Nhận diện mấy đặc trưng về văn hóa biển Phạm Thanh Thôi [1] Đặt vấn đề Biển và văn hóa của ngư dân vùng biển là bộ phận không tách rời của nền văn hóa, xã hội Việt Nam. Từ hơn 1000 năm nay, môi trường sinh thái biển (và ven biển), là nơi sinh cơ lập nghiệp của hàng triệu người dân Việt. Dọc theo chiều dài hơn 3200km bờ biển nước ta (chưa kể các đảo và quần đảo), các “tiểu vùng văn hóa biển” đã hình thành và phát triển rất đa dạng và đặc thù. Tuy vậy, những nghiên cứu về môi trường sinh thái biển nói chung và văn hóa cư dân vùng biển nói riêng ở nước ta là không nhiều. Từ 10 năm nay, một số công trình nghiên cứu khoa học về ngư dân vùng biển được triển khai. Nhưng mục đích và nội dung nghiên cứu của các đề tài được thực hiện đã xuất phát từ các lý do sau: Một là, tập trung nghiên cứu văn hoá lễ hội của ngư dân vùng biển để phục vụ phát triển du lịch của một số địa phương có hoạt động du lịch dựa vào điều kiện tự nhiên của vùng biển; Hai là, tập trung nghiên cứu mô hình và kỹ thuật nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản của ngư dân vùng biển. Các đề tài này được thực hiện chủ yếu do các nhà quản lý ở địa phương đặt hàng nghiên cứu, nhằm nâng cao việc khai thác tài nguyên và mức đóng góp giá trị kinh tế của biển cho cộng đồng ngư dân, kể cả ngân sách địa phương. Ba là, khảo sát đời sống kinh tế của những cộng đồng ngư dân nghèo, nhằm giúp chính quyền tìm giải pháp ổn định và nâng cao mức sống cho ngư dân, bởi thực tại họ luôn gặp nhiều khó khăn và tổn thất do thiên tai (bão, lũ) gây nên. Còn một vài lý do khác nữa, một số đề tài đã nghiên cứu về “văn hóa biển” tại Việt Nam không rơi vào một, hai hoặc ba lý do này. Nhưng lược sử kết quả các công trình nghiên cứu về “văn hóa biển” trước đây, chúng ta dễ dàng đồng thuận rằng, các nghiên cứu “về văn hóa biển” ở nước ta mới dừng lại ở việc tập trung vào khảo sát các lễ hội, tôn giáo tín ngưỡng, những kiêng kỵ khi đi biển và một số kỹ thuật, ngành nghề đánh bắt thuỷ hải sản của ngư dân vùng biển [2] . Những nội dung này có thể được khái quát vào hai chủ đề chính, đó là “kinh tế” và “văn hóa tinh thần” của ngư dân vùng biển. Thật vậy, cho đến nay các đề tài nghiên cứu khoa học về văn hóa biển nói chung ở Việt Nam đang cần được bổ sung và tô đậm thêm các đặc điểm như tính hệ thống, tính toàn diện và sâu sắc về nội dung, đặc biệt là tính khoa học trên bình diện phương pháp luận nghiên cứu văn hóa biển. Phải nói rằng, việc nghiên cứu “văn hoá biển” ở nước ta đang là nhu cầu cấp thiết của nhận thức khoa học và thực tiễn. Trong môi trường sinh thái nhân văn đặc thù của vùng biển, việc nghiên cứu đang cần có phương pháp và cách tiếp cận khoa học liên ngành. Ở nhiều quốc gia khác, Văn hóa biển (Marine Culturology) và Nhân học biển (Maritime Anthropology) là ngành khoa học đã có những nghiên cứu và đóng góp cực kỳ quan trọng trong việc nghiên cứu biển và cộng đồng ngư dân vùng biển. Những đề tài được thực hiện đã tiếp cận liên ngành các khoa học để nghiên cứu sâu vào các vấn đề như hệ sinh thái biển và ven biển; tâm lý ngư dân và những kiêng kỵ của người đi biển; cấu trúc xã hội và quan hệ xã hội; vốn xã hội và mạng lưới xã hội của ngư dân vùng biển; đặc điểm hộ gia đình và vấn đề giáo dục con cái của ngư dân vùng biển; tri thức dân gian và văn hóa ứng xử của ngư dân với môi trường biển; sự tương tác giữa lối sống đương đại với hệ sinh thái biển; đặc điểm ngôn ngữ của ngư dân vùng biển;v.v… Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi không tham vọng trình bày được nhiều vấn đề về văn hoá biển Việt Nam nói chung hay khu vực miền trung, Quảng Nam nói riêng. Sở dĩ như vậy, vì rằng lâu nay chúng tôi cũng chưa có dịp được tham gia nghiên cứu về một công trình “văn hóa biển” nào toàn diện và sâu sắc. Do đó, trong phạm vi nguồn tư liệu còn ít ỏi của mình, chúng tôi trình bày mấy đặc trưng về bức khảm văn hóa biển của ngư dân Quảng Nam, nơi tôi đã sinh ra và lớn lên. Nội dung bài viết có 2 phần: phần một, phương thức mưu sinh và đặc điểm xã hội của cộng đồng ngư dân biển Quảng Nam; phần hai, tri thức dân gian và đặc trưng văn hóa lễ hội của ngư dân biển Quảng Nam; Tư liệu chính để viết bài này ngoài những đợt điền dã, tham quan các cộng đồng ngư dân vùng biển Quảng Nam, chúng tôi đã tham khảo được nhiều tư liệu đã xuất bản như “Văn hóa Quảng Nam- những giá trị đặc trưng, Sở VHTT Quảng Nam, 2001”; “Văn hóa Quảng Nam- 10 năm tạp chí”, Sở VHTT Quảng Nam, 2007”; “Vai trò lịch sử Dinh trấn Quảng Nam, Sở VHTT Quảng Nam, 2002”; “Tìm hiểu con người xứ Quảng, Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Quảng Nam, 2004”.v.v 1. Phương thức mưu sinh và đặc điểm xã hội của ngư dân biển ở Quảng Nam Miền trung nói chung, Quảng Nam nói riêng, núi, sơn nguyên, đồng bằng và biển dường như đan cài vào nhau. Những con sông lớn bắt nguồn từ những đồi núi cao và dốc từ khu vực Trường Sơn chảy xuống những đồng bằng nhỏ hẹp để uà ra biển Đông mênh mông. Biển theo sông ăn sâu vào đất liền, tạo thành các vịnh, các đầm phá và bãi biển nên thơ, đem lại điều kiện thuận lợi cho việc quần cư và mưu sinh của con người. Đất Quảng Nam nằm ở vị trí ưỡn ra [3] theo dọc dải bờ biển nước ta. Dọc đường ven biển, bắt đầu từ Cửa Đại (Hội An) chạy theo hướng Nam đến cửa An Hoà nối vịnh Dung Quất (Quảng Ngãi), bờ biển Quảng Nam có chiều dài 250km, diện tích ngư trường rộng 40 ngàn km 2 , trữ lượng hải sản khoảng 90 ngàn tấn [4] . Nơi đây có nhiều bãi biển đẹp làm say đắm lòng người như biển Cửa Đại, biển Bình Dương, biển Bình Minh, biển Tĩnh Thuỷ, biển Tam Thanh, biển Tam Tiến- Cửa Lò, biển Bãi Rạng, Biển Bàn Than,v.v. Trong hệ sinh thái biển và vùng đất ven biển Quảng Nam, còn phải kể đến các dãy đảo ở ngoài khơi như Hoàng Sa và Cù Lao Chàm. Có thể nói, với những khu vực từ đồi núi, sông ngoài, đồng bằng, ven biển, biển và các đảo đã đan cài vào nhau, tạo cho vùng đất này một hệ sinh thái tự nhiên “giàu chất biển”. Với hệ sinh thái này, vùng biển và ven biển Quảng Nam có nguồn thuỷ sản phong phú, đa dạng chủng loài. Ở vùng đất cát pha bùn ven biển, còn là nơi trồng được nhiều loại cây lương thực nuôi sống con người. Tuy vậy, vùng biển Quảng Nam hằng năm lại luôn có nhiều sóng to, bão lớn. Nhất là vào mùa mưa, nước từ thượng nguồn các con sông lớn như Thu Bồn, Vu Gia đổ ra biển rất mạnh và dâng cao, vì thế các cộng đồng ngư dân ven biển Quảng Nam từ lâu đã biết chọn địa thế để “lập làng” mà mưu sinh. Hàng ngàn năm nay, người Việt và người Chăm đã biết chọn đất để quần tụ sinh sống. Những ngôi làng ven biển và làng chài (không có nhà) được ngư dân chọn vị trí “định cư” rất hợp lý. Họ biết chọn nơi nào có thể tránh được cái nắng nóng làm bỏng da của mùa hè, nơi nào có thể “lẩn trốn” được sự hung bạo của cơn bão lớn hay của dòng nước lũ từ đầu nguồn ùa ra biển sâu. Phải nói rằng, ngư dân ven biển và trên biển Quảng Nam tính từ Bán đảo Sơn Trà qua Hội An vào đến Dung Quất từ lâu đã biết dựa vào thiên nhiên để sinh cơ –lập nghiệp “theo mùa”. Các thành viên trong gia đình tuỳ theo tuổi, giới tính, trình độ, kỹ năng, sở thích, mà làm việc, đóng góp vào thu nhập của gia đình bằng nhiều loại ngành nghề khác nhau. Trừ phần lớn những thanh niên, trung niên khỏe mạnh có sức khoẻ để theo thuyền ra biển xa, đánh bắt nhiều hải sản như cá, tôm, cua, mực,v.v. nhiều thành viên khác ở nhiều gia đình còn làm các nghề thủ công, chăn nuôi, trồng trọt và buôn bán hàng hóa,v.v. để có thu nhập. Những nghề như làm đồ gốm, ghe bầu, đồ mỹ nghệ, làm mắm (chế biến các loại thực phẩm từ sản vật biển), đan dệt, buôn bán, bốc vác, môi giới,.v.v. đã sớm hình thành ở cộng đồng ngư dân Quảng Nam. Các nghề ở làng chài Quảng Nam như xăm, giả ruốc, giả cào, mành chốt, mành mở, lưới quát, lưới cản, lờ mực, câu ống, câu giàn,… đã sớm phát triển. Đặc biệt, từ xưa với phương tiện ghe bầu, ngư dân Quảng Nam đã ra Bắc vào Nam, “Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từng” và lên miền ngược về miền xuôi để trao đổi hàng hóa. Ngư dân Quảng Nam đã góp phần vào việc hình thành nên các hải trình buôn bán hương liệu, gốm sứ, tơ lụa của các nước Đông Á và Đông Nam Á. Họ đã góp phần hình thành nên sự phồn thịnh của đô thị-thương cảng Hội An, bến cảng Trung Phường, Trà Nhiêu, An Hòa, Bàn Thạch, Cù Lao Chàm,.v.v. Mặc dù, có khá nhiều gia đình ngư dân Quảng Nam đã không sống chỉ bằng một nghề như là “đi biển”. Nhưng không vì thế mà cộng đồng ngư dân nơi đây lại chậm thích nghi hay thiếu vắng những làng chài, vạn chài đánh bắt hải sản chuyên nghiệp, xa bờ. Việc đánh bắt hải sản ban đầu được thực hiện với các cộng cụ và kỹ thuật thô sơ, sản phẩm đánh bắt chủ yếu ở khu vực ven biển gần bờ. Hàng trăm năm nay, ngư dân biển Quảng Nam đã làm chủ nhiều loại phương tiện cơ giới hiện đại để đánh bắt hải sản xa bờ. Theo số liệu thống kê được từ năm 1976 đến năm 2004, cho thấy số phương tiện là tàu cơ giới tăng lên đáng kể: Về phương tiện khai thác thủy sản [5] Đơn vị: chiếc Phương tiện c ơ giới 1976 1985 1990 1997 2000 2004 Tổng số tu 1663 1650 2134 2905 3491 3773 Tổng cơng suất 19125 21450 26330 61078 78835 67605 Và nghề đi biển đã thu hút một lực lượng lao động đông đảo, khoẻ mạnh nhất ở cộng đồng ngư dân này. Họ chủ yếu là những thanh niên, đàn ông có sức khoẻ và thạo nghề đi biển từ khi tuổi mới lên mười. Số liệu thống kê chung được cho thấy lực lượng lao động làm việc liên quan đến ngành thuỷ sản nói chung là rất lớn. Lao động làm việc trong ngành thuỷ sản (1997-2004) [6] Đơn vị: người Ngnh Thu ỷ sản 1997 2000 2002 2003 2004 Tổng Số lao động 31624 37824 28971 29501 29973 157895 