1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

van hoa vn pptx

3 168 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 27,78 KB

Nội dung

Câu h ỏ i 1: Vai trò của giao lưu, tiếp biến trong tiến trình văn hoá ? Khái niệm giao lưu và tiếp biến văn hóa là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người (cộng đồng, dân tộc) có văn hóa khác nhau giao lưu tiếp xúc với nhau tạo nên sự biến đổi về văn hóa của một hoặc cả hai nhóm. Giao lưu văn hóa tạo nên sự dung hợp, tổng hợp và tích hợp văn hóa ở các cộng đồng. Ở đó có sự kết hợp giữa các yếu tố "nội sinh" với yếu tố "ngoại sinh" tạo nên sự phát triển văn hóa phong phú, đa dạng và tiến bộ hơn. Giao lưu và tiếp biến văn hóa là sự tiếp nhận văn hóa nước ngoài bởi dân tộc chủ thể. Quá trình này luôn đặt mỗi dân tộc phải xử lý tốt mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố "nội sinh" và "ngoại sinh". Trong lĩnh vực văn hóa chỉ có khái niệm "giao lưu và tiếp biến văn hóa" chứ không có khái niệm "hội nhập văn hóa". Thuật ngữ hội nhập chỉ sử dụng cho các lĩnh vực ngoài văn hóa, chẳng hạn như kinh tế Trước xu thế toàn cầu hóa, Đảng ta yêu cầu phải "Làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ giá trị mới của con người Việt Nam, kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa của loài người, tăng sức đề kháng chống văn hóa đồi trụy, độc hại. Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân"(Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr 213) Như vậy GL&TBVH có vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình phát triển VH của một dân tộc. Nhưng giao lưu như thế nào, tiếp biến như thế nào để vừa giữ gìn, bảo tồn, vừa phát triển VH dân tộc ? Đó là câu hỏi lớn đặt ra cho chúng ta nhất là trong thời đại ngày nay. Câu h ỏ i 2: Ảnh hưởng của nho giáo đối với văn học trung cận đại ? Lược ghi ý kiến của Giáo sư Nguyễn Đình Chú: 1.mặt tích cực -Ở đây chỉ muốn nói một vấn đề thuộc quan niệm văn học trực tiếp liên quan đến việc nhận diện ảnh hưởng của Nho giáo đối với văn học Việt Nam thời trung cận đại, là quan niệm "Văn dĩ tải đạo" và "Thi ngôn chí" vốn là quan niệm chủ đạo của văn học Việt Nam trung cận đại. Với quan niệm này, đạo đức vừa là nền tảng vừa là cứu cánh của văn học. Hai câu thơ của cụ đồ Chiểu: "Văn chương ai cũng muốn nghe/ Phun châu nhả ngọc báu khoe tinh thần" là khuynh hướng tối ưu trong sáng tạo nghệ thuật. Nói theo ngôn ngữ ngày nay là sự kết hợp hài hoà giữa nội dung và hình thức nghệ thuật trong sáng tác văn chương. Nền văn học Việt Nam thời trung cận đại đã tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan điểm văn dĩ cải tạo ở cả hai hướng nhận thức đó. -Xét về mối quan hệ giữa Nho giáo, dù là Nho giáo gốc Trung Hoa hay Việt Nho, với văn học nói chung, với văn học Việt Nam trung cận đại nói riêng, ở bình diện tư duy, thì thấy: tư duy Nho giáo không thuận lợi (cũng có thể nói phần nào là cản trở) đối với hoạt động văn chương. Bởi tư duy Nho giáo nhìn chung nặng về tuyến tính, về lý tính, về tính chừng mực. Trong khi tư duy văn học cũng như tư duy nghệ thuật nói chung vốn mang tính hỗn hợp giữa tư tưởng và tình cảm, giữa lý tính và cảm tính, giữa nhận thức và cảm thức, giữa ý thức và vô thức, tiềm thức, tiền ý thức. Tư duy Nho giáo có thuận lợi chủ yếu là với thể loại văn chương chính luận. Do đó, có thể nói ảnh hưởng rõ nhất của Nho giáo đối với văn học Việt Nam trung cận đại, trước hết là ở những tác phẩm thuộc thể loại chính luận. Ví như: Tứ thư thuyết ước của Chu Văn An (đã thất truyền), Luận ngữ ngu án của Phạm Nguyễn Du, Nam Sơn tùng thoại của Nguyễn Đức Đạt, Bùi gia huấn hài của Bựi Dương Lịch v.v… và thể loại văn sách thi Đình, thể loại gia huấn như đã nói. Riêng với văn chương mỹ thuật (belles lettres), ảnh hưởng của Nho giáo bộc lộ trực tiếp, dễ thấy là ở thành tố triết luận mà loại tác phẩm này tuy đã mang tính nghệ thuật nổi trội nhưng vẫn chưa thóat hẳn khỏi quy luật văn triết bất phân của văn học trung cận đại. Lời mở đầu Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi: "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo" (học thuyết nhân nghĩa), hai câu thơ mở đầu Truyện Kiều của Nguyễn Du: "Trăm năm trong cõi người ta/ Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau"(thuyết tài mệnh tương đố), hai câu thơ mở đầu truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu: "Trai thì trung hiếu làm đầu/ Gái thì tiết hạnh là câu sửa mình" (đạo đức trung hiếu tiết hạnh)… là những dẫn chứng. Tất nhiên, ở đây sự ảnh hưởng còn được tan biến vào nội dung kết cấu, hình tượng nghệ thuật. -Nho giáo góp phần hướng văn học vào cuộc sống. Có lẽ cho đến nay, trong các học thuyết xã hội ít nhiều có tính chất triết học, thì Nho giáo và chủ nghĩa Mác là hai học thuyết có tính chất nhập thế sâu sắc nhất, tự giác nhất. Tính chất nhập thế của Nho giáo đã góp phần hướng văn học vào cuộc sống. Mặc dù, cũng thấy Nho giáo có những hạn chế không nhỏ trong việc hướng văn học vào chủ nghĩa hiện thực. Có thể nói Nho giáo chưa đủ khả năng đưa văn học Việt Nam trung cận đại đi tới chủ nghĩa hiện thực. Nhưng nó góp phần không nhỏ vào việc tạo nên tính chất hiện thực bên cạnh những tính chất khác của văn học Việt Nam trung cận đại mà chúng ta từng nói tới. -Nho giáo góp phần tạo nên giá trị đạo đức vốn là một nét nổi trội của văn học Việt Nam trung cận đại. Như trên đã nói, trong các học thuyết của loài người, cổ kim Đông Tây, không một học thuyết nào coi trọng vấn đề đạo đức con người, vấn đề tu thân bằng Nho giáo. Nho giáo chủ trương lý tưởng tôn quân, nhưng cũng có tư tưởng thân dân khá đậm đà. Thử hỏi trong lịch sử Việt Nam ta, cho đến nay, về mặt đạo đức cá nhân, đã có mẫu người nào vượt qua mẫu người chân quân tử vốn là mô hình nhân cách của Nho giáo, của chân Nho. Trong việc nghiên cứu văn học Việt Nam trung cận đại, gần đây đã có sự phân loại tác gia nho sĩ thành mấy loại: nhà nho nhập thế, nhà nho xuất thế, nhà nho tài tử. Tôi muốn nói thêm nhà nho - nghĩa khí, dù có liên quan đến nhà nho - nhập thế, nhưng so với nhà nho nhập thể nói chung thì loại nhà nho - nghĩa khí này có phẩm chất cao đẹp hơn nhiều. Mà nhà nho - nghĩa khí không phải không có nguồn gốc từ mẫu người quân tử của Nho giáo. Nhiều chí sĩ cần vương cuối thế kỷ XIX, cùng nhiều sĩ phu yêu nước đầu thế kỷ XX là thuộc loại nhà nho - nghĩa khí mà phẩm chất cao đẹp của họ sẽ sống mãi với non sông, với lịch sử. Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cộng sản nhưng ở Người, không hề thiếu vắng cái cốt cách nhà nho - nghĩa khí. Đạo tu thân của Nho giáo mà Hồ Chí Minh ít ra đã hai lần nói tới và đề cao, không phải là yếu tố góp phần quyết định nhân cách vĩ đại của Hồ Chí Minh đó sao. Nói đến văn học Việt Nam trung cận đại, không thể không ghi nhận những giá trị đạo đức cao đẹp, sâu đậm bao gồm cả tư đức và công đức trong đó có tư tưởng thân dân, vốn đã không tồn tại dưới dạng nguyên lý khô cứng mà đã trở thành Tâm huyết không dễ gì thấy lại ở loại văn chương thời hiện đại. Đặc biệt là thứ tâm huyết gắn chặt với nghĩa khí thành nghĩa khí - tâm huyết đáng được coi là một phạm trự mỹ học. Mà từ đó, lại không thể không nghĩ đến một phần cội nguồn của nó là Nho giáo, chân Nho. Nho giáo có bao nhiêu danh ngôn để đời như: "Kiến nghĩa bất vi vụ dũng giả", "Sát thân thủ nghĩa", "Xá thân thành nhân", "Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất", "Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh", "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân", "Thế thiên hành đạo", "Quân tử thận kỳ độc", "Nhất nhật tam tỉnh ngô thõn", "Tiên thiên hạ ưu, hậu thiên hạ lạc" v.v… Thử tưởng tượng, ở thời trung cận đại, trên đất nước ta, thiếu đi những ý tưởng đó của Nho giáo, của chân nho, thì con người Việt Nam ta, và cũng là văn học Việt Nam ta sẽ thế nào? Chắc chắn, không như những gì nó đã có và đã là nguồn tư tưởng tình cảm nuôi dưỡng tinh thần nhân dân ta, làm đẹp con người Việt Nam ta, văn học Việt Nam ta, ít ra là ở thời trung cận đại mà văn học là một trong các phương tiện chuyển tải hữu hiệu. 2. Xét về hạn chế của Nho giáo đối với văn học trong đó có văn học trung cận đại Việt Nam một cách tương đối đầy đủ thì như sau: -Trước hết, như đã nói là sự hạn chế do kiểu tư duy Nho giáo ít khả năng phù hợp, thậm chí cũng có thể nói phần nào cản trở hoạt động sáng tác văn chương mặc dù Nho giáo rất coi trọng văn chương trong sứ mệnh xây dựng cuộc sống con người. -Trong Nho giáo, bên cạnh thành phần chân chính, có ý nghĩa nhân văn cao cả, vẫn có không ít nguyên lý đạo đức cứng nhắc, đen trắng lẫn lộn như trong đạo tam cương, thậm chí phản nhân văn như trong đạo tam tùng… kể cả một số quan điểm nhân sinh, phản tiến hóa như tinh thần phục cổ (dù rằng cũng đã có ý thức duy tân: "Nhật nhật tân, nhật nhật tân, hựu nhật tân" - Đại học), quan điểm coi rẻ phụ nữ (dù đã có quan niệm: "đức hiền tại mẫu" (đạo đức hiền lành của con là cốt ở mẹ) "tương kính như tân" (vợ chồng kính trọng nhau như kính trọng khách), "tao khang chi thê bất khả hạ đường" (vợ chồng lấy nhau từ buổi còn ăn tấm ăn cám, khi đã làm quan không được bỏ vợ)… dù trong văn học nho gia không thiếu những gương sáng về phụ nữ được đề cao) ảnh hưởng tiêu cực đến văn học. -Nho giáo với tính chất nhập thế đã hỗ trợ cho văn học hướng về cuộc sống nhưng như đã nói Nho giáo chưa đủ sức đưa văn học tiến tới chủ nghĩa hiện thực, chỉ đủ sức góp phần tạo nên tính chất hiện thực trong văn học. Nho giáo mang tính chất phi ngã. Nói một cách khác là không phát hiện được cái Tôi - cá thể (l'individu, le Moi) trong sự sống con người, dù Nho giáo, hơn học thuyết nào khác đã rất tự giác xây đắp cái Tôi đạo lý bằng đạo tu thân vốn là đặc sản của nó. . giá trị mới của con người Việt Nam, kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa của loài người, tăng sức đề kháng chống văn hóa đồi trụy, độc hại. Nâng cao tính văn. cải tạo ở cả hai hướng nhận thức đó. -Xét về mối quan hệ giữa Nho giáo, dù là Nho giáo gốc Trung Hoa hay Việt Nho, với văn học nói chung, với văn học Việt Nam trung cận đại nói riêng, ở bình diện

Ngày đăng: 07/08/2014, 01:20

Xem thêm

w