1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÀI LIỆU VỀ MAINBOARD_MẠCH TẠO TÍN HIỆU RESET HỆ THỐNG ppsx

7 674 9

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 178,42 KB

Nội dung

Bài 1 - Mạch tạo tín hiệu Reset hệ thống 1. Tín hiệu Reset là gì ? - Reset theo tiếng anh nghĩa là sắp đặt lại, làm lại - Một IC xử lý tín hiệu số, nếu bật tín hiệu Reset thì nó sẽ hoạt động lại từ đầu. - Một chiếc máy tính nếu bạn bấm nút Reset thì nó sẽ khởi động lại. - Trong các mạch số, tín hiệu Reset có hai ý nghĩa: - Reset để bắt đầu hoạt động. - Reset để hoạt động lại từ đầu. Ví dụ: Khi các vận động viên đã vào tư thế sẵn sàng nhưng phải đợi hiệu lệnh của trọng tài thì mới bắt đầu chạy, hiệu lệnh của trọng tài đối với các vận động viên tương tự như lệnh Reset đối với một IC số. 2. Điều kiện để một IC xử lý số hoạt động - Các IC xử lý tín hiệu số trong máy tính cũng như trên các thiết bị khác được gọi là các IC số, để các IC này hoạt động thì tối thiểu cần có những điều kiện sau đây: - Có các mức điện áp Vcc cần thiết. - Có xung Clock - Có tín hiệu Reset Khi có tín hiệu Reset, IC bắt đầu hoạt động - Khi có điện áp và xung Clock, IC đưa vào trạng thái sẵn sàng hoạt động, khi có tín hiệu Reset thì IC bắt đầu hoạt động. - Tín hiệu Reset thường là một xung điện và chỉ tồn tại trong khoảng 0,5 giây. 3. Mạch tạo tín hiệu Reset hệ thống trên Mainboard - Trên Mainboard, tín hiệu Reset hệ thống được tạo ra bởi Chipset nam, nhưng để tạo được tín hiệu này thì Chipset nam cần có đủ một số yếu tố như: - Bản thân Chipset nam hoạt động tốt (nghĩa là có đủ các điều kiện như có Vcc, xung Clock, không bong chân ) - Jumper CLEAR CMOS không để trống chân "Jumper Clear CMOS cần thiết lập vào vị trí Normal " - Có tín hiệu PWR_OK từ mạch Logic báo về Chipset nam (tín hiệu này chỉ có khi nguồn ATX và các mạch ổn áp trên Main hoạt động tốt) Phân tích: - Nguồn ATX hoạt động tốt sẽ cho tín hiệu P.G (Power Good) báo tình trạng nguồn tốt đưa qua dây mầu xám xuống Mainboard, tín hiệu này được đưa qua các mạch Logic để tạo ra tín hiệu PWR_OK đưa đến Chipset nam. - Mạch VRM (mạch ổn áp cho CPU) nếu hoạt động tốt sẽ cho tín hiệu VRM_GD (VRM Good) báo tình trạng mạch ổn áp nguồn cấp cho CPU đã tốt, tín hiệu VRM_GD cũng được đưa qua các mạch Logic để tạo ra tín hiệu PWR_OK đưa về Chipset nam. - Tín hiêu PWR_OK là tín hiệu cho biết tình trạng của các mạch nguồn đã tốt, chỉ khi có tín hiệu này báo về thì Chipset nam mới tạo ra tín hiệu Reset hệ thống. - Các điện áp 5V, 3.3V, 1.5V, 1.8V là nguồn cấp cho các mạch khác nhau của Chipset nam, thiếu một trong các điện áp này thì Chipset cũng không hoạt động. - Xung Clock là xung nhịp cần thiết cho Chipset hoạt động - Jumper CLEAR CMOS nếu bạn tháo ra khỏi Main thì Chipset sẽ không tạo ra tín hiệu Reset hệ thống. => Tín hiệu Reset hệ thống là tín hiệu khởi động cho các thành phần trên Mainboard hoạt động như Chipset bắc, ROM BIOS, các Card gắn trên khe PCI, IC-SIO, các ổ đĩa gắn trên khe IDE, Card Video, IC điều khiển mạng LAN (trừ CPU) 4. Mạch tạo tín hiệu Reset hệ thống trên các Mainboard đời cao - Các Mainboard hiện nay có mạch giám sát nguồn chặt chẽ hơn, mạch Logic sẽ kiểm tra tình trạng của nguồn ATX, mạch VRM và cả mạch ổn áp cho Chipset, Card AGP và RAM nữa, chỉ khi các mạch ổn áp cho CPU, Chipset, Card Video và RAM hoạt động tốt thì mạch Logic mới tạo ra tín hiệu PWR_OK hoặc P.GOOD - Khi mạch Logic cho ra tín hiệu PWR_OK hoặc P.GOOD báo về Chipset nam, khi đó Chipset mới tạo ra tín hiệu Reset hệ thống để khởi động các thành phần trên Mainboard - Khi có tín hiệu Reset hệ thống thì Chipset bắc và các thành phần khác trên Main mới hoạt động - Chipset bắc hoạt động sẽ tạo ra tín hiệu CPU_RST để khởi động cho CPU hoạt động, vì vậy CPU là linh kiện hoạt động sau cùng. Ghi chú: Mạch LOGIC là mạch thường tích hợp trong Chipset nam hoặc IC-SIO, một số Mainboard sử dụng IC-LOGIC riêng, chúng có tên là Glue Logic . 