢNG TÓM TẮT ĐỀ TÀI XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN GRANT THORNTON (VIETNAM) LTD Trong bối cảnh. pháp xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro tại công ty kiểm toán Grant Thornton Việt Nam mà xa hơn là phương pháp của Grant Thornton Quốc tế. - Vận dụng mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong. VỀ XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1 Những vấn đề cơ bản về trọng yếu 1.1.1 Khái niệm 1.1.2 Phân biệt giữa tính trọng yếu và mức trọng yếu 1.1.3