Biển Quảng Nam có ngư trường rộng sâu, có đảo biển và đảo ven bờ, đặc biệt lại có dòng hải lưu đi qua, nên trử lượng về các nguồn thuỷ sản lớn. Những phát hiện khảo cổ học cho thấy từ hơn 5000 năm trước, cư dân sống ở vùng đất này đã tiếp cận các loại cá biển, rùa biển, ốc biển, sò, hàu, điệp, (di chỉ Bàu Dũ, Tam Xuân, Núi Thành). Theo tài liệu thư tịch cổ, từ xưa ngư dân Quảng Nam đã biết tham gia khai thác các sản vật biển nổi tiếng ở vùng biển như Yến Sào, Bào Ngư, Đồi Mồi, San Hô,… để cống nộp [7] , sử dụng và trao đổi hàng hóa. Hải sản biển Quảng Nam nổi tiếng về sự đa dạng các chủng loài như cá, tôm, cua, mực, ốc, tảo, hải sâm, vú nàng, vú sao,… Theo số liệu thống kê được từ năm 1975 đến nay, sản phẩm đánh bắt và nuôi trồng của ngư dân Quảng Nam là rất lớn. Sản lượng hải sản khai thác khu vực nước mặn và lợ [8] Đơn vị: Tấn - Khai thc 1976 1985 1990 1997 2000 2004 C 9167 11375 16211 24318 30768 34312 Tơm 509 682 931 1396 1668 2615 Thuỷ sản khc 1341 1596 2381 3754 4551 8775 -Nuơi trồ ng (C, tơm, lo ại khc) 20 23 196 301 1665 3104 -Di ện tích nuơi tr ồng (ha) - - 260 1167 1539 2564 Tuy vậy, rõ ràng những con số này không thể nào phản ánh được đầy đủ và toàn diện các sản phẩm kinh tế của cộng đồng ngư dân Quảng Nam từ xưa đến nay. Chỉ biết rằng, từ ngàn năm nay, các sản phẩm kinh tế của ngư dân Quảng Nam đã phong phú và dồi dào đủ nuôi sống và cung cấp một nguồn thực phẩm cho cộng đồng dân cư từ miền xuôi đến tận miền ngược: “Ai về nhắn với bạn nguồn, Mít non gởi xuống cá Chuồng gởi lên”. Nhìn chung, sự đa dạng về ngành nghề của cộng đồng ngư dân Quảng Nam, một mặt cho thấy hệ sinh thái vùng biển đã chi phối mạnh đến đời sống, phương thức mưu sinh của ngư dân. Và mặt khác, sự đa dạng các phương thức mưu sinh này từ lâu là nhân tố làm nảy sinh nơi cộng đồng ngư dân này những đặc điểm xã hội với tính chất thoáng mở và năng động rất đặc trưng. Không gian xã hội của cộng đồng ngư dân biển Quảng Nam đã nảy sinh và kết hợp nhiều giá trị văn hóa tiêu biểu của dân tộc Việt Nam nói chung. Nơi đây, từ lâu đã nuôi dưỡng được nhiều các giá trị văn hóa xã hội, nảy sinh từ nền kinh tế ngư nghiệp, thương nghiệp, nông nghiệp và cả công nghiệp (ở phương Đông và phương Tây) v.v. rất đa dạng nhưng thống nhất. Đến với cộng đồng ngư dân Quảng Nam, người ta dễ dàng nhận thấy, rằng ngư dân vùng biển Quảng Nam có truyền thống đoàn kết, giúp đỡ nhau trong nghề nghiệp và trong cuộc sống mưu sinh hằng ngày. Trước sự huyền bí và dữ dội của biển cả, giữa các vạn chài đã thiết lập mối quan hệ thân tình hòa hợp. Tâm thức của ngư dân Quảng Nam luôn đề cao “đạo lý cộng đồng” để gắn kết tình cảm giữa những con người cùng chung một phương thức sinh tồn. Có thể nói, quan hệ xã hội ba chiều Người – Biển –Thần được cộng đồng ngư dân Quảng Nam trân trọng bảo lưu và nuôi dưỡng. Sự hoà hợp, thích nghi và gìn giữ những điều kiêng kị giữa người với người, người với thế giới tự nhiên và siêu nhiên để có được điềm lành như là cách tốt nhất trong quá trình mưu sinh mà ngư dân Quảng Nam luôn chú tâm thực hiện. 2. Tín ngưỡng dân gian và đặc trưng văn hoá lễ hội của ngư dân Quảng Nam Biển và những sự kiện liên quan đến cuộc mưu sinh của con người trên biển luôn hiện hữu trong tâm thức ngư dân Quảng Nam suốt chu kỳ một đời người. Giá trị văn hoá tinh thần đặc trưng của ngư dân Quảng Nam được lắng đọng trong nhiều tín ngưỡng dân gian đi kèm với các lễ hội đặc trưng. Cộng đồng ngư dân Quảng Nam đã nuôi dưỡng và thực hành nhiều lễ hội gắn chặt với tín ngưỡng dân gian như Lễ hội rước Cô chợ Được, diễn ra vào ngày 11 tháng giêng âm lịch hằng năm, gắn liền với truyền thuyết về cuộc đời Bà Nguyễn Thị Của rất hiển linh cứu giúp ngư dân. Lễ hội diễn ra với các nội dung như cầu an, múa lân, đua ghe, rước kiệu Bà đi quanh làng chài; Lễ vía Bà Thiên Hậu,diễn ra vào ngày 23 tháng 3 âm lịch hằng năm,do người Hoa ở Hội An tổ chức. Nội dung lễ vía có 2 phần: phần lễ được tổ chức theo nghi lễ truyền thống của người Hoa, sau đó là phần hội có múa lân, xin xăm. Ở lễ hội này thường được người dân trang hoàng đèn cờ rực rỡ, con cháu và du khách thập phương tham dự đông vui v.v Tuy nhiên, nét đặc trưng cho tín ngưỡng dân gian và văn hóa lễ hội của ngư dân vùng biển Quảng Nam là tín ngưỡng thờ Cá Ông (cá Voi). Thờ cá Ông là tín ngưỡng dân gian đã được nghi thức hóa, cung đình hóa từ thời Vua Gia Long (Ngô Đức Thịnh, 2004, 228). Ở mỗi làng chài ven biển Quảng Nam, Cá Ông được tôn xưng với các tước hiệu như Nam Hải đại tướng quân, Đại Càn Nam Hải đại tướng quân, Đông Hải Ngọc Lân tôn thần,.v.v. hay các danh xưng gần gủi như Ông Cậu, Ông Khơi, Ông Lộng, Ông Chuông,.v.v. Ngư dân Quảng Nam luôn tin rằng cá Voi đã cứu người, cứu thuyền khi gặp sóng bão nơi biển khơi. Với kinh nghiệm dân gian, nơi nào cá Voi xuất hiện thì nơi đó có nhiều cá để đánh bắt. Cá voi từ lâu đã trở thành một vị phúc thần nơi biển cả, là ân nhân của người đi biển. Với ngư dân Quảng Nam, cá Ông không chỉ là một vị thần biển mà còn là vị thần bản mệnh liên quan đến sự hưng thịnh của vạn chài. Từ niềm tín kính như vậy, hằng năm lễ tế cá Ông là một trong những nghi lễ quan trọng nhất, đồng thời đó cũng là ngày hội của cư dân vạn chài. Phần tế lễ và các nghi thức diễn ra hàng năm, kéo dài 2-3 ngày bắt đầu từ Lễ Vọng, lễ Nghinh Ông, Lễ tế Cô hồn, Lễ Chánh Tế, Lễ xây chầu Bả Trạo. Lễ tế cá Ông hàng năm giữa các địa phương (làng chài) ở Quảng Nam không có sự thống nhất cùng một lúc về thời gian và quy mô tổ chức cũng có sự khác nhau [9] . Lễ vọng được thực hiện từ sáng sớm của ngày tế lễ đầu tiên, với mục đích cúng giỗ và cầu xin điềm lành cho vạn chài, tránh được điều dữ trong năm. Lễ Nghinh Ông, gồm lễ và hội rước Đông Hải Ngọc Lân Tôn thần về chứng lễ cúng Nam Hải Ngọc Lân tôn thần. Phần lễ này phức tạp hơn, người chánh tế cùng học trò lễ, đội Bả Trạo, đội cờ, ban nhạc lễ, ban chinh cổ và các trai niên xuống thuyền ghe có đèn hoa, kèn trống rộn ràng, cùng với đoàn ghe bầu, ghe thúng của đông đảo ngư dân ra khơi nghinh Ông. Ra đến điểm đã định, ông chánh tế với trang phục đặc trưng, làm lễ dâng hương, rượu để khấn vái mời thần Đông Hải Ngọc Lân Tôn thần về chứng lễ. Lễ tế cô hồn, diễn ra tại sân lăng. Lễ vật cúng gồm có cháo, khoai, bánh, oản, trầu, rượu, hương, vàng bạc và áo giấy. Cũng như lễ vọng, chánh lễ dâng rượu và đọc văn tế rất uy nghiêm và hùng hồn. Văn tế cúng cô hồn của ngư dân Quảng Nam luôn thể hiện tình cảm sâu đậm giữa người sống và người đã chết. Lễ chánh tế, thường chỉ được tiến hành vào lúc nửa đêm về sáng. Lễ vật cúng gồm có như hương, hoa đăng, trà, trái cây, thịt heo,.v.v cũng như trên, chánh lễ cũng thực hiện các nghi thức dâng hương, rượu và đọc văn tế. Lễ xây chầu Bả Trạo, đây là nghi lễ cũng rất quan trọng, cố định mở đầu cho buổi hát thờ/hát thiêng trong lễ hội nghinh ông của ngư dân Quảng Nam. Người xây chầu là vị chánh tế, trống chầu là trống đại, màu đỏ, mặt quay về hướng Đông có phủ khăn điều. Hát Bả Trạo là bộ phận không thể thiếu của nghi lễ, một loại hình diễn xướng bao gồm cả múa và hát. Bả là bạn, Trạo là chèo, nên ngư dân gọi là “hát bạn chèo”. Và kiểu hát thờ cúng này được trình diễn tại lăng Ông nên còn được gọi là hát lăng. Thông thường, hát Bả Trạo được trình diễn ở hai lễ là chánh lễ và lễ tế cô hồn. Đội hình hát Bả Trạo được sắp xếp theo hình chiếc thuyền với tâm thế chuyền thuyền linh đưa hồn cá Ông về nơi cực lạc. Nội dung ngôn từ của hát Bả Trạo nhằm ca ngợi công đức cá Ông, xót thương người đã quá cố, lời hát thấm đượm màu sắc bi ai nhưng không chút sầu muộn hay bi luỵ. Có thể nói, với tín ngưỡng thờ cá Ông là được đông đảo ngư dân biển Quảng Nam tham gia nhất. Cá Ông là vị thần chung của các ngư dân, vì thế các vạn chài đã có sự kết nghĩa giao lưu đãi nhau. Thờ cá Ông ở cộng đồng ngư dân biển Quảng Nam không chỉ đơn thuần là sự thực hành các nghi lễ tín ngưỡng, thể hiện tâm thức tôn giáo mà còn biểu hiện thế ứng xử, tính thích nghi của ngư dân với hệ sinh thái biển và với cộng đồng của mình trong suốt quá trình lịch sử mưu sinh. Thực hành các lễ hội thờ cá Ông đã hàm chứa đầy đủ, sâu sắc các giá trị văn hóa tinh thần và xã hội với ý nghĩa nhân văn của cộng đồng ngư dân biển Quảng Nam. Tóm lại, có thể nói rằng, hệ sinh thái vùng biển Quảng Nam từ lâu đã chi phối và ít nhiều quy định đời sống xã hội và văn hóa của ngư dân. Việc tổ chức đánh bắt xa bờ và gần bờ, cùng với hoạt động thủ công, buôn bán, trồng trọt ven biển và gần bờ, từ xưa đến nay đã nảy sinh trong cộng đồng ngư dân ven biển Quảng Nam một bản sắc văn hóa kết hợp và một cấu trúc xã hội rất đặc thù. Ngày nay, những đặc điểm xã hội và văn hóa của cộng đồng ngư dân này đang chịu tác động và biến đổi bởi rất nhiều nhân tố, chủ quan và khách quan của con người trong và ngoài cộng đồng ngư dân. Các đặc điểm xã hội và văn hóa mới hình thành, ắt sẽ có điểm tích cực và chưa tích cực cho sự phát triển bền vững của cộng đồng ngư dân ven biển miền Trung nói chung và Quảng Nam nói riêng, rất cần được nhận diện sáng rõ. . Nhận diện mấy đặc trưng về văn hóa biển Phạm Thanh Thôi [1] Đặt vấn đề Biển và văn hóa của ngư dân vùng biển là bộ phận không tách rời của nền văn hóa, xã hội Việt Nam nghiên cứu về một công trình văn hóa biển nào toàn diện và sâu sắc. Do đó, trong phạm vi nguồn tư liệu còn ít ỏi của mình, chúng tôi trình bày mấy đặc trưng về bức khảm văn hóa biển của ngư. cứu văn hóa biển. Phải nói rằng, việc nghiên cứu văn hoá biển ở nước ta đang là nhu cầu cấp thiết của nhận thức khoa học và thực tiễn. Trong môi trường sinh thái nhân văn đặc thù của vùng biển,