5. Điều kiện để Chipset nam cho ra tín hiệu Reset hệ thống. Các điều kiện cần thiết để Chipset nam cho ra tín hiệu Reset hệ thống Chú thích: - Tín hiêu GD_V1.5V - là tín hiệu báo mạch ổn áp 1,5V đã tốt - Tín hiệu P.G (Power Good) là tín hiệu báo nguồn ATX tốt, tín hiệu này đi qua dây mầu xám của nguồn ATX - Tín hiệu VRM_GD là tín hiệu báo mạch ổn áp VRM cấp nguồn cho CPU đã hoạt động tốt - Tín hiệu GD_VDDR là tín hiệu báo mạch ổn áp nguồn cho RAM đã hoạt động tốt - Mạch LOGIC là mạch được tích hợp trong Chipset nam hoặc trong IC - SIO hoặc sử dụng IC - GLUE LOGIC - Tín hiệu PWR_OK (Nguồn đã OK) hoặc P.GOOD (Nguồn đã tốt) chỉ xuất hiện khi tất cả các tín hiệu trên đã OK, nếu thiếu một trong số 4 tín hiệu trên thì mạch Logic sẽ không đưa ra tín hiệu PWR_OK hoặc P.GOOD + Nguồn Vcc 1,8V , Vcc 1,5V và xung Clock là điều kiện để Chipset nam hoạt động + Khi Chipset nam hoạt động, nếu có tín hiệu PWR_OK và Jumper Clear CMOS đặt đúng vị trí nó sẽ tạo ra tín hiệu Reset hệ thống để khởi động các thành phần trên Mainboard. 6. Những nguyên nhân dẫn đến mất tín hiệu Reset hệ thống Do những nguyên nhân sau: - Jumper CLEAR CMOS không cắm vào Main (1) - Mất nguồn 1,8V cấp cho Chipset (2) - Hỏng mạch Clock Gen (chưa có xung Clock) (3) - Mất nguồn 1,5V cấp cho Chipset (4) - Mất tín hiệu P.G từ nguồn ATX cấp xuống Main qua dây mầu xám (5) - Mạch VRM có sự cố (không có tín hiệu VRM_GD) (6) - Chưa gắn CPU vào Mainboard - mạch VRM không hoạt động (7) - Hỏng mạch ổn áp cho RAM hoặc cho Card AGP (8) 7. Phương pháp kiểm tra tín hiệu Reset hệ thống. Các bước kiểm tra như sau: - Chuẩn bị Mainboard cần kiểm tra tín hiệu Reset (tạm thời chưa gắn CPU) - Dùng một bộ nguồn ATX tốt cấp điện cho Mainboard - Gắn Card Test Main vào khe PCI - Dùng Panh hoặc tô vít chập hai chân PW trên Main (chân cắm dây công tắc) để mở nguồn => Nếu quạt trên bộ nguồn ATX quay bình thường => cho ta biết Mainboard không bị chập - Đo điện áp VCORE khi chưa gắn CPU phải bằng 0V (vì chưa gắn CPU, mạch VRM chưa hoạt động) - Bước tiếp theo là bạn gắn CPU vào Socket (khi gắn CPU cần rút điện nguồn) - Kiểm tra lại vị trí Jumper Clear CMOS xem đã đặt vào vị trí "Normal" chưa ?, Jumper Clear CMOS thường đứng gần Chipset nam - Bật nguồn và quan sát đèn "RST" ở trên Card Test Main Nếu: - Đèn RST sáng lên rồi tắt ngay là tín hiệu Reset tốt - Đèn RST không sáng là mất tín hiệu Reset - Đèn RST sáng liên tục (không tắt) cũng là mất tín hiệu Reset 7.1 - Ví dụ kiểm tra sau đây cho thấy: Tín hiệu Reset hệ thống tốt (Xem file flash dinh kem) 7.2 - Ví dụ kiểm tra sau đây cho thấy: Tín hiệu Reset hệ thống bị treo (tương tự như mất Reset) (Xem file flash dinh kem) 7.3 - Ví dụ kiểm tra sau đây cho thấy: Tín hiệu Reset hệ thống bị mất (mất Reset) (Xem file flash dinh kem) . động. - Tín hiệu Reset thường là một xung điện và chỉ tồn tại trong khoảng 0,5 giây. 3. Mạch tạo tín hiệu Reset hệ thống trên Mainboard - Trên Mainboard, tín hiệu Reset hệ thống được tạo ra bởi. Bài 1 - Mạch tạo tín hiệu Reset hệ thống 1. Tín hiệu Reset là gì ? - Reset theo tiếng anh nghĩa là sắp đặt lại, làm lại - Một IC xử lý tín hiệu số, nếu bật tín hiệu Reset thì nó sẽ hoạt. cho ra tín hiệu Reset hệ thống. Các điều kiện cần thiết để Chipset nam cho ra tín hiệu Reset hệ thống Chú thích: - Tín hiêu GD_V1.5V - là tín hiệu báo mạch ổn áp 1,5V đã tốt - Tín hiệu P.G

Ngày đăng: 07/08/2014, 02:